Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Quy sơn cảnh sách và góc nhìn về hạnh xuất gia chân chính

Quy sơn cảnh sách và góc nhìn về hạnh xuất gia chân chính

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Thích Minh Kính
Tịnh xá Ngọc Thiền, Phường 3, Đà Lạt, Lâm Đồng

Dẫn nhập

Đạo lộ của sự tu học của người từ bỏ thế tục chính là mục đích cao thượng, đó là đạo lộ của Giới – Định – Tuệ. Nhiệm vụ chính yếu của chúng ta nghiêm cứu về phương hướng và mục đích tầm học qua lời dạy của đức Phật và Chư tổ, bài phân tích tìm hiểu về lời dạy của Tổ Quy Sơn Linh Hựu qua tác Phẩm Quy Sơn Cảnh Sách.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Quy Son Canh Sach 1

1.Khái quát về hình mẫu người xuất gia

1.1. Định nghĩa:

Xuất gia chính là sự từ bỏ dục lạc thế gian như ăn, uống, ngủ, nghỉ, … chọn con đường đạo hạnh siêu thế, xuất trần thượng sĩ, cạo bỏ đi râu tóc mặc trang pháp phục nhà Phật và lý tưởng chính yếu học đạo vào Tâm. Theo sách “Quy Sơn Cảnh Sách Cú Thích Ký: (Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1240) quyển Hạ giải thích xuất gia có 2 nghĩa: “Xuất gia hữu nhị, nhất xuất thế tục gia, túc ly trần tục, viễn tham tri thức; nhị xuất phiền não gia, đoạn vọng chứng chơn, đốn siêu Tam Hữu, xuất gia có hai, một là ra khỏi nhà thế tục, chân xa lìa trần tục, đi xa tham vấn tri thức; hai là ra khỏi nhà phiền não, đoạn sai lầm chứng chân thật, vượt ra khỏi Ba Cõi.”[1] Ngoài ra: Xuất gia còn có ba nghĩa: Thứ nhất là Xuất thế tục gia: chính là rời bỏ căn nhà thế tục để theo thầy học đạo. Thứ hai là Xuất Phiền não gia chính là sự rời bỏ, rủ sạch các phiền não tham, sân, si, mạn … để học đạo và tu hành, chặt đứt gốc rễ của các vô minh và tham ái. Thứ ba là Xuất Tam giới gia là ra khỏi ba cõi như: cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc.

1.2. Văn Quy Sơn:

Cảnh Sách là lời dạy được Tổ Quy Sơn Linh Hựu trước tác, nhằm cảnh tỉnh những người xuất gia không nên chạy theo các dục trần thế gian như: tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, địa vị, ăn uống. Ngài muốn thúc dục những ai đã xuất gia cần nỗ lực tu hành giữ giới, thiền định, trí tuệ minh đạt các pháp, và luôn tinh tấn quán chiếu khổ đau trên cuộc đời, từ đó nhận thức rõ ràng đâu là nguyên nhân của nó. Chính tham ái, sân hận, si mê bổn ngã , chấp ta nên tự mình chìm đắm trong khổ đau.

Trong Quy Sơn Cảnh sách Tổ Linh Hựu có dạy rằng: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục; thiệu long Thánh Chủng, chấn nhiếp ma quân; dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu; nhược bất như thử, lạm xí tăng luân, …”[2] tức ngài muốn nhấn mạnh đến con đường xuất gia tự mình phải đi đến sự siêu việt, về thân, tâm ý khác hình hài người thế tục, và tự mình nhiếp phục ma quân. Bởi chính sự xuất gia và con đường phạm hạnh chính là mặc áo giáp nhẫn nhục, chịu mưa, chịu nắng, chịu bữa đói, bữa no, ăn rau củ quả qua ngày. Khi đã chọn chí hướng xuất gia tức chính con người mình cạo bỏ những phiền não, tham, sân, phẫn nỗ, ngã mạn và đi theo đạo lộ chính đức Phật đã chỉ ra và vẽ sẵn cho chúng ta.

2. Hình ảnh của người xuất gia qua lời dạy của tổ Quy Sơn

2.1. Hình Mẫu lý tưởng về người xuất gia

Hình mẫu lí tưởng mà Tổ Quy Sơn muốn nhắc đến chính là người có đạo hạnh, oai nghi chỉnh túc, đầy đủ Hạnh, Đức, Giới, Định, Tuệ. Tức trước hết vị ấy theo thầy xuất gia học đạo, làm một vị tập sự giữ gìn 8 giới, tập giữ gìn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, huân tu như vậy nhiều tháng. Có thể vị xuất gia trẻ này ở tuổi là chú tiểu, hoặc học xong 12 sau đó xuất gia. Cũng có thể là vị không còn muốn ở đời bon chen vì tình, tiền, danh, lợi chọn con đường xuất gia phạm hạnh và nhẫn nhục học pháp, học luật, học kinh cho thấm đượm. Tự mình luôn cố gắng hành theo lời dạy của người thầy truyền trao. Sau hai năm nếu vị này được người sư Phụ xem xét về hạnh đức, oai nghi, lễ độ và giới hạnh viên tròn mới được cho đi các giới đàn thọ giới cụ túc, trở thành vị Tỳ kheo đúng Pháp. Tỳ kheo chính là vị khất sĩ, chấp nhận mặc áo vá, ăn cơm hẫm, đi khất thực từng nhà, bữa no bữa đói, để trui rèn đức hạnh khiêm cung, và học hỏi nơi bá tính trên sự rời bỏ tính tham, sân. Sau đó, mang cho mình bước chân không lấm lem bụi trần, hoa sen nở rộ giữa đường nơi vị ấy đi qua.

Tổ Quy Sơn dạy: “Phật tiên chế luật, khải sáng phát mông.”[3]Câu này ngụ ý người xuất gia phải trước học Luật, sau đó học Kinh. Cũng vậy, trong Sa di Luật giải: “ngũ Hạ dĩ tiền tinh chuyên giới luật, ngũ Hạ dĩ hậu phương nãi thính giáo tham thiền”.[4]Có nghĩa chính vị xuất gia ấy, năm năm đầu chuyên học luật nghi và khép mình trong một khuôn khổ. Sau năm năm, thì mới đầy đủ nhân duyên được thầy cho đi học đạo phương xa, để học về giáo lý thiền định và thiền tuệ. chính vì: “Tạng luật còn, Phật Pháp còn, Tạng Luật mất Phật Pháp diệt vong.”[5]Vị Tỳ kheo được Tổ Quy Sơn nói đến chính là hình mẫu lý tưởng của người đầy đủ phạm hạnh, oai nghi đĩnh đạc, lời nói chân chính, nhu hòa, đẹp lòng nhiều người mới xứng danh sa môn Thích Tử. , để không uổng công thí chủ cúng dường: “Đàn việt sở tu, khiết dụng thường trụ.” Và không nên ỷ lại ta là Tỳ kheo xứng đáng thọ nhận của thí chủ cúng.

2.2. So sánh với hình ảnh tăng sĩ hiện nay

Nói đến tăng, ni hiện nay thì Tổ Sư đã có cái nhìn của bậc đại tuệ, lời nhắc nhở trong Quy Sơn từ xưa đến nay vẫn mang đầy ý nghĩa, sâu sắc mà còn đầy tâm lý của người thầy kinh nghiệm dạy dỗ hàng đệ tử xuất gia. Tuy chúng ta hiện nay, được gọi với danh hiệu Tùng lâm Thạch trụ, vậy người con khất sĩ phải làm gì cho xứng đáng với danh hiệu và tên này đây. Vào thời đại ngài sống đã có các vị sa môn, Tỳ kheo ni tha hóa về lối sống, đạo đức kém, ăn chơi rượu chè, trai gái… Luôn biếng nhác về cả thân và tâm, tự thân họ mất đi chính niệm, tỉnh thức trên sự tu hành và trì giữ giới luật.

Thời đại hiện nay, tăng và ni lại mưu cầu sa hoa về vật chất, của cải, luôn sống và tu học trong sự thất niệm. Vì sự thật này, làm cho phật tử đến đạo tràng sinh tâm buồn phiền, não hại và có thể phỉ báng cả đạo Phật, làm cho họ mất đi chính kiến, dần dần xa lý tưởng chân chính, xa rời lẽ thật của đạo Phật. Tổ Quy sơn gọi đó là: “Lạm xí tăng luân, hư triêm tín thí…” Vì bản thân mỗi vị tăng, ni quên đi gốc rễ và tâm bồ đề chân chính của mình khi mới phát tâm xuất gia học đạo.

Người xưa nói: “Nhất niên Phật tại tiền, nhị niên Phật thăng thiên, tam niên bất kiến Phật”. Ngụ ý câu này muốn nói đến, chúng ta xưng mình là Thích Tử, năm đầu còn chịu khó tu, năm hai quen dần lại buông lung, giải đãi, năm ba tâm đạo càng xa thêm. Thế nên Kinh Phạm Võng, đức Phật dạy:

“Giữ giới là đất bằng
Hay sanh trí huệ sáng
Sức định huệ trang nghiêm
Cho đến khi thành phật
Vậy nên người có trí
Thà táng thân mất mạng…”

2.3. Thực trạng cần phản ánh, hướng thượng tiềm năng tăng sĩ

Chúng ta đang sống trong thời đại của văn hóa, văn minh, khoa học, đầy đủ tiện nghi vật chất. Vậy chúng ta hãy cẩn thận, cân nhắc về hành động, lời nói, cử chỉ, oai nghi đi đứng, thức, ngủ, nói, làm… Tự mình phải luôn thôi thúc lại các căn, giữ gìn bổn hạnh, biết tàm quý, tri túc, thiểu dục và quán hạnh chân chính về con đường của người xuất gia. Thực tại cuộc sống thời đại càng văn minh càng nhiều thì chúng ta càng nỗ lực quán chiếu về tứ vật dụng chúng ta thọ nhận càng sâu sắc càng hay.

Tổ Quy Sơn có dạy: “Thời quang yểm một, tuế nguyệt sa đà.”[6]Chúng ta đừng nên để thời gian trôi qua luống uổng, năm tháng trôi qua mà trong thân và tâm không có chút gì. Điều đó, vốn đã làm cho hạnh đức của người xuất gia mai một đi, và tự thân quên đi chí nguyện ban đầu của mình, thật đáng thương xót.

KẾT LUẬN

Đạo Phật xuất hiện hơn 2500 năm qua, mang đến tinh thần từ bi, bình đẳng, bác ái và sự hội nhập. Vậy chúng ta là hàng tăng, ni trẻ làm gì để xứng đáng với danh hiệu con Phật. Người xuất gia với lý tưởng an lạc, hạnh nguyện bồ đề thì cần luôn nhắc nhỡ mình phải giữ hạnh đức, oai nghi, lời nói. Vì mỗi cử chỉ của chúng ta, sẽ làm gương sáng cho người phật tử quy y và noi dấu chân son để học đạo. Đạo Phật chính là đạo của lòng bi mẫn, tất nhiên sống và tu học như lý tưởng của đức Phật là căn bản trên nền tảng chính yếu của giới luật kỉ cương, nhưng người giữ giới trọn lành sẽ luôn tìm được an lạc nội tại. Qua đó, hình ảnh người xuất gia là gương lành cho muôn loài và lợi ích cho tha nhân và quần sinh xã hội.

Tác giả: Thích Minh Kính
Tịnh xá Ngọc Thiền, Phường 3, Đà Lạt, Lâm Đồng

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thích Phước Nghĩa, Quy Sơn Cảnh Sách, 2014, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 318.
2. Thích Phước Nghĩa, Quy Sơn Cảnh Sách, 2014, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 84.
3. Thích Hành Trụ, Sa Di Luật Giải, Quyển Thượng, NXB. Tôn giáo, 2019, Tr. 24.
4. Thích Thiện Chơn, Trường Cao Trung Phật Học, Luật Tỳ Kheo, 2019, Lưu hành nội bộ
5. Thích Phước nghĩa, Quy Sơn Cảnh Sách, 2014, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 70.
6. https://www.rongmotamhon.net/tu-dien_thuat-ngu_none_rong-mo-tam-hon.html#2, truy cập ngày 17/03/2023.

Chú thích:
[1] https://www.rongmotamhon.net/tu-dien_thuat-ngu_none_rong-mo-tam-hon.html#2, truy cập ngày 17/03/2023.
[2] Thích Phước Nghĩa, Quy Sơn Cảnh Sách, 2014, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 318.
[3] Thích Phước Nghĩa, Quy Sơn Cảnh Sách, 2014, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 84.
[4] Thích Hành Trụ, Sa Di Luật Giải, Quyển Thượng, NXB. Tôn giáo, 2019, Tr. 24.
[5] Thích Thiện Chơn, Trường Cao Trung Phật Học, Luật Tỳ Kheo, 2019, Lưu hành nội bộ, Tr. 4.
[6] Thích Phước nghĩa, Quy Sơn Cảnh Sách, 2014, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 70.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường