Chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của cội nguồn đạo đức và các chuẩn mực đạo đức Phật giáo, đạo đức môi trường, xoay quanh đạo đức trong tính dục, giới tính sinh học, xu hướng tính dục, bản dạng giới và thể hiện giới, đạo đức thể hiện trong việc tìm kiếm tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội.
Tác giả: Bhikkhu Bodhi Việt dịch: Thích Vân Phong
Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Tiến sĩ William Edelglass, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College - Tiểu bang Vermont, Hoa Kỳ. Trung tâm cũng đã xuất bản bài phỏng vấn này trên Tạp chí The June issue of its Insight Journal.
Insight Journal: Hòa thượng Bhikkhu Bodhi tôn kính, được biết nhiều bởi Ngài với tư cách là một học giả, dịch giả các văn bản Phật giáo, là vị tăng sĩ Phật giáo Hoa Kỳ, Hội trưởng Hội Phật giáo Hoa Kỳ, người sáng lập và Chủ tịch Quỹ Phật giáo Cứu tế Toàn cầu (Buddhist Global Relief, BGR), chuyên tài trợ cho các dự án chống nạn đói và trao quyền cho phụ nữ trên toàn thế giới, nhưng trong những năm gần đây, Ngài cũng nổi lên như một nhà hoạt động Phật giáo quốc tế. Sự chuyển đổi này theo hướng cuộc sống của Ngài như thế nào?
Bhikkhu Bodhi: Bản thân tôi không coi mình là một “nhà hoạt động, chính xác hơn, tôi là một nhà diễn thuyết mở ra cánh cửa triết lý cho các nhà hoạt động Phật giáo quốc tế, tham gia đầy đủ hơn để tìm ra cơ sở cho cam kết hành động của họ”. Tôi xin chia sẻ ngắn gọn về bản thân, trước khi tham gia vào Phật giáo quốc tế, tôi đã coi mình là một người tiến bộ về mặt xã hội và chính trị.
Giữa những thập niên 1960, trước khi tham gia vào Phật giáo quốc tế, tôi đã tham gia Phong trào phản chiến trong Chiến tranh Việt Nam là các phong trào phản đối sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Phong trào diễn ra tại Việt Nam, Mỹ, Liên Xô và nhiều nước trên thế giới, bắt đầu vào năm 1964. Nhiều cuộc biểu tình tại Mỹ đã bị đàn áp bằng bạo lực và tôi đồng cảm với Phong trào dân quyền là một phong trào xã hội với mục đích là để đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền. Giống như bao nhiêu thế hệ trẻ thanh niên thời đó, tôi chia sẻ hy vọng rằng cuối cùng chúng ta cũng sắp bước vào kỷ nguyên của tình yêu thương, hòa bình và công lý khi mọi điều sai lầm trên thế giới sẽ được giải quyết - kỷ nguyên được tóm tắt trong bài hát “The Times They Are A-Changin - Khao khát một sự thay đổi tích cực” của nhạc sĩ Bob Dylan sáng tác vào năm 1963.
Vào thời điểm này, tôi bắt đầu nghiên cứu về Phật học. Khi tôi đang nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Claremont Graduate (CGU), trường đại học nghiên cứu tọa lạc tại Claremont, California và là cơ sở chỉ đào tạo bậc sau đại học lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, tại trường đại học này tôi đã kết duyên bồ để quyến thuộc với một vị tu sĩ Phật giáo Việt Nam, người đã trở thành giảng viên Phật giáo đầu tiên của tôi. Khi tôi tham gia nhiều hơn vào Phật giáo, niềm tin mãnh liệt với tôi rằng các dự án nhằm canh tân xã hội và chính trị chỉ cung cấp một giải pháp hời hợt cho các vấn đề của chúng ta. Tôi tin rằng tôi có thể hoạt động nhiều hơn nữa để mang lại lợi ích cho thế giới bằng cách thể hiện tích cực hơn nữa với chính bản thân mình.
Cuối mùa hè năm 1972, thời điểm tôi rời Hoa Kỳ và sang Sri Lanka, sự quan tâm của tôi đối với các vấn đề chính trị và xã hội đã gần như biến mất. Thay vào đó, tôi muốn dấn thân vào việc nghiên cứu và thực hành phật pháp, tôi hiểu là một hành trình cá nhân hướng đến sự hóa giải những nỗi khổ niềm đau đạt đến giải thoát. Tôi biết rằng điều kiện thuận lợi nhất để thực hành con đường này, là trở thành một nhà sư Phật giáo, tôi tin rằng cách tốt nhất tôi có thể giúp đỡ người khác là trở thành tấm gương chia sẻ giáo lý quý báu của đức Phật.
Trong suốt 12 năm đầu đời tu sĩ của tôi tập trung vào nghiên cứu Phật học, thực hành phật pháp và đã gác lại các vấn đề xã hội và chính trị.
Năm 1984, tôi nương tựa với vị Trưởng lão Hòa thượng Nyanaponika Mahathera (1901-1994) người Đức, cùng tu hành tại Tu viện Rừng ở Khu bảo tồn Udawattakele gần thị trấn Kandy (nay là một thành phố lớn của Sri Lanka, thuộc tỉnh Miền Trung (Central Province) Sri Lanka).
Trưởng lão Hòa thượng Nyanaponika Mahathera đã đến Sri Lanka từ năm 1936, thụ giới xuất gia dưới sự hướng dẫn tu học của vị Bản sư đầu tiên đến từ Đức, Trưởng lão Hòa thượng Nyanatiloka Mahathera (1878-1957).
Năm 1958, cùng với hai người cư sĩ phật tử tại gia ủng hộ, ngài thành lập Hội Xuất bản Phật giáo (Buddhist Publication Society - BPS), nơi ngài giữ chức chủ tịch và biên tập viên lâu năm, một công việc thật bền bỉ kể từ khi tổ chức này được thành lập từ 50 năm trước.
Năm 1984, khi tôi đến trợ lý cho Ngài, Ngài đã quyết định bổ nhiệm tôi làm biên tập viên tiếng Anh của Hiệp hội Xuất bản Kinh sách Phật giáo (BPS, Sri Lanka) và vào năm 1988, tôi trở thành Chủ tịch của tổ chức này. Lúc bấy giờ tôi thấy mình phải gánh nặng trên vai với những trách nhiệm mới mà tôi không lường trước được, trong những năm đầu tu học Phật pháp.
Năm 1985, Hiệp hội Xuất bản Kinh sách Phật giáo (BPS, Sri Lanka) bắt đầu xuất bản tin hàng quý và buộc tôi phải viết một bài luận biên tập cho mỗi số. Tôi cảm nhận rằng việc sử dụng chuyên mục này, chỉ để trình bày Phật học và thực hành Phật pháp cơ bản là chưa đủ. Thay vào đó, tôi tin rằng tôi cần nên thảo luận về cách giáo lý của đức Phật cung cấp những hiểu biết sâu sắc ban đầu về những thách thức mà chúng ta phải đối mặt trong thế giới hiện đại.
Dự án này buộc tôi phải mở rộng tầm nhìn, vượt ra ngoài phạm vi hẹp hòi, tập trung vào các công thức kinh điển Phật giáo. Đồng thời, khi sống bên cạnh trợ lý cho Trưởng lão Hòa thượng Nyanaponika Mahathera, tôi nhận thấy rằng bản thân Ngài rất quan tâm đến sự kiện hiện tại. Tôi có thể nhận thấy rằng Ngài tiếp nhận tin tức về các sự kiện hiện tại, không phải từ mối quan tâm thế tục về chính trị xã hội, mà từ sự đồng cảm sâu sắc và bao dung độ lượng với nhân loại và mối quan tâm đến tương lai của thế giới. Trong khoảng thời gian 10 năm cộng tác ngành báo chí Phật giáo, mối quan hệ tình thầy trò thấm tình đời ý đạo giữa tôi và Trưởng lão Hòa thượng Nyanaponika Mahathera và cho đến khi Ngài viên tịch từ giã trần gian vào năm 1984, đã dần thay đổi thái độ của của riêng bản thân tôi đối với các sự kiện thế giới. Những mối quan tâm đến xã hội tiến bộ của tôi bắt đầu bừng tỉnh trở lại, nhưng tôi vẫn cần thay đổi bối cảnh trước khi chúng có thể hoàn toàn xuất hiện.
Năm 2002, sau 20 năm liên tục ở Châu Á, khi cơ hội đó đến tôi trở về quê hương Ha Kỳ. Ở đây, tôi có thể truy cập Internet đầy đủ và có thể xem các trang web, cung cấp thông tin chuyên sâu về các sự kiện toàn cầu, và các bài viết khám phá những vấn đề này, theo góc nhìn tiến bộ.
Đồng thời, khi tôi được biết ánh sáng từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng đạo Phật đang hòa quyện cùng dân tộc cường quốc Hoa Kỳ này, khi tôi đã đọc tin tức trên internet, tôi đã bị ấn tượng bởi sự tương phản giữa những làn sóng đau khổ đang ập đến với dân số thế giới, và thái độ tự mãn, gần như tự phụ có thể nhận thấy ở nhiều Phật tử người Mỹ. Nhiều Phật tử người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu, hầu như không nhận thức được những nỗi khốn khổ đang nhấn chìm 90% dân số thế giới - những nỗi khổ niềm đau do đói nghèo, áp bức xã hội và chính trị, chủ nghĩa quân phiệt và toàn cầu hóa kinh tế.
Bản thân Phật giáo có vẻ như đang được coi là con đường an ủi, để hoàn thiện bản thân hơn là phương tiện thiện xảo giải quyết gốc rễ sâu xa nhất của những nỗi khổ niềm đau cho cả bản thân và người khác. Tôi chợt nhận ra, với một chút lo lắng, rằng trong khi đạo Phật ca ngợi những phẩm chất như từ bi tâm và lòng nhân ái, thì quá nhiều Phật tử đương đại, có xu hướng theo đuổi những đức tính cao đẹp này, chủ yếu như những trạng thái nội tâm chủ quan hơn, là động lực thúc đẩy hành động chuyển hóa.
Khi tôi diễn thuyết và viết về những lo lắng của chính mình, một số sinh viên, học sinh và đạo hữu phật tử của tôi đã phản hồi, chúng tôi đã mở ra các cuộc thảo luận về cách chúng ta có thể cùng nhau thể hiện lương tâm Phật giáo, năng động hơn trong thế giới đương đại. Thành quả của các cuộc thảo luận của chúng tôi đã được như ý nguyện, năm 2008, chúng tôi đã chính thức thành lập Quỹ Phật giáo Cứu tế Toàn cầu (Buddhist Global Relief, BGR).
Bắt đầu chúng tôi bằng cách tự phát nguyện nhận một nhiệm vụ rộng lớn, đó là “giải quyết những hoàn cảnh của những người trên toàn thế giới đang chịu những khốn khổ, những mảnh đời bất hạnh họ đang phải chịu đựng với đói nghèo, thiên tai, sự thờ ơ vô cảm của xã hội”, nhưng chúng tôi rất nhanh chóng để nhận ra, phải có định hướng cụ thể hơn cho sứ mệnh của mình.
Cuối năm 2008, chúng tôi bắt đầu công việc của mình với ba dự án nhỏ, chúng tôi quyết định tập trung vào sự chia sẻ những nỗi khổ niềm đau của những người phải chịu nạn đói kinh niên và suy dinh dưỡng.
Sau 10 năm, hiện tại, Quỹ Phật giáo Cứu tế Toàn cầu (Buddhist Global Relief, BGR) đã tài trợ cho 60 dự án ở các quốc gia từ Mông Cổ và Việt Nam đến Kenya, Cameroon, Nicaragua, Haiti và Hoa Kỳ. Nạn đói kinh niên đan xen với một số vấn đề khác, vì thế các dự án của BGR không chỉ trực tiếp cung cấp viện trợ lương thực, nhu yếu phẩm, mà còn thúc đẩy giáo dục trẻ em gái, sinh kế của phụ nữ và các mô hình nông nghiệp bền vững về mặt sinh thái.
Các dự án này đã giúp hàng nghìn người thoát khỏi cảnh đói nghèo và mang lại cho họ một cuộc sống mới lành mạnh hơn. Chúng tôi cũng đã thỉnh thoảng khẩn cấp cứu trợ, cung cấp lương thực và nhu yếu phẩm cho họ, mặc dù BGR không phải là tổ chức cứu trợ thiên tai.
Năm 2017, sau khi ông Donald Trump nhậm chức của Tổng thống Mỹ thứ 45, trong chúng tôi một số người ở khu vực New York cảm thấy cần phải thành lập một tổ chức tăng đoàn Phật giáo thanh tịnh hòa hợp, có thể phản kháng lại một số chính sách của giới chính quyền.
Tháng 2 năm 2018, chúng tôi đã triệu tập một cuộc họp tại Chủng Viện Thần Học Liên Hợp, thu hút gần 30 phật tử từ khắp khắp New York, đỉnh điểm là sự thành lập Tổ chức Liên hợp Phật giáo Hành động (Buddhist Action Coalition, NYC). Thật rủi ro, theo thời gian, ngày càng có nhiều người rời khỏi tổ chức NYC. Lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 đã cản tiến bước các cuộc tụ họp trực tiếp, chúng tôi cũng phải vật lộn để thiết lập một cơ cấu tổ chức gắn kết và một sứ mệnh sắc bén, minh bạch cho tổ chức NYC. Bởi tôi sống với sứ mệnh Sứ giả Như Lai ở Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ, nên tôi cũng bắt đầu rời xa. Nhưng các thành viên trong thành phố vẫn tiếp tục gặp nhau, và gần đây họ đã tổ các buổi công phu tu tập thiền định ngoài trời, lớp hướng dẫn tu tập thiền định Phật giáo tại Quảng trường Union vì hòa bình ở Trung Đông.
IJ: Ngài đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu Phật học và thực hành giáo lý Phật giáo Nguyên thủy. Một trong những tuyển tập dịch thuật của Ngài là “The Buddha's Teachings on Social and Community Harmony - Giáo lý của đức Phật về sự hòa hợp với xã hội”. Ngài có thể chia sẻ với chúng tôi một số mà Ngài cho là quan trọng nhất về giáo lý của đức Phật về sự hòa hợp với xã hội và cộng đồng ngày nay hay không?
BB: Nội dung của cuốn sách “The Buddha's Teachings on Social and Community Harmony - Giáo lý của đức Phật về sự hòa hợp với xã hội” rất phong phú, vì thế tôi thấy khó để chỉ ra những đoạn cụ thể trong tác phẩm liên quan đến sự hòa hợp xã hội và cộng đồng ngày nay. Tuy nhiên, một cái nhìn tổng quan toàn diện về cuốn sách này cho thấy rằng đức Phật, mặc dù tách biệt khỏi thế giới, không phải là một nhân vật trong lối sống đơn độc bình yên mà là tích cực dấn thân vào xã hội hội xung quanh mình. Về phương diện này, tôi tin rằng, Ngài khác biệt đáng kể so với những người cùng thời. Thậm chí có thể nói rằng Đức Phật đã hình dung ra một loại hình xã hội mới - thậm chí là một nền văn minh mới - hoàn toàn trái ngược với xã hội Bàlamôn giáo (Brahmanism) thời bấy giờ. Vì mô hình Bàlamôn giáo đang trở nên thống trị, đức Phật sẽ khó có thể chủ động đề xuất một cuộc cải tổ toàn diện hệ thống xã hội Bắc Ấn Độ. Nhưng các nguyên tắc mà Ngài đặt ra - phủ nhận nguồn gốc thiêng liêng của hệ thống đẳng cấp và ưu tiên cho phúc lợi của con người ở nhiều cấp độ - có tiềm năng đóng vai trò là bản thiết kế cho một xã hội mới, và những ý tưởng của Ngài đã đảm nhận vai trò này Giáo pháp (Dhamma) của Ngài được truyền đến những khu vực không còn sự thống của Bàlamôn giáo.
Tôi sắp xếp nội dung của cuốn sách này, theo cách có ý định chỉ ra chương trình cơ bản cho sự chuyển đổi xã hội mà chúng ta có thể nhận ra, nó nằm rải rác ở nhiều nơi khác nhau trong các bộ sưu tập kinh điển Phật giáo. Điều quan trọng trong chương trình này, là sự nhấn mạnh vào việc tu dưỡng đạo đức và tinh thần như là cơ sở cho sự hòa hợp xã hội và cộng đồng. Vì thế, tôi đã đưa vào các chương riêng lẻ về các chủ đề như sự thật ước lệ tức thế tục đế; sự thật tuyệt đối tức thắng nghĩa đế (Chính kiến), tu tâm dưỡng tính, Chính ngữ (lời nói chân chính), chánh ngữ cần chất liệu của chính tư duy, lại cần chất liệu của nghệ thuật nói năng khôn ngoan đi đâu cũng tạo thiện cảm tốt, ứng phó với cơn tức giận và tình bạn tốt, tất cả đều rất quan trọng đối với sự thành công của một cộng đồng.
Như trong cuốn sách này đã nêu rõ, trong vai trò của một bậc Đạo sư tâm linh, đức Phật đã phải đảm nhậm hai nhiệm vụ quan trọng có chiều kích xã hội. Một là thành lập Tăng đoàn Phật giáo thanh tịnh hòa hợp, gồm những người mang những khiếm khuyết của con người vào đời sống tu hành, và do đó cần có các cấu trúc, hướng dẫn và Thanh Quy Thiền Môn nhằm thúc đẩy sự phát triển tâm linh của họ, trong khuôn khổ của một tổ chức tu hành khả thi, hiệu quả, một tổ chức duy trì mạng mạch của Phật pháp và phát triển bền vững trong tương lai. Nhiệm vụ khác của Ngài là phải đối mặt là cung cấp các hướng dẫn cho xã hội rộng lớn hơn, vượt ra ngoài ranh giới của cộng đồng tăng lữ Phật giáo.
Ở đây, Đức Phật hẳn đã dựa vào xuất thân của Ngài là một Kshatriya “quy tắc, quyền hạn”, một trong bốn varna (giai tầng) của xã hội Hindu cổ đại, gắn liền với tầng lớp quý tộc chiến binh. Vào thời điểm đó, ở miền bắc Ấn Độ có hai mô hình chính trị cạnh tranh nhau rất thịnh hành. Một là mô hình của các nước Cộng hòa bộ lạc cũ, đang trên đà suy tàn; mô hình còn lại là chế độ quân chủ, đang mở rộng và vượt bậc hơn các nước Cộng hòa trước đó. Đức Phật đã tìm cách kiềm chế những động lực phát triển tiêu cực phá hoại bởi các vị quốc vương đầy tham vọng, bằng cách thiết lập lý tưởng về “một vị Chuyển luân thánh vương”, Vị vua đó đứng đầu quân đội của mình, một vị vua rất công bằng, một vị vua dựa vào chánh pháp, có bảy thứ báu: chiến xa, voi, ngựa, châu báu, hoàng hậu và cung phi mỹ nữ, có các bộ trưởng, các tướng tá. Vị đó có 100 đứa con trai, đứa nào cũng đẹp và hùng mạnh, là những anh hùng có khả năng tiêu diệt được quân đội thù nghịch. Vị vua đó đã chinh phục được đất đai rộng lớn cho đến đại dương. Vị đó dẹp bỏ tất cả những hình phạt độc tài và trị nước không bằng gươm đao mà chỉ sử dụng đức độ.
Điều khiến tôi quan tâm nhất trong phần này (chương 10) là kim ngôn khẩu ngọc Đức Phật giáo huấn rằng, một trong những nhiệm vụ của người cai trị công chính liêm minh, là đảm bảo trong vương quốc của mình không để thần dân trăm họ, bách tính bị bất hạnh bởi đói nghèo, khốn khổ. Trong thế giới ngày nay, ngay cả ở cường quốc Hoa Kỳ, nơi chúng ta thấy sự chênh lệch lớn về của cải vật chất tiện nghi và quyền lực, lời dạy quý báu này có vẻ đặc biệt tiên tri.
IJ: Mặc dù Hòa thượng Bhikkhu Bodhi đã sống một cuộc đời chịu ảnh hưởng sâu sắc từ giới luật Phật giáo, và tư tưởng của Ngài dựa trên giáo lý Phật giáo Nguyên thủy, trong thế giới đương đại, Ngài vẫn rất tích cực trong việc hiện thực hóa kim ngôn khẩu ngọc giáo lý quý báu của Đức Phật, ví dụ như lời biện thuyết hùng hồn về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu. Trong quá trình thực hành Phật giáo, Ngài nhìn nhận sự dũng mãnh dấn thân vào thế giới đương đại như thế nào?
BB: Tôi không tin rằng Đạo, Quả, Niết Bàn và những lời dạy của Đức Phật (Dhamma) nên được xem như một giáo lý tĩnh tại, trong những giáo lý mà bây giờ được gọi là “Phật giáo Nguyên Thủy” được hiện thân hoàn toàn và hoàn hảo cho mọi thời đại. Thay vào đó, tôi tin rằng Đạo, Quả, Niết Bàn và những lời dạy của Đức Phật (Dhamma) là một sinh vật tâm linh sống động, phải tiến hóa để đáp ứng các điều kiện của nền văn hóa và xã hội được đặt vào, được bộc lộ và phát huy những tiềm năng vốn có của mình. Những điều này có thể chỉ tiềm ẩn trong các thời đại trước đó, và được thể hiện theo thời gian, khi các điều kiện xã hội và văn hóa thay đổi - và những hiểu biết mới mẻ của các nhà tư tưởng Phật giáo sâu sắc - đưa chúng ta từ trong ra ngoài.
Đặc biệt điều này phù hợp với giáo lý và đạo đức Phật giáo. Chúng ta có thể quy định rằng Phật giáo đã trải qua ít nhất ba giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn có một đạo đức tương ứng: giai đoạn truyền thống, giai đoạn hiện đại và giai đoạn hậu hiện đại. Mỗi giai đoạn này đều có những phân chia riêng lẻ, nhưng để đơn giản hóa vấn đề, chúng ta có thể thừa nhận ba giai đoạn chính này. Tất cả các hình thức lịch sử của Phật giáo mà ngày nay chúng ta kế thừa - ba truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Kim Cương thừa - đã phát triển trong giai đoạn truyền thống, và đạo đức của các trường phái Phật giáo này, tuy là truyền thống khác biệt, phản ánh quan điểm chủ yếu của một nền văn hóa tiền hiện đại. Như tôi được biết, giai đoạn hiện đại, nổi lên với phản ứng của các truyền thống Phật giáo trong việc tiếp cận với phương Tây - với những dự án thuộc địa của phương Tây - các Sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô, khoa học hiện đại, cùng với những thách thức khác. Nhiều vấn đề tạo nên giai đoạn này đã được khám phá trong cuốn sách “Quá trình Hình thành Chủ nghĩa Hiện đại hóa đạo Phật” (The Making of Buddhist Modernism, 現代主義佛教的形成) của tác giả Tiến sĩ David McMahan, Giáo sư Nghiên cứu Tôn giáo, giảng viên chuyên khoa tôn giáo và Triết học Châu Á, “Quá trình Hình thành Chủ nghĩa Hiện đại hóa đạo Phật” (The Making of Buddhist Modernism, 現代主義佛教的形成), vì thế ở đây tôi không cần phải giải thích thêm.
Ở châu Á, có thể chúng ta thấy những biểu hiện về khía cạnh đạo đức của Chủ nghĩa Hiện đại hóa đạo Phật, trong nỗ lực mô phỏng các dự án phụng sự nhân đạo và nâng cao xã hội, lấy cảm hứng từ Thiên Chúa giáo. Những hoạt động này phần lớn được dẫn đầu bởi các cư sĩ Phật tử tại gia, nhưng có sự hỗ trợ nền tảng từ các vị xuất gia tu sĩ Phật giáo nổi tiếng. Trong thế giới Phật giáo Đông Á, những biểu hiện của Chủ nghĩa Hiện đại hóa đạo Phật có thể được nhìn thấy Đại sư Thái Hư (太虚大師, 1890-1947) trong “Phật giáo vì Đời sống của Nhân loại” (Buddhism for Human Life, 佛教與人生) Đại sư Thái Hư (太虚大師, 1890-1947), hay Đại sư Tinh Vân (星雲大師, 1927-2023) trong “Phật giáo Nhân gian” (Human Realm Buddhism, 人間佛教), và trong những chuyển thể thực tế hơn về ý tưởng của họ bởi Phật giáo Đài Loan đã cho ra đời một số tổ chức Phật giáo quy mô như Dharma Drum Mountain ( DDM), một tổ chức giáo dục, văn hóa và tâm linh Phật giáo quốc tế được thành lập bởi cố Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thánh Nghiêm (聖嚴法師, 1931-2009), Hội Phật giáo Cứu tế Từ thiện xã hội (佛教慈濟慈善事業基金會, Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation), một trong những tổ chức nhân đạo phi chính phủ lớn nhất đến từ Đài Loan, được thành lập vào năm 1966 nhằm cung cấp dịch vụ cộng đồng, xã hội, cứu trợ thiên tai trong nước và quốc tế, từ thiện và hỗ trợ y tế, giáo dục, văn hóa, bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy các giá trị nhân văn và tình nguyện cộng đồng và Hiệp hội Phật Quang Quốc tế (國際佛光會, Buddha's Light International Association, BLIA) do Đại sư Tinh Vân sáng lập, tổ chức Phật Quang Quốc tế không chỉ quan tâm đến lãnh vực giáo dục mà còn cung cấp những chương trình văn hóa đến với con người thông qua lời Phật dạy.
Hiện nay chúng ta sống trong một nền văn hóa cân bằng giữa hiện đại và hậu hiện đại. Trong một nền văn hóa hậu hiện đại, các tôn giáo phải đối mặt với nhiệm vụ tích cực dấn thân hơn nữa trong hòa nhập chia sẻ những nỗi khổ niềm đau với cộng đồng thế giới, nhưng theo những cách cụ thể và cụ thể hơn, cũng có tính liên thông, so với giai đoạn hiện đại trước đó. Trong một nền văn hóa hậu hiện đại, sự quan tâm được hướng đến những cách trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, các “cuộc sống trên thế giới” khác nhau, giao thoa và thâm nhập vào nhau và tăng tính liên quan của chúng đối với những người bình thường tham gia vào cuộc tìm kiếm ý nghĩa tại thời điểm, mà các câu chuyện phổ quát, bao trùm tất cả không còn hợp lý nữa.
Theo quan điểm về đạo đức, trong một nền văn hóa như thế, một triết lý tôn giáo không chỉ đóng vai trò là một bản đồ hướng dẫn chúng ta đến trạng thái “giải thoát”, bất kể được hình thành như thế nào, mà còn là một sức mạnh của lương tâm với nhiệm vụ định hướng các hành động vì cộng đồng của chúng ta - bao gồm các chương trình phúc lợi từ thiện xã hội và chính trị - hướng tới một tầm nhìn về những việc hoàn hảo, phản ánh tốt nhất bởi các lý tưởng đạo đức thanh cao. Vì thế, tôi tôi được biết, với tư cách là những Phật tử sống ở rìa của một nền văn hóa hậu hiện đại, đặc biệt chúng ta phải nhấn mạnh vào việc giải quyết các lĩnh vực rộng lớn hơn, mà cuộc sống của chúng ta diễn ra, bao gồm cả lĩnh vực chính trị.
Tôi nghĩ việc đánh dấu sự khác biệt giữa cách tiếp cận hiện đại và hậu hiện đại đối với “ứng dụng đạo Phật trong cuộc sống thế tục này” là tính đa dạng và phong phú của những cách thức, đang vận dụng giáo lý quý báu của đức Phật thích ứng để giải quyết nhiều mối quan tâm, tác động đến ý thức của chúng ta.
Ví dụ, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của cội nguồn đạo đức và các chuẩn mực đạo đức Phật giáo, đạo đức môi trường, xoay quanh đạo đức trong tính dục, giới tính sinh học, xu hướng tính dục, bản dạng giới và thể hiện giới, đạo đức thể hiện trong việc tìm kiếm tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội hơn, v.v. . . Có thể chúng ta lần theo dấu của những ý tưởng này trong các giáo lý Phật giáo Nguyên thủy, nhưng những ý tưởng như thế, chưa bao giờ được diễn đạt và giải thích đầy đủ như ngày nay. Các xu hướng hậu hiện đại có thể được nhìn thấy trong sự sẵn sàng của những người phật tử từ các truyền thống Phật giáo khác nhau, để nhận ra những giá trị của các truyền thống khác (bao gồm cả các hình thức tâm linh không phải của đạo Phật) và giao lưu đối thoại học hỏi lẫn nhau trong hài hòa tôn giáo, thậm chí tham gia vào các hoạt động của họ. Điều này dẫn đến nhiều hình thức ví như hình thức thụ phấn chéo và lai tạo. Một định hướng hậu hiện đại xuất hiện trong sự gia tăng của nhiều đoàn thể Phật giáo thanh tịnh hòa hợp ở địa phương nhỏ, không phụ thuộc vào các tổ chức chung quy mô, và trong sự xuất hiện của các biểu hiện mới của giáo lý đạo Phật, một số hơi khác thường.
Hiện tại khi tôi nhìn vào tình hình toàn cầu của chúng ta, tôi nghĩ chúng ta có thể phân biệt ba cảnh giới chính của cuộc sống con người. Một là cảnh giới siêu việt, cảnh giới Niết bàn, chứng đắc Niết bạn tự tại, đây là hy vọng của Phật giáo cổ điển (classical Buddhism, 古典佛教). Thứ hai là lĩnh vực toàn xã hội, bao gồm đạo đức giữa các cá nhân, cũng như các chính sách và phương thức tổ chức chính trị, xã hội và kinh tế. Thứ ba là lĩnh vực khoa học tự nhiên, bao gồm cơ thể vật chất của chúng ta, những chúng sinh khác và môi trường tự nhiên.
Theo quan điểm hiện tại của tôi, một nền tâm linh ưu tiên sự siêu việt và làm giảm giá trị của các lĩnh vực xã hội và tự nhiên, hoặc coi chúng tốt nhất là những bước đệm để đạt được sự nhận thức cao hơn, không phù hợp với nhu cầu hiện tại của chúng ta. Theo tôi thấy, tương lai của chúng ta đòi hỏi một loại tâm linh toàn diện, có thể tích hợp ba cảnh giới của cuộc sống con người.
Điều này có nghĩa rằng, dưới sự dâng trào của suối nguồn từ bi tâm tươi mát và tràn đầy tinh yêu thương, chúng ta phải dùng trí tuệ thu được từ những hiểu biết sâu sắc của bản thân về sự siêu việt, trở lại thế giới để chuyển đổi và định hình lại các lĩnh vực xã hội và tự nhiên, theo những cách được vận dụng phương tiện thiện xảo bởi sự nhận thức siêu việt, hoặc ít nhất là theo những nguyên tắc ngụ ý trong nhận thức đó. Trong lĩnh vực xã hội, chúng ta phải phấn đấu cho các mô hình quản trị thể hiện công lý, bình đẳng, từ bi, và cùng chia sẻ thịnh vượng chung. Trong lĩnh vực tự nhiên, chúng ta phải học cách tôn trọng giá trị nội tại của thiên nhiên, khi đối xử với những sinh vật khác bằng sự quan tâm và tôn trọng, đảm bảo rằng thế giới tự nhiên duy trì khả năng tự tái tạo, để các thế hệ tương lai có thể thừa hưởng một hành tinh hỗ trợ và thịnh vượng.
Ngày nay tôi cảm thấy rằng, chúng ta, những phật tử, có trách nhiệm không thể quay lưng với những nỗi khổ niềm đau của thế gian, và thản nhiên coi chúng là “bản chất cố hữu của luân hồi sinh tử”. Thay vào đó, chúng ta phải mở rộng tầm nhìn của mình, bao dung độ lượng và minh bạch, tầm nhìn xa trông rộng toàn cảnh thế giới và nhận ra nỗi khốn khổ đau thương to lớn, thường là những đớn đau đang hành hạ dân số nhân loại - và các dạng sinh sống khác - đặc biệt là ở những nơi trên thế giới mà thông thường không tác động đến ý thức của chúng ta. Nhìn vào các vấn đề quốc gia và toàn cầu từ quan điểm bởi từ bi tâm của Phật giáo, chúng ta Phải nỗ lực để nhìn thấy những mạng lưới nhân quả sâu xa, và thầm kín sau những nỗi khốn khổ này. Sau đó, chúng ta cố gắng tìm cách xoa dịu, giảm thiểu những nỗi khổ niềm đau đó, một cách hiệu quả và quyết đoán, theo tinh thần và phương tiện thiện xảo phù hợp nhất đối với giáo pháp của Đức Thích Ca Như Lai. Đặc biệt điều này đúng khi nỗi khốn khổ xuất phát từ các hệ thống xã hội, kinh tế và chính trị áp bức và bóc lột - các dòng chuỗi tạo ra những nỗi khổ niềm đau có hệ thống hoặc có cấu trúc. Trong khi bản thân chúng ta có thể sống trong sự thoải mái và tương đối an toàn, những hệ thống này lại hủy hoại cuộc sống của hàng tỷ người trên khắp thế giới, mà chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy dung mạo, khuôn mặt và danh tính của họ. Nhưng chúng ta có thể góp phần việc của mình để xoa dịu, làm giảm thiểu những nỗi khổ niềm đau của họ.
Như tuyển tập của tôi cho thấy, chính đức Phật đã cố gắng diễn thuyết những hàm ý thế tục về Giáo pháp (Dhamma), trong bối cảnh thời đại của Ngài, làm như thế trong những lực cản bởi nền văn hóa vào đương thời của Ngài. Trong khi đó những người xuất gia, là những thành viên của Tăng đoàn Phật giáo thanh tịnh hòa hợp, thời đó được kỳ vọng là phải hoàn toàn tách biệt khỏi những mối quan tâm thế tục, Đức Phật đã thể hiện nhận thức sâu sắc về cách nên hướng dẫn những phạm vi hành động đạo đức đó. Vì ngày nay chúng ta sống trong một quốc gia dân chủ - hoặc ít nhất ở một quốc gia có các thể chế dân chủ - thực tế chúng ta chia sẻ trách nhiệm đồng kiến tạo thế giới mà chúng ta đang sống, cho chính chúng ta cũng như cho vô số người khác. Điều này có nghĩa là gì, từ góc độ đạo đức cao nhất, chúng ta có nghĩa vụ phải phấn đấu để kiến tạo thế giới sẽ phụng sự cho tất cả nhân loại, không chỉ cho những người giàu có.
Đây chính là điểm mà tôi phản biện phần lớn với những luận điệu hùng biện của Phật giáo đương thời. Với góc nhìn của tôi, có vẻ như Phật giáo hiện đại đã cam kết thực hiện mà chúng ta được biết đến là “dự án hạnh phúc” (the happiness project), đây là, với ý tưởng rằng chỉ cần chúng ta hướng dẫn mọi người cách thực hành thiền chánh niệm về thời điểm hiện tại như một phương tiện thiện xảo để mang đến sự an lạc hạnh phúc, bình yên và sung túc trong cuộc sống thường nhật của họ. Điều này có thể là hay lắm, rất tốt, nhưng tôi hỏi, liệu như thế đã đủ chưa?
Điều này là hậu quả bởi công việc đầy hiểm nguy, với những người đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn, bởi nạn thất nghiệp, thiếu điều kiện chăm sóc sức khỏe, chi phí y tế vô cùng to lớn, chi phí khoản nợ Đại học khổng lồ, thảm họa khí hậu bùng phát, bạo lực súng đạn xuất hiện tràn lan, sự nguy cơ của chế độ độc tài (Dictatorship), sự trỗi dậy của các nền văn hóa trọng nam khinh nữ v.v.?
Có thể chúng ta chia sẻ với mọi người rằng: “Thực hành thiền Chánh niệm và luôn tắm mát trong suối nguồn từ bi tâm, mãi sưởi ấm dưới ánh quang dương trí tuệ, sống trong an lạc hạnh phúc và bình yên?” Theo quan điểm của bản thân tôi, điều đó có thể mang lại hiệu quả với một số người, bắt nguồn từ kim ngôn khẩu ngọc giáo lý quý báu của Đức Phật, chúng ta cần phát triển những lời phản biện sắc bén và minh bạch, những tác động đến mọi mặt đời sống xã hội và đang đặt ra những thách thức to lớn đối với vấn đề, các mô hình chính trị và kinh tế khiến tương lai chung của chúng ta phải gặp rủi ro. Thay vào đó, theo góc nhìn nhận thức xã hội của Phật giáo, chúng ta cần vạch ra những giải pháp thay thế mang tính xây dựng, nhằm giúp tất cả chúng ta phát triển trong ranh giới của hệ sinh thái đa dạng trên Trái Đất đầy khí lực.
IJ: Ngài tự nhận mình là một nhà sư Phật giáo gốc Do Thái. Theo một số cách, truyền thống tiên tri Do Thái chia sẻ các giá trị đạo đức quan trọng với các truyền thống Phật giáo. Ví dụ, tôi đang nghĩ đến lời Kinh thánh của tiên tri Isaia I:17, để hướng dẫn “Học cách làm điều đúng đắn; hiểu và thực hành công lý. Bảo vệ người bị áp bức. Bảo vệ trẻ mồ côi, không nơi nương tựa và bị bỏ rơi; biện hộ cho trường hợp của phụ nữ góa chồng”. Ngài có thấy bất kỳ sự cộng hưởng nào giữa cam kết tiên tri của Do Thái giáo, nhằm giải quyết những nỗi khổ niềm đau của những người dễ bị tổn thương và sự nhấn mạnh của đạo Phật về từ bi tâm và giúp tha nhân đoạn dứt phiền não khổ đau không?
BB: Mặc dù tôi là người Do Thái, nhưng tôi xuất thân từ một gia đình Do Thái Thế tục. Để thực hiện nghĩa vụ gia đình, tôi đã đến Thánh đường làm lễ “Bar Mitzvah, בַּר מִצְוָה” và được thừa nhận bởi truyền thống Do Thái có các quyền như một nam thiếu nhi trưởng thành, nhưng tôi thừa nhận với một chút xấu hổ, rằng tôi chưa đọc các nhà tiên tri Do Thái và do đó tư duy của tôi không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi họ. Tuy nhiên, kể từ những ngày còn là sinh viên ở Đại học, tôi luôn có khuynh hướng chính trị tiến bộ. Tôi thấy khuynh hướng tiến bộ - với tầm quan trọng chắc chắn vào công lý xã hội, đặc trưng chủng tộc và Công bằng kinh tế (Economic Justice), mối quan tâm đến việc bảo tồn môi trường có tính khả thi, đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt và đáp ứng nhu cầu của những người nghèo khổ khốn khó, những người dễ bị tổn thương nhất - là lập trường phù hợp nhất với các giá trị đạo đức Phật giáo. Những phẩm chất được đạo đức Phật giáo chứng thực, như từ bi tâm, mong muốn thúc đẩy niềm an lạc hạnh phúc cho tha nhân, lòng nhân ái, mong muốn giải cứu cho chúng sinh thoát khỏi những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống, với tôi thì rất phù hợp nhất với quan điểm chính trị tiến bộ và ứng dụng thực tiễn trong các chính sách tiến bộ. Loại chính sách mà tôi ủng hộ nhằm mục đích thiết lập một nền dân chủ xã hội công bằng văn minh, và hào phóng được hướng dẫn bởi đạo đức phổ quát, bảo hộ mọi người khỏi bị tổn hại và thúc đẩy vì lợi ích chung. Tuy nhiên, thật đáng buồn, với sự trỗi dậy của các lực lượng chính trị cực hữu, như thế là làm cản tiến bước và phá hoại nền dân chủ xã hội, bị lôi cuốn hướng đến chế độ độc tài, thậm chí là cách thức mà một tổ chức hoặc cá nhân tạo nên chủ nghĩa phát xít của Mỹ, đang đe dọa nghiêm trọng đường chân trời của chúng ta.
IJ: Chắc có lẽ rất nhiều người trong chúng ta rất đau lòng xót dạ khi bắt đầu gây hấn chiến tranh vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các nhóm quân sự Palestine do Hamas lãnh đạo đã phát động một cuộc xâm lược và tấn công quy mô vào Israel từ Dải Gaza, vượt qua hàng rào Gaza-Israel và vượt qua các cửa khẩu biên giới Gaza, các thành phố lân cận của Israel, các cơ sở quân sự lân cận và các khu định cư dân sự. Sự nhận thức về ứng dụng thực tiễn đạo Phật của Ngài ảnh hưởng như thế nào đến phản ứng của Ngài đối với những gì đang xảy ra ở Trung Đông?
BB: Định hướng đạo đức cơ bản của tôi tập trung vào sự công bằng, từ bi tâm bất bạo động và giải quyết xung đột một cách hoà bình. Bản thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nêu gương ngời sáng những phẩm chất cao quý này trong sự tương tác của chính Ngài với xã hội xung quanh và trong các nguyên tắc của Ngài để giải quyết các tranh chấp nội tại của Đoàn thể Phật giáo thanh tịnh hoà hợp. Tôi nhận thức rõ những nguyên tắc cơ bản cao quý này rất quan trọng để giải quyết tình hình giữa Israel-Palestine.
Những nguyên tắc mà kim ngôn khẩu ngọc giáo lý quý báu của đức Phật là để giải quyết những vấn đề, người ta phải điều tra nguyên nhân của nó và tìm ra nguyên nhân sâu xa của nó. Đây là điều khiến cho cuộc xung đột giữa Israel - Palestine trở nên khó giải quyết. Theo tôi thấy, một nguyên nhân cơ bản, là bởi các yêu sách tranh chấp về lãnh thổ - đối với vùng đất trải dài từ Sông Jordan đến Biển Địa Trung Hải. Đối với nhân dân Do Thái, vùng đất này là quê hương “miền đất hứa” của họ theo Kinh Thánh Hebrew mà đấng Thiên Chúa đã để lại cho họ, vùng đất mà Tổ tiên của họ đã sống hàng nghìn năm trước khi họ bị cuộc chinh phục Hispania của La Mã đuổi đi. Đối với nhân dân Palestine, vùng đất này là nơi họ sinh sống trong hoà bình tương đối trong nhiều thập kỷ, trước khi Phong trào Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, bắt nguồn từ châu Âu cuối thế kỷ 19 nhằm phản đối chủ nghĩa bài Do Thái, đã ủng hộ việc thành lập quê hương cho người Do Thái trên quê hương xa xưa của họ và bắt đầu quá trình di cư hàng loạt dẫn đến việc thành lập nhà nước Israel vào năm 1948.
Sự kiện này, thiết lập nên quê hương của người Do Thái, mang lại niềm hạnh phúc cho người Do Thái, nhưng nó cũng đánh dấu dấu Nakba, “Thảm họa”, khi có tới 15.000 người Palestine bị giết và 750.000 người bị trục xuất khỏi quê hương của tổ tiên và bị dồn vào Bờ Tây, Dải Gaza và các nước lân cận. Mỗi bên đều tuyên bố vùng đất này là của riêng mình, và do đó, các nỗ lực phân xử các yêu sách cạnh tranh của họ đã nhiều lần thất bại, chắc chắn là bị phá hoại bởi sự chiếm đóng lâu dài của Israel đối với các vùng lãnh thổ của người Palestine, chế độ phân biệt chủng tộc mà quốc gia này áp đặt trên các vùng đất bị chiếm đóng và các khu định cư mở rộng ở Bờ Tây, điều này có nghĩa là một phần lớn Bờ Tây về cơ bản đã bị Israel sáp nhập.
Nhưng bản thân vùng đất, theo một nghĩa nào đó, chỉ là một dấu hiệu cho ý thức về bản sắc tập thể, về bản sắc bộ lạc. Người Do Thái ở Israel - và những người ủng hộ họ ở nước ngoài - có ý thức về bản sắc tập thể của họ. Người Palestine có ý thức về bản sắc tập thể của họ. Về quá khứ lịch sử hai bản sắc này xung đột với nhau, về yêu sách của họ đối với lãnh thổ, về những khác biệt tôn giáo của họ. Và để thắng thế trên chính trường toàn cầu, vì duy trì sự thù địch bệnh hoạn, mỗi bên, bên này phi phi nhân hoá và bên kia ma quỷ hoá.
Một trong những cuộc tấn công lớn nhất kể từ khi xung đột Hamas-Israel nổ ra ngày 7/10/2023, đã đưa cường độ của cuộc xung đột lên một cấp độ hoàn toàn mới. Sự tàn bạo tột độ của các cuộc tấn công của Hamas vào người Israel, bao gồm cả việc bắt giữ con tin, phải bị lên án bằng những lời lẽ gay gắt nhất. Tuy nhiên, cường độ, sự hung hãn và vô nhân đạo trong phản ứng của Israel cũng phải bị lên án bằng những lời lẽ gây căng thẳng không kém. Nhưng một nguyên tắc đạo đức cơ bản mà sự bùng nổ bạo lực ở Gaza đã làm nổi bật đối với tôi liên quan đến thắc mắc rằng, “Thực sự mạng sống của ai là quan trọng?” Theo từ bi tâm, đạo đức Phật giáo dạy chúng ta rằng, tất cả mạng sống của con người đều quan trọng, rằng không có sự quý giá nào hơn là mạng sống của của con người, hoặc không có phân biệt mạng sống của ai có giá trị hơn ai.
Tuy nhiên, cách mà cuộc xung đột được mô tả trên các phương tiện truyền thông chính thống của phương Tây, cho thấy sự thiên vị mạnh mẽ đối với mạng sống của người Israel hơn là mạng sống của người Palestine. Khi 1.200 người Israel bị các chiến binh Hamas giết hại, đây được coi là một thảm kịch kinh hoàng, và báo chí truyền thông cung cấp cho chúng ta thông tin cá nhân về các nạn nhân. Khi 36.000 người Palestine bị giết bởi các hoạt động quân sự của Israel, chúng ta chỉ được cung cấp số liệu thống kê, và mạng sống của từng cá nhân được coi là thiệt hại ngoài ý muốn. Khi lực lượng sinh viên đại học phản đối chiến dịch của Israel, các nhà lãnh đạo Quốc hội gọi là “những kẻ bài Do Thái”. Khi lực lượng sinh viên phủ nhận cáo buộc này, và khẳng định rằng họ thực sự phản đối cuộc thảm sát người dân Gaza, họ sẽ bị đình chỉ hoặc bị trục xuất.
Bản thân tôi đã tham gia vào vấn đề này khá sớm. Trong những tuần sau khi Israel phát động cuộc tấn công, tôi mong đợi sẽ thấy một làn sóng phản đối lớn từ các nhà lãnh đạo và các giảng sư Phật học, các vị giáo phẩm Phật giáo và tôi đã rất bối rối khi phản ứng gần như hoàn toàn trong sự im lặng - ngoại trừ nữ sĩ học giả Phật giáo Thanissara Weinberg, những người liên quan đến đoàn thể Phật giáo Sacred Mountain Sangha, và giảng sư Thiền học Phật giáo Kritee Kanko.
Cuối tháng 10 năm 2023, cùng với Cư sĩ Alan Senauke, nguyên Giám đốc điều hành của tổ chức phật tử thân hữu tranh đấu cho hòa bình (Buddhist Peace Fellowship, BPF), thay mặt cho Phật tử Hoa Kỳ, tôi đã soạn một lá thư kiến nghị lên Tổng thống Mỹ Joe Biden, chúng tôi đã đăng ký trên trang web kiến nghị Change.org. Với thời gian 2 tuần, bản kiến nghị đã thu thập được khoảng 2.000 chữ ký và chúng tôi đồng kính gửi, Tổng thống Mỹ Joe Biden, bà Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và một số đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ. Nhưng điều khiến tôi bối rối bởi sự im lặng vẫn chiếm ưu thế trong số các nhà lãnh đạo Phậg giáo Hoa Kỳ và trên các tạp chí Phật giáo lớn.
Tôi được biết một số Phật tử nổi tiếng viết trên Facebook những điều như, “Chúng tôi đấu tranh vì hoà bình”, hoặc “Tâm Bình Thế Giới Bình - Tâm An Vạn Sự An” hay “Tình yêu thương là câu Phúc đáp”, nhưng tôi cảm thấy rằng loại phản ứng này chẳng những không chỉ đủ mà còn quá đơn giản, một sự thoái thác trách nhiệm đạo đức của chúng ta. Riêng tôi về hình hình để diễn đạt đánh giá đạo đức, tôi đã viết một bài xã luận với tựa đề: “không có thời gian cho sự im lặng”, kêu gọi cộng đồng Phật tử Hoa Kỳ đứng lên phản kháng cuộc tấn công vào Gaza. Tôi đã cố gắng để bài xã luận được xuất bản trên các tạp chí Phật giáo trực tuyến của Mỹ, nhưng các tạp chí đều từ chối đăng tin này. Tuy nhiên, bà Thanissara đã biên soạn một bộ sưu tập các bài xã luận với chủ đề “Gaza: Kêu gọi một phản ứng theo Phật pháp”, trong đó bà đã lồng ghép bài xã luận của tôi vào. Tôi xin tóm tắt phần kết luận của bài xã luận:
Kể từ thế kỷ 18, mặc dù bối cảnh của cuộc xung đột có thể phức tạp, mức độ đạo đức của các sự kiện đã diễn ra ở Gaza trong 4 tháng qua (hiện tại 9 tháng và 2 ngày) đã rất rõ ràng. Do đó, không có lý do gì để đứng ngoài cuộc mà không lên tiếng. Thật vậy, Hamas và Israel là một “thùng thuốc súng” có khả năng châm ngòi cho xung đột lan rộng ở Trung Đông, vào ngày 7/10/2023 Hamas đã châm ngòi cho vòng bạo lực mới nhất bằng cuộc tấn công khủng khiếp vào Israel. Người dân Iseael đương nhiên phải được sống an toàn trong biên giới quê hương đất nước của họ, điều này không thể biện minh cho các hoạt động quân sự, đang mỗi ngày giết chết và làm thương tật hàng trăm thường dân, hoặc một chương trình khiến toàn bộ dân số phải chịu hàng loạt nạn đói. Phản đối những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của con người, như thế không phải là sự ủng hộ đối với Hamas. Yêu cầu Israel tuân thể luật pháp quốc tế, không có nghĩa là chúng ta đứng về phía chủ nghĩa khủng bố. Thay vào đó, đây là một hành động dũng cảm và từ bi. Một lần nữa, việc có lập trường táo bạo không có nghĩa là chúng ta đang bị cuốn theo những quan điểm bất đồng, và không duy trì được lập trường bình tĩnh vô tư. Theo tôi hiểu, sự bình thản không nên kìm hãm khả năng đưa ra những phán đoán đạo đức sáng suốt của chúng ta, hoặc phủ nhận hành động nghĩa vụ dựa trên những niềm tin đạo đức rõ ràng. Sự bình thản có thể dễ dàng tồn tại song song với từ bi tâm và đi kèm với hành động có lương tâm nhằm sửa chữa những sai lầm về mặt đạo đức. Trong trường hợp nghĩa vụ đạo đức trở nên đặc biệt cấp thiết khi chính phủ của quê hương đất nước của chúng ta đã ủng hộ Israel trong một chiến dịch mà Tòa án Công lý Quốc tế xác định có thể được coi là diệt chủng.
Mặc dù tôi không theo Do Thái giáo, tôi vẫn cảm thấy đồng cảm với các giá trị Do Thái thế tục mà tôi học được từ gia đình mình - thiện tâm, lòng bác ái và sự quan tâm đến lợi ích của tha nhân - những điều này, được củng cố bởi các giá trị đạo Phật của tôi, khiến cuộc khủng hoảng ở Palestine trở nên đặc biệt đau lòng đối với tôi. Thực tế là Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Israel về mặt quân sự và ngoại giao, thậm chí vi phạm cam kết mà chúng ta đã tuyên bố đối với luật pháp quốc tế, khiến đất nước của chúng ta trở thành đồng lõa trong các tội ác chiến tranh nghiêm trọng mà Israel đã phạm phải ở cả Gaza và Bờ Tây. Sự ủng hộ Sự kiên định của chúng ta đối với chiến dịch quân sự của Israel cũng chế giễu tuyên bố của chúng ta là người bảo vệ hàng đầu của trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ. Sự ngoan cố của mình khiến chúng ta, cùng với Israel và một số quốc đảo nhỏ, gần như bị cô lập tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác.
Để ứng phó với tình hình nghiêm trọng ở Gaza, cộng đồng quốc tế phải thực hiện hai bước thiết yếu. Thứ nhất, chúng ta phải thuyết phục cả hai đối thủ Israel và Hamas đồng chấp thuận lệnh ngừng bắn hoàn toàn, ngay lập tức chấm dứt các hành động thù địch, bao gồm cả việc thả con tin bị Hamas bắt giữ theo thoả thuận. Thứ hai, chúng ta phải buộc Israel khai thông tất cả các cửa khẩu đất liền giữa nước này với Dải Gaza, cho phép khu vực này có thể tiếp cận hàng viện trợ nhân đạo và cứu trợ một cách đầy đủ và an toàn, gồm; thực phẩm, nước sạch, vật tư y tế và nhiên liệu đều rất cần thiết. Tại Gza có đến khoảng hàng triệu người đang lâm vào nạn đói, thiếu nước uống, và phải đối mặt với căn bệnh chết người vì hoàn toàn thiếu thuốc men. Là những Phật tử với từ bi tâm, chúng ta phải gây áp lực lên những người đại diện Tăng đoàn Phật giáo thanh tịnh hoà hợp, để hành động vì một giải pháp công bằng và chính đáng cho cuộc xung đột giữa hai thù địch Israel-Palestine. Mặc dù những thư kiến nghị, cuộc điện đàm và thư mail của chúng ta có vẻ vô ích, nhưng chúng ta không nên đánh giá thấp tiềm năng hành động tập thể.
Có thể chúng ta sử dụng các hoạt động chiêm nghiệm của mỗi cá nhân như những cách để thúc đẩy hòa bình. Ví dụ, có thể chúng ta thiền định về từ bi tâm và cống hiến công đức của mỗi cá nhân cho mục đích hoà bình. Có thể chúng ta đồng chắp tay, nhất tâm khấn nguyện long thiên hộ pháp, chư vị Bồ tát, cầu xin sự bảo hộ cho họ. Những hành động này không chỉ là những bài tập trong tâm tưởng. Tôi tin rằng ngoài thế giới vô hình, còn có một cõi tâm linh tinh tế thấm nhuần những suy nghĩ, hy vọng và khát vọng của chúng ta. Khi những điều này đạt đến ngưỡng quan trọng, có thể chúng kích hoạt những thay đổi trong phạm vi hữu hình, có thể tác động đến quá trình tư duy của các nhà lãnh đạo toàn cầu, thậm chí gây ra những thay đổi vật chất mở đường cho những chuyển biến lớn trong lĩnh vực xã hội.
Hãy nên nhớ quá trình tan rã nội bộ của Liên bang Xô viết bắt đầu trong những năm đầu của thập niên 1980 với sự gia tăng tình trạng bất ổn trong các quốc gia cộng hòa thành viên và kết thúc vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) ở Nam Phi là chỉ sự phân biệt giữa thiểu số người da trắng với đa số người da đen ở Nam Phi (1993), sự khẳng định quyền của người đồng tính nam và đồng tính nữ, và những thay đổi lớn khác. Ngày nay chúng ta không thể loại trừ khả năng những thay đổi tương tự có thể xảy ra. Xung đột giữa người Israel và người Palestine đã để lại những vết đau thương sâu sắc trong tâm hồn cho cả hai bên, những chấn thương sẽ mất nhiều thời gian để hoá giải, chữa lành, thậm chí trong việc chữa lành vết thương này có thể trải qua nhiều thế hệ; nhưng nếu chấm dứt hận thù và bạo lực, cả hai đối thủ thù địch cần phải hạ vũ khí, bắt đầu cuộc đối thoại hài hoà với nhau và thừa nhận tính nhân đạo của đôi bên: rằng về cơ bản, tất cả chúng ta đều mong muốn được lành mạnh, hạnh phúc và sống an toàn khỏi hiểm nguy và đau khổ.
IJ: Cuối cùng, khẩu hiệu của Buddhist Global Relief là “Từ bi tâm trong hành động”. Ngài có khuyến nghị nào về cách các vị Giảng sư Phật học, có thể đưa từ bi tâm của mỗi cá nhân vào hành động như một phần, trong quá trình thực hành không?
BB: Có đến hàng trăm cách để ứng dụng thực tiễn từ bi tâm thành hành động, và mỗi cá nhân chúng ta phải tìm ra cách riêng của mình để hiện thực hoá như thế. Một trong những phương pháp mà tôi thường gợi ý là, trước nhất, hãy cân nhắc xem chúng ta muốn tạo ra xã hội như thế nào, chúng ta muốn sống trong thế giới như thế nào. Theo tôi thì hầu như bất kỳ ai hiện thực hóa đạo đức Phật giáo, đều mong muốn nhìn thấy một thế giới mà mọi người đều có thể tận hưởng những nhu cầu vật chất cơ bản để con người phát triển. Chúng ta muốn một thế giới hòa bình, nơi môi trường tự nhiên được bảo tồn an toàn, sự chênh lệch rõ ràng về của cải vật chất, quyền lực và đặc quyền đã bị xoá sạch. Chúng ta mong muốn thế giới mà mọi người có thể cùng chung sống với nhau trong sự hòa hợp tương thân tương ái, giải quyết các vấn đề của họ thông qua sự hợp tác hòa bình, tự do theo đuổi các mục tiêu cá nhân miễn là những mục tiêu này không gây tổn hại cho người khác.
Sau khi đưa ra tầm nhìn của quý đạo hữu về một thế giới lý tưởng - một thế giới lý tưởng mà tất nhiên sẽ không bao giờ trở thành hiện thực một cách hoàn hảo - sau đó quý đạo hữu khám phá những vấn đề chính mà ngày nay nhân loại đang phải đối mặt, ngay cả một phần những vấn đề làm cản tiến bước việc hiện thực hoá lý tưởng này. Quý đạo hữu chỉ đề cập đến một vài vấn đề, có thể xem xét các vấn đề liên quan đến công lý chủng tộc, bình đẳng giới, quyền lao động, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ người nhập cư, quyền động vật, v.v. . . ,không cần phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này, nhưng chỉ cần có được tầm nhìn tổng quan về những thách thức quan trọng mà ngày nay chúng ta phải đối mặt, đặc biệt là những thách thức mà tư cách là thành viên của công chúng, chúng ta có thể đóng góp tích cực. Sau đó, trong sự chiêm nghiệm thầm lặng, quý đạo hữu xem xét những vấn đề để phát hiện động lòng trắc ẩn liên quan đến việc cho phép bản thân chúng ta bị lay động bởi đau khổ và trải nghiệm động lực để giúp giảm bớt và ngăn chặn nó. Quý đạo hữu phải lắng nghe kỹ những tần số rung động của tâm hồn, nơi đó quý đạo hữu sẽ nghe thấy tiếng gọi của mình vào thế giới của “hành động thiêng liêng”. Tất nhiên, quý đạo hữu phải chọn một lĩnh vực mà quý đạo hữu thực sự có thể cống hiến.
Một khía cạnh trong công việc của chúng ta ngày nay, là kết hợp tài năng cá nhân của chúng ta với những người khác trong nỗ lực chung, khởi nguồn Từ bi tâm đối với mọi người ở khắp mọi nơi, chăm sóc một hành tinh đang bị đe dọa nghiêm trọng. Bằng cách cùng nhau hành động, chúng ta có thể đạt được những điều tuyệt vời. Điều chúng ta cần nhất là sự tin tưởng, nếu chúng ta chủ lực trong hành động, với tinh thần từ bi, bác ái, bằng cách nào đó, các uy lực tâm linh ẩn sâu trong vũ trụ sẽ đến bảo hộ chúng ta, khai thông những con đường cơ hội ngay dưới chân chúng ta. Điều cần thiết là một nguồn từ bi sâu sắc, được phát sinh từ sự chiêm nghiệm, thiền định và định lực hùng hồn cống hiến và để phụng sự tha nhân. Theo kinh nghiệm riêng của tôi, một khi chúng ta kết hợp những yếu tố này cùng nhau, phần còn lại sẽ diễn ra theo những cách mà chúng ta không thể lường trước được.
Lip video Buddhist responses to a world in crisis
https://www.youtube.com/watch?v=G96J2AJeFhw
Tác giả: Bhikkhu Bodhi Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhist Global Relief
Bình luận (0)