Trang chủ Lịch sử - Triết học Hoạt động truyền bá kinh điển Phật giáo ở Đàng Trong (thế kỷ XVI-XVIII): Nội dung và đặc điểm

Hoạt động truyền bá kinh điển Phật giáo ở Đàng Trong (thế kỷ XVI-XVIII): Nội dung và đặc điểm

Việc làm rõ một số hoạt động truyền bá kinh sách Phật giáo không chỉ góp phần làm rõ hơn ứng xử của các chúa Nguyễn mà còn bổ sung thêm gam màu trong bức tranh chung diện mạo Phật giáo Đàng Trong trong lịch sử.

Đăng bởi: Phạm Tuấn Minh
ISSN: 2734-9195

Tóm tắt: Sau khi Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trị nhậm vùng Thuận Hoá năm 1558, rồi sau đó, các chúa Nguyễn mở đất về phương Nam, dần hình thành cục diện Đàng Trong và Đàng Ngoài. Sở dĩ các chúa Nguyễn xây dựng được một chính quyền, phát triển kinh tế, quân sự, văn hoá vững chắc một phần nhờ vào những chính sách phù hợp. Trong đó, việc các chúa Nguyễn chú trọng phát triển Phật giáo góp phần không nhỏ trong việc quy tụ nhân tâm, củng cố vương quyền, mở mang cơ nghiệp.Việc làm rõ một số hoạt động truyền bá kinh sách Phật giáo không chỉ góp phần làm rõ hơn ứng xử của các chúa Nguyễn mà còn bổ sung thêm gam màu trong bức tranh chung diện mạo Phật giáo Đàng Trong trong lịch sử.

Từ khoá: Hoạt động, kinh sách Phật giáo, Đàng Trong, chúa Nguyễn

Tác giả: TS. Nguyễn Bình & TS. Nguyễn Văn Quý
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 7/2024

1. Khái quát bối cảnh lịch sử Đàng Trong

Tháng 10 năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trị nhậm ở Thuận Hoá và đến năm 1570, ông trấn thủ Quảng Nam. Khi nghe tin chúa Trịnh Tùng lấy lại được kinh thành Thăng Long, năm 1593, Nguyễn Hoàng ra Bắc mừng thắng trận và được vua tước Đoan quận công. Ông ở lại Thănng Long đến năm 1600 thì trở về Thuận Hoá và mưu đồ xây dựng cơ nghiệp riêng.

Ông cho dựng trấn dinh ở huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) và sau con Nguyễn Phúc Nguyên làm trấn thủ Quảng Nam năm 1602. Năm 1611, lấy được đất của Champa, đặt thành huyện Đồng Xuân và Khánh Hòa, sự kiện này được xem là khởi đầu cho cộng cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn về sau.

Sau trận đánh với quân chúa Trịnh ở của biển Nhật Lệ năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên: “tự mình chuyên chế một phương, quan liêu đều tự quyền cất đặt”(1). Ông từ chối không nộp thuế cống cho Đàng Ngoài, không nhận sắc phong của vua Lê và đắp lũy Trường Dực để chuẩn bị chống lại sự tấn công từ chúa Trịnh.

Từ chúa Nguyễn Phúc Lan đến Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Trăn,… đều ra sức xây dựng Đàng Trong thành một lãnh thổ riêng, vừa đối phó với chính quyền Đàng Ngoài, vừa mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Nhìn chung, các chúa Nguyễn thường: “chiêu hiền đãi sĩ, cầu lời nói hay, nạp lời can gián, bỏ xa hoa, bớt chi phí, nhẹ thuế má giao dịch, bớt việc hình ngục, trăm họ không ai không vui mừng”(2). Các chúa từng bước cải cách hành chính, bãi bỏ các cơ quan hành chính của triều Lê, tự đặt chính quyền riêng, không còn lệ thuộc vào chính quyền Đàng Ngoài. Đồng thời kiên quyết dẹp phản loạn nhưng cũng ban nhiều dụ vỗ về người dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi và áp dụng biện pháp ôn hoà với người dân Champa, Chân Lạp,….

Về ngoại thương và xây dựng quân đội, các chúa Nguyễn đã sớm có giao thương với các thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan,… Thời chúa Nguyễn Phúc Chu nắm quyền, ngoại thương phát triển và có tính quyết định cho nền kinh tế Đàng Trong; quân đội được xây dựng quy củ từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên đến Nguyễn Phúc Trăn. Lực lượng quân đội này đủ sức phòng giữ mặt Bắc và trong thực tế đã ngăn chặn nhiều lần quân Trịnh đánh vào Đàng Trong; đồng thời cũng đủ sức đánh tan quân Chăm ở phía Nam và cũng đủ sức răn đe những khiêu kích của tàu thuyền nước ngoài trên biển. Theo Thích Đại Sán cho biết, hầu như tất cả mọi việc đều do lính làm và đây là chế độ lính phu: “Mỗi năm vào khoảng tháng ba, tháng tư, quân nhơn đi ra các làng, bắt dân từ 16 tuổi trở lên, những người thân thể cường tráng, đóng gông lại bằng một cái gông tre hình như cái thang nhưng hẹp hơn, để giải về phủ sung quân; vào quân đội rồi, mỗi người chuyên học một nghề; kế phân phái đi theo các chiến thuyền để luyện tập; có chiến tranh đem ra đánh giặc, lúc vô sự ở theo vương phủ làm xâu; tuổi chưa đến 60, chẳng được về làng cùng cha mẹ vợ con đoàn tụ”(3).

Từ thời Nguyễn Hoàng đến thời Nguyễn Phúc Trăn, lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng đến Khánh Hòa. Đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu, lãnh thổ về phương Nam mở rộng hơn song song với việc di dân lập ấp, thành lập các đơn vị hành chính. Song, chúa Nguyễn Phúc Chu còn đi xa hơn nữa trong việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đến tận vùng đất cực nam, đó là vùng đất Hà Tiên và ra tận đảo Côn Lôn.

Nho giáo ít có ảnh hưởng đối với người Việt di cư vào vùng đất mới, trong khi đó, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo Champa lại hoàn toàn xa lạ. Vì thế, để củng cố chính quyền thì Phật giáo là lựa chọn tối ưu của các chúa Nguyễn, bởi tính uyển chuyển và nhất là tinh thần nhập thế tích cực của tôn giáo này; đồng thời, Phật giáo cũng có nhiều nét gần gũi với văn hoá Champa: “Không thể sử dụng Khổng giáo vì những khẳng định cơ bản của Khổng giáo trực tiếp mâu thuẫn với vị trí của họ Nguyễn bị coi là một chế độ ly khai và nổi loạn đối với triều đình. Tuy nhiên, họ Nguyễn lại không dám đi quá xa và không dám tìm ra một giải pháp hoàn toàn khác biệt với truyền thống của người Việt ở phía bắc. Trong những hoàn cảnh đó, Phật giáo Đại Thừa đã cung cấp một giải pháp đáp ứng nhu cầu của họ Nguyễn. Phật giáo, một mặt đẩy mạnh bản sắc dân tộc của người Việt và mặt khác làm lắng đọng các mối lo âu của người di dân mà không đặt lại vấn đề về tính hợp pháp của những người cai trị”(4).

Đoan quận công Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn về sau đã tiếp thu, kế thừa những điểm ưu việt và có lợi của Phật giáo để khẳng định vị thế, xây dựng thành công cơ nghiệp trên vùng đất mới.

2. Ứng xử của các chúa Nguyễn với Phật giáo

Sau một thời gian trị nhậm, Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) nhận thấy người dân Thuận Hóa tin Phật, Bồ tát mạnh hơn các tín ngưỡng khác. Vì thế, ông lựa chọn Phật giáo làm điểm tựa tinh thần cho công trình lập quốc của dòng họ Nguyễn(5). Sau hơn 10 năm, nhờ thi hành “chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang” trên tinh thần Phật giáo mà người dân đều an cư lạc nghiệp,… Chúa Nguyễn Hoàng đã biến Thuận Hóa trở nên một nơi đô hội lớn(6). Thấy được kết quả to lớn trong việc lựa chọn Phật giáo làm nơi quy hướng nhân tâm, Đoan quận công Nguyễn Hoàng tiếp tục đã tiến hành nhiều hoạt động hỗ trợ Phật giáo để tiếp tục thu phục lòng dân, nhất là sau khi ở Đàng Ngoài về vào năm 1593.

Năm 1601, Đoan quận công Nguyễn Hoàng cho làm lại chùa Thiên Mụ, huyện Kim Trà, Thuận Hóa. Theo một truyền thuyết về một bà áo đỏ quần xanh, ngồi trên đỉnh đồi nói: sẽ có một vị chân chúa đến xây dựng chùa ở đây, để tụ khí thiêng, cho bền long mạch(7). Năm 1602, Nguyễn Hoàng đến chùa Thiên Mụ tổ chức lễ Trung Nguyên cúng Phật, niệm kinh giải oan cầu phúc, tế độ chúng sinh. Sau đó, ông trùng tu chùa Sùng Hóa tự và tổ chức lễ Phật đản năm 1603: “mọi bề công đức hoàn thành, lòng Chúa hết mực thư thái. Từ đó, chúa rộng mở thì hành nhiều việc chính sự giáo hóa, ơn chăm trăm họ, bề tôi thán phục vui lòng, các nước láng giềng đều đến thăm, thiên hạ xưng tụng cho là bậc vua sáng ở đời thái bình”(8). Năm 1609, Đoan quận công Nguyễn Hoàng cho dựng lại chùa Kính Thiên ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình: “Chùa Kính Thiên ở huyện Lệ Thủy, gần trạm Bình Giang, nước biếc uốn quanh, non xanh chầu về, hẳn nhiên là một ngôi chùa u tịch, một cõi thần tiên vậy. Nhà cửa thôn xóm chẳng xa nhưng tuyệt nhiên không nghe tiếng gà gáy, chó sủa, thực là một ngôi chùa lớn ở phủ Tân Bình vậy. Chùa có quả chuông lớn nặng nghìn cân, trước có đặt Tăng quan và sái phu (người quét dọn) phụng sự, nay hoa rụng chim kêu, chỉ còn trơ lại nền mà thôi”(9). Năm 1602, sau khi dựng xong dinh trấn Quảng Nam, Đoan quận công cho dựng chùa Hưng Đông ở mé Đông của trấn; năm 1607 dựng chùa Bảo Châu ở Trà Kiệu,… Như vậy, Đoan quận công Nguyễn Hoàng là người đặt nền móng cho sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong.

Thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635) ủng hộ và làm cho Phật giáo phát triển sâu rộng ở Đàng Trong. Lúc này, Phật giáo tiếp tục giao thoa với các tín ngưỡng để hình thành nền Phật giáo có những sắc thái riêng so với Đàng Ngoài. Chẳng hạn, Đào Duy Từ (1572–1634) đã sáng tác những điệu múa, khúc ca Phật giáo, tạo nền tảng cho nền lễ nhạc Phật giáo Huế.

Thời chúa Nguyễn Phúc Lan (1601-1648) cấp đất cho Thiền sư Nguyên Thiều dựng chùa Vĩnh Ân (chùa Quốc Ân) ở Phú Xuân Sơn. Nhiều ngôi chùa làng được xây dựng và chúa cho phép các Thiền sư Trung Quốc phổ rộng Phật giáo ở núi phía Nam sông Hương.

Thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1620-1687) dựng chùa Thiên Tôn ở phủ Triệu Phong rồi ban 04 pho tượng Phật và nhiều tự khí, kim biển. Ít lâu sau, chúa cho xây chùa Hòa Vinh ở núi Linh Thái, huyện Phú Lộc rồi mở hội chùa (Phật đản) rất lớn kéo dài 7 ngày đêm(10). Ngoài việc xây chùa hay tu bổ chùa, thì chúa còn hỗ trợ Thiền sư Nguyên Thiều dựng chùa Thập Tháp vào năm 1683 ở phủ Quy Ninh.

Thời chúa Nguyễn Phúc Thái (1650 – 1691), vào năm 1687 dời phủ về Phú Xuân. Năm 1689, chúa cho đổi tên chùa Vĩnh Ân thành Quốc Ân và miễn thuế đất ruộng của chùa. Năm 1695, chúa cho người đón Thiền sư Minh Châu Hương Hải về phủ, rồi sai người xây dựng Thiền Tĩnh viện trên núi Quy Kính để Thiền sư Minh Châu Hương Hải ở. Quốc Thái phu nhân và ba vị công tử cùng quan dân binh lính ai cũng kính tin, xin quy y thụ giáo hơn 1.300 người(11). Ngoài ra, chúa còn nhờ Thiền sư Nguyên Thiều thỉnh danh tăng và Phật tượng, pháp khí về Thuận Hóa.

Thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725), Phật giáo đã phát triển mạnh cả về số lượng chùa và tăng sĩ. Sự hiện diện của nhà sư Trung Quốc ở Đàng Trong đã làm cho Phật giáo sinh hoạt tu tập quy củ, uy phong hơn. Năm 1694, chúa Nguyễn Phúc Chu tôn Thiền sư Hưng Liên Quả Hằng làm Quốc sư. Năm 1695, khi Thiền sư Nguyên Thiều viên tịch, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử người sang Trung Quốc mời HT. Thạch Liêm Đại Sán đến Đàng Trong. Được sự hỗ trợ của chúa, HT. Thạch Liêm đã mở đại giới đàn tại chùa Thiền Lâm và chùa Di Đà,… Và bản thân HT. Thạch Liêm đã khuyên chúa Nguyễn Phúc Chu tiếp tục hỗ trợ cho các nhà sư ở Đàng Trong có điều kiện tốt nhất truyền bá Phật giáo. Theo đó, tại Phú Xuân, chúa đã thành lập Ty tăng lục, Ty nội pháp để quản lý Phật giáo. Sau đó, vào năm 1714, chúa Nguyễn Phúc Chu trùng tu chùa Thiên Mụ, và bản thân chúa vào an cư một tháng tại chùa này, mở hội chùa và cấp phát tiền, gạo cho người dân nghèo. Điểm đáng chú ý là chúa đã sai người sang Trung Quốc thỉnh bộ Đại tạng kinh về lưu giữ tại chùa Thiên Mụ.

Tap chi nghien cuu Phat hoc Hoat dong truyen ba kinh dien Phat giao o Dang Trong the ky XVI XVIII

Chùa Thập Tháp (Bình Định) – Ảnh: St

Nhìn chung, đến thế kỷ 17, nhờ những ứng xử với Phật giáo khá cởi mở của các chúa Nguyên nên Phật giáo Đàng Trong rất phát triển, chùa được tu bổ hoặc xây dựng mới khá nhiều, số  lượng tín đồ cũng phát triển mạnh qua các giới đàn, người dân được đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tu học Phật giáo. Nhất là thời chúa Nguyễn Phúc Chu đã có những đóng góp quan trọng cho Phật giáo Đàng Trong.

3. Một số hoạt động và đặc điểm truyền bá kinh sách Phật giáo tiêu biểu ở Đàng Trong

3.1. Thỉnh kinh và biên soạn kinh sách Phật giáo ở Đàng Trong

Hoạt động thỉnh kinh hay biên soạn kinh sách Phật giáo nói riêng ở Đàng Trong cũng có nhiều điểm giống như ở Đàng Ngoài. Bởi sau thời Hồ đến thời Lê Sơ, phần lớn kinh sách Phật giáo ở Đại Việt bị quân Minh tịch thu hoặc tiêu hủy và cơ bản không còn nhiều kinh sách Phật giáo để tín đồ tu học. Tuy nhiên, ở Đàng Ngoài, sau thời Lê Sơ, ở các chốn tổ Phật giáo như trung tâm Phật giáo Luy Lâu – Dâu hay ở chốn non thiêng Yên Tử vẫn bảo lưu được một số kinh sách Phật giáo, nhất là kinh sách của dòng Phật giáo Trúc Lâm. Số kinh sách này là cơ sở để Thiền sư Chân Nguyên, Như Trừng Lân Giác, Minh Châu Hương Hải,… hoàn thành sưu tập, biên soạn các bộ kinh sách Phật giáo, tiêu biểu như các bộ Ngữ lục mà hiện nay còn được lưu thông. Song, các bộ Đại tạng kinh được thỉnh từ Trung Quốc vào thời Lý – Trần đến nay chưa tìm thấy. Hoặc các bộ Đại tạng này bị quân Minh tịch thu hay tiêu hủy, hay đơn giản hơn là các bộ Đại tạng kinh này không được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu Phật giáo ở Đàng Ngoài của các tăng sĩ,… Song, có một điểm quan trọng là khi Thiền sư Chuyết công ra Đàng Ngoài hoằng pháp, đã tuân mệnh vua Lê – chúa Trịnh, sai đồ đệ trở về Trung Quốc thỉnh Đại tạng đem về lưu giữ tại Thăng Long và chùa Phật Tích,… điều này cho thấy sự thiếu hụt kinh sách cho tín đồ sinh hoạt tu tập,… Trong bối cảnh đó, sau khi trở về Đàng Trong, Đoan quận công Nguyễn Hoàng và các chúa kế tiếp chú trọng phát triển Phật giáo nhằm “quy tụ nhân tâm” thì vấn đề kinh sách Phật giáo phục vụ nhu cầu sinh hoạt tu tập và phát triển tín đồ buộc phải được chú trọng.

Đại Nam thực lục đã ghi chép ngắn gọn về sự kiện chúa Nguyễn Phúc Chu sai người sang nhà Thanh (Trung Quốc) mua Đại tạng hơn 1.000 bộ; HT. Đại Sán trong khoảng một năm ở Đàng Trong (1695-1696) đã ghi chép về việc thuyết pháp trong Hải ngoại kỷ sự đã cho thấy phần nào về việc thỉnh kinh hay biên soạn kinh sách Phật giáo. Chẳng hạn, trong một nghi lễ cầu mưa tạnh, HT. Đại Sán đã dùng bùa và tụng kinh Uế tích kim cương,… Như thế, kinh sách Phật giáo đặc biệt quan trọng cho các sinh hoạt tu tập Phật giáo. Tuy nhiên, trong bối cảnh Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trị nhậm Đàng Trong thì về cơ bản Phật giáo nơi này mang tính tín ngưỡng nhiều hơn Phật học. Nói cách khác, dòng Phật giáo dân gian nổi trội hơn dòng Phật giáo bác học. Nhất là khi cuộc nội chiến giữa “hai đàng” càng làm cho Đàng Trong, kinh sách và tăng sĩ thiếu hụt trầm trọng, chưa đáp ứng được cho nhu cầu phát triển Phật giáo của chính quyền.

Ngoài việc tu bổ chùa cũ, xây dựng chùa mới, trải các quá đời chúa Nguyễn thì số lượng chùa ngày một nhiều. Theo Đại Nam nhất thống chí cho biết, thời các chúa Nguyễn, nhất là thời Đoan quận công Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Chu đã dựng 77 ngôi chùa, chủ yếu là Quảng Bình, Thuận Hóa và Quảng Nam. Nhìn chung, ở hầu hết các nơi thuộc vùng quản lý của chúa Nguyễn đều có chùa(12). Sự phát triển về số lượng tự viện Phật giáo nhằm đáp ứng ngày càng cao về nơi sinh hoạt tu tập của tín đồ Phật giáo và điều này còn khiến cho kinh sách Phật giáo cần được bổ sung. Tuy nhiên, cho đến nay rất ít sử liệu cho ghi chép về vấn đề này. Chỉ một số hoạt động được ghi chép như chúa Nguyễn Phúc Chu sai người sang Trung Quốc mua Đại tạng kinh hơn 1.000 bộ,… điều này phản ánh nhu cầu thực sự thời chúa Nguyễn Phúc Chu về vấn đề kinh sách để tín đồ sinh hoạt, tu tập,… Theo Đại Nam thực lục cho biết, năm 1714, sau khi mua được Đại tạng kinh ở Trung Quốc về lưu giữ tại chùa Thiên Mụ. Và theo suy đoán của Trương Thúy Trinh: “Có thể việc cử người sang nhà Thanh mua kinh sách đã diễn ra từ trước đó. Hơn một nghìn bộ kinh sách bao gồm kinh, luật, luận đầy đủ các thể loại kinh tạng Phật giáo nó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của chính quyền đối với vấn đề này” . Và Đại tạng kinh lưu giữ tại chùa Thiên Mụ cũng cho phép ta suy đoán rằng đây chính là trung tâm san khắc, biên soạn và lưu thông kinh sách Phật giáo ở Đàng Trong. Song, trong bối cảnh loạn lạc liên miên, nhất là vào thời Tây Sơn và thời Nguyễn, rất nhiều tự viện bị phá thì ngoài hệ thống tượng Phật, bi ký, pháp khí Phật giáo,… thì kinh sách Phật giáo cũng không tránh khỏi thất thoát, hư hao,…(15)

Hiện nay, đã có những kết quả ban đầu về kinh sách được biên soạn và lưu thông, cho chúng ta cái nhìn khái quát về hệ thống kinh sách Phật giáo ngoài một lần duy nhất có hoạt động thỉnh/ mua Đại tạng kinh(16), có thể kể đến bộ Kinh Kim cương san khắc năm 1698 và có tranh minh họa Thiền sư Thạch Liêm; Tam kiếp tam thiên Phật Danh Kinh san khắc vào năm 1772 lưu giữ tại Kỳ Viên Thiền tự, huyện Dương Xuân. Bộ này do Thiền sư Đại Nguyên chùa Viên Thông (Huế) viết lời bạt; Bộ Phật Thánh Nhật Lịch năm 1773, lưu tại chùa Đức Sơn, huyện Hương Trà. Tại Quảng Nam theo một khảo sát(17) cho thấy, ở chùa Vạn Đức (Hội An) hiện còn bộ Thiền tâm thượng phẩm (3 quyển). Bộ kinh này được trùng khắc vào năm 1705 và lưu tại am Chính Minh, huyện Bình Sơn; Bộ kinh Kim cương bát nhã Ba la mật làm vào năm 1731; bộ Đại thừa Kim Cang – Di Đà – Quan Âm tam kinh – Đại thừa Kim Cang Bát nhã Ba la mật kinh – A Di Đà kinh – Quan Âm kinh (Phổ môn kinh) làm năm 1704. Đáng lưu tâm là bản kinh này căn cứ bản kinh chính mà khắc bản lại. Nghĩa là trước đó đã hiện diện bộ kinh này tại chùa Vạn Phước.

Một số bản kinh còn lưu giữ tại chùa Phước Lâm, phường Cẩm Hà, thành phố Hội An, Quảng Nam hiện nay như: Bộ Đại thừa Kim Cang – Di Đà – Quan Âm tam kinh – Đại thừa Kim Cang Bát nhã Ba la mật kinh – A Di Đà kinh – Quan Âm kinh (Phổ môn kinh) làm năm 1705. Bộ này vốn tàng bản tại chùa Vạn Phước và hiện nay lưu tại chùa Phước Lâm, một số mộc bản lưu tại chùa Vạn Đức; Bộ Hồng Danh bảo sám – Vu lan bồn kinh làm năm 1705, tàng bản tại chùa Vạn Phước; Bộ Phật thuyết nhất thiết Như Lai Kim Cang thọ mạng Đà la ni kinh làm năm1754, lưu tại chùa Vạn Phước; Bộ Đại Bi xuất tượng Đà la ni kinh làm năm 1765 lưu giữ tại chùa Vạn Đức.

Ở Quảng Ngãi(18) hiện còn các bộ: Thiền tâm thượng phẩm, làm năm 1706, lưu giữ tại chùa Vạn Phước, huyện Bình Sơn; Bộ Tam bảo tôn kinh toàn bộ, 5 quyển là: 1. Phật thuyết A di đà kinh; 2. Phật thuyết Vu lan bồn kinh; 3. Diệu pháp liên hoa kinh; 4. Quan Thế Âm Bồ tát Phổ Môn phẩm và 5. Kim cang bát nhã Ba la mật kinh làm năm 1705, tàng bản tại am Chánh Minh, chùa Vạn Phước, huyện Bình Sơn; Bộ Đại thừa Kim Cang – Di Đà – Quan Âm tam kinh – Đại thừa Kim Cang Bát nhã Ba la mật kinh – A Di Đà kinh – Quan Âm kinh (Phổ môn kinh) làm năm 1731, lưu giữ tại am Phổ Quang, chùa Vạn Phước. Hiện ở chùa Vạn Đức (Hội An) lưu giữ 4 mặt khắc gồm: 1 ván khắc tranh đồ họa kinh Di Đà; 2 mặt khắc đầu kinh Kim Cang, 1 mặt khắc cuối Kim Cang ghi niên đại khắc bản, nơi tàng bản và lưu tên những người hưng công. Số mộc bản còn lại lưu giữ tại chùa Phước Lâm (Hội An, Quảng Nam); Phật thuyết Đại tạng Tống kinh mục lục làm năm 1728, lưu giữ tại am Phổ Quang, chùa Vạn Phước. Bộ này hiện lưu giữ tại chùa Vạn Đức, Hội An; Phật thuyết pháp Như Lai Kim Cang thọ mạng Đà la ni kinh, làm năm 1754, lưu giữ tại chùa Vạn Phước, huyện Bình Sơn; Niệm Phật công cứ chi đồ làm năm 1740, lưu giữ tại chùa Sắc tứ Liên Tôn, huyện Tư Nghĩa. Hiện bộ này lưu tại chùa Thiên Hưng, Bình Định.

Ngoài các bộ kinh sách khắc thành mộc bản cho phép in nhiều bản lưu thông, phổ biến ở Đàng Trong thì còn một số kinh sách khác. Đó là bộ Đại phương quảng Phật Nghiêm hoa kinh được tìm thấy khoảng năm 1753- 1757 bao gồm 80 quyển. Thông tin chỉ cho biết Thiền sư Tính Ngộ Huệ Nguyên ở chùa Hà Trung san khắc và người viết lời tựa là Thiền sư Thiệt Kiến Liễu Triệt ở chùa Thập Tháp Di Đà. Trong phần đầu có lời chúc của chúa Nguyễn Phúc Khoát, pháp danh Khánh Hiệt,…(19). Như vậy, có thể ngờ rằng, bộ kinh này trước đó cũng được in từ mộc bản; Bộ Lăng già A bạt đa la Bảo kinh làm năm 1729 gồm 4 quyển. Bộ này san khắc lưu thông thời chúa Nguyễn Phúc Chú, và ông có pháp danh Pháp Quang. Điểm đáng lưu tâm là bộ kinh này cho biết HT. Hoán Bích, Liễu Quán cúng tiền và người vận động cúng tiền là HT. Minh Trí Thiện An,..(20); Bộ Không môn Nhật dụng tổng tập yếu làm vào năm 1771 gồm quyển thượng, hạ do Thiền sư Đại Tri chùa Bửu Long, Cẩm Phô, Hội An khắc in. Song rất tiếc, mộc bản không còn. Bộ này còn lưu tại chùa Ba Phong, huyện Duy Xuyên; Bộ Diện khẩu Du già tập yếu Thí thực khoa nghi làm năm 1771 do Thiền sư Đại Quảng Trí Quang chùa sắc tứ Cẩm An, Hội An đứng ra in; Bộ Lễ Phật danh kinh sự nghi, không rõ khắc chính xác năm nào, do Thiền sư Nguyên Thiều hưng công khắc in(21); Bộ Lễ Phật sự nghi cũng không rõ năm khắc, lưu giữa tại chùa Thập Tháp do Thiền sư Tánh Đề Đạo Nguyên (1656- 1761) vận động in 2 bộ kinh trên(22); Bộ Thái thượng thuyết Tam nguyên Tam quan bảo kinh làm năm 1704 ở chùa Thập Tháp do Thiền sư Tánh Đề Đạo Nguyên san khắc; Bộ Bán nguyệt Tam giới tứ thức làm năm 1729, bộ Phạm võng kinh làm năm 1729, bộ Kim Cang trực sớ làm năm 1735, bộ Quy ước thiền đường không rõ năm làm đều do Thiền sư Minh Giác Kỳ Phương (1682-1744) làm chủ(23). Bộ Diệu pháp Liên hoa kinh giải làm khoảng năm 1736 – 1740 gồm 07 quyển, bộ Diệu pháp Liên hoa kinh 1756 gồm 07 quyển do lưu tại chùa Thập Tháp do Thiền sư Thiệt Kiến Liễu Triệt (1702-1764) làm chủ khắc in; Bộ Kim Cang Bát nhã Ba la mật kinh làm năm 1733 lưu tại chùa Thập Tháp. Bộ này được tổ chức khắc in hai lần, năm 1740 in 300 quyển, năm 1766 in 100 cuốn theo nguyện vọng của các gia đình muốn báo hiếu cha mẹ; Bộ Kim Cang Bát nhã Ba la mật kinh làm năm 1749 lưu tại chùa Bảo Quang tỉnh Bình Định,…

Ngoài các bộ kinh sách khắc thành mộc bản cho phép in nhiều bản lưu thông, phổ biến ở Đàng Trong thì còn một số kinh sách khác. Đó là bộ Đại phương quảng Phật Nghiêm hoa kinh được tìm thấy khoảng năm 1753- 1757 bao gồm 80 quyển. Thông tin chỉ cho biết Thiền sư Tính Ngộ Huệ Nguyên ở chùa Hà Trung san khắc và người viết lời tựa là Thiền sư Thiệt Kiến Liễu Triệt ở chùa Thập Tháp Di Đà. Trong phần đầu có lời chúc của chúa Nguyễn Phúc Khoát, pháp danh Khánh Hiệt,…(9). Như vậy, có thể ngờ răng, bộ kinh này trước đó cũng được in từ mộc bản; Bộ Lăng già A bạt đa la Bảo kinh làm năm 1729 gồm 4 quyến. Bộ này san khắc lưu thông thời chúa Nguyễn Phúc Chú, và ông có pháp danh Pháp Quang. Điểm đáng lưu tâm là bộ kinh này cho biết HT. Hoán Bích, Liễu Quán cúng tiền và người vận động cúng tiền là HT. Minh Trí Thiện An,.(20); Bộ Không môn Nhật dụng tổng tập yếu làm vào năm 1771 gồm quyển thượng, hạ do Thiền sư Đại Tri chùa Bửu Long, Cẩm Phô, Hội An khắc in. Song rất tiếc, mộc bản không còn. Bộ này còn lưu tại chùa Ba Phong, huyện Duy Xuyên;
Bộ Diện khẩu Du già tập yếu Thí thực khoa nghi làm năm 1771 do Thiên sư Đại Quáng Iri Quang chùa sắc tứ Cẩm An, Hội An đứng ra in; Bộ Lễ Phật danh kinh sự nghi, không rõ khắc chính xác năm nào, do Thiền sư Nguyên Thiều hưng công khắc in(i); Bộ Lễ Phật sự nghi cũng không rõ năm khắc, lưu giữa tại chùa Thập Tháp do Thiền sư Tánh Đề Đạo Nguyên (1656- 1761) vận động in 2 bộ kinh trên(2); Bộ Thái thượng thuyết Tam nguyên Tam quan bảo kinh làm năm 1704 ở chùa
Thập Tháp do Thiền sư Tánh Đề Đạo Nguyên san khắc; Bộ Bán nguyệt Tam giới tứ thức làm năm 1729, bộ Phạm võng kinh làm năm 1729, bộ Kim Cang trực sớ làm năm 1735, bộ Quy ước thiền đường không rõ năm làm đều do Thiên sư Minh Giác Kỳ Phương (1682-1744) làm chủ23). Bộ Diệu pháp Liên hoa kinh giải làm khoảng năm 1736 – 1740 gồm o7 quyển, bộ Diệu pháp Liên hoa kinh 1756 gồm o7 quyển do lưu tại chùa Thập Tháp do Thiền sư Thiệt Kiến Liễu Triệt (1702-1764) làm chủ khắc in; Bộ Kim Cang Bát nhã Ba la mật kinh làm năm 1733 lưu tại chùa Thập Tháp. Bộ này được tổ chức khắc in hai lần, năm 1740 in 300 quyển, năm 1766 in 100 cuốn theo nguyện vọng của các gia đình muốn báo hiếu cha mẹ; Bộ Kim Cang Bát nhã Ba la mật kinh làm năm 1749 lưu tại chùa Bảo Quang tỉnh Bình Định,…

Như vậy, mặc dù có số lượng in kinh không nhiều, nhất là công tác biên soạn kinh sách Phật giáo không nhiều như ở Đàng Ngoài cùng thời. Song có thể thấy một số vấn đề nổi bật trong hoạt động thỉnh kinh và biên soạn như sau:

Thứ nhất, tình  hình  Phật giáo Đàng Trong trong bối cảnh xung đột với Đàng Ngoài nên không có nhiều hoạt động truyền bá kinh sách từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong. Chẳng hạn, Thiền sư Minh Châu Hương Hải chỉ sau một thời gian ở Đàng Trong đã phải trở lại Đàng Ngoài hoằng pháp và ông đã biên soạn khá nhiều kinh sách Phật giáo nhằm phát triển Phật giáo Trúc Lâm.

Thứ hai, do thiếu kinh sách Phật giáo phục vụ nhu cầu tu học cũng như phục vụ mục đích của chính quyền, nên tuỳ từng tình hình mà các chúa Nguyễn đã có những ứng xử phù hợp. Ngoài việc tu bổ xây dựng chùa chiến, các chúa Nguyễn còn mời nhiều tăng sĩ Trung Quốc đến Đàng Trong hoằng pháp và kéo theo đó là nhu cầu thỉnh/mua nhiều kinh sách phục vụ cho sinh hoạt tu tập của tín đồ. Theo ghi chép từ chính sử, thời chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử người sang Trung Quốc “mua” trên 1.000 bộ Đại tạng kinh về lưu giữ tại chùa Thiên Mụ. Tuy nhiên, với những kết quả khảo cứu ban đầu từ nguồn mộc bản kinh sách Phật giáo hay những bộ kinh hiện còn lưu giữ trong một số tổ đình lớn ở Đàng Trong cho thấy:

  1. Mộc bản khắc kinh sách vẫn là phương pháp tối ưu trong in ấn và lưu thông kinh sách Phật giáo và điều này cho thấy sự tương đồng với Đàng Ngoài khi chú trọng đến việc in nhiều bộ kinh sách Phật giáo phục vụ cho tín đồ sinh hoạt, tu tập;
  2. Việc lựa chọn kinh sách Phật giáo lưu thông ở Đàng Trong chủ yếu là Phật giáo Đại thừa và phần lớn do tăng sĩ thiền phái Lâm Tế san khắc. Song có thể thấy, một số kinh sách được thiền phái Liễu Quán đứng ra hưng công in ấn. Do nhiều lý do như nội chiến, chiến tranh,… nên nhiều kinh sách Phật giáo hay mộc bản kinh sách Phật giáo chỉ còn ghi chép lưu hành nội bộ trong các tổ đình mà không thấy hiện diện, và chắc chắn sẽ còn nhiều kinh sách Phật giáo ở Đàng Trong thời các chúa Nguyễn chưa được khảo sát hết;
  3. Có thể thấy một số kinh phổ biến ở thời kỳ này là kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Địa Tạng, kinh A Di Đà, phẩm Phổ Môn, kinh Vu Lan, kinh Kim Cương. Về niên đại của các bộ kinh, chắc chắn đã được lưu thông, san khắc hay in ấn thời các chúa Nguyễn, nhưng phần lớn số kinh sách này có niên đại sau khi nội chiến giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài kết thúc. Đặc biệt là thời chúa Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Chú, Nguyễn Phúc Thuần,… kinh sách được san khắc và lưu thông nhiều hơn cả, và điều này phù hợp với sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong.

Bên cạnh dòng Lâm Tế từ Trung Quốc thì thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh do thiền sư Minh Hải Bảo Pháp khai sơn chùa Chúc Thánh; thiền phái Lâm Tế Liễu Quán khai sơn chùa Thuyền Tôn, Viên Giác,… và đây là các trung tâm san khắc kinh điển Phật giáo ở Đàng Trong. Sơ tổ của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh là Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo thuộc phổ hệ 34, thiền Lâm Tế theo kệ phái Vạn Phong Thời Ủy. Trên phương diện truyền bá kinh điển Phật giáo, chính ông đã thực hiện và tài trợ ấn tống:

  1. San khắc bộ Sa di luật nghi yếu lược tăng chú(24) tại chùa Chúc Thánh (Hội An) vào năm 1732; Cùng năm, bộ Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh được ông hỗ trợ cho đệ tử Thiệt Đàm Chánh Luân hoàn  thành  vào  năm  1734. Vị đệ tử đã về chùa Chúc Thánh xin Thầy hỗ trợ khắc bộ kinh này. Trong phần tự có ghi: Bồ tát giới đệ tử pháp danh Thiệt Đàm tự Chánh Luân… về chùa Chúc Thánh, xã Thuận An, huyện Tân Phước, phủ Điện Bàn, Đại sư Đắc Trí(25) trợ giúp phần điêu khắc, công thợ(26),… Theo nghiên cứu của TT. Thích Như Tịnh cho biết: “Bộ kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm khắc in lần này tổng cộng 16 quyển. Đây có thể xem là bộ kinh được in với số lượng nhiều nhất dưới thời các chúa Nguyễn trị vì Đàng Trong. Và trong bản kinh ghi rất rõ là Chúc Thánh tự tàng bản. Nghĩa là kinh được lưu giữ tại chùa Chúc Thánh”(27). Tác giả cũng cho biết thêm, hiện chỉ có hai nơi còn lưu giữ bộ kinh này là tổ đình Tường Vân ở Huế và tổ đình Bảo Sơn ở Tuy An, Phú Yên. Đáng chú ý là ở bài tựa bộ kinh lưu giữ ở tổ đình Bảo Sơn có 03 bài tựa. Bài tựa do Sa môn Pháp Chuyên Luật Truyền ở chùa Từ Quang; bài tựa do Sa môn Thiệt Kiến Liễu Triết ở chùa Thập Tháp Di Đà soạn năm 1757; bài thứ ba là Hoàng thái tử Cao Xí soạn năm Vĩnh Lạc thứ 7. Ở phần cuối bản kinh ghi thêm về niên đại như sau: “Vĩnh Khánh tứ niên quý thu cốc nhật Phật đệ tử Chúc Thánh tự Chánh Luân Long Bàn tự Tri từ Tổ Thanh đẳng trùng khắc huân mộc cẩn thức” (Tắm gội kính cẩn cho biết ngày lành cuối thu năm Nhâm Tý (1732) niên hiệu Vĩnh Khánh, đệ tử chùa Chúc Thánh là Chánh Luân, Tri Từ Tổ Thanh chùa Long Bàn khắc lại”. Dấu triện của Minh Hải Pháp Bảo đóng trên bộ kinh này với hiệu Minh Hải Bách Bái;
  2. Bộ Long thơ Tịnh độ do Đại sư Thiệt Uyên Chí Bảo chùa Hội Nguyên, xã Kim Bồng khắc in vào năm Cảnh Hưng thứ 7 (1746). Ở quyển hạ cho biết vị trụ trì chùa Hội Nguyên, châu Kim Bồng, phủ Thăng Hoa, xứ Quảng Nam là Đại sư Thiệt Uyên Chí Bảo(28) vận động tín đồ Phật tử khắc in bộ Long thơ Tịnh độ 10 quyển, phát tâm ấn cúng 500 bộ. HT. Pháp Bảo chùa Chúc Thánh cúng tiền 1 quan, 15 sấp giấy Nguyên giáp, 100 kiện đèn dầu(29). Nhìn chung, Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo không chỉ chủ  trương về giới luật như HT. Vĩnh Gia căn dặn: “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp, nếu phá giới phải oàn lại y bát, ra khỏi già lam, để cho trong đục rõ ràng, tà chính phân minh. Có vậy nước Thiền định mới khai thông, đèn Tri giác thêm sáng tỏ”(30), mà ông còn chú trọng ấn tống kinh điển Phật giáo để cho tăng ni tu học. Và có thể nói, tổ đình Chúc Thánh là trung tâm san khắc kinh sách Phật giáo quan trọng lúc bấy giờ.

Ngoài ra, chúng ta còn thấy ghi chép về HT. Như An Giải Hòa Huyền Quang để lại một số tác phẩm như: Thiền môn chánh độ, Sư tăng và thế nhân, Nghi cúng chu Tổ và chư vị cao tăng, Đạo tràng công văn tân soạn, Thiếu thất lục môn, Phật pháp hàm thụ, Pháp sự khoa nghi, Nghi thức cúng giao thừa, Phật pháp áp dụng trong đời sống hàng ngày,…(31); HT. Toàn Nhật Quang Đài để lại Hứa Sử truyện vãn, Tham thiền vãn, Thiền cơ yếu ngữ văn,… Với HT. Toàn Nhật Quang Đài, học giả Lê Mạnh Thát nhận xét: “Toàn Nhật là một trong những nhà văn, nhà thơ lớn của lịch sử văn học dân tộc, là một nhà tư tưởng có những quan điểm độc đáo đầy sáng tạo đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam”(32). HT. Thị An Hành Trụ có công lớn trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo nhiều thế hệ Tăng tài và truyền thừa chánh pháp qua việc phiên dịch, ấn hành nhiều kinh luận phổ biến với các tác phẩm để lại: Sa di luận giải, Quy Sơn cảnh sách, Tứ phần giới bản như thích, Phạm võng Bồ tát giới, kinh A Di Đà sớ sao, kinh Vị tằng hữu thuyết nhân duyên, kinh Hiền nhân, kinh Trừ khủng tai hoạn, Tỳ kheo giới kinh, Khuyết phát Bồ đề tâm văn, Long thơ tịnh độ, Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư, Nghi lễ sám, Kinh Thi Ca La Việt, Sự tích Phật giáng thế,…”(33),…

Tap chi nghien cuu Phat hoc Hoat dong truyen ba kinh dien Phat giao o Dang Trong the ky XVI XVIII 2

Chùa Quốc Ân (Huế) – Ảnh: St

Nhìn chung, nếu như ở Đàng Ngoài, thiền phái Lâm Tế phát triển nhờ công lao của Thiền sư Chuyết Công và thiền phái Tào Động do Thiền sư Thủy Nguyệt truyền bá, thì ở Đàng Trong, thiền phái Lâm Tế do Thiền sư Nguyên Thiều truyền bá và phát triển thành nhiều dòng khác nhau, có thể kể đến dòng Lâm Tế Thiên Đông, Lâm Tế Trí Huệ, Lâm Tế Gia Phổ, Lâm Tế Chúc Thánh, Lâm Tế Liễu Quán,… đều bắt nguồn từ Lâm Tế Nghĩa Huyền. Chẳng hạn, HT. Pháp Chuyên Luật Truyền (1726-1798) phổ hệ Lâm Tế Chánh Tông đời 36, xuất gia với tôn sư Thiệt Dinh Chánh Hình, được ban pháp danh Luật Chuyên, tự Luật Truyền, hiệu Diệu Nghiêm,… Ông chủ yếu tụng chú Đại bi và hành trì kinh Hoa Nghiêm. Ít lâu sau, ông với HT. Bảo Viên Thần Thông san khắc bộ Công cứ đại trường kinh Di Đà và 10 tập Liên hoa thăng duyên giáo hoá quy Tịnh độ. Sau đó, ông đến chùa Linh Phong ở Dũng Tuyền viết một bộ kinh Pháp Hoa bằng chữ vàng, lấy máu viết thêm một bộ kinh Pháp Hoa,… Ít lâu sau, ông đến chùa Bảo Sơn Thiên Hải ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An thuyết giảng bộ Long thơ Tịnh Độ, rồi nhận lời mời của HT. Bình An mà giảng kinh Địa Tạng ở Tuy An. Năm 1792, ông về chùa Bảo Sơn Thiên Hải rồi vào Đồng Nai thuyết giảng kinh Bát Nhã. Sau đó, ông trở về Phú Yên dựng thảo am năm 1795 dịch kinh Hoa Nghiêm và thuyết giảng kinh Địa Tạng cho tín đồ trong 7 ngày đêm. Thiền sư Toàn Thể Vi Lương là đồ đệ của HT. Luật Chuyên. Ông là người sưu tầm và khắc bản toàn bộ tác phẩm của thầy, đồng thời ông còn hướng dẫn cho nhiều thiền sư cách khắc ván in kinh. Khiến cho phong trào nghiên cứu Phật học rất phát triển ở Phú Yên và lan toả ra nhiều tỉnh lân cận. Chùa Từ Quang trở thành trung tâm đào tạo tăng tài cho tỉnh Phú Yên và Bình Định. Còn ở Quảng Nam, trung tâm Phật giáo Hội An là nơi lưu giữ nhiều mộc bản Phật giáo. Tiêu biểu là chùa Chúc Thánh, chùa Vạn Đức, chùa Phước Lâm như đã nói ở trên, đều là những tổ đình in ấn nhiều loại kinh sách Phật giáo.

Hiện nay, theo thống kê sơ bộ, hiện các ngôi chùa này còn lưu giữ hàng nghìn mộc bản và thợ khắc chính là người làng mộc Kim Đồng ở Hội An, một số ít mang từ Trung Quốc sang có niên đại thời vua Khang Hy. Chẳng hạn, bộ mộc bản khắc kinh Quan Âm phổ môn còn lưu ở chùa Chúc Thánh cho thấy nội dung và hình Bồ tát Quan Âm rất sống động; ở chùa Phước Lâm chỉ còn lưu giữ được 86 bản khắc, không chỉ đa dạng về kích thước mà còn đa dạng về nội dung, có bản chữ Hán và có bản chữ Sancrit. Nội dung chủ yếu là giáo nghĩa Phật giáo Đại thừa, song cũng có nhiều mộc bản làm mẫu in sử dụng lâu dài như pháp phái, quy y, mẫu độ điệp, bùa,… thậm chí có cả bộ kinh Đạo giáo là Quan Thánh Giác Thế,…

Tư liệu mộc bản hiện còn ở chùa Chúc Thánh cho thấy ngôi chùa này là nơi in ấn, san khắc kinh sách Phật giáo nhiều nhất Đàng Trong: “Bấy giờ, vì số lượng bản in kinh quá lớn nên trụ trì chùa phải cho lập thêm một kiến trúc bên cạnh tổ đình để chứa bản in và chuyên ấn tống kinh điển của nhà Phật. Trải qua thời gian, và đặc biệt là ảnh hưởng bởi chiến tranh mà hiện nay số lượng mộc bản của chùa còn lại rất ít, chỉ trên 10 bản in với nội dung bộ kinh Quan Âm Phổ Môn. Tài liệu sưu tầm tại chùa Chúc Thánh mang nội dung “Đại thừa Diệu pháp liên hoa kinh Phổ Môn, Lâm Tế chính tông, Bỉnh Thỉnh Ca Như Lai di giáo đệ tử và tồn nghi”, hiện đã được trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (tại Đà Lạt) nghiên cứu và công bố”(34).

Tóm lại, việc mua Đại tạng kinh và san khắc, in ấn, đồng thời biên soạn kinh sách Phật giáo phục vụ sinh hoạt, tu tập cho tín đồ là tiêu biểu ở Đàng Trong. Điểm quan trọng là hoạt động này đều có sự chỉ đạo hay quan tâm từ chính quyền với Phật giáo; sự lựa chọn kinh sách Phật giáo của các tín đồ để lưu thông thuộc về các danh tăng, nhất là các vị tổ khai sáng các thiền phái, tiêu biểu như Sơ tổ thiền phái Lâm Tế Chúc Thành là Minh Hải Pháp Bảo, Sơ tổ thiền phái Lâm Tế Liễu Quán là Thiệt Diệt Liễu Quán, và nhất là mối quan hệ qua lại của các tăng sĩ giữa các sơn môn, tổ đình Phật giáo,… Tiêu biểu là thời chúa Phúc Chu, trong các năm 1706 và 1714, đã sai người sang Trung Quốc mua Đại tạng kinh hơn 1.000 bộ về lưu giữ ở chùa Thiên Mụ rồi phổ rộng đến tín đồ Phật giáo ở Đàng Trong(35). Bộ Hải ngoại kỷ sự của Thiền sư Đại Sán cũng được xem là một tác phẩm cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa chúa Nguyễn và tăng sĩ Trung Quốc. Đại Nam liệt truyện tiền biên còn ghi lại nhiều thơ văn của ông sau khi trở về Quảng Đông gửi cho chúa tỏ lòng thương nhớ. Theo Tổng mục đề yết tứ khố toàn thư (tập hợp sách sử của vua Càn Long, hoàn thành năm 1782), loại địa, mục 7 chép rằng: Hải ngoại kỷ sự gồm 6 quyển do quốc triều Thích Đại Sán biên soạn. Tuần phủ Chiết Giang tìm thấy đem dâng: “… Đại Sán là sư chùa Trường Thọ, tỉnh Quảng Đông. Mùa xuân năm Ất Hợi triều đại Khang Hy, Đại Việt Quốc Vương mời qua thuyết pháp, hơn một năm lại trở về. Sách chép những điều tai nghe mắt thấy, phong tục tập quán nước ấy. Tiên vương của nước Đại Việt là rể của nước An Nam, chia cứ miền Nam, xưng hiệu là Đại Việt. Đầu sách có bài tựa của Nguyễn Phúc Chu, dưới cuối đề tháng 5 năm Bính Tý, tức là Khang Hy năm thứ 35 vậy…”. Hay trong lời tựa Hải ngoại kỷ sự, chúa Nguyễn Phúc Chu viết rằng: “… Từ mùa xuân năm Ất Hợi, Hòa thượng qua đến nơi lưu lại đến mùa hạ năm Bính Tý, được gần gũi hôm sớm, cung dưỡng, chuyện trò sau những giảng luận thiền kinh còn chỉ vẽ cương thường, cương kỹ, từ việc  lớn đến việc nhỏ rạch đường chỉ nẻo, lời lẽ rõ ràng khác nào dắt người từ trong chỗ tối tăm đem ra thanh thiên bạch nhật, giúp cho quả nhơn trong việc chính trị biết chừng nào…”(36). Và qua Hải ngoại kỷ sự có thể hình dung được Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn Phúc Chu nắm quyền phát triển mạnh mẽ, là cơ sở để xây dựng đạo đức con người, xã hội phát triển hài hoà,…

3.2.      Hoạt động mở giới đàn Phật giáo

Cho đến nay, việc nghiên cứu về hoạt động mở giới đàn Phật giáo ở Đàng Trong thời các chúa Nguyễn chủ yếu ghi chép về 02 giới đàn chính. Sở dĩ có sự quan tâm đến giới đàn Phật giáo thời kỳ này là khi nghiên cứu về Phật giáo Đàng Trong, các nhà nghiên cứu đã có những thông tin chính xác ghi trên chuông chùa Thiên Mụ đúc năm 1710 thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725): “Quốc chúa Đại Việt Nguyễn Phúc Chu, nối dòng Tào Động chánh tông đời thứ 30, pháp danh Hưng Long đúc hồng chung này nặng 3.285 cân an trí ở chùa Thiên Mụ thiền tự để vĩnh viễn cung phụng Tam bảo. Cầu nguyện gió hòa mưa thuận quốc thái dân an, chúng sinh trong pháp giới đều hoàn thành Đại viên chủng trí. Năm Vĩnh Thịnh thứ 6, ngày Phật đản tháng Tư Canh Dần”(37). Theo Đại Nam thực lục tiền biên cũng nhắc đến vấn đề này và là tư liệu của nhiều nhà nghiên cứu, chẳng hạn như Nguyễn Lang. Theo đó, việc đúc quả chuông sau đúng 15 năm mở giới đàn đầu tiên ở Thuận Hóa. Giới đàn này mở tại chùa Thiền Lâm vào năm 1695 do Thiền sư Thạch Liêm Đại Sán thuộc dòng Tào Động làm Hòa thượng truyền giới. Có thể nói, giới đàn này rất quan trọng, bổ sung nguồn nhân lực khá dồi dào cho Phật giáo Đàng Trong và cũng là nguồn nhân lực chính cho hoạt động truyền bá kinh điển Phật giáo. Theo ghi chép, giới đàn Thiền lâm diễn ra từ ngày 01 đến ngày 12 tháng 4 năm 1695. Giới đàn đã quy tụ trên 3.000 giới tử, trong số đó giới xuất gia có tới 1.400 vị Sa di, Tỳ kheo,… Ngày cuối cùng của giới đàn, Thiền sư Thạch Liêm và Quốc sư Hưng Liên đã thống suốt hai dãy tân giới tử, tất cả gần 1.500 vị Tăng đều mang y, bình bát, chống tích trượng, làm lễ “Cổ Phật khất thực” trong thành phố và cùng đến phủ chúa, tạ ơn chúa Nguyễn đã thành tựu công đức cho Đại giới đàn. Lễ cúng dường cơm chay được thiết lập tại phủ chúa(38).

Theo nghiên cứu, trong đại giới đàn Thiền Lâm có Thiền sư Liễu Quán (1670 – 1742) từ Phú Yên ra thọ giới Sa di. Và gần như cả phủ chúa và một số quan lại đã thọ giới Bồ tát. Chúa Nguyễn Phúc Chu được Thiền sư Đại Sán ban pháp danh Hưng Long.

Ngoài ra, còn một giới đàn tổ chức tại chùa Di Đà, Hội An vào ngày 07 tháng 07 năm 1695. Giới đàn này có quy mô nhỏ hơn giới đàn Thiền Lâm, truyền giới cho khoảng 300 giới tử. Song cả hai giới đàn đều được cấp giới điệp và đóng kèm ấn phủ chúa.

Nhìn chung, hai giới đàn này cho thấy cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, thiền phái Tào Động được truyền bá sâu rộng ở Đàng Trong. Thiền phái này gắn với Quốc sư Hưng Liên khai sơn chùa Tam Thai ở Quang Nam và bản thân ông cũng tham dự giới đàn chùa Thiền Lâm ở Huế vào năm 1695. Song người có công phát triển thiền phái Tào Động là Thiền sư Thạch Liêm (1633 – 1704). Theo ghi chép, Thiền sư Thạch Liêm là người Giang Tây ở Trung Quốc. Ông xuất gia từ nhỏ, tôn Thiền sư Giác Lãng là tôn sư và được hiệu là Đại Sán Hán Ông. Sau đó, ông kế đăng Thiền sư Thật Hành trụ trì chùa Trường Thọ ở Quảng Đông. Thiền sư Thạch Liêm nổi tiếng về thi ca, hội họa, kiến trúc, vì thế, chùa Trường Thọ, dưới thời ông trụ trì đã là một danh thắng nổi tiếng.

Bên cạnh việc mở giới đàn chùa Thiền Lâm và Di Đà, Thiền sư Thạch Liêm đã viết cuốn sách chỉ dẫn cho chúa Nguyễn Phúc Chu tu tập gọi là Hộ pháp kim thang thư và một bài về Tự tính Di Dà thuyết – thuyết về tự tính Di Đà cho thân mẫu của chúa. Nghĩa là Thiền sư chỉ dẫn cách niệm Phật cho mẹ của chúa và đây chính là tư tưởng và phương pháp tu tập Thiền tịnh song tu, Nho Phật nhất trí và Lâm – Tào (Lâm Tế – Tào Động) tổng hợp(39).

Từ nửa sau thế kỷ 18, Thiền phái Lâm Tế phát triển mạnh ở Đàng Trong, nhất là thiền phái Liễu Quán (1670 – 1742). Như đã đề cập ở trên, ở giới đàn Thiền Lâm, Thiền sư Liễu Quán đã thụ giới Sadi và sau đó ông dần thành lập một thiền phái riêng cho tín đồ người Việt. Từ năm 1738-1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát thường đến chùa Viên Thông hỏi đạo Thiền sư Liễu Quán và đồng thời chúa cũng cho  phép  tổ  chức 04 giới đàn tại Thuận Hóa trong hai năm 1733-1735. Và đây có thể là lý do để thiền phái Tào Động không phát triển ở Đàng Trong?.

Tóm lại, với việc mở giới đàn, thì quan trọng hàng đầu là giới đàn Thiền Lâm và Di Đà, đã tạo nguồn nhân lực khá dồi dào cho Phật giáo Đàng Trong. Song với 04 giới đàn thuộc dòng Liễu Quán được mở tại Thuận Hóa thì rõ ràng thiền phái Liễu Quán có ảnh hưởng lớn ở Đàng Trong, nhất là ở Huế nếu xét trên phương diện này. Còn ở Quảng Nam chủ yếu là dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh, nhưng rất tiếc đến nay chưa thấy ghi chép về việc mở giới đàn của thiền phái Chúc Thánh.

3.3. Một số đặc điểm hoạt động truyền bá kinh điển Phật giáo ở Đàng Trong

Thứ nhất, đặc điểm về hoạt động thỉnh kinh và biên soạn kinh sách Phật giáo: Cũng như ở Đàng Ngoài, sau thời Lý và thời Trần thì hoạt động thỉnh kinh trầm lắng hơn. Song cũng có điểm chung là ở Đàng Ngoài, chính quyền vua Lê chúa Trịnh rất quan tâm đến Phật giáo và nhờ Thiền sư Chuyết công về Trung Quốc thỉnh bộ Đại tạng lưu giữa tại chùa Phật Tích. Tuy nhiên, bối cảnh lịch sử xã hội Đàng Trong dường như cấp thiết hơn khi Thiền sư Minh Châu Hương Hải trở ra Đàng Ngoài đã để lại một khoảng trống rất lớn cho sinh hoạt tu tập của tín đồ. Ngoài việc người hướng dẫn tu học cho tín đồ thiếu hụt, thì kinh sách phục vụ nhu cầu giảng pháp cũng rất cấp thiết. Do đó, các chúa Nguyễn có ý định sang Trung Quốc mua Đại tạng và đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu đã mua được trên 1.000 bộ Đại tạng lưu tại chùa Thiên Mụ để dần phổ rộng đến tín đồ. Do đó, có thể nói hoạt động này bắt nguồn từ chính nhu cầu của chính quyền chúa Nguyễn nhằm phát triển Phật giáo, bởi chỉ có các chúa Nguyễn mới đủ tiềm lực để mua Đại tạng, còn tín đồ bình thường thì không thể. Có thể nói, hoạt động này tạo tiền đề cho các công tác Phật sự tiếp theo, trong đó việc biên soạn, lựa chọn kinh sách Phật giáo để san khắc mộc bản và lưu thông là trọng yếu.

Tap chi nghien cuu Phat hoc Hoat dong truyen ba kinh dien Phat giao o Dang Trong the ky XVI XVIII 3

Chùa Vạn Đức (Hội An, Quảng Nam) – Ảnh: St

Điểm đáng chú ý là phần lớn số kinh sách được lưu thông ở Đàng Trong thời các chúa Nguyễn là kinh sách Phật giáo Đại thừa. Theo số thống kê chưa đầy đủ từ các nhà nghiên cứu, với khoảng 30 bộ kinh sách hiện còn ở các chốn tổ Phật giáo đã cho thấy đầy đủ cả ba loại kinh, luật và luận Phật giáo. Trong số đó, có nhiều bộ kinh rất phổ biến như kinh Diệu Pháp Liên Hóa, kinh A Di Đà, Phổ Môn, Vu Lan, Kim cương, Bát nhã,… đã cho thấy xu hướng Thiền tịnh song tu cũng phổ biến ở Đàng Trong, mặc dù hiện diện thiền phái Lâm Tế, Tào Động và sau này cả thiền Lâm Tế Chúc Thánh, Lâm Tế Liễu Quán,… Ngoài ra, sự hiện diện của Đại tạng kinh và liên tục có các nhà sư Trung Quốc đến Đàng Trong còn đặt vấn đề biên soạn các sách về nghi lễ hay khoa cúng phục vụ cho sinh hoạt và đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân.

Có thể nói, việc san khắc, biên soạn kinh sách Phật giáo ở Đàng Trong cũng như ở Đàng Ngoài thường do các cao tăng đảm nhận và có sự hỗ trợ từ chính quyền. Chẳng hạn, nhiều bộ kinh được san khắc đề rõ các vị đứng đầu, hỗ trợ, san khắc, tiêu biểu như bộ Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh cho biết nhiều thông tin quan trọng về thời gian được san khắc từ năm 1753- 1757 bồm 80 quyển. Người đứng làm chủ việc này là Thiền sư Tính Ngộ Huệ Nguyên ở chùa Hà Trung, người làm lời bạt là Thiền sư Thiệt Kiến Liễu Triệt trú trì chùa Thập Tháp, Bình Định. Trong phần đầu có đề rõ lời chúc mừng của chúa Nguyễn Phúc Khoát là Đương kim Quốc vương, pháp danh Khánh Hiệt và ghi rõ các vị vương công, quan lại hỗ trợ kinh phí khắc kinh. Đó là 04 người con của chúa Nguyễn Phúc Khoát và Trần Thị Xạ là Nguyễn Phúc Bản, Nguyễn Phúc Tuấn, Nguyễn Phúc Kính, Nguyễn Phúc Yến và hai công chúa là Nguyễn Thị Ngọc Thành,  Nguyễn Thị Ngọc Du. Ở trang cuối tiếp tục ghi tên những người trợ khắc gồm các vị quan và dân phủ Triệu Phong, Thăng Hoa, Quảng Bình, Phú Yên. Hay bộ Tam bảo tôn kinh toàn bộ (gồm Phật thuyết A di đà kinh; Phật thuyết Vu lan bồn kinh; Diệu pháp liên hoa kinh; Quan Thế Âm Bồ tát Phổ Môn phẩm; Kim cang bát nhã Ba la mật kinh) cho biết chính xác được làm năm 1705. Bộ này còn cho biết tàng bản ở chùa Vạn Phước, thôn Châu Me, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Bộ này do một vị cư sĩ họ Tổng, pháp danh Như Quang làm chủ việc san khắc. Hỗ trợ có các vị quan như Phó Đề lãnh Kiêm Long hầu Đỗ Kế Đại, vợ Bùi Thị Hương, Phủ lục lại Văn Đạt nam Ngô Kế Truyền cùng vợ Bùi Thị Chính. Trợ khắc và kiểm tra là Thiền sư Bồ tát giới, pháp danh Tịnh Trì cùng các vị tăng Tính Huy, Như Cảnh, Minh Thông, Minh Triêm, Minh Do, Minh Hoạt, Minh Đỉnh, Minh Tiến trú chùa Chúc Thánh,… người khắc được ghi tên là Trí,  Huấn, Đăng, Phương, Quế,…

Như vậy, việc san khắc, biên soạn kinh sách Phật giáo do các tăng sĩ đảm nhận và có sự hỗ trợ từ chính quyền. Nhưng thực hiện thường do các tổ đình lớn như chùa Thiên Mụ ở Huế, chùa Vạn Đức ở Hội An, chùa Thập Tháp ở Bình Định,… Nói cách khác, việc san khắc, biên soạn kinh sách Phật giáo để lưu thông thường là do các Sư tổ khai sơn đảm nhận. Tiêu biểu hơn trên phương diện này là thiền phái Lâm Tế với công lao thuộc về Thiền sư Nguyên Thiều Siêu Bạch thuộc phổ hệ 33 Lâm Tế ở Trung Quốc, và được suy tôn là Sơ tổ dòng Lâm Tế ở Đàng Trong. Thiền sư có công lớn trong việc lựa chọn khắc in nhiều bộ kinh và đồng thời hỗ trợ cho đệ tử của mình như Minh Giác Kỳ Phương hưng công khắc in bốn bộ kinh, luật và luận là Bán nguyệt Tam giới tứ thức, Phạm võng kinh (thượng hạ), Kim Cang trực sớ (thượng hạ) và Quy ước thiền đường. Và như thế về cơ bản sinh hoạt tu tập của dòng thiền này đầy đủ; hay Thiền sư Tánh Đề Đạo Nguyên thuộc phổ hệ tiếp theo của Thiền sư Kỳ Phương tiếp tục lựa chọn và san khắc 02 bộ về kinh và nghi lễ, đó là bộ Lễ Phật sự nghi, Thái thượng thuyết Tam nguyên Tam quan bảo kinh,… Bên cạnh đó, dòng Lâm Tế Chúc Thánh và Lâm Tế Liễu Quán cũng có những hoạt động san khắc, biên soạn kinh sách Phật giáo. Tiêu biểu là chùa Chúc Thánh do Sơ tổ Minh Hải Pháp Bảo khai sơn; chùa Phước Lâm do Thiền sử Thiệt Dinh khai sơn đều trở thành trung tâm san khắc, biên soạn kinh sách Phật giáo. Thiền sư Liễu Quán khai sơn chùa Thuyền Tôn, Viên Thông, Viên Giác cũng trở thành những trung tâm san khắc, biên soạn kinh sách Phật giáo,…

Nhìn chung, sau sự kiện mua Đại tạng kinh lưu thông ở Đàng Trong là tiền đề đển các nhà sư lựa chọn san khắc và biên soạn một số kinh sách phục vụ cho tín đồ. Và những hoạt động này đều có sự bảo trợ của chính quyền và có thể nói đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Phật giáo ở Đàng Trong. Đồng thời cũng biểu hiện mối quan hệ sâu sắc giữa chính quyền với Phật giáo, tạo môi trường cho xã hội phát triển hài hòa.

Thứ hai, đặc điểm về hoạt động mở giới đàn Phật giáo: Ở Đàng Trong, về giới đàn, phải đến thế kỷ 17 mới có các tư liệu ghi chép đầy đủ. Phật giáo Đàng Trong ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc. Giới đàn đầu tiên dưới sự bảo trợ của chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691). Tại giới đàn này do Thiền sư Nguyên Thiều làm Đường đầu và tổ chức tại Thuận Hóa và đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), một Đại giới đàn được tổ chức và Thiền sư Thạch Liêm làm Đường đầu.

Với giới đàn do Thiền sư Nguyên Thiều làm Đường đầu có đặc điểm là vào năm 1682, Thiền sư Hương Hải dẫn các môn đồ ra Đàng Ngoài. Do đó, xảy ra tình trạng thiếu nhân lực Phật giáo. Do đó, chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) phải lựa chọn Thiền sư Nguyên Thiều thuộc phổ hệ Lâm Tế ở chùa Thập Tháp Di Đà mời vào Thuận Hoá. Ở Thuận Hóa, ông lập chùa Phổ Thành (tức chùa Hà Trung), chùa Vĩnh Ân (tức chùa Quốc Ân hay Báo Quốc),… Và khi chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691) kế nghiệp, nhận thấy tình trạng thiếu hụt nhân lực Phật giáo đã mời Thiền sư Nguyên Thiều về Trung Quốc thỉnh Hoà thượng Thạch Liêm. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, Thiền sư Nguyên Thiều không mời được Thiền sư Thạch Liêm(40)   hoặc có mời được Thiền sư Thạch Liêm(41),… Điểm quan trọng là, chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn đã biết danh tiếng của Thiền sư Thạch Liêm vì trước đó có thể có nhiều đệ tử phái Tào Động đang hoằng pháp tại Đàng Trong trước đó mà chúa đã từng viết thư nhiều lần mời mà Thiền sư Thạch Liêm không nhận lời.

Trở về Đàng Trong với Thiền sư Nguyên Thiều có Thiền sư Hưng Liên là đệ tử của thiền sư Thạch Liêm. Và hội đầy đủ các quy chuẩn, chúa đã cho mở giới đàn ở chùa Thiên Mụ và Thiền sư Nguyên Thiều làm Hòa thượng đường đầu. Và từ đây, thiền phái Lâm Tế phát triển mạnh, đến mức không còn nhắc tới dòng Phật giáo Trúc Lâm. Song, ảnh hưởng của Phật giáo Trúc Lâm còn mạnh vì còn nhiều đệ tử không theo thầy ra Đàng Ngoài và điều này cho thấy sự giao thoa giữa Lâm Tế và Trúc Lâm hình thành Thiền – Tịnh song tu.

Nhìn chung, giới đàn chùa Thiền Mụ không được ghi chép cụ thể, nhưng là giới đàn đầu tiên tại Đàng Trong được biết.

Về giới đàn do Thiền sư Thạch Liêm làm Hòa thượng đường đầu. Đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), Thiền sư Thạch Liêm sang Đàng Trong sau khi chúa Nguyễn Phúc Chu nhiều lần mời. Ông đến Đàng Trong trong bối cảnh Phật giáo có xu hướng đi xuống. Do đó, chúa Nguyễn Phúc Chu đã đề nghị Thiền sư Thạch Liêm mở Đại giới đàn ở chùa Thiền Lâm nhằm bổ sung nguồn nhân lực cho Phật giáo Đàng Trong. Ngoài ra, còn một giới đàn ở chùa Di Đà vẫn mang tính chất do chính quyền hỗ trợ.

Như vậy, về cơ bản, ở Đàng Trong có 04 giới đàn được biết đến. Trong đó có giới đàn chùa Thiền Lâm có quy mô hơn cả về số lượng tín đồ và sự hỗ trợ của chính quyền. Và có thể nói, từ khi Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trị nhậm Thuận Hóa đến các vị chúa về sau, Phật giáo Đàng Trong phát triển mạnh cho đến cuối thế kỷ 17 và điều này cho thấy sự đóng góp rất lớn của các chúa Nguyễn với Phật giáo ở Đàng Trong trên nhiều phương diện, trong đó có sự hỗ trợ to lớn về mở đại giới đàn, bổ sung nguồn nhân lực cho Phật giáo Đàng Trong.

4. Đôi lời tạm kết

Trong bối cảnh lịch sử có xung đột và hoà bình giữa hai chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài, nên dần dần mỗi “đàng” có sự phát triển riêng, nhưng vẫn có điểm chung về ý tưởng mở rộng cương vực và thống nhất quốc gia dân tộc.

Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn dần dần Nam tiến, thu phục nhân tâm, bờ cõi được mở mang đến cực Nam tổ quốc. Với tín ngưỡng, tôn giáo, ngoài Phật giáo thì tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể mà các chúa Nguyễn có những ứng xử lúc mềm dẻo, khi cứng rắn, nhất là với Công giáo khi các giáo sĩ “đụng chạm” đến vấn đề an ninh xã hội, sự tồn vong của quốc gia dân tộc.

Có thể nói, Phật giáo Đàng Trong thời các chúa Nguyễn phát triển, nhất là thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Mọi hoạt động của Phật giáo đều chịu sự chi phối của chính quyền. Từ hoạt động tu bổ, xây dựng chùa Phật cho đến các sinh hoạt, tu tập,… trong đó, các hoạt động thỉnh kinh, biên soạn kinh sách để in ấn, lưu thông và mở giới đàn đều được chú trọng và tạo nền tảng cơ bản cho tín đồ Phật giáo sinh hoạt tu tập và là tiền đề để Phật giáo phát triển ở Đàng Trong.

Tuy nhiên, Phật giáo ở Đàng Trong không có vị trí, vai trò cao như thời Lý – Trần. Song cũng như ở Đàng Ngoài, Phật giáo Đàng Trong thời các chúa Nguyễn có sự hiện diện của ba dòng thiền quan trọng là Phật giáo Trúc Lâm, thiền phái Lâm Tế và thiền phái Tào Động. Song, do bối cảnh lịch sử, nên dòng Phật giáo Trúc Lâm và dòng Tào Động ít phát triển.

Tóm lại, Phật giáo ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn nhận được sự ủng hộ của chính quyền, nên các in ấn, san khắc, lưu thông kinh sách Phật giáo diễn ra thường xuyên. Bên cạnh đó, thời các chúa Nguyễn rất quan tâm đến việc tu bổ, xây dựng chùa Phật khắp Đàng Trong; thỉnh nhiều tăng sĩ người Trung Quốc đến hoằng pháp; mua nhiều kinh sách, đồ tế tự phục vụ cho sinh hoạt tu tập; tạo điều kiện cho các thiền phái từ Trung Quốc truyền bá và là nền tảng hình thành dòng thiền mang bản sắc người Việt; Một số tăng sĩ còn được các chúa Nguyễn mời tham gia tham vấn chính sự; và có thể thấy, cho đến hiện nay vẫn tồn tại nhiều trung tâm Phật giáo danh tiếng như chùa Thiên Mụ, chùa Báo Quốc,… ở Huế; chùa Vạn Đức, Phước Lâm,… ở Quảng Nam hay chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định,… và còn nhiều tổ đình lớn ở Tây và Đông Nam bộ.

Tác giả: TS. Nguyễn Bình & TS. Nguyễn Văn Quý
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 7/2024

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Dương Văn An (2001), Ô châu cận lục, Trần Đại Vinh – Hoàng Văn Phúc dịch, Nxb. Thuận Hóa, Huế

2. HT.TS. Thích Đồng Bổn – PGS.TS. Chu Văn Tuấn đồng chủ biên (2021), Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh lịch sử hình thành và phát triển, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

3. Nguyễn Khoa Chiêm (1986), Nam Triều công nghiệp diễn chí, Sở Văn hóa Thông tin xuất bản, Huế

4. Đại Nam thực lục tiền biên, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1995.

5. Lê Quý Đôn (2007), Kiến văn tiểu lục, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội

6. Thích Pháp Hạnh, Nguyễn Văn Thịnh, Lê Thọ Quốc, Lê Như Khuê (2015), “Thống kê danh mục mộc bản Phật giáo Huế”, Liễu Quán, số 6/8.

7. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2

8. Li Tana (1999), Xứ Đàng Trong – Lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Nguyễn Nghị dịch, Nxb. Trẻ, TP Hồ Chí Minh

9. Hà Xuân Liêm – Thích Hải Ấn (2001), Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb.TP. Hồ Chí Minh

10. Thích Không Nhiên (2015b), “Bước đầu khảo sát di sản mộc bản Phật giáo Huế”, Liễu Quán, số 6/8

11. Thích Không Nhiên (2015a), “Di sản mộc bản Phật giáo Quảng Ngãi”, Liễu Quán, số 22/1

12. Thích Không Nhiên (2017), “Tìm lại dấu tích cổ tự Tây Thiền thời chúa Nguyễn tại Độn Án”, Liễu Quán, số 12/8

13. Lê Nguyễn, Xã hội Đại Việt dưới con mắt người nước ngoài, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội

14. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục tiền biên, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội

15. Lê Thọ Quốc, Thích Pháp Hạnh, Nguyễn Văn Thịnh, Minh Không, Nguyễn Dũng (2019), “Thống kê danh mục mộc bản Phật giáo Quảng Nam”, Liễu Quán, số 17/5-2019

16. Thích Như Tịnh (2021), “Lịch đại trú trì tổ đình Thập Tháp”, Liễu Quán, số 23/5

17. Thích Như Tịnh (2009), Lịch sử truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, Nxb. Phương Đông, Hà Nội

18. Trương Thúy Trinh (2018), “Chính quyền chúa Nguyễn với Phật giáo ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)”, Nghiên cứu tôn giáo, số 11

19. Trương Thúy Trinh (2022), “Tình hình kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn (bước đầu khảo cứu hệ thống mộc bản, kinh sách một số khu vực Đàng Trong thế kỷ XVII-XVIII)”, Khoa học xã hội Việt Nam, số 11

20.Thích Đại Sán (1963), Hải ngoại ký sự, Nxb. Thuận Hóa, Huế

CHÚ THÍCH:

(1) Đại Nam thực lục, tập 1, sđd, tr. 45.

(2) Đại Nam thực lục, tập 1, sđd, tr. 106

(3) Thích Đại Sán (1963), Hải ngoại ký sự, Nxb. Thuận Hóa, Huế tr 43

(4) Li Tana (1999), Xứ Đàng Trong – Lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Nguyễn Nghị dịch, Nxb. Trẻ, TP Hồ Chí Minh,tr194

(5) Xin xem: Hà Xuân Liêm – Thích Hải Ấn (2001), Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb.TP. Hồ Chí Minh

(6) Xin xem thêm: Đại Nam thực lục tiền biên, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1995.

(7) Xin xem thêm: Đại Nam thực lục tiền biên, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1995.

(8) Nguyễn Khoa Chiêm (1986), Nam Triều công nghiệp diễn chí, Sở Văn hóa Thông tin xuất bản, Huế

(9) Dương Văn An (2001), Ô châu cận lục, Trần Đại Vinh – Hoàng Văn Phúc dịch, Nxb. Thuận Hóa, Huế

(10) Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm cho rằng lễ hội này chính là ngày chúa đón Hương Hải thiền sư. Xin xem: Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Sđd

(11) Lê Quý Đôn (2007), Kiến văn tiểu lục, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội

(12) Xin xem thêm tại: Trương Thúy Trinh (2018), “Chính quyền chúa Nguyễn với Phật giáo ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)”, Nghiên cứu tôn giáo, số 11

(13) Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục tiền biên, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr130

(14) Trương Thúy Trinh (2022), “Tình hình kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn (bước đầu khảo cứu hệ thống mộc bản, kinh sách một số khu vực Đàng Trong thế kỷ XVII-XVIII)”, Khoa học xã hội Việt Nam, số 11, tr16

(15) Xin xem thêm: Thích Hải Ấn, Hà Xuân Liêm (2001), Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh

(16) Thích Pháp Hạnh, Nguyễn Văn Thịnh, Lê Thọ Quốc, Lê Như Khuê (2015), “Thống kê danh mục mộc bản Phật giáo Huế”, Liễu Quán, số 6/8.

(17) Lê Thọ Quốc, Thích Pháp Hạnh, Nguyễn Văn Thịnh, Minh Không, Nguyễn Dũng (2019), “Thống kê danh mục mộc bản Phật giáo Quảng Nam”, Liễu Quán, số 17/5-2019, tr83-88

(18) Thích Không Nhiên (2015a), “Di sản mộc bản Phật giáo Quảng Ngãi”, Liễu Quán, số 22/1, tr25-36

(19) Thích Không Nhiên (2015b), “Bước đầu khảo sát di sản mộc bản Phật giáo Huế”, Liễu Quán, số 6/8, tr30-37

(20) Thích Không Nhiên (2017), “Tìm lại dấu tích cổ tự Tây Thiền thời chúa Nguyễn tại Độn Án”, Liễu Quán, số 12/8, tr65-71

(21) Thích Như Tịnh (2021), “Lịch đại trú trì tổ đình Thập Tháp”, Liễu Quán, số 23/5, tr34-44

(22) Thích Như Tịnh (2021), “Lịch đại trú trì tổ đình Thập Tháp”, Liễu Quán, số 23/5, tr34-44

(23) Thích Như Tịnh (2021), “Lịch đại trú trì tổ đình Thập Tháp”, Liễu Quán, số 23/5, tr34-44

(24) Bộ này do Vân Thê Châu Hoằng biên soạn

(25) Tức Minh Hải Pháp Bảo

(26) Nguyên văn: Quảng Ngãi phủ Chương Nghĩa huyện Ba La xã bồ tát giới đệ tử pháp danh Thiện Đàm tự Chánh Luân ư Nhâm Tý niên tứ nguyệt phát tâm lập nguyện mộ hóa phụng khắc Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh lai tựu Điện Bàn phủ Tân Phước huyện Thuận An xã phàm từ Chúc Thánh tự Đắc Trí đại sư trợ vi phân pháp công tượng điêu khắc… Long Đức tam niên tuế thứ Giáp Dần chính nguyệt cát nhật kính thức.

(27) Xin xem: Tỷ kheo Thích Như Tịnh (2023), Các tư liệu Hán Nôm liên quan đến Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo, bản phụ kèm: HT.TS. Thích Đồng Bổn – PGS.TS. Chu Văn Tuấn đồng chủ biên (2021), Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh lịch sử hình thành và phát triển, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

(28) Ông còn có pháp tự là Chánh Thông, và là đệ tử của Minh Hải Pháp Bảo. Sau này, Thiền sư Thiệt Uyên Chí Bảo còn khai sơn chùa Bảo Lâm ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình. Rất tiếc, chùa này hiện không còn.

(29) Đại Việt quốc, Quảng Nam xứ, Thăng Hoa phủ, Hoa Châu thuộc, Kim Bồng châu Đông Nam nhị giáp, Hội Nguyên tự trụ trì Thiệt Uyên hiệu Chí Bảo đại sư mộ hóa thập phương thí chủ đàn na cập thanh tín sĩ nữ đồng quyên… phụng khắc Long thơ tịnh độ thập quyển công đức viên mãn phát tấm ấn thí chủ ngũ bách quyển… Chúc Thánh tự Pháp Bảo hòa thượng cúng tiền nhất quan nguyên đê thập ngũ đao thạp đăng nhất bách kiện

(30) Thích Như Tịnh (2009), Lịch sử truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, Nxb. Phương Đông, Hà Nội, tr163

(31) Thích Như Tịnh (2009), Lịch sử truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, Sđd, 314

(32) Xem Lê Mạnh Thát (2005), Toàn tập Toàn Nhật Quang Đài, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

(33) Lịch sử truyền thừa thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, tr448,449

(34) HT. TS. Thích Đồng Bổn – PGS.TS. Chu Văn Tuấn đồng chủ biên (2021), Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh lịch sử hình thành và phát triển, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr207

(35) Việt Nam Phật giáo sử luận, sđd, tr. 130

(36) Lê Nguyễn, Xã hội Đại Việt dưới con mắt người nước ngoài, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 10.

(37) Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2, tr.240 – 241.

(38) Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2, Sđd, tr.222. Xem thêm Hải ngoại kỷ sự, bản dịch, Viện Đại Học Huế xuấn bản, 1963.

(39) Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2, Sđd, tr.229 – 236.

(40) Thích Đại Sán (2015), Hải Ngoại ký sự, Ủy ban Phiên dịch Sử liệu Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr31

(41) Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên, Nxb. Thuận Hoá, Huế, tr192

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 8585 2222 – 0914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

Thượng tọa Thích Đạo Thịnh

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 8585 2222 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường