Trang chủ Bạn đọc Bác sĩ Tuấn “tim” đi về phía hướng thượng

Bác sĩ Tuấn “tim” đi về phía hướng thượng

Gs Ts Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn chia sẻ, tù tội không liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp của tôi, một người thầy, bác sĩ. Ý tứ này của ông trùng với câu chữ của thiền sư Thích Thanh Từ kể trong “Tu là chuyển nghiệp”: Một người thầy giáo qua sông bị đắm đò, sách vở tư trang mất hết, nhưng nghiệp thầy giáo vẫn còn nguyên, ông vẫn tiếp tục dạy học. Nghiệp thầy giáo ấy là thiện nghiệp, không mất đi.

Đăng bởi: Phạm Tuấn Minh
ISSN: 2734-9195

Gs Ts Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn chia sẻ, tù tội không liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp của tôi, một người thầy, bác sĩ. Ý tứ này của ông trùng với câu chữ của thiền sư Thích Thanh Từ kể trong “Tu là chuyển nghiệp”: Một người thầy giáo qua sông bị đắm đò, sách vở tư trang mất hết, nhưng nghiệp thầy giáo vẫn còn nguyên, ông vẫn tiếp tục dạy học. Nghiệp thầy giáo ấy là thiện nghiệp, không mất đi.

Tác giả: Nguyễn Thành Công

Gs Ts Y khoa Nguyễn Quang Tuấn tạo nên hiện tượng tích cực có sức lan truyền mạnh mẽ, khi ông nộp đơn làm bác sĩ thực hành tại bệnh viện Hữu Nghị – Hà Nội ngay sau khi chấp hành hình phạt tù do sai phạm trong quản lý khi giữ cương vị Giám đốc bệnh viện Bạch Mai.

Phần người tinh hoa trong ông đã không gục ngã, đứng trên nghịch cảnh khắc nghiệt, làm được chuyện vượt trên học hàm học vị chuyên môn, tạo cảm hứng đẹp đến bao người.

tap chi nghien cuu Phat hoc ban linh vuot qua nghich canh 1

Xuất hiện nhiều bài viết, hình ảnh vị bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn xuất hiện ở bệnh viện Hữu Nghị – Hà Nội trong áo Bluse trắng tinh khôi, ân cần thăm hỏi bệnh nhân, tình cảm của người bệnh đối với ông. Hiệu ứng xã hội tích cực của sự quay về của một trí thức đã cảm hóa nhân tâm, xóa nhòa những ầm ĩ của vụ án chưa lâu đã khiến ông rơi vào lao lý.

Bản lĩnh nộp đơn xin làm bác sĩ thực hành, làm lại từ đầu, ngay khi mới ra tù đúng với biệt danh ông Tuấn “tim”, biệt danh chuyên môn về tim mạch. Ông chia sẻ: Ở trong tù ông vẫn luôn mơ về chiếc áo Bluse trắng, về thiên chức của một bác sĩ.

Hàng ngày, hàng năm bao nhiêu vụ án đã diễn ra, đứng trước vành móng ngựa có không ít trí thức, nhân vật VIP, những bản án đi cùng mặc cảm, nhục nhã, gãy đổ. Không ít người bị nhấn chìm ở khúc quanh, nhưng vẫn có những người đã đứng dậy để đi về phía hướng thượng.

Trường hợp Thiền sư Minh Mẫn, hiện đang tu học ở Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã ở tù mười năm, ra tù tay trắng, không còn trẻ nữa nhưng ý chí giúp ông đứng vững, chuyên cần tự học và trở thành một cây bút truyền thông Phật giáo trong vai trò cư sĩ, những năm gần đây đã xuất gia trở lại trong vai trò của vị Sa môn Phật giáo.

Đến thăm Sa môn nơi không xa máy  bến xe An Sương, trước cổng trường tiểu học Nguyễn An Ninh, một mình với chiếc máy tính, suy tư, nghiên cứu, trước tác để nghe ông nói về các đề tài Phật giáo. Mười năm tù không hề ngắn, nhưng gặp gỡ bao lần, chưa bao giờ nghe ông nói về những tháng ngày tù tội. Đấy cũng là ví dụ khác về bản lĩnh.

Vị sư của phái Thiền Trúc Lâm, Thích Đạt ma Phổ Giác là người anh của Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ngài Phổ Giác là nhân vật tai tiếng khi dính vào vụ án Năm Cam, ông mang ra từ nhà tù ý chí thép, sau đó xuất gia, tinh tấn tu hành, có thành quả, trở thành một diễn giả phật giáo có uy tín của Thiền phái.

Nhà tù không khép kín tương lai, nếu trong mỗi con người có chất hướng thượng, đi về phía ánh sáng, sau những sai lầm. Nếu họ có đứng dậy, vươn lên, làm lại, gieo niềm tin cảm hứng tích cực cho bao người cũng lâm vào gãy đổ đang có phần chơi vơi, hụt hẫng cần một sự thôi thức động viên từ thực tế thân giáo như vậy.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Bac si Tuan Tim di ve phia huong thuong 11111

Gs Ts Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn. Ảnh: St

Gs Ts Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn chia sẻ, tù tội không liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp của tôi, một người thầy, bác sĩ. Ý tứ này của ông trùng với câu chữ của thiền sư Thích Thanh Từ kể trong “Tu là chuyển nghiệp”: Một người thầy giáo qua sông bị đắm đò, sách vở tư trang mất hết, nhưng nghiệp thầy giáo vẫn còn nguyên, ông vẫn tiếp tục dạy học. Nghiệp thầy giáo ấy là thiện nghiệp, không mất đi.

Giáo sư Tuấn “tim” đắm đò, thiện nghiệp vẫn còn đó, ông bản lĩnh đứng lên, làm lại.

Trong buổi khó, bản tin về bác sĩ Tuấn “tim” gieo biết bao cảm xúc hay…

Tác giả: Nguyễn Thành Công

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 8585 2222 – 0914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

Thượng tọa Thích Đạo Thịnh

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 8585 2222 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường