Khái niệm cải cách giáo dục, đặc biệt là lĩnh vực khoa học nhân văn, cảm xúc phức tạp và kích thích tư duy. Trong phạm vi cuộc khủng hoảng khoa học nhân văn, đã khiến nhiều người tìm kiếm những cải cách là những thay đổi có tính hệ thống, có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn.

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ Jiang Wu Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: MDPI Journal List 

Phần tóm tắt (Abstract)

Sử dụng số liệu thống kê, nghiên cứu học thuật, các mô hình thể chế chính sách, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học và tổ chức phi lợi nhuận có chức năng bổ sung hoạt động trên toàn thế giới, chỉnh sửa và cung cấp các thông tin về doanh nghiệp trên toàn cầu (Business World), chúng tôi lập luận rằng việc đưa nội dung liên quan đến giáo dục cho học sinh phổ thông, có thể vững tiến bước trên hành trình cải cách Khoa học nhân văn trong các trường Đại học Hoa Kỳ.

Bài viết cho thấy các kỹ năng dựa trên khoa học nhân văn, ngày nay đang trở nên được mong muốn hơn trong môi trường kinh doanh, chứng minh những kỹ năng nghiên cứu quy mô hơn về phật học - tôn giáo - chuẩn bị đầy đủ phù hợp với những gì cần thiết trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu và hội nhập ngày nay như thế nào.

Làm phương tiện để phục vụ nhu cầu Đại học Harvard và Đại học Arizona, Hoa Kỳ để giúp định hình cuộc thảo luận, bài viết phác thảo lịch sử của hệ thống giáo dục phổ thông Hoa Kỳ, đang nguy cơ trong quá trình tiến hành Khoa học nhân văn, đạo Phật và tôn giáo phù hợp với khoa học nhân văn như thế nào, những phương thức cụ thể để triển khai nội dung liên quan đến Phật giáo vào học viện trong nước và quốc tế.

1. Lời Mở đầu (Introduction)

Đạo Phật là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống của triết học có nguồn gốc từ Ấn Độ bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như hệ tư tưởng và tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích các hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc. Các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhân vật lịch sử và các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá trình truyền bá, phát triển Phật giáo sau thời đức Phật.

Theo nhiều các tài liệu kinh điển của Phật giáo, cũng như các tài liệu khoa học, khảo cổ học đã chứng minh, đức Phật đã sống và thuyết giảng ở vùng đông bắc Ấn Độ ngày nay từ khoảng thế kỷ thứ 6 trước kỷ nguyên Tây lịch đến thế kỷ thứ 5 trước kỷ nguyên Tây lịch.

Phật giáo phổ quát có nguồn gốc từ Ấn Độ và lan tỏa đến Trung Á, Đông Nam Á và Đông Á. Hơn hai thế kỷ qua, đạo Phật đã phổ biến ở phương Tây, hiện nay đạo Phật là một trong những tôn giáo phát triển nhanh nhất và kích phát năng lực trí tuệ.

Sử dụng số liệu thống kê, nghiên cứu học thuật, các mô hình thể chế từ giáo dục đại học, triết lý của đạo Phật, truyền thống văn bản khoảng rộng bao la, hội họa, thư pháp, kiến trúc và điêu khắc tinh xảo mời gọi các sinh viên và các học giả - không có bất kỳ khuynh hướng tôn giáo nào - thẩm thấu vào sự phong phú đa dạng hóa của thành tựu phi thường này của nhân loại, tiếp thu nội dung của nó vào nghiên cứu học thuật và chương trình giảng dạy ở cấp giáo dục đại học.

Các trường Đại học thế tục phương Tây đã giới thiệu chương trình giảng dạy Phật học khoảng 150 năm về trước. Vào thế kỷ 17, tại châu Âu các học giả chuyên khoa Phạn ngữ, tiếng Pali là những người đầu tiên giảng dạy Phật pháp ở phương Tây, nhưng phạm vi của nó rất nhỏ, và giới hạn bởi nghiên cứu ngữ văn và ngôn ngữ (Prebish 2002, p. 18; Li 2009; De Jong 1985).

Các khóa chuyên khoa Phật học đã đi vào chuỗi chương trình giảng dạy Đại học Mỹ, với sự phát triển của chuyên ngành nghiên cứu châu Á, nghiên cứu tôn giáo sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Do sự phát triển của cộng đồng người nhập cư và thúc đẩy sự đa dạng văn hóa sắc tộc, các khóa học này ngày càng trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ.

Ở một mức độ rộng lớn hơn, sự thăng trầm của giáo dục Phật giáo tại các học đường, Đại học ở Mỹ có liên quan chặt chẽ đến giáo dục phổ thông, tính tương tác nhân văn. Tuy nhiên, trước cuộc khủng hoảng trong giáo dục nhân văn, do các môi trường văn hóa và xã hội khác nhau gây ra. Các câu hỏi mang tính luận chiến tồn tại về mức độ phù hợp thực thế của lĩnh vực này, về sử dụng quá mức về các lĩnh vực chính trị, trường phái hàn lâm và số lượng ngày càng giảm (Bowen và cộng sự 2014, trang vii, 17-32; Stover 2017).

Bài viết khám phá một số cơ hội mà gần đây bởi những cuộc khủng hoảng, đã chuẩn bị đầy đủ cùng với sự hiện diện của sự tôn trọng đến sự phát triển các khóa học và chương trình liên quan đến Phật học tại các trường Đại học Mỹ.

Ở đây sự nhấn mạnh vào trường Đại học Mỹ, không có nghĩa là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, mà chỉ nêu bật ở chỗ kinh nghiệm và ví vụ của chúng tôi, bắt nguồn từ nền tảng của hệ thống giáo dục Mỹ. Quả thực, tầm nhìn hướng đến tương lai mà chúng tôi rất quang trọng việc ủng hộ giáo dục đại học trên toàn thế giới.

Để bao gồm chủ đề tôn giáo, nghệ thuật tự do và truyền thống văn hóa nhân văn trong xã hội mở rộng, ngày nay các tác giả khẳng định trong tất cả tôn giáo truyền thống, hiện đang được nghiên cứu trong giáo dục đại học, đạo Phật mang đến cơ hội để xoa dịu những nguồn cơn khủng hoảng này.

Cách dùng dữ liệu thống kê, nghiên cứu học thuật, mô hình thiết chế tổ chức giáo dục bậc cao, và nêu bật những nhân nhân vật chủ chốt trong viện hàn lâm, tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trên toàn thế giới có chức năng bổ sung, chỉnh sửa và cung cấp các thông tin về Doanh Nghiệp trên toàn cầu (Business World), chúng tôi lập luận rằng có thể các khóa Nghiên cứu Phật học, bằng cách đưa chúng vào chương trình giáo dục phổ thông của các trường Đại học Mỹ, sự gia tăng hồ sơ nghiên Khoa học nhân văn - như trình bày sau đây - về phương diện này giải quyết cơn khủng hoảng bằng cách mở rộng mức độ thích hợp của nó trong xã hội thương mại được thúc đẩy bởi theo hướng công nghệ ngày nay.

2. Sự cải cách (Reform)

Khái niệm cải cách giáo dục, đặc biệt là lĩnh vực khoa học nhân văn, cảm xúc phức tạp và kích thích tư duy. Trong phạm vi cuộc khủng hoảng khoa học nhân văn, đã khiến nhiều người tìm kiếm những cải cách là những thay đổi có tính hệ thống và có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn.

Nhưng trong trường hợp cải cách này có ý nghĩa gì? Liệu có cần cải cách ngành khoa học nhân văn hay không, vì việc tái cơ cấu như thế ngụ ý rằng về bản chất, có điều gì đó không ổn với các chủ đề và Phương pháp hệ (Methodica: là nhóm các phương pháp được sử dụng phối hợp trong một lĩnh vực khoa học hay một đề tài cụ thể; là hệ thống các thủ thuật hoặc biện pháp để thực hiện có tuần tự, có hiệu quả một công trình nghiên cứu khoa học) này?

Câu hỏi về chiến lược cũng trở nên nổi bật. Ở đây, liệu cải cách có nghĩa là quay trở lại thời kỳ quá khứ khi giáo dục dựa trên khoa học nhân văn phát triển mạnh, hay bỏ các phương thức tìm hiểu trước đây để phù hợp với một loạt các giá trị, thái độ và niềm tin trong tương lai? Về vấn đề này các học giả đã giải quyết bằng nhiều cách.

Trong một cuộc khảo sát tương đối gần đây, nữ Giáo sư Sidonie Smith, cựu Chủ tịch Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại Hoa Kỳ (MLA) tiếp cận chủ đề này từ quan điểm đào tạo Tiến sỹ. Giáo sư Sidonie Smith tuyên bố rằng các vấn đề hiện nay trong lĩnh vực khoa học nhân văn, vào những thập niên 1970 bắt đầu từ việc giảm hỗ trợ của chính phủ, trong việc này những tác động tiêu cực vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay. Theo quan điểm của bà, con đường phía trước rất nhiều phương diện và một chút sâu sắc:

Hãy cẩn thận với lộ trình của hoài cổ; Tránh xa trò chơi đổ lỗi cho lý thuyết và chính trị bản sắc; giữ tầm nhìn xuất sắc với cái nhìn toàn diện, khả năng nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ và hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố trong vấn đề đó; tập hợp dữ liệu bởi những câu chuyện về tư duy phản biện, phương pháp đưa ra các quyết định quản lý dựa trên các bằng chứng xác thực đối với những điểm chung về tình trạng tồi tệ của các ngành khoa học nhân văn; công nhận cộng đồng lớn hơn các nhà hoạt động trong toàn bộ học viện và các nguồn lực mà họ huy động để tạo ra sự cải cách; hãy hồi tưởng đến tất cả các nhà nghiên cứu khoa học nhân văn và ngoài kia các bạn đồng minh; và hành động để đào tạo tiến sỹ hướng đến tương lai cho các nà nghiên cứu khoa học nhân văn. (Smith 2016, trang 16)

Cách tiếp cận đa chiều này là phù hợp, bởi các yếu tố tác động đến tình hình hiện tại của lĩnh vực này, xuất phát từ tổng hợp nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đã dẫn đến số lượng tuyển sinh đại học ngày càng giảm. Tuy nhiên, đối với một số liệu thống kê ngày càng xấu đi thậm chí không phải là vấn đề chính. Theo Tiến sỹ Michael Bèrubè, Giáo sư Văn học tại trường đại học Edwin Erle Sparks bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, “. . . đây là một cơn khủng hoảng về giáo dục sau đại học, về uy tín, về kinh phí và rộng nhất về tính hợp pháp” (Bèrubè 2013).

Tuy nhiên, ở chỗ, trên thực kết rút ra kết luận tiêu cực này, cuối cùng đã đặt niềm tin nhầm chỗ. Giống như nữ Giáo sư Sidonie Smith, thay vì cố gắng củng cố bằng nỗi hoài niệm quá khứ trở nên tiêu cực một cách vô ích, chúng tôi khẳng định rằng khoa học nhân văn phải nhìn vào tương lai tích cực và cách sắp xếp bổ sung vào. Cuộc thảo luận sau đây xem xét cách khoa học nhân văn có liên quan đến  giáo dục tổng quát (general education), thường bao gồm đáng kể những yếu tố lý thuyết và trừu tượng cùng với những khía cạnh ứng dụng trong giáo dục đại học Mỹ, vào thời điểm hiện tại của họ, làm thế nào mà khoa học nhân văn có thể được hiểu trong mối quan hệ thương mại và thuộc về chủ nghĩa nhân văn, tại sao ngày nay tôn giáo và đạo Phật đặc biệt phù hợp để trở thành những loại hình văn hóa giáo dục cơ bản, các mô hình giáo dục và chứng minh được  - ở chỗ sử dụng người tổ chức thực hiện - các phương tiện và phương pháp, theo đó nội dung học thuật liên quan đến Phật giáo có thể được đưa vào trường đại học Mỹ “cải cách” dựa trên khoa học nhân văn.

Ở đây khái niệm cải cách đủ tiêu chuẩn. Bởi vì, theo quan điểm của chúng tôi, về cơ bản không có gì sai trái đối với ngành khoa học nhân văn hay trường đại học Mỹ đang cần sự gắn chặt một cách cuồng nhiệt. Để dự đoán trước được đề cập sau đây từ quan điểm của Đại học Harvard, thế giới đã thay đổi kể từ thời hoàng kim của khoa học nhân văn trong nền giáo dục khai phóng Mỹ. Cần phải thay đổi và thích ứng các ngành khoa học nhân văn và giáo dục phổ thông. Tất nhiên, ở một mức độ nào đó họ đã có, với phạm vi rộng hơn về chủ đề, khoa học, và các phòng ban (ví dụ, Nhân văn kỹ thuật số (một lĩnh vực hoạt động học thuật giữa máy tính hoặc công nghệ kỹ thuật số và các ngành của nhân văn - DH).

Vì thế khi nói về việc “cải cách” ngành đại học khoa học nhân văn, một từ ngữ hay hơn hoặc thay thế có thể là “để cung cấp năng lượng hoặc sức mạnh mới” hoặc “làm cho tươi tỉnh lại” để ủng hộ việc tăng cường sự hiện diện của các khóa học liên quan đến Phật học trong giáo dục phổ thông. Trong mọi trường hợp, mặc dù cải cách có thể là một đặc điểm chính xác về mặt kỹ thuật cho đề xuất của chúng tôi, nhưng đồng thời chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng, khái niệm cải cách hơi cứng nhắc; rằng nó đã bị lạm dụng quá mức và hầu như thực sự không có bất kỳ động lực nào. Để tác động mạnh đến viện hàn lâm và thế giới một cách hăng hái, nghiên cứu Phật giáo và khoa học nhân văn phải tiếp tục hợp tác nghiên cứu đa ngành, đếm số lượng tăng thêm và phạm vi của các trung tâm nghiên cứu Phật học như là trung tâm phân phối các khóa Phật học và tận dụng triệt để Internet và các công nghệ truyền thông khác. Làm như thế sẽ giúp bồi dưỡng một hệ thống giáo dục giàu tính nhân văn, tận dụng tối đa các kỹ năng mà nghiên cứu Phật học có thể cung cấp cho sinh viên.

3. Tính nhân văn trong giáo dục đại học Hoa Kỳ (The Humanities in American University Education)

Bất chấp tình hình hiện tại của khoa học nhân văn, vẫn còn mối quan tâm sâu sắc đến giáo dục nhân văn trong các trường đại học hiện đại của Mỹ, thường được hiểu là có nguồn gốc từ nền văn minh Hy Lạp cổ đại (Kimball 2010, trang 13).

Các ngành khoa học nhân văn cổ đại - chẳng hạn như logic học, ngữ pháp, thuật hùng biện (trivium), cũng như số học, hình học, thiên văn, âm nhạc (quadrivium) - là những môn học cổ nhất trong lịch sử giáo dục phương Tây, có niên đại hơn hia nghìn năm (Kimball 2010 , trang 147); Ngày nay chúng ta phát triển thành ba nhánh được gọi là nghệ thuật tự do (hoặc nghệ thuật và khoa học), có đặc điểm giáo dục chung: khoa học xã hội, khoa học vật lý và nhân văn. Trong số này phần cuối cùng theo truyền thống bao gồm các chủ đề về văn học, triết học, lịch sử nghệ thuật, âm nhạc và ngôn ngữ. Ngày nay, ngành khoa học nhân văn đã phát triển để kết hợp các nghiên cứu tôn giáo, kinh điển, âm nhạc học và lịch sử (Bowen et al. 2014, tr. 3; Flannery và Newstad 1998, tr. xvi-xix; Wagner 1983).

Giáo dục phổ thông đóng một vai trò quan trọng thiết kế chương trình giảng dạy của các trường đại học Mỹ, và khoa học nhân văn chiếm vị trí trọng tâm trong truyền thống này, đồng thời ủng hộ tự do học thuật, tự chủ đại học và tính trung lập trong hành chính (Bèrubè và Ruth 2016; Bok 1982).

Một ví dụ nổi bật là là trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ, một tổ chức hàng đầu với nêu gương sáng cung cấp thông tin cho giáo dục đại học trên toàn thế giới. Chúng tôi đưa ví dụ về trường Đại học Harvard, Mỹ như một cách để bắt đầu tư duy về các mô hình giáo dục, cải cách và tương lai của ngành khoa học nhân văn. Trường Đại học Harvard, Mỹ có truyền thống khoa học nhân văn hùng cường, truyền thống này tiếp tục là một thành phần quan trọng trong hệ thống giáo dục của các trường (Đại học Harvard 1945; Đại học Chicago 1950; Huang 2006). Không chỉ có nhiều khoa nhân văn mà trong giáo dục đại học còn có một số lượng lớn các khóa học nghệ thuật tự do, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Mặc dù các khóa học này liên tục thay đổi nhưng ý tưởng cơ bản là các công dân tương lai cần có nền tảng vững chắc về khoa học nhân văn, bao gồm cả nội dung văn hóa từ bên ngoài Hoa Kỳ.

Giữa thế kỷ 20 những thập niên 1950, ngành khoa học nhân văn và giáo dục phổ thông của Đại học Harvard, Hoa Kỳ chủ yếu dựa trên các thực tiễn đã có từ thời cổ địa đến phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu trong các thế kỉ 16 - 17,  khiến Thiên Chúa giáo bị phân hóa thành 2 giáo phái là: Cựu giáo (Ki-tô giáo cũ) và Tân giáo (Anh giáo, Tin lành…), trong đó nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân, truyền thống dân tộc, tiến bộ xã hội, và trau dồi khả năng thích ứng với xã hội của thế hệ trẻ. Mặc dù nó chủ yếu thuộc về chủ nghĩa nhân văn, nó cũng làm nổi bật nhất sự kết hợp khoa học nhân văn và các công nghệ thực tiễn và nhu cầu của họ trong một xã hội tự do.

Vào những thập niên 1970, điều quan trọng đối với cuộc thảo luận này là, với sự phát triển của nghiên cứu tôn giáo tại Hoa Kỳ, các khóa học Phật pháp đã được giảng dạy thông qua các tổ chức học viện mới thành lập như Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới  (Center for the Study of World Religions) và Ủy ban Nghiên cứu Tôn giáo (Committee on the Study of Religion) (Graham 1978; Shephard et al. 2011).

Những thập niên 1980, với sự thay đổi của xã hội Mỹ và những cải cách chủ nghĩa tân tự do trong giáo dục đại học, văn hóa nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng (Spencer 2014, pp. 398–99). Ví dụ, Giáo sư Đỗ Duy Minh (Tu Weiming), một giáo sư danh dự và là thành viên cao cấp của Trung tâm Á Châu tại Đại học Harvard, một đại biểu đương thời của Nho giáo (Weber 2016), từ lâu đã giảng dạy đạo đức Nho giáo tại Đại học Harvard như một phần của giáo dục phổ thông. Theo quan điểm của chúng tôi, những bổ sung này là một bước tiến lớn trong quá trình phát triển chương trình giảng dạy của trường đại học Mỹ.

Trong những năm gần đây, Đại học Harvard, Hoa Kỳ đã thực hiện một loạt cải cách nhằm làm phong phú thêm nền giáo dục phổ thông và chương trình giảng dạy đa văn hóa của trường và chương trình giảng dạy đa văn hóa.

 Tháng 10 năm 2006, trường Đại học Harvard đề xuất chương trình cải cách giáo dục phổ thông. Sở dĩ làm được như thế là bởi “Gần đây nhất, kể từ thế giới đã thay đổi cơ sở Khoa học xây dựng chương trình giáo dục phổ thông (c.1945). Thái độ tri thức cũng như thế, và Đại học Harvard cũng vậy. Chúng tôi nghĩ rằng chương trình giáo dục phổ thông cần phải tính đến những thay đổi này” (Task Force on General Education 2006, 2007).

Cuộc cải cách này khẳng định tầm quan trọng của chương trình tôn giáo học trong giáo dục phổ thông tại các trường học danh tiếng của Mỹ; mặc dù như thế, sự phân biệt rõ ràng giữa tư tưởng thế tục và tôn giáo khiến một số người thấy có vấn đề (Hollywood 2011, trang 460-62).

Vào năm 2019, một lần nữa trường đại học Harvard đã cập nhật chương trình giáo dục phổ thông, với các khóa tôn giáo học hiện được phân thành các loại khác nhau, tùy theo đặc điểm cụ thể của chúng. (Chương trình Đại học Harvard về Giáo dục Phổ thông 2021). Các khóa Phật học và liên quan đến Phật giáo là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông tại Đại học Harvard.

Ví dụ vào năm 2022, họ đưa ra “tính không trường cửu và vĩnh cửu: Tại sao Phật tử xây dựng bia tưởng niệm”“Hạnh phúc”. Các khóa Phật học được giảng dạy chủ yếu thông qua các ngành như Khoa văn hóa và Văn minh Đông Á, Khoa Lịch sử Nghệ thuật và Kiến trúc, Khoa Nghiên cứu Nam Á và Viện thần học. Với tiếp tục vai trò của Đại học Harvard là một tổ chức tư nhân hàng đầu ở Hoa Kỳ và thế giới, mối quan tâm lâu dài và lịch sử của trường đối với một hiệu quả cung cấp chương trình giảng dạy giáo dục phổ thông, đây cho thấy dấu hiệu rõ ràng về tầm quan trọng mà hệ thống học thuật Hoa Kỳ đặt trọng tâm vào khoa học nhân văn. Về phương pháp lập luận, cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục của bài viết này, nó trình bày ví dụ về cách tổ chức khác có thể kết hợp nội dung Phật học vào giáo dục phổ thông.

Tuy nhiên, sự cống hiến này cho khái niệm khoa học nhân văn về kiến thức vì lợi ích riêng của nó - một khái niệm có từ thời Hy Lạp cổ đại và sự phân biệt giữa “kiến thức lý thuyết được theo đuổi vì lợi ích riêng của nó và kiến thức được theo đuổi với mục đích thực tế” (Gk. payeia) – là đang đặt thành vấn đề một cách mạnh mẽ (Cuypers 2018, p. 703). Theo nhiều cách, điều đang bị đe dọa ở đây là giá trị và mục đích cuối cùng của giáo dục đại học. Các khóa học giáo dục phổ thông đóng vai trò thiết yếu trong việc đạt được bằng tốt nghiệp đại học khi tham gia các khóa học này - phần lớn trong số đó thuộc về khoa học nhân văn - giúp thế giới biết rằng một người đã được tiếp xúc với vô số tư duy và ý tưởng ‘các các trường đại học không phải là trường kỹ thuật hay trường dạy nghề, nơi người ta học kỹ năng cụ thể’ (Flannery and Newstad 1998, p. 4).

Về hình thức Sinh viên có giá trị hơn đối với xã hội khi có bằng tốt nghiệp Đại  học, vì việc có được chứng chỉ về mặt lịch sử là một dấu hiệu cho thấy một người có trình độ học vấn giáo dục phổ thông. Do đó, bất kỳ sự suy giảm nào về giáo dục phổ thông hoặc học tập mang tính khoa học nhân văn - thực tế hay được nhận thức - sẽ dẫn đến dân số ít được giáo dục hơn và do đó, về tổng thể một xã hội bị thu hẹp.

4. Khía cạnh thực tế của khoa học nhân văn (4. The Practical Aspect of the Humanities)

Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu, điều tra tình trạng khó khăn của ngành khoa học nhân văn,  những nghiên cứu này không cần phải được trình bày ở đây (Geiger 2015; Cvejić et al. 2016; Rosenthal-Pubul 2018).

Tuy nhiên, một loạt số liệu thống kê có thể giúp định hình quan điểm của chúng tôi về tình hình hiện tại của lĩnh vực này. Về nguồn tài trợ của chính phủ, các yêu cầu về ngân sách của Quỹ Nhân văn Quốc gia Mỹ (National Endowment of the Humanities, NEH) 90% kể từ năm 1979 đã giảm 90%, dựa trên số liệu của năm 2019 Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ. Trong giáo dục đại học, mặc dù tổng số sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học nhân văn tăng lên, nhưng con số này lại giảm đáng kể so với tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học trên toàn quốc.

Số cấp phát bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên ngành khoa học nhân văn là là 20,7% vào năm 1966, so với 12,7% vào năm 1993, và hiện nay thậm chí còn thấp hơn (Kernan 1997, trang 5–6, 245–58). Số lượng tài trợ luận án về khoa học nhân văn lên tới 13,8% vào năm 1966, so với 9,1% vào năm 1993, trong khi đến năm 2014 “những người nhận văn bằng Tiến sĩ ngành khoa học nhân văn, có nhiều khả năng sử dụng nguồn lực của chính họ hơn là những người nhận văn bằng Tiến sĩ ngành kỹ thuật, khoa học đời sống và vật lý”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ 2021).

Theo báo cáo được công bố bởi Hiệp hội các Khoa tiếng Anh (ADE):

Trong bốn năm kể từ năm 2012, số lượng sinh viên tốt nghiệp văn bằng Cử nhân tiếng Anh đã giảm 11.000, hay 20,4%, từ 53.840 năm 2012 xuống còn 42.868 năm 2016. Gần đây sự suy thoái không chỉ giới hạn ở tiếng Anh mà còn ảnh hưởng đến tất cả các ngành khoa học nhân văn, đặc biệt là lịch sử, nơi số người hoàn thành văn bằng Cử nhân đã giảm hơn 9500 (27,0%) trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2016, từ 35.190 xuống 25.686. (Hiệp hội các khoa tiếng Anh 2018, tr. 49)

Một khía cạnh quan trọng và hợp lý bởi sự suy giảm này là khi vị trí giảng dạy giảm đi, sinh viên tốt nghiệp đại học ngành khoa học nhân văn có ít cơ hội việc làm hơn. Ở cấp độ đại học/chuyên nghiệp, nhiều Tiến sĩ không thể tìm được việc làm trong học thuật, và kết quả là thời gian và công sức dành cho nghiên  cứu và việc viết lách trong lĩnh vực khoa học nhân văn được coi là vô ích (Smith 2016, trang 11–14).

Đồng thời với sự xuất hiện của một số lượng lớn các môn học mới, số lượng sinh viên ngành khoa học nhân văn cũng tương đối giảm đi. Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, khi giá trị của các tài sản sụt giảm kéo thei sự mất khả năng thanh toán của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, khủng hoảng tài chính là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và sự xuất hiện của các bong bóng kinh tế, trước nhất là ngành khoa học nhân văn thường bị cắt giảm, đặc biệt là các trường đại học công lập (Classen 2020b; Hutner và Mohamed 2013).

Ví dụ mới nhất là Đại học Kansas - Trường Đại học công lập danh tiếng tại Mỹ, trường này đã quyết định cắt giảm hoàn toàn chương trình khoa học nhân văn, do hạn chế tài chính và số lượng tuyển sinh thấp. (Moody 2022). Hơn nữa, khi chi phí giáo dục tăng lên, ngành khoa học nhân văn ngày càng nhận được ít sự giúp đỡ hơn, phụ huynh và các nhà quản lý giáo dục buộc phải hỗ trợ biện pháp thiết thực hơn và các vị trí và khóa học nghề (Ferrall 2011).

Những con số thống kê cho thấy số lượng ngày càng ít sinh viên theo học các ngành nghệ thuật truyền thống. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Ủy ban đặc biệt chuyên ngành Anh ngữ năm 2016–2017, Hiệp hội các Khoa Tiếng Anh (Association of Departments of English, ADE), vấn đề này đang ở mức đáng báo động, do số lượng sinh viên giảm, các khoa này cảm thấy nhiều áp lực hơn, và sự chú trọng về mặt hành chính và hỗ trợ cho ngành khoa học nhân văn đang sụt giảm tại các trường Đại học (Hiệp hội các Khoa Tiếng Anh 2018).

Cả giới học thuật và công chúng nói chung đều quan tâm đến sự suy giảm của tính nhân văn trong giáo dục đại học. Trong phạm vi sự thay đổi của họ có ý nghĩa xã hội lớn hơn, chúng ta có thể phỏng vấn hạng người nào hiện đang được tạo ra thay cho những người từng được gương sáng trong khuôn mẫu bởi nền giáo dục phổ thông, khoa học nhân văn? Như đã được thừa nhận rộng rãi, ngày nay uy tín và hiệu quả thực tế của khoa học đang làm lu mờ ngành khoa học nhân văn (Deneen 2010; Konnikova 2012; Issit 2015).

Một đặc vụ có kỹ năng về công nghệ và kinh tế, dường như đang thay thế con người được giáo dục rộng rãi, và tại trường Đại học được đào tạo kinh nghiệm về học thuật. Mô hình nhân vật tiêu biểu theo định hướng khoa học, cống hiến cho sự tích cực và hữu ích có vẻ thích hợp hơn với một  học giả có tinh thần công dân, dựa trên các nguyên tắc mang tính chủ quan hơn bởi nguồn cảm hứng khoa học nhân văn.

Như nhà lý luận văn học, học giả pháp lý, tác giả và trí thức đại chúng người Mỹ, Giáo sư Stanley Fish đã lập luận: “Các bạn có thể chia sẻ. . . về ‘những công dân toàn diện’, nhưng lý tưởng đó thuộc về thời kỳ trước đây, khi khả năng đề cập một cách hiểu biết đến nhà văn vĩ đại nhất của Anh quốc, Shakespeare (1564-1616), nhà sử học và nghị sĩ trong Nghị viện Anh, Edward Gibbon  1737- 1794) hay Cuộc chiến 30 năm (Thirty years - diễn ra ở châu Âu được các sử gia đánh giá là một cuộc xung đột đẫm máu hồi thế kỷ 17, từ năm 1618-1648), thời kỳ chiến tranh chi tiền mặt khá nhiều (the sociologists call it cultural capital).

Thời buổi tân tiến này, việc các bạn đưa vào các cuộc giao lưu  trao đổi một chút kiến thức uyên bác, có nhiều khả năng làm dấy lên hơn là giành được bạn bè và gây ảnh hưởng đến mọi người” (Fish 2015).

Lĩnh vực khoa học nhân văn và Kỹ thuật số (quá trình thiết kế và tạo ra các sản phẩm bằng máy tính) là một trong những phản ứng đối với những thay đổi mà khoa học đã mang đến cho học viện. Một số giảng viên, như Giáo sư Matthew Kirschenbaum giảng dạy tiếng Anh thời đại kỹ thuật số tại Đại học Maryland, Washington D.C., Hoa Kỳ coi lĩnh vực định hướng nổi (để phân biệt với công nghệ thông thường) này là một bước đi tích cực (Kirschenbaum 2012). Mặt khác, những người khác lại cảm thấy việc phục vụ, các phương pháp và các phương tiện của khoa học chỉ là một cách để ngành khoa học nhân văn “trao đổi một số thế giới hạnh phúc của chúng ta, loại hợp pháp điện toán hóa, số hóa bị ngắt quãng” (Konnikova 2012).

Điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ, cường quốc số 1 thế giới không cần giá trị nhân văn. Ngược lại, nhiều người có ảnh hưởng trong giới công nghệ cao, đối với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã đề cao tầm quan trọng của việc trau đồi tính nhân văn. Các CEO công nghệ nổi tiếng thế giới và các chuyên gia có nền tảng vững chắc về khoa học nhân văn và nghệ thuật tự do, chẳng hạn như Tỷ phú Mã Vân, người giàu nhất Châu Á, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Alibaba, người sáng lập Taobao và Alipay, chủ tịch Hội đồng Bảo tồn Thiên nhiên Trung Quốc, thành viên hội đồng quản trị toàn cầu và giám đốc Hoa Nghị huynh đệ (English), doanh nhân internet, nhà đầu tư mạo hiểm và tác giả người Mỹ, Reid Hoffman, đồng sáng lập và chủ tịch điều hành của LinkedIn (Oxford University, philosophy), doanh nhân, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà từ thiện, nhà hoạt động chính trị và tác giả người Mỹ Peter Thiel, đồng sáng lập PayPal, Palantir Technologies và Founders Fund (philosophy and law at Stanford), doanh nhân tỷ phú Alex Karp, đồng sáng lập Palantir Technologies (PLTR), một công ty đại chúng của Mỹ chuyên về nền tảng phần mềm để phân tích dữ liệu lớn (neoclassical social theory and law), Tỷ phú công nghệ Ben Silbermann, nhà sáng lập và đồng thời là CEO của Pinterest (political studies at Yale University), bà Carly Fiorina, Giám đốc điều hành (1999-2005) Tập đoàn máy tính khổng lồ Hewlett-Packard (medieval history and philosophy at Stanford), nữ giám đốc điều hành (CEO) của YouTube Susan Wojcicki (history and literature at Harvard University) và những nhân vật nổi tiếng khác.

Kiến thức về khoa học nhân văn, cùng với sự hiểu biết sâu sắc về tiến bộ của khoa học công nghệ, đã hỗ trợ họ thành công về thương mại. Điều này là do khoa học công nghệ, bắt nguồn từ nhu cầu của nhân loại. Chỉ khi chúng ta hiểu rõ con người thì mới có thể biến khoa học công nghệ thành những ứng dụng hữu ích. Đây là một nhận thức vị lợi đã được báo trước trong bài báo đầy ảnh hưởng của Giáo sư Tiến sĩ Michael Bèrubè “Tiện ích của nghệ thuật và nhân văn” (The Utility of the Arts and Humanities), trong đó ông lập luận rằng mặc dù khoa học và công nghệ giúp chúng ta biết mọi thứ hoạt động như thế nào:

Khi phải vật lộn với một quá trình xã hội rộng lớn hơn, trong đó các ý nghĩa văn hóa bị thách thức và thiết lập, sự hiểu biết mong manh về “ý nghĩa” là gì, những cuộc tranh luận bất tận về những quy kết cụ thể của ý nghĩa, về phương pháp diễn giải và bản thân các diễn giả của chúng ta, đấu tranh để nắm bắt ý nghĩa của mọi thứ cũng như ý nghĩa của nó - đây là lúc Khoa học nhân văn trở nên hữu ích nhất.  (Bèrubè 2003, tr. 37)

Gần đây, giới trí thức Mỹ lo ngại về xu hướng suy thoái của ngành khoa học nhân văn, đã đánh giá lại tầm quan trọng của các kỹ năng “nhẹ nhàng” (soft) đối với nhu cầu của thị trường việc làm (Aubry 2017; Jackson 2017; Chriss 2018; Shappley 2019). Nhận thức ngày càng tăng rằng các sinh viên chuyên ngành kinh doanh đang học một số Kỹ năng kỹ thuật (Technical Skills, những kỹ năng và kiến thức cụ thể liên quan đến một lĩnh vực, công nghệ hoặc ngành nghề nhất định) cần thiết để có được việc làm “mà không đạt được thành tựu về kỹ năng viết hoặc tư duy phản biện mà họ cần có để thành công trong suốt sự nghiệp của mình hoặc để thích nghi với hoàn cảnh của họ trở nên lỗi thời và bản chất của những cơ hội mà họ có được sẽ thay đổi thời gian” (Appelbaum 2016).

Quan sát này liên quan đến lãnh đạo doanh nghiệp cũng như đối với quản lý cấp trung và những những người kinh doanh mới vào nghề. Tác giả, Doanh nhân và học giả nghiên cứu về ứng dụng thực tế và thương mại của Khoa học Con người, ông Christian Madsbjerg, người đồng sáng lập công ty tư vấn toàn cầu ReD Associates lập luận rằng, sự gắn kết chặt chẽ và bền vững với kiến thức văn hóa là rất quan trọng để  thành công trong thế giới trên dữ liệu ngày nay: “Ý tôi không phải là những con số nghiên cứu thị trường hay phân tích dữ liệu. Ý tôi là nghiên cứu về văn hóa liên quan đến khoa học nhân văn: đọc các văn bản có ảnh hưởng sâu sắc của một nền văn hóa, thông hiểu ngôn ngữ của nó, có được cảm nhận trực tiếp về cách sống của người dân ở đó” (Madsbjerg 2017, trang 4).

Với tư cách là những người lạc quan về khoa học công nghệ, chúng tôi lập luận rằng khoa học nhân văn cung cấp yếu tố thiết yếu để chúng ta thích ứng với tiến bộ khoa học công nghệ và ứng phó với những thách thức trong tương lai (Roth 2014, trang 11).

Như Phó giáo sư giảng dạy tiếng Đức tại Đại học New York , Tiến sĩ Lief Weatherby tuyên bố, “Năng lực cốt lõi của ngành khoa học nhân văn là phân tích các hình thức biểu đạt và phê bình có hệ thống về ý nghĩa và giá trị, ít nhất được ẩn chứa trong các hình thức đó. Việc nghiên cứu dữ liệu và cơ sở hạ tầng, kết hợp những nghề nghiệp của con người” (Weatherby 2020, trang 88).

Hơn nữa, với sự phát triển của công nghệ cao và Cuộc cách mạng lần thứ tư 4.0 (đòi hỏi sự phát triển của các công nghệ khoa học tân tiến như trí tuệ nhân tạo ‘AI’, robot, công nghệ internet và di truyền), con người ngày càng trở nên không thuần nhất. Đồng thời, khi phần lớn dân số toàn cầu tiếp cận với nền văn hóa khác, và ý tưởng khác thông qua internet, hiện nay nhu cầu về kiến thức của nhân loại ngày càng gia tăng. Giờ làm việc cũng đang thay đổi.

Với sự phát triển của công nghệ cao, và khi tiếp tục sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ có nhiều người có thời gian rảnh rỗi hơn, khi họ được giải phóng khỏi giới hạn của công việc nhàm chán hoặc tẻ nhạt. Kết quả là, có thể diễn ra việc nghỉ hưu sớm. Thậm chí xã hội có thể cung cấp những đảm bảo về mức lương cơ bản phổ quát. Những lực lượng này và những lực lượng khác sẽ tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về cách sử dụng thời gian nhàn rỗi, và khơi dậy niềm tin khao khát về văn hóa nghệ thuật và khoa học nhân văn, trong các lĩnh vực này sẽ tăng trưởng thực tế (đường cong tăng trưởng hình chữ S) (Hartley 2017).

Như kỹ sư và nhà kinh tế người Đức, nổi tiếng là người sáng lập và chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Tiến sỹ Kinh tế Klaus Schwab viết: “vì nhu cầu của con người là vô hạn, nên nhiều loại công việc mới, nhiều dịch vụ mới sẽ xuất hiện và khả năng thích ứng của con người là vô tận” (Human needs and desires are infinite, so the process of supplying them should also be infinite) (Schwab 2017, trang 37). Xu hướng các tổ chức cung cấp các khóa Phật học trực tuyến, là một bước đi tích cực trong môi trường mới này (Ratner 2016).

Nói rõ hơn, như thế là cách tiếp cận hướng tới tương lai, đối với ngành khoa học nhân văn không tránh xa quá khứ, nơi tập trung vào ưu thế của các chủ đề khoa học nhân văn, nhưng hiểu rằng một tương lai do khoa học nhân văn thông báo sẽ có lợi cho xã hội. Trên thực tế, kiến thức lịch sử, ý tưởng, và các giá trị đóng vai trò lớn hơn nhiều trong văn hóa, bản sắc, sự hình thành các giá trị, và cách mà nhiều bên liên quan ngày nay sẵn sàng thừa nhận” (Classen 2020a). Trong sự thay đổi mô hình này, tôn giáo - đặc biệt là đạo Phật - có cơ hội đóng vai trò quan trọng.

5. Thế nào là Tôn giáo, Phật giáo (5. Why Religion, Buddhism?)

Sau khi đã xác định được lịch sử, vai trò và hiện trạng của ngành khoa  học nhân văn trong giáo dục đại học và xã hội nói chung, câu hỏi vẫn là với ngành khoa học nhân văn phải làm gì. Nó là loại cây lưu niên tồn tại mãi mãi. Như Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Notre Dame, Tiến sỹ Patrick Deneen đã tự đặt câu hỏi ngành khoa học nhân văn: “Liệu cách tiếp cận dựa trên văn hóa và truyền thống vẫn còn phù hợp trong một thời được coi trọng sự cách tân và tiến bộ trên hết hay không?” (Deneen 2010, trang 64).

Nếu khoa học nhân văn có thể đóng góp đáng kể cho data-driven (một thuật ngữ kinh doanh đề cập đến việc sử dụng dữ liệu để cung cấp thông tin giúp các bạn ra quyết định nhanh hơn) dựa trên dữ liệu công nghệ hiện đại, thì môn học nào phù hợp nhất để làm điều đó? Ví dụ Đại học Harvard, Hoa Kỳ về việc kết hợp tôn giáo vào các cuộc cải cách giáo dục phổ thông - đưa một ví dụ quan trọng về vấn đề này - cùng với việc đưa các khóa Phật học vào/ngành văn hóa đối ngoại. Chắc chắn là chủ đề tôn giáo chưa biểu hiện sự tồn tại trong truyền thống lịch sử của nền giáo dục nhân văn phương Tây. Tuy nhiên, các học giả đã thảo luận một cách có hệ thống về vai trò của tôn giáo trong giáo dục phổ thông kể từ thế kỷ 20 (Harner 1945).

Kết quả là nền giáo dục nhân văn của Mỹ thì tôn giáo đã trở thành một môn học không thể thiếu, và nổi lên như một lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt. Nhưng liệu nó có thể tồn tại hiệu quả với khoa học và xã hội ngày nay?

Với sự thừa nhận ngày càng tăng về xã hội đa nguyên của Mỹ, đặc biệt Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch năm 1965, giáo dục tôn giáo đã trở nên đặc biệt quan trọng (Eck 2015, trang 54).

Điều này do tôn giáo lan tỏa rộng khắp trong đời sống và trải nghiệm của con người, cung cấp nền tảng tư tưởng và chất liệu cho sự phản ánh đa nguyên. Các nhà lãnh đạo tương lai ở Mỹ phải có nền giáo dục tôn giáo cơ bản và khả năng giải quyết các vấn đề tôn giáo khi họ góp phần vào sự phát triển các cuộc giao lưu đối thoại và văn hóa. Việc đưa khóa học tôn giáo học vào giáo dục phổ thông, đã bổ sung thêm nội dung mới cho giáo dục nhân văn vì tính toàn diện và liên ngành của nó. Việc nghiên cứu học thuật về tôn giáo mang đến một cơ hội quan trọng để rèn luyện cá nhân sinh viên về sự quán chiếu nội tâm, xã hội và văn hóa.

Nó phát triển khả năng tư duy hợp lý của học sinh, sinh viên khi thảo luận các vấn đề tôn giáo và xã hội trong phạm vi công cộng, đồng thời hiểu được sự đa dạng và đa nguyên của thế giới, các chiều kích của tính tôn giáo ở xã hội. Do tính toàn cầu và quốc tế của tôn giáo, hiện nay các khóa tôn giáo học đặc biệt phù hợp với sự bùng nổ toàn cầu hóa.

Như Giáo sư Thần học Miroslav Volf đã tuyên bố ngắn gọn: “Theo một nghĩa nào đó - các tôn giáo trên thế giới là một phần của động lực toàn cầu hóa, nguyên thuỷ họ là những nhà toàn cầu hóa” (nhấn mạnh thêm, Volf 2015, trang 1).

Theo hướng dẫn Kiến thức Tôn giáo của Học viện Tôn giáo Hoa Kỳ, ảnh hưởng của tôn giáo “thế kỷ 21 vẫn còn mạnh mẽ bất chấp những dự đoán rằng ảnh hưởng của tôn giáo sẽ giảm dần cùng với sự trỗi dậy của các nền dân chủ thế tục và những tiến bộ liên tục trong khoa học” (Học viện Tôn giáo Hoa Kỳ 2019).

Chính vì thế, tôn giáo ở Hoa Kỳ không chỉ là một trong những ngành khoa học xã hội và nhân văn, mà còn là một khía cạnh quan trọng của diễn ngôn công cộng.

Tuy nhiên, để minh bạch, chúng tôi không khẳng định rằng tôn giáo, hay các khóa Nghiên cứu Phật học nói riêng, là liều thuốc chữa bách bệnh giúp nâng cao hình ảnh đương đại của khoa học nhân văn. Thay vào đó, chúng tôi tin rằng nó là một phần quan trọng của sự cải cách rộng lớn hơn trong giáo dục phổ thông. Điều này nhất quán với quan điểm “công dân thế giới” của Giáo sư Luật và Đạo đức, nữ Tiến sỹ Martha Nussbaum về việc truyền đạt kiến thức văn hóa rộng rãi trong giáo dục khai phóng. Giáo sư  Martha Nussbaum cũng như chúng tôi khẳng định rằng tôn giáo là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên một công dân toàn cầu.

Về phía Giáo sư  Martha Nussbaum: “Tuy nhiên, công dân có trách nhiệm đòi hỏi hơn thế nữa: khả năng đánh giá bằng chứng lịch sử, ứng dụng thực tiễn và tư duy đúng đắn về các nguyên tắc kinh tế học, để đánh giá các giải thích về công bằng xã hội, thông thạo được ngoại ngữ, ‘và’ đánh giá cao sự phức tạp của các tôn giáo lớn trên thế giới” (Nussbaum 2016, trang 93).

Cả hai chúng tôi đều chia sẻ quan điểm rằng, nghiên cứu hàn lâm về tôn giáo, chỉ là một phần của động lực nhân văn to lớn trong nền giáo dục khai phóng. Giáo sư  Martha Nussbaum nhấn mạnh vào việc phát triển các kỹ năng tư duy phản biện (sử dụng cùng với kiến thức thực tế về nội dung và văn hóa) cũng là một phần quan trọng trong lập luận của chúng tôi.

Tuy nhiên, câu hỏi vẫn là tại sao ngày nay Phật giáo được coi là phương tiện phục hồi nhân văn trong môi trường khoa học - kỹ thuật, trái ngược với các truyền thống tâm linh khác. Tất nhiên, mục đích của bài viết này không phải là đưa ra một lời phê bình mang tính loại trừ đối với các tôn giáo khác, ngày nay vì giá trị và khả năng áp dụng của chúng như những môn hàn lâm khoa học cho thương mại xã hội lấy khoa học công nghệ làm trung tâm. Đúng hơn, như đã nêu ở trên, chúng tôi hướng đến Nghiên cứu Phật học như một con đường tiếp cận - chắc chắn một cách thuyết phục - trong việc tăng cường hồ sơ của khoa học nhân văn trong thế giới đương đại.

Về phương diện này, các ngành nghiên cứu tôn giáo khác có những cách riêng để hình thành những đặc điểm độc đáo của chúng. Trên thực tế, chúng tôi khuyến khích các học giả nghiên cứu tôn giáo khác, và ngành khoa học nhân văn nói chung, tiếp cận thế giới hiện đại cùng với tinh thần cách tân, tinh thần lạc quan về khoa học công nghệ mà chúng tôi đề cập trong bài viết này. Ví dụ, đạo Cơ đốc có truyền thống nghệ thuật thị giác lâu đời, đặc biệt là hội hoạ trong lòng Giáo Hội Công giáo, một Giáo Hội tôn thờ Thiên Chúa - Nghệ sĩ tối cao và tuyệt đối lỗi lạc. Đây có thể là nền tảng cho sự gắn kết đương đại với văn hóa thị giác hiện diện khắp nơi, ngày nay nhờ các khoa  học công nghệ truyền thông hiện đại.

Mặc dù một số tôn giáo tỏ ra lo lắng về khoa học công nghệ, tuy nhiên, từ những thập niên 1990, từ khi họ đã chấp nhận công nghệ ảo hóa và phát triển mạnh mẽ tại các trường Đại học Thiên Chúa giáo đã chấp nhận công nghệ ảo hóa (Robbin 1996).

Đúng thế, đối với những người thực hành, “công nghệ ảo hóa cung cấp một không gian để khám phá các hình thức mới qua biểu đạt tôn giáo, có thể được áp dụng vào cuộc sống ngoại tuyến, và đối với họ, nhà thờ bằng công nghệ thực tế ảo mang đến cái nhìn thoáng qua về nhà thờ ‘thực’ sẽ như thế nào” (Horsfield và Teusner 2007, tr. 291).

Đạo Phật và việc nghiên cứu Phật học có những đặc điểm nội tại, và độc đáo khiến nó trở thành một sự bổ sung mang tính thuyết phục cho nền giáo dục phổ thông của sinh viên đương đại, những người hoàn toàn hòa nhập vào xã hội công nghệ ngày nay của chúng ta.

Tuy nhiên, đạo Phật khác biệt với các tôn giáo lớn khác trên thế giới ở chỗ sự thành lập đều không khẳng định thuyết hữu thần (theistic). Nền tảng Di sản đạo Phật là một trong những diễn ngôn hợp lý và tự do tư tưởng, nền tảng trong nhiều ý tưởng triết học khác nhau về sự tồn tại và tương tác của con người, cũng như mối quan tâm cơ bản của đạo Phật đối với sự an lạc hạnh phúc của con người ở đây và ngay bây giờ (Rāhula 1959, trang 2-14).

Sự hợp nhất của các vị thần linh và thiên đàng thông qua những kim ngôn khẩu ngọc lời dạy quý báu của Đức Phật lịch sử, khi đạo Phật di cư và hợp nhất với các tín ngưỡng bản địa khác của nó thành bản sắc toàn cầu. Tuy nhiên, sự nhấn mạnh vốn có của tôn giáo vào diễn ngôn trí tuệ và ít nhất là mối quan hệ bên ngoài với tư tưởng thế tục hiện đại, những ý tưởng đặc biệt mang  tính khoa học (ví dụ: tính hợp lý, nguyên nhân và tác dụng chữa lành thông qua tu tập thiền định), tiếp tục tạo ra sự phấn khích và sự quan tâm đến nhiều khía cạnh của đời sống phương Tây đương đại (Verhoeven 2013, tr. 107).

Điều quan trọng là với hàm ý rằng đạo Phật vẫn duy trì khả năng kích hoạt tâm trí đương đại và khơi dậy trí tưởng tượng của sinh viên và các học giả theo cách mà không có trong các tôn giáo.

Quả thật như thế, sự phấn khích này có thể được chứng minh qua việc nhận thức tổng thể về đạo Phật trong nền văn hóa đương đại đã tăng lên đáng kể trong khoảng bốn mươi năm qua, bao gồm cả sự tham gia học thuật với chủ đề này (Prebish 2002).

Học viện Tôn giáo Hoa Kỳ (AAR) là thành viên của Hội Đồng Hiệp Hội Học Thuật Hoa Kỳ (American Council of Learned Societies, ACLS), là tổ chức chuyên nghiệp lớn nhất của các học giả tôn giáo ở Bắc Mỹ và phản ánh đường nét của các học giả, giảng viên và các chương trình đại học về Nghiên cứu Phật học.

Theo bài phát biểu tại Hội nghị thường niên năm 2020 của Học viện Tôn giáo Hoa Kỳ (AAR) của Giáo sư José Cabezón, có hơn 350 học giả giảng dạy Phật học trong các chương trình đại học ở Bắc Mỹ, trong khi  vào những thập niên 1970 chỉ có chưa đến 50 học giả, khi khoa Phật học được xếp vào một môn học nhỏ trong lĩnh vực tôn giáo (Cabezón 2020).

Từ những thập niên 1990, nhiều chủ đề chuyên biệt hơn về kinh điển và truyền thống Phật giáo đã xuất hiên trong các cuộc họp thường niên của Học viện Tôn giáo Hoa Kỳ (AAR) và các bài viết liên quan đã được xuất bản thường xuyên hơn trên tạp chí của tổ chức, JAAR (Tạp chí của Học viện Tôn giáo Hoa Kỳ). Hiện nay cũng có các tổ chức và tạp chí khác phục vụ cho các nhà Phật học và các chuyên gia trong khu vực.

Nhà nghiên cứu Phật học, Giáo sư Franl Everett Reynold (1930-2019), người có tiếng nói quan trọng nhất đối với những người đang tư duy sâu sắc về tình trạng chung và việc giảng dạy Nghiên cứu Phật học trong giáo dục đại học. Giáo sư Frank Reynolds chỉ ra rằng việc đưa chương trình giảng dạy Phật học vào nền giáo dục nghệ thuật tự do là một phản ứng hậu hiện đại đối với chủ nghĩa duy lý thời kỳ Khai sáng, mà quyền bá chủ của nó đã giảm đi đáng kể trong thời hiện đại. Theo quan điểm của Giáo sư Frank Reynolds, một chương trình giảng dạy Phật học được cải tiến có thể tạo ra một mô hình mới giúp học sinh, sinh viên phát triển “trí tuệ cảm xúc, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng đánh giá và Phán đoán đơn - Logic học” (Reynolds 2002, trang 11).

Cách tiếp cận này có vẻ đặc biệt, có thể được áp dụng cho ngành khoa học nhân văn tại các trường đại học Hoa Kỳ. Vì theo Giáo sư Frank Reynolds, “Đây là . . . những kỹ năng tương tự mà cuối cùng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia hiệu quả vào loại hình đối thoại công khai nghiêm túc và hợp lý, điều này hoàn toàn cần thiết cho sự lành mạnh trong tương lai của một xã hội dân chủ (Reynolds 2002, p. 14).

Tuy nhiên, điều quan trọng là không phải tất cả các khóa Phật học đều phù hợp với tầm nhìn về giáo dục Khai phóng này, “đặc biệt là những khóa học được thiết kế để truyền đạt đến nhiều sinh viên một loại ảnh ghép về những ấn tượng và hiểu biết sống động. Giả sử rằng . . . khóa học được giảng dạy tốt, những ấn tượng và hiểu biết sâu sắc này sẽ tạo thành một sự giới  thiệu có trách nhiệm và khả năng thuyết phục về những điểm tương đồng, khác biệt và xung đột đáng kể vốn là đặc điểm của các truyền thống Phật giáo khác nhau” (Reynolds 2002, trang 9).

Không gian diễn ngôn này phù hợp với quan điểm của Học viện Tôn giáo Hoa Kỳ (AAR) về hiểu biết tôn giáo, đối với họ đòi hỏi “khả năng nhận thức và phân tích vai trò của tôn giáo trong đời sống của mỗi cá nhân, xã hội, chính trị, nghề nghiệp và văn hóa. Hiểu biết về tôn giáo thúc đẩy các kỹ năng và kiến thức cho phép sinh viên tốt nghiệp tham gia - theo những cách có hiểu biết - vào đời sống công dân và cộng đồng” (Học viện Tôn giáo Hoa Kỳ 2019).

Điều quan trọng là phải nhấn mạnh các loại Bằng cấp trong hệ thống giáo dục này. Bởi  chúng tôi không lập luận rằng bất kỳ một truyền thống hay giáo lý đạo Phật nào (ví dụ như Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Kim Cương thừa) đều phải được phát huy thông qua việc đưa giáo lý các truyền thống đạo Phật vào chương trình giáo dục phổ thông.

Tôn giáo không phải là một hệ thống tín ngưỡng thống nhất, và có nhiều hình thức cũng như thực hành có thể được hiểu dưới cái tên rộng rãi là “Phật giáo” (tiếng Hán: 佛教 - tiếng Phạn: बुद्ध धर्म - IAST: buddha dharm, Tiếng Anh: Buddhism) hay đạo Phật là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống của triết học có nguồn gốc từ Ấn Độ bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc; các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên những lời dạy ban đầu của một nhân vật lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá trình truyền bá, phát triển Phật giáo sau thời Đức Phật.

Nói cách khác, chúng tôi không chủ trương rằng học sinh, sinh viên phải được đào tạo để trở thành Phật tử. Đúng hơn, đó là nghiên cứu mang tính học thuật về tôn giáo đang được thảo luận (vì thế được gọi là “Nghiên cứu Phật học”). Ở đây khẳng định là đặc điểm và mang tính lịch sử và diễn ngôn của Phật học, đặc biệt phù hợp như một chủ đề mang tính khoa học nhân văn và học thuật để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông của các trường đại học Hoa Kỳ. Ít nhất, có điều gì đó rất thuyết phục và phù hợp độc đáo về đạo Phật như một thế giới quan và hệ thống tư duy phản biện đã được chứng minh khiến đạo Phật trở thành một phương tiện thiện xảo hấp dẫn để giúp kết nối nhân loại với môi trường khoa học kỹ thuật ngày nay.

Về phương diện thực tế, chúng tôi tin rằng các khóa Nghiên cứu Phật học sẽ giúp sinh viên có Tư duy phản biện (một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề) và giá trị từ bi tâm khi thảo luận các vấn đề văn hóa và tôn giáo. Đây là một kỹ năng rất cần thiết trong kết nối đa dạng trong thế giới hiện nay. Từ bi tâm là thành phần trung tâm của tư tưởng Phật giáo và tỏa sáng qua bất kỳ chương trình giảng dạy nào về chủ đề này. Các tôn giáo khác rao giảng từ bi tâm ở mức độ này hay mức độ khác, nhưng không phải là khái cạnh cơ bản trỏng học thuyết của họ như trong Phật giáo. Những sinh viên tìm hiểu giá trị văn hóa và trí tuệ bởi sự tham gia trí tuệ và từ bi sẽ là tài sản có giá trị lấy khoa học nhân văn làm trung tâm cho thị trường việc làm hiện đại.

Hơn nữa, các khóa học về Văn hóa thị giác Phật giáo (Buddhist visual culture) đang gia tăng đều đặn (ví dụ: tại Berkeley, Đại học Chicago, Rice, UC Santa Cruz, UArizona, và những nơi khác). Rõ ràng trong giáo dục đại học có sự gia tăng bởi liên quan đến hồ sơ học thuật ngày càng tăng trong tôn giáo học, như được đề cập nêu trên trong số liệu thống kê của Học viện Tôn giáo Hoa Kỳ (AAR).

Khi ánh sáng từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng đạo Phật lan tỏa mạnh mẽ vào phương Tây, và các tổ chức xã hội của họ, những cá nhân có nền tảng nhất định về hình ảnh đạo Phật, có thể điều hướng một cách hiệu quả các ý nghĩa văn hóa của họ liên kết với nhau. Điều này có thể mang đến lợi ích thiết thực cho những người sáng tạo về mặt khoa học công nghệ nghệ (lập trình viên máy tính, nhà thiết kế web, nghệ sĩ video, nhà làm phim, v.v.), những người thường xuyên tiếp cận với các tài liệu văn hóa phi phương Tây (non-Western cultural). Điều này cũng đúng với những người làm trong các lĩnh vực có sự tương tác cao giữa các cá nhân (chẳng hạn như bán hàng và tiếp thị) bởi nó thúc đẩy sự quen thuộc và khả năng hiểu và nhận thức một điều gì đó thông qua trải nghiệm và giáo dục của con người với các cá nhân từ các nền văn hóa khác, đặc biệt khi các ý tưởng và các đặc thù phương Đông tiếp tục phổ biến ở phương Tây.

Hơn nữa, nghiên cứu khoa học nhân văn đưa chúng ta đến gần hơn với những điều khẳng định tính nhân văn của chúng ta. Các thể loại thế giới ảo hiện đang tồn tại có thể làm giảm sự tiếp xúc giữa người này với người khác, và đôi khi cách ly giữa người kia với thế giới bên ngoài - khỏi con người của chính họ với tư cách là những sinh vật xã hội, tạo ra cảm giác cô đơn và thiếu niềm tự tin, đức tự chủ. Không giống như các tôn giáo khác, đạo Phật yêu cầu người thực hành và người học phải tư duy sâu sắc về ý nghĩa của việc trở thành một con người vì bản chất của “cái tôi” (the self) là tâm điểm của hệ thống niềm tự tin và đức tự chủ của họ. Do đó, việc Nghiên cứu Phật học mang đến cơ hội duy nhất cho mọi người đặt trung tâm tâm lý của họ vào khuôn khổ khoa học nhân văn.

Cuối cùng, đối với các lĩnh vực nghiên cứu khác trong Nghiên cứu Tôn giáo, lập luận của chúng tôi nêu bật những thuộc tính độc đáo và hấp dẫn của tư tưởng và nghiên cứu Phật học. Tuy nhiên, tính độc đáo và khả năng  ứng dụng ở đây không được coi là vượt trội hoặc loại bỏ đối với các lĩnh vực Nghiên cứu Tôn giáo khác. Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, Cơ đốc giáo, v.v. vẫn giữ được lịch sử và đặc điểm độc đáo của riêng họ, có thể phù hợp với phương thức sống thương mại và khoa học kỹ thuật ngày nay.

Tuy nhiên, chúng tôi đồng tình với Giáo sư Nghiên cứu Phật học Jose Cabezón rằng, việc nghiên cứu tôn giáo có tính chất hoán vị (translocative), ở mức độ nó xuyên biên giới một cách hữu cơ. Thật vậy, “các nhà nghiên cứu Phật học Bắc Mỹ tiếp tục bị ảnh hưởng các nguồn lịch sử trong quá khứ của họ, đồng thời vượt qua các ranh giới để bước vào các lĩnh vực mới tạo điều kiện cho những cách tư duy mới lạ và một phong cách học thuật của riêng họ” (Cabezón 2020, trang 816).

Vì thế, có thể Nghiên cứu Phật học nhằm tìm thấy mục tiêu chung với các khoa Nghiên cứu Tôn giáo khác, và hợp tác làm việc với những người cũng đang tìm cách vượt qua các dòng chương trình để tác động đến xã hội đương đại thông qua hồ sơ  học thuật ngày càng gia tăng về tôn giáo. Bởi điều này và những lý do nêu trên, việc Nghiên cứu Phật học có vị trí cực kỳ thuận lợi để tác động đến sự thay đổi tích cực trong giáo dục phổ thông và thúc đẩy nguồn năng lượng mới cho khoa học nhân văn.

6. Nguồn lực Phật giáo cho Chương trình giảng dạy Khoa học Nhân văn (6. Buddhist Resources for Humanities Curricula)

Cuộc thảo luận nêu trên lập luận về sự hồi sinh của khoa học nhân văn đối với giá  trị xã hội của chúng thông qua sự hiện diện ngày càng tăng của chương trình giảng dạy Phật học trong các chương trình giáo dục phổ thông vào các trường Đại học Hoa Kỳ. Tuy nhiên, truyền thống đạo Phật cũng vẫn gữ được những nguồn lực và đặc điểm độc đáo sau sau đây để kết nối chúng một cách hợp lực hơn nữa với nền giáo dục khoa học nhân văn hiện nay, dựa trên những quan sát và khảo sát của chúng tôi về lĩnh vực này:

Một hệ thống giáo lý đạo Phật và tài liệu triết học có một nguồn gốc lâu dài và phức tạp, nhấn mạnh vào các giá trị khoa học nhân văn: Một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của truyền thống đạo Phật là hệ thống giáo lý đa dạng, phong phú, được khẳng định dựa trên tính ưu việt của tâm trí và ý thức như là nguồn gốc bản thể của thế giới và những hiện trạng thế tục hóa khác nhau của con người. . .  Các điều kiện hiện sinh của con người, sau đó được giải thích dưới dạng nhận thức về tinh thần và tâm lý. Cùng với sự nhấn mạnh vào tâm thức này, nhiều kỹ thuật thiền định khác nhau, đã được phát triển trong cả hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa, hợp pháp hóa các ý tưởng triết học bản địa và tạo ra những biến thể mới như các Bộ phái Phật Giáo, A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma), Trung Quán Tông (Mādhyamika), Duy Thức Tông (Yogācāra), Kim cương thừa (Vajrayāna), Thiền tông (Chan/Zen), Đại Viên Mãn (Dzogchen), v.v. Sự trí tuệ hóa mang nhiều sắc thái của chúng đã buộc các nhà triết học hiện đại phải nghiên cứu chúng dựa trên những nguồn cảm hứng mới từ Chủ nghĩa hiện sinh  (Existentialism), Phương pháp hiện tượng học (phenomenology), Triết học phân tích (Analytical philosophy), Phân tích tâm lý học (Psychoanalysis),v.v. . . (Emmanuel 2013; Williams 2009).

Sự giao thoa với lịch sử và địa lý toàn cầu: Lịch sử Phật giáo gắn liền với sự trỗi dậy và mở rộng của các đế quốc và nền văn minh lớn ở châu Á: sự thúc đẩy của nó bởi Vương triều Maurya của Ấn Độ (268-232 TCN) và được nhớ đến vì sự cải đạo đáng chú ý sang bất bạo động và triều đại nhân từ của Hoàng Đế Asoka Maurya, vị vua thứ ba của triều đại Maurya, đế quốc Kushan (vào khoảng thế kỷ thứ 1–3, một cường quốc cổ đại tại Trung Á) do Hoàng đế Kanishka (Trị vì: 127 - 151), các triều đại của Vương quốc Phật giáo Thái Lan và Myanmar khác nhau, các đế chế thuộc du mục của Trung Hoa và thời nhà Đường là một hoàng triều cai trị Trung Quốc gần 3 thế kỷ (618-907) là thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Trung Quốc, Nhật Bản thời trung cổ của Thái tử Thánh Đức (Shotoku, cai trị từ 593-622), người có công rất lớn trong việc truyền bá kiến thức Phật học đầu tiên ở Nhật Bản, Đế quốc Tây Tạng của Songsten Gampo, vị quân chủ vĩ đại nhất của người Tạng, người đã đem Phật giáo đến Tạng và đóng vai trò quan trọng trong sự ra đời của chữ Tạng, giúp tiếng Tạng trở thành ngôn ngữ nói và viết chính thức tại cao nguyên Thanh Tạng và Quốc vương Trisong Detsen (742-798), một ông vua rất có công trong việc truyền bá Phật pháp sang Tây Tạng. Về mặt lịch sử và địa lý sự hiện diện của đạo Phật trong lịch sử thế giới, đã tạo ra học thuật xuất sắc trong giới học thuật và sẽ tiếp tục cung cấp nền tảng cho nghiên cứu và  giảng dạy (Robinson 1996).

Giá trị  ngôn ngữ chuẩn mực, ngôn ngữ văn hóa của kinh điển Phật giáo: Tư tưởng và lịch sử Phật giáo được ghi chép đầy đủ và bảo tồn trong kinh điển Phật giáo (thường được gọi là Tam tạng Thánh điển Phật giáo) và các biên soạn phụ trợ của chúng bằng nhiều ngôn ngữ bản địa. Tổng số lượng văn bản và tài liệu này có thể vượt quá hai triệu trang in, và có thể dễ dàng cung cấp nội dung cho một thư viện nhỏ. Do bản chất là bộ sưu tập tích lũy các văn bản cổ điển, bằng nhiều ngôn ngữ lịch sử khác nhau nên giá trị ngôn ngữ và ngữ văn của nó cực kỳ cao trong việc tái tạo lại các ngôn ngữ và đã mất trong lịch sử, chẳng hạn như ở khu vực khu vực Gandhara một vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan (Salomon 2018).

Giá trị nghệ thuật trong hội họa, thư pháp, kiến trúc và điêu khắc: Nhiều người ở thời hiện đại lần đầu tiên bị thu hút bởi Phật giáo và Nghiên cứu Phật học bởi cách trình bày trực quan của nó trong nghệ thuật. Như một nỗ lực sùng mộ Phật pháp, các cơ sở tự viện Phật giáo và cộng đồng đã được trang trí bằng những bức tranh tường và các pho tượng đầy màu sắc, với kiến trúc tự viện Phật giáo nguy nga tráng lệ. Xuất phát từ nguồn cảm hứng tâm linh, các nghệ sĩ Phật giáo đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật vô cùng tinh xảo như thư pháp Thiền và tranh vẽ ở Đông Á. Nhiều bảo tàng của phương Tây như các Bảo tàng Anh, Bảo tàng Guimet ở Pháp và Bảo tàng Metropolitan ở New York, Hoa Kỳ lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật và kho báu Phật giáo như một phần trong bộ sưu tập lâu dài của  họ, phần lớn được cung cấp trực tuyến  trong thời kỳ đại dịch. Những nguồn tài nguyên trực quan này tạo ra những công cụ giảng dạy tuyệt vời cho các khóa học liên quan đến Phật giáo. (Chicarelli 2004).

Cởi mở  với Khoa học, Y học và Khoa học công nghệ: Kể từ thế kỷ 19, Phật giáo đã được nhiều người ở phương Tây coi là “tôn giáo của khoa học” (the religion of science), tương thích độc đáo với cuộc sống hiện đại (McMahan 2004, trang 898; Verhoeven 2013).

Mặc dù quan điểm này, về Phật giáo bị ảnh hưởng bởi trí tưởng tượng phổ biến của phương Tây, nói lên sự kết hợp thú vị và lịch sử đa dạng phong phú của Phật giáo với khoa học, y học và khoa học công nghệ. Theo định nghĩa của Phật giáo về kiến thức, các lĩnh vực nghiên cứu thế tục như logic, vũ trụ học, chiêm tinh học, y học chuyên môn và sinh lý học đều có những vị trí thích hợp và các vị tu sĩ Phật giáo được khuyến khích nắm vững chúng.

Cùng với việc truyền bá chính pháp Phật đà và tích lũy công đức, các công nghệ như in ấn đã được phát triển ở Trung Hoa và tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho sự phát triển văn minh trên thế giới. Trong thời đại kỹ thuật số, Nghiên cứu Phật học là một trong số ít lĩnh vực tiên phong, bắt đầu các dự án như Bộ sưu tập của Hiệp hội Kinh điển Điện tử Phật giáo (CBETA) tại Đài Loan đã vượt qua hơn 215 triệu từ và Cơ sở dữ liệu văn bản Đại tạng Kinh - ấn bản SAT Daizōkyō ở Nhật Bản, nhằm số hóa toàn bộ kinh điển Phật giáo Hán tạng  (Wu and Wilkinson 2017).

Cùng với sự phát triển của Nhân văn Kỹ thuật số (Digital Humanities - một lĩnh vực hoạt động học thuật giữa máy tính hoặc công nghệ kỹ thuật số và các ngành của nhân văn), những dự án này đang chuyển sang các kỹ thuật xử lý dữ liệu phức tạp hơn trí tuệ nhân tạo (AI) và Học sâu (deep learning, còn gọi là học cấu trúc sâu), một phần trong một nhánh rộng hơn các phương pháp học máy dựa trên mạng thần kinh nhân tạo kết hợp với việc học biểu diễn đặc trưng (representation learning). Việc học này có thể có giám sát, nửa giám sát hoặc không giám sát (Veidlinger 2019).

Trong những năm gần điều đáng quan tâm, lấy cảm hứng từ sự giảng giảng Phật pháp về tâm trí và ý thức, các nhà khoa học thần kinh cực kỳ quan tâm đến Phật giáo, và nhiều nghiên cứu dự kiến sẽ được tiến hành trong các lĩnh vực nghiên cứu về ý thức và sức khỏe (Lopez 2009).

Gặp gỡ với văn hóa và xã hội phương Tây: Đạo Phât đã trải qua nhiều cuộc tiếp biến văn hóa, khi tiếp cận với các nền văn hóa lớn trên thế giới, chẳng hạn như nền văn minh Trung Hoa. Gần đây sự phổ biến của nó ở thế giới phương Tây đưa ra một ví dụ khác về cách các xã hội phức tạp phản ứng với sự du nhập của một tôn giáo từ nước ngoài và hòa nhập với những đặc điểm của nó.

Từ những thập niên 1960 cho đến nay, đạo Phật ở phương Tây đã tham gia sâu sắc vào quá trình chuyển đổi văn hóa phương Tây, dẫn đến một hình thái tâm linh độc đáo của phương Tây, nhấn mạnh vào các thực hành thiền định và tham gia tích cực vào hòa bình, dân chủ, môi trường, nhân quyền và công bằng xã hội. Hiện đã được thiết lập vững chắc như một truyền thống phương Tây, như đạo Phật có “phương tiện tiện xảo” (như là một phương cách mà chư Phật và Bồ Tát sử dụng trong việc thuyết giảng giáo pháp cho những đối tượng khác nhau, tùy theo căn cơ của họ, đưa họ đến giác ngộ theo một cách hiệu quả nhất), mới đầy tiềm năng cung cấp nhiều nguồn tài liệu cho chương trình giảng dạy về văn hóa và xã hội phương Tây đương đại, nâng cao nhận thức của sinh viên về sự phát triển của nền văn minh phương Tây trong bối cảnh toàn cầu (Fields 1992).

Đạo Phật như một truyền thống linh hoạt sống động: Ngoài hình thức đạo Phật mới của phương Tây, tín ngưỡng và thực hành Phật giáo truyền thống, tiếp tục ảnh hưởng đến người dân trong và ngoài châu Á. Sự kiên trì của họ đã thu hút nhiều nhà xã hội học, nhân chủng học và dân tộc học tiến hành công việc nghiên cứu chuyên sau trong các cộng đồng Phật giáo, chẳng hạn như nghiên cứu của nhà nhân chủng học văn hóa người Mỹ chuyên về tôn giáo và nhân học tâm lý, Tiến sĩ Melfred Spiro ở Myanmar (1920-2014).

Những tài liệu và báo cáo này, bổ sung thêm một khía cạnh khác cho kiến thức hiện có của chúng ta dựa trên các nghiên cứu văn bản và lịch sử, đã trở thành một nguồn quan trọng để xây dựng một chương trình giảng dạy vững chắc.

Cuối cùng, điều quan trọng là phải tạo ra sự khác biệt liên quan đến sự tham gia mang tính học thuật, và sư phạm của Phật giáo vào nền giáo dục Đại học Hoa Kỳ. Khi thảo luận về Phật giáo ở trường Đại học Hoa Kỳ, chúng tôi đã đề cập đến các tổ chức công cộng và tư nhân thế tục. Tuy nhiên, có một số trường Đại học Phật giáo được nhà nước công nhận, lấy cảm hứng từ tôn giáo đã xuất hiện trong những thập kỷ qua, chẳng hạn như Trường Đại học Tây Lai (University of the West, Hoa Kỳ) do Đại sư Tinh Vân (1927-2023) sáng lập năm 1990 và khai giảng vào năm 1991. Trường Đại học này là sự hợp tác liên thông giữa Phật giáo Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Hoa Kỳ, tại Học Phật Giáo Pháp Giới (DRBU -Dharma Realm Buddhist University) tọa lạc tại quận Mendocino, California, Hoa Kỳ, do Thiền sư Tuyên Hóa (1918-1995) sáng lập vào năm 1976, Đại học Naropa (Naropa University) là trường tư thục nghệ thuật tự do, tọa lạc tại Boulder, Colorado, Hoa Kỳ, Trường do Phật giáo Tây Tạng thành lập năm 1974, Soka University of America, một trường đại học Liberal Arts tư thục, phi lợi nhuận, hệ 4 năm tọa lạc trên diện tích 103 mẫu Anh ở Aliso Viejo, phía nam Quận Cam, California, Hoa Kỳ (Soka Gakkai của Nhật Bản) (Storch 2015, p. vii).

Các tổ chức dựa trên Phật giáo này cung cấp các khóa học về khoa học nhân văn, cũng như bằng cấp nghệ thuật tự do. Ví dụ, Trường Đại học Tây Lai (University of the West, Hoa Kỳ), cung cấp các khóa học giáo dục phổ thông: . . . phản ánh niềm tin của nó rằng giáo dục đại học toàn diện, đòi hỏi kiến thức sâu rộng ngoài việc học tập và đào tạo chuyên ngành trong các chuyên ngành. Các khóa học Giáo dục Đại cương của Trường Đại học Tây Lai (University of the West, Hoa Kỳ) trao quyền cho sinh viên thiết kế cuộc sống, triết lý cá nhân, cách sống độc đáo của họ trong thế giới này. Khi chuyển qua các khóa học GE, sinh viên của chúng tôi khám phá nội tâm của mình và học cách đối mặt với thử thách, đưa ra quyết định và thích nghi trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. (University of the West 2018–2019, p. 180)

Những mục tiêu này nhất quán với số chương trình giáo dục phổ thông của các trường đại học công lập trên toàn quốc. Quả thực, chúng thể hiện những loại kỹ năng mà Nghiên cứu Phật học có thể cung cấp cho thế giới hiện đại mà ở đây chúng tôi tranh luận. Theo Phó Giáo sư Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học Thái Bình Dương ở Bắc California, Hoa Kỳ nữ Tiến sĩ Tanya Storch đã nghỉ hưu gần đây, sự thành công liên tục của các trường Đại học Phật giáo như thế này, bắt nguồn từ sự hoài nghi ngày càng gia tăng do lo ngại rằng toàn bộ nền giáo dục đại học truyền thống đang khủng khoảng và đi lệch hướng, chỉ ra các cuộc thăm dò nghiên cứu và khảo sát của các nhà quản lý trường đại học (Storch 2015, p. viii).

Tuy nhiên, các trường đại học công và tư thế tục, với sự hiện diện khắp nơi và tính hợp pháp của chú trọng cơ cấu kinh tế, xã hội và thiết chế xã hội Hoa Kỳ - điều mà hiện nay không xảy ra với các trường Đại học Phật giáo như vậy - vẫn là con đường tiếp cận hoàn hảo nhất trong việc củng cố tính khoa học nhân văn ở giáo dục đại học.

7. Kết luận (7. Conclusions)

Để kết thúc, chúng tôi tin rằng việc tăng cường sự hiện diện của các khóa Phật học, liên quan đến Phật giáo trong nền giáo dục phổ thông của các trường Đại học Hoa Kỳ, có thể là một thành phần năng động và thiết yếu trong nền tảng khoa học nhân văn đang được hồi sinh. Điều này đòi hỏi phải duy trì thái độ hướng tới tương lai và tiếp tục thúc đẩy hợp tác với nhiều đơn vị khác trong trường đại học và trên thế giới. Trong nửa thế kỷ qua, khoa học công nghệ và thế giới đã thay đổi rất nhiều. Giáo dục đại học cũng phải đón nhận sự thay đổi này và tìm kiếm các phương pháp thay thế để tối đa hóa tác động của nó với xã hội tương lai. Việc tăng cường vai trò của chương trình giảng dạy Phật học trong giáo dục phổ thông, có thể là một cách để thực hiện điều đó. Điều này đòi hỏi chúng ta phải vượt qua những giới hạn của nhiên cứu tôn giáo truyền thống, và phát triển một hệ thống giáo dục tận dụng tối đa các kỹ năng Nghiên cứu Phật học để cung cấp cho sinh viên. Một cách để đạt được những mục tiêu này, là tăng số lượng và phạm vi của các trung tâm Nghiên cứu Phật học như là trung tâm Phân phối kiến thức Phật học, đồng thời khuyến khích họ tận dụng tối đa công nghệ ảo và truyền thông.

Gần đây, Đại học Arizona đã Trung tâm Nghiên cứu Phật học, đưa ra một ví dụ về cách tiếp cận mang tính khoa học công nghệ, hướng tới tương lai đối với giáo dục phổ thông và khoa học nhân văn. Giống như các Đại học Harvard, Đại học Uarizona đã xem xét nghiêm túc chương trình giáo dục phổ thông của họ, với sự am hiểu hai mặt rằng chương trình giảng dạy của trường vừa quan trọng về bản chất vừa cần thiết về mặt thực tế trong môi trường toàn cầu hiện nay.

Giống như kinh tế thế giới, trường đại học nhận thấy rằng ngành khoa học nhân văn cung cấp những kỹ năng đáng mơ ước và rất cần thiết để mỗi cá nhân và công ty thành công khi tiếp tục Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0. Gần đây, trường đại học đã bắt tay vào chương trình “Cải tiến khung chương trình đào tạo giáo dục đại cương”, trong đó các khóa học khoa học nhân văn đóng vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng các nhà tư tưởng phản biện, cải tiến và liên ngành. Cuộc cải cách kết hợp quan điểm của các nhà khoa học nhân văn và tự nhiên, cũng như nhấn mạnh nghiên cứu định lượng, và văn hóa thế giới, khuyến khích người học tư duy và trải nghiệm cuộc sống từ nhiều góc nhìn khác nhau. Học sinh, sinh viên đạt được những khả năng quan trọng trong “giao tiếp, thể hiện sự đồng cảm, tư duy phản biện và cùng nhau giải quyết vấn đề” (General Education Refresh 2021).

Những cải cách thiết chế này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp những thành tựu khoa học và nhân văn trong xã hội hiện nay. Vì những điều này nhất quán với những kỹ năng mà việc Nghiên cứu Phật học có thể mang đến, tầm quan trọng của việc kết hợp chương trình giảng dạy Phật học vào giáo dục phổ thông của học sinh càng trở nên rõ ràng hơn.

Tương tự,  gần đây Học viện Khoa học Nhân văn UArizona (COH) thuộc Đại học UArizona đã thực hiện các bước nhằm đối phó với sự suy giảm của ngành khoa học nhân văn, trong một nỗ lực lớn nhằm giải quyết nhu cầu của sinh viên ngày nay. Trong vài năm qua, Học viện Khoa học Nhân văn UArizona (COH) đã thành lập ba đơn vị mới: Khoa nhân văn và Ứng dụng cộng đồng, Trung tâm Nhân văn Kỹ thuật số và Trung tâm Nghiên cứu Phật học (CBS). Điều cuối cùng trong các chuyên ngành này là một yếu tố then chốt của việc làm khó khăn này. Đối với giáo dục phổ thông, các giảng viên của học viện hiện cung cấp (tính đến năm 2021) các khoa học được biên soạn như “Phật giáo Bắc Mỹ: Truyền tải, Phiên dịch và Chuyển hóa”, khám phá một cách nghiêm túc đối với Phật giáo “Hoa Kỳ” đòi hỏi nó khác với Phật giáo châu Á như thế nào?

Đúng như thế, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị mới thành lập này đã đặt Trung tâm Nghiên cứu Phật học (CBS) trở thành một trung tâm hướng tới tương lai, thông qua sự tham gia nghiêm túc với các khoa học công nghệ và nghiên cứu khoa học mới. Các đối tác hợp tác và giảng dạy khác bao gồm Khoa Nghiên cứu Đông Á, Khoa Nghiên cứu Tôn giáo và Nghiên cứu Cổ điển, Trung tâm Hợp lưu, Trung tâm Y học Tích hợp Andrew Weil, các Học viện Y tế Công cộng và Y học, T ung tâm Nghiên cứu Não bộ và Tâm thức.

Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu Phật học (CBS) và Khoa Nghiên cứu Đông Á đã triển khai một nghiên cứu về Phật giáo ở khu vực Hàng Châu, Trung Quốc, kết hợp các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy và tiếp cận cộng đồng với các công nghệ kỹ thuật số, công nghệ thực tế ảo và Công nghệ GIS (một tính năng rất quan trọng đối với bản đồ số. Giúp ta có thể định vị được vị trí hiện tại, tìm đường di chuyển). Những nỗ lực kết hợp về chuyên môn, công nghệ và sư phạm này chứng tỏ các trung tâm nghiên cứu Phật học có thể thực hiện các hoạt động khác nhau như thế nào, để hỗ trợ các mục tiêu quy mô lớn của Học viện và Đại học. Họ trực tiếp tham gia vào tư duuy phản biện, diễn thuyết trước công chúng, gắn kết văn hóa, phát triển công nghệ cũng như tranh luận và phản biện.

Tóm lại, thật khó để thoát khỏi sự lôi cuốn và thật khó để thoát khỏi khi đến mức độ nào đó khái niệm về lưỡng phân rằng con đường phía trước cho ngành khoa học nhân văn và Đại học Hoa Kỳ đòi hỏi sự gắn kết sâu sắc hơn với việc nghiên cứu truyền thống cổ đại.

Tuy nhiên, như Tiến sĩ Albrecht Classen, giáo sư tại Đại học Arizona, Mỹ giải thích rằng: “Nhân loại đều hướng đến niềm hy vọng, được ấm ủ trong quá khứ và hướng đến tương lai. . . thăm dò xem nhiều tiếng nói khác nhau trong quá khứ và hiện tại muốn nói gì và chúng cộng hưởng như thế nào với lý tưởng và nhu cầu của chúng ta. (Classen 2014, trang 12-13).

Thật vậy, về vấn đề này chúng tôi ủng hộ một thái độ kiên định trong cuộc sống, hùng dũng và hiên ngang trước những biến động xã hội và có tầm nhìn xa trông rộng, đồng thời ghi nhớ sự tồn tại của con người là nhịp cầu nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Do đó, với tư cách là một xã hội công nghệ hiện đại, khoa học nhân văn rất cần thiết cho sự thành công của chúng ta.

Sự đóng góp của tác giả (Author Contributions)

J.W. đã cung cấp khái niệm và đề xuất, văn bản đầu tiên, số liệu dữ liệu và quan sát tài nguyên giáo trình (Phần 6). R.E.G. đã cung cấp nghiên cứu học thuật, cấu trúc lập luận và nội dung bổ sung trong suốt quá trình. Tổng nỗ lực học thuật 50/50. Tất cả các tác giả đã đọc và đồng ý với phiên bản đã xuất bản bởi bản thảo.

Tài trợ

Nghiên cứu này không nhận bất kỳ khoản tài trợ bên ngoài nào.

Xung đột lợi ích

Các tác giả tuyên bố không có xung đột lợi ích.

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ Jiang Wu Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: MDPI Journal List    

***

Tham khảo (Reference)

(1) American Academy of Arts and Sciences. 2021. National Endowment for the Humanities (NEH) Funding Levels. Available online: https://www.amacad.org/humanities-indicators/funding-and-research/national-endowment-humanities-neh-funding-levels (accessed on 10 June 2021).

(2) American Academy of Religion. 2019. AAR Religious Literacy Guidelines: What U.S. College Graduates Need to Understand about Religion. Available online: https://www.aarweb.org/AARMBR/Publications-and-News-/Guides-and-Best-Practices-/Teaching-and-Learning-/AAR-Religious-Literacy-Guidelines.aspx?WebsiteKey=61d76dfc-e7fe-4820-a0ca-1f792d24c06e (accessed on 12 March 2022).

(3) Appelbaum, Yoni. 2016. Why America’s Business Majors Are in Desperate Need of a Liberal-Arts Education. The Atlantic. June 28. Available online: https://www.theatlantic.com/business/archive/2016/06/why-americas-business-majors-are-in-desperate-need-of-a-liberal-arts-education/489209/ (accessed on 12 March 2022).

(4) Association of Departments of English. 2018. A Changing Major: The Report of the 2016–2017 ADE Ad Hoc Committee on the English Major. Available online: https://www.ade.mla.org/content/download/98513/2276619/A-Changing-Major.pdf (accessed on 12 March 2022).

(5) Aubry, Timothy. 2017. Don’t Panic, Liberal Arts Majors. The Tech World Wants You. The New York Times. August 21. Available online: https://www.nytimes.com/2017/08/21/books/review/you-can-do-anything-george-anders-liberal-arts-education.html (accessed on 12 March 2022).

(6) Bèrubè, Michael. 2003. The Utility of the Arts and Humanities. Arts and Humanities in Higher Education 2: 23–40. (Google Scholar)

(7) Bèrubè, Michael. 2013. The Humanities, Declining? Not According to the Numbers. The Chronicle of Higher Education: The Review. July 1. Available online: https://www.chronicle.com/article/the-humanities-declining-not-according-to-the-numbers (accessed on 12 March 2022).

(8) Bèrubè, Michael, and Jennifer Ruth. 2016. The Humanities, Higher Education, and Academic Freedom: Three Necessary Arguments-A Forum. Arts and Humanities in Higher Education 15: 209–16. (Google Scholar)

(9) Bok, Derek Curtis. 1982. Beyond the Ivory Tower: Social Responsibilities of the Modern University. Cambridge: Harvard University Press. (Google Scholar)

(10) Bowen, William G., Alvin B. Kernan, and Harold T. Shapiro. 2014. What’s Happened to the Humanities? Princeton: Princeton University Press. (Google Scholar)

(11) Cabezón, José I. 2020. AAR Presidential Address: The Study of Buddhism and the AAR. Journal of the American Academy of Religion 89: 793–818. (Google Scholar) (CrossRef)

(12) Chicarelli, Charles F. 2004. Buddhist Art: An Illustrated Introduction. Chiang Mai: Silkworm Books. (Google Scholar)

(13) Chriss, Alex. 2018. Don’t Ditch that Liberal Arts Degree. US News World Report. January 19. Available online: https://www.usnews.com/opinion/knowledge-bank/articles/2018-01-19/in-this-digital-age-students-with-liberal-arts-training-stand-out (accessed on 12 March 2022).

(14) Classen, Albrecht. 2014. The Challenges of the Humanities, Past, Present, and Future: Why the Middle Ages Mean So Much for Us Today and Tomorrow. Humanities 3: 1–18. (Google Scholar) (CrossRef)

(15) Classen, Albrecht. 2020a. The Amazon Rainforest of Pre-Modern Literature: Ethics, Values, and Ideals from the Past for Our Future. With a Focus on Aristotle and Heinrich Kaufringer. Humanities 9: 4. (Google Scholar) (CrossRef) (Green Version)

(16) Classen, Albrecht. 2020b. Reflections on Key Issues in Human Life: Gottfried von Strassburg’s Tristan, Dante’s Divina Commedia, Boccaccio’s Decameron, Michael Ende’s Momo, and Fatih Akın’s Soul Kitchen-Manifesto in Support of the Humanities-What Truly Matters in the End? Humanities 9: 121. (Google Scholar) (CrossRef)

(17) Cuypers, Stefaan E. 2018. The Existential Concern of The Humanities: R.S. Peters’ Justification of Liberal Education. Educational Philosophy and Theory 50: 702–11. (Google Scholar)

(18) Cvejić, Žarko, Andrija Filipović, and Ana Petrov. 2016. The Crisis in the Humanities. Newcastle upon Tyne: Cambridge Scholars Publisher. (Google Scholar)

(19) De Jong, Jan Willem. 1985. A Brief History of Buddhist Studies in Europe and America. Delhi: Sri Satguru Publications. (Google Scholar)

(20) Deneen, Patrick J. 2010. Science and the Decline of the Liberal Arts. The New Atlantis 26: 60–68. (Google Scholar)

(21) Eck, Diana. 2015. Pluralism: Problems and Promise. Journal of Interreligious Studies 17: 54–62. (Google Scholar)

(22) Emmanuel, Steven M. 2013. A Companion to Buddhist Philosophy. Hoboken: Wiley-Blackwell. (Google Scholar)

(23) Ferrall, Victor E. 2011. Liberal Arts at the Brink. Cambridge: Harvard University Press. (Google Scholar)

(24) Fields, Rick. 1992. How the Swans Came to the Lake: A Narrative History of Buddhism in America. Boston: Shambhala. (Google Scholar)

(25) Fish, Stanley. 2015. Will the Humanities Save Us? In Think Again: Contrarian Reflections on Life, Culture, Politics, Religion, Law, and Education. Princeton: Princeton University Press. (Google Scholar)

(26) Flannery, Christopher, and Rae Wineland Newstad. 1998. The Classical Liberal Arts Tradition. In Liberal Arts in Higher Education: Challenging Assumptions, Exploring Possibilities. Edited by Diana Glyer and David L. Weeks. Lanham: University Press of America. (Google Scholar)

(27) Geiger, Roger L. 2015. From the Land-Grant Tradition to the Current Crisis in the Humanities. In A New Deal for the Humanities: Liberal Arts and the Future of Public Higher Education. Edited by Gordon Hutner and Feisal G. Mohamed. New Brunswick: Rutgers University Press, pp. 18–30. (Google Scholar)

(28) General Education Refresh. 2021. The University of Arizona, General Education Office. Available online: https://provost.arizona.edu/content/general-education-refresh (accessed on 12 March 2022).

(29) Graham, William A. 1978. Rethinking General Education at Harvard: A Humanistic Perspective. In The Humanities: A Role for a New Era: A Colloquium. Santa Barbara: Educational Futures International, pp. 58–72. (Google Scholar)

(30) Harner, Nevin Cowger. 1945. Religion’s Place in General Education. Richmond: John Knox Press. (Google Scholar)

(31) Hartley, Scott Hartley. 2017. The Fuzzy and the Techie: Why the Liberal Arts Will Rule the Digital World. Boston: Houghton Mifflin Harcourt. (Google Scholar)

(32) Harvard College Program in General Education. 2021. Available online: https://gened.fas.harvard.edu (accessed on 10 June 2021).

(33) Harvard University. 1945. General Education in a Free Society: Report of the Harvard Committee. Cambridge: Harvard University Press. (Google Scholar)

(34) Hollywood, Amy. 2011. On Understanding Everything: General Education, Liberal Education, and the Study of Religion. PMLA 126: 460–66. (Google Scholar)

(35) Horsfield, Peter, and Paul Teusner. 2007. A Mediated Religion: Historical Perspectives on Christianity and the Internet. Studies in World Christianity 13: 278–95. (Google Scholar( (CrossRef)

(36) Huang, Kunjin. 2006. General Education in American Universities: Climbing the American Mind. Beijing: Peking University Press. (Google Scholar)

(37) Humanities Indicators Project. 2018. The Humanities in Our Lives. American Academy of Arts and Sciences. Available online: https://www.amacad.org/publication/humanities-in-our-lives (accessed on 12 March 2022).

(38) Hutner, Gordon, and Feisal G. Mohamed. 2013. The Real Humanities Crisis is Happening at Public Universities. The New Republic, September 6. (Google Scholar)

(39) Issit, Micah L. 2015. The E-volution of Education and Thought. In The Reference Shelf: The Digital Age. Pasadena: Salem Press, pp. 77–80. (Google Scholar)

(40) Jackson, Abby. 2017. Mark Cuban: Don’t Go to School for Finance, Liberal Arts is the Future. Business Insider. February 17. Available online: https://www.businessinsider.com/mark-cuban-liberal-arts-is-the-future-2017-2 (accessed on 12 March 2022).

(41) Kernan, Alvin B. 1997. What’s Happened to the Humanities? Princeton: Princeton University Press. (Google Scholar)

(42) Kimball, Bruce A. 2010. The Liberal Arts Tradition: A Documentary History. Lanham: The Rowman & Littlefield Publishing Group. (Google Scholar)

(43) Kirschenbaum, Matthew. 2012. What Is Digital Humanities and What’s It Doing in English Departments? In The Digital Humanities. Edited by Matthew K. Gold and Content Provider. Minneapolis: University of Minnesota. (Google Scholar)

(44) Konnikova, Maria. 2012. Humanities Aren’t a Science. Stop Treating Them Like One. Scientific American. Available online: https://blogs.scientificamerican.com/literally-psyched/humanities-arent-a-science-stop-treating-them-like-one/# (accessed on 12 March 2022).

(45) Li, Silong. 2009. The History of European and American Buddhism: The Image of Buddhism in the West and Its Source. Beijing: Beijing University Press. (Google Scholar)

(46) Lopez, Donald. 2009. Buddhism and Science: A Guide for the Perplexed. Chicago: University of Chicago Press. (Google Scholar)

(47) Madsbjerg, Christian. 2017. Sensemaking: The Power of the Humanities in the Age of Algorithm. New York: Hachette Books. (Google Scholar)

(48) McMahan, David L. 2004. Modernity and the Early Discourse of Scientific Buddhism. Journal of the American Academy of Religion 72: 897–933. (Google Scholar)

(49) Moody, Josh. 2022. University of Kansas Looks to Cut 42 Academic Programs. Inside Higher Ed. February 18. Available online: https://www.insidehighered.com/news/2022/02/18/university-kansas-plans-cut-42-academic-programs (accessed on 12 March 2022).

(50) National Association of Colleges and Employers. 2017. Job Outlook. Available online: https://www.naceweb.org/store/2017/job-outlook-2017/ (accessed on 12 March 2022).

(51) Nussbaum, Martha C. 2016. Not for Profit: Why Democracy Needs the Humanities, new paperback ed. Princeton: Public Square. (Google Scholar)

(52) Prebish, Charles S. 2002. Buddhist Studies in the Academy: History and Analysis. In Teaching Buddhism in the West: From the Wheel to the Web. Edited by Victor Sogen Hori, Richard P. Hayes and James Mark Shields. London: Routledge, pp. 17–36. (Google Scholar)

(53) Rāhula, Walpola. 1959. What the Buddha Taught. New York: Grove Press. (Google Scholar)

(54) Ratner, Paul. 2016. Harvard Has a Free Online Course on Buddhism That You Can Take Right Now.

(55) Big Think. December 4. Available online: https://bigthink.com/paul-ratner/want-to-learn-more-about-buddhism-take-this-free-online-course-from-harvard-university (accessed on 12 March 2022).

(56) Reynolds, Frank. 2002. Teaching Buddhism in the Postmodern University: Understanding, Critique, Evaluation. In Teaching Buddhism in the West: From the Wheel to the Web. Edited by Victor Sogen Hori, Richard P. Hayes and James Mark Shields. London: Routledge, pp. 3–16. (Google Scholar)

(57) Robbin, Katherine L. 1996. Modern technology: A quantum leap forward on today’s Christian college campuses. Christianity Today 40: 60. (Google Scholar)

(58) Robinson, Richard. 1996. The Buddhist Religion: A Historical Introduction, 4th ed. Belmont: Wadsworth Pub. Co. (Google Scholar)

(59) Rosenthal-Pubul, Alexander S. 2018. The Contemporary Crisis of the Humanities: The Attack on the Western Canon and The Long Arm of Nietzsche, Marx, and Foucault. In The Theoretic Life-A Classical Ideal and Its Modern Fate: Reflections on the Liberal Arts. New York, Berlin and Heidelberg: Springer, pp. 145–51. Available online: https://doi-org.ezproxy1.library.arizona.edu/10.1007/978-3-030-02281-5_16 (accessed on 12 March 2022).

(60) Roth, Michael S. 2014. Beyond the University: Why Liberal Education Matters. New Haven: Yale University Press. (Google Scholar)

(61) Salomon, Richard. 2018. The Buddhist Literature of Ancient Gandhāra: An Introduction with Selected Translations. Somerville: Wisdom Publications, Inc. (Google Scholar)

(62) Schwab, Klaus. 2017. The Fourth Industrial Revolution. Cologny: World Economic Forum. (Google Scholar)

(63) Shappley, Jennifer. 2019. LinkedIn Research Reveals the Value of Soft Skills. Fast Company. January 19. Available online: https://www.fastcompany.com/90298828/linkedin-research-reveals-the-value-of-soft-skills (accessed on 12 March 2022).

(64) Shen, Wenqin. 2010. Liberal Arts and Humanities: A Survey of Conceptual History. Comparative Education Research 32: 13–17. (Google Scholar)

(65) Shephard, Jennifer, Evelynn Hammonds, and Stephen Kosslyn. 2011. The Harvard Sampler: Liberal Education for the Twenty-First Century. Cambridge: Harvard University Press. (Google Scholar)

(66) Smith, Sidonie. 2016. Manifesto for the Humanities: Transforming Doctoral Education in Good Enough Times. Ann Arbor: University of Michigan Press. (Google Scholar) (CrossRef)

(67) Spencer, Vicki. 2014. Democratic Citizenship and the ‘Crisis in Humanities’. Humanities 3: 398–414. (Google Scholar)

(68) Spiro, Melfred. 1982. Buddhism and Society: A Great Tradition and Its Burmese Vicissitudes. Berkeley: University of California Press. (Google Scholar)

(69) Storch, Tanya. 2015. Buddhist-Based Universities in the United States: Searching for a New Model in Higher Education. Lexington: Lexington Books. (Google Scholar)

(70) Stover, Justin. 2017. There is No Case for the Humanities. American Affairs 1: 210–24. (Google Scholar)

(71) Task Force on General Education. 2006. Preliminary Report: Task Force on General Education. Cambridge: Harvard University. (Google Scholar)

(72) Task Force on General Education. 2007. Report of the Task Force on General Education. Cambridge: Harvard University. (Google Scholar)

(73) University of Chicago. 1950. The Idea and Practice of General Education: An Account of the College of the University of Chicago. Chicago: University of Chicago Press. (Google Scholar)

(74) University of the West. 2018–2019. General Education Catalog. Available online: https://www.uwest.edu/wp-content/uploads/2018/08/UWest_Academic_Catalog_2018-2019_18-General_Education.pdf (accessed on 12 March 2022).

(75) Veidlinger, Daniel, ed. 2019. Digital Humanities and Buddhism. Berlin and Boston: Walter de Gruyter. (Google Scholar)

(76) Verhoeven, Martin J. 2013. Science, Technology, and Religion VI: Science through Buddhist Eyes. The New Atlantis 39: 107–18. (Google Scholar)

(77) Volf, Miroslav. 2015. Flourishing: Why We Need Religion in a Globalized World. London: Yale University Press. (Google Scholar)

(78) Wagner, David L. 1983. The Seven Liberal Arts in the Middle Ages. Bloomington: Indiana University Press. (Google Scholar)

(79) Weatherby, Lief. 2020. Data and the Task of the Humanities. The Hedgehog Review 22: 86–95. (Google Scholar)

(80) Weber, Ralph. 2016. Representing Tradition: An Analysis of Tu Weiming’s Confucianism. International Communication of Chinese Culture 3: 229–60. (Google Scholar)

(81) Williams, Paul. 2009. Mahayana Buddhism: The Doctrinal Foundations, 2nd ed. London and New York: Routledge. (Google Scholar)

(82) Wu, Jiang, and Greg Wilkinson. 2017. Reinventing the Tripitaka: Transformation of the Buddhist Canon in Modern East Asia. Lanham: Lexington Books. (Google Scholar)