Diễn văn Phật đản PL.2569 - DL.2025 của Thủ tướng Singapore

Kính bạch Hòa thượng Pháp sư Quảng Phẩm, Tổng hội trưởng Phật giáo Singapore,

Kính thưa quý Thiện nam, Tín nữ Phật tử,

Trân trọng kính chào toàn thể quý vị!

Một lần nữa, với tư cách là Thủ tướng Chính phủ Singapore, tôi vô cùng hoan hỷ được cùng quý vị tham dự Đại lễ Vesak, ngày lễ trọng đại nhất trong truyền thống Phật giáo, nhằm tưởng niệm ba sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn.

Trước hết, tôi xin trân trọng gửi lời chúc mừng đến toàn thể quý vị một ngày Quốc tế lễ Vesak thật an vui, ý nghĩa!

Thủ tướng Chính phủ Singapore Lawrence Wong
Thủ tướng Chính phủ Singapore Lawrence Wong

Năm nay, lễ Vesak càng thêm đặc biệt khi trùng với dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Độc lập của Singapore (SG60).

Nhìn lại hành trình 60 năm qua, chúng ta có rất nhiều điều để biết ơn. Singapore đã khởi đầu từ những nền tảng khiêm tốn, trong hoàn cảnh nhiều người hoài nghi khả năng tồn tại, chứ chưa nói tới thành công, của đất nước nhỏ bé này.

Nhưng bằng ý chí kiên cường và quyết tâm sắt đá của các bậc tiền nhân, chúng ta đã cùng nhau xây dựng nên một quốc gia độc lập, phát triển và hùng mạnh.

Ngày nay, Singapore được mệnh danh là một “kỳ tích chuyển đổi số”, là quốc gia tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào đời sống. Người dân chúng ta được hưởng mức sống cao và quan trọng hơn, được sống trong một xã hội gắn kết, hòa bình và thống nhất, một trong những hình mẫu hiếm có trên thế giới.

Là một đất nước đa tôn giáo bậc nhất thế giới, Singapore có sự hiện diện hài hòa của các tôn giáo khác nhau, từ chùa Phật giáo, nhà thờ Thiên Chúa giáo, đến giáo đường Hồi giáo, nhiều khi chỉ cách nhau vài bước chân trên cùng một con phố.

Tuy đa dạng, nhưng chúng ta luôn trân trọng và gìn giữ sự hòa hợp sâu sắc. Người dân thuộc các tín ngưỡng khác nhau cùng sống, cùng làm việc, cùng chia sẻ bữa cơm và những dịp lễ hội. Chúng ta có thể khác nhau về đức tin, nhưng cùng nhau lớn lên trong sự tôn trọng và tình thân ái.

Tuy nhiên, sự hòa hợp ấy không tự nhiên mà có. Trên thế giới, căng thẳng tôn giáo và sắc tộc vẫn đang gia tăng. Xu hướng chia rẽ, cực đoan xuất hiện ngày một rõ nét. Nhưng tại Singapore, chúng ta có một điều quý báu, đó là sự hòa hợp trong xã hội đa chủng tộc, đa tôn giáo và đây là giá trị chúng ta cần gìn giữ bằng mọi cách.

Chúng ta đã từng trải qua xung đột, nhưng với nỗ lực không mệt mỏi, đặc biệt từ các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng ta đã xây dựng được lòng tin và sự cảm thông lẫn nhau qua nhiều thập kỷ.

Tổng hội Phật giáo Singapore (Singapore Buddhist Federation) đã góp phần quan trọng trong tiến trình này, là thành viên của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Hòa hợp chủng tộc và tôn giáo, cũng như có mặt trong Hội đồng tổ chức liên tôn.

Thông qua các nền tảng này, chư Tôn đức lãnh đạo Phật giáo đã vun đắp mối quan hệ bền chặt với các cộng đồng tôn giáo khác, giải quyết mọi khác biệt bằng lòng từ bi, sự tôn trọng và tinh thần hiểu biết.

Tuy nhiên, xây dựng hòa hợp không chỉ là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Đó là bổn phận chung của mỗi người dân Singapore, vượt qua ranh giới khác biệt và cùng nhau mở rộng không gian chung cho sự đồng hành và phát triển.

Tôi xin chân thành cảm ơn cộng đồng Phật giáo, cộng đồng tôn giáo lớn nhất tại Singapore, vì đã luôn thể hiện tinh thần khoan dung, hòa nhập và tôn trọng. Không chỉ bằng lời nói, mà bằng chính những hành động thiết thực.

Chư Tăng Ni và quý phật tử đã tổ chức phát chay miễn phí, chăm sóc người cao tuổi và những gia đình khó khăn, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán tại chùa Trúc Lâm Tự (竹林寺).

Tổng hội Phật giáo Singapore và Hội Cư sĩ Lâm (Singapore Buddhist Lodge) đã trao học bổng cho sinh viên, và thậm chí trong tháng Ramadan, một tháng lễ thiêng của người Hồi giáo - Hội Cư sĩ Lâm còn quyên góp gạo cho Nhà thờ Hồi giáo Ba’alwie để giúp đỡ các gia đình nghèo.

Cũng trong năm qua, nhiều ngôi chùa Phật giáo đã quyên góp hào phóng cho chiến dịch gây quỹ “Hòa hợp trong Hành động” để hỗ trợ viện trợ nhân đạo cho người dân Gaza.

Tất cả những nghĩa cử ấy là minh chứng sống động cho tinh thần từ bi, rộng lượng và khoan dung mà Đức Phật từng dạy, đó là lòng nhân hậu, độ lượng và đạo đức cao thượng.

Chính những giá trị này cũng góp phần nuôi dưỡng tinh thần Singapore. Khi hướng tới tương lai sau cột mốc SG60, chính từ bi tâm gắn kết chúng ta, lòng khoan dung duy trì sự đồng thuận xã hội, và chính nghĩa đạo đức sẽ dẫn đường cho một tương lai thịnh vượng, hòa hợp.

Vì thế, vào Ngày Vesak thiêng liêng này, chúng ta hãy cùng nhau tái khẳng định cam kết chung tay kiến tạo một Singapore hòa nhập hơn, nhân ái hơn và hài hòa hơn nữa.

Chúc mừng Đại lễ Vesak đến toàn thể quý vị! Xin cảm ơn rất nhiều.

Văn bản gốc:

新加坡佛教總會會長釋廣品法師

各位善信

大家好!

今天很榮幸能和大家一起慶祝衛塞節。首先,讓我提早祝大家衛塞節快樂。

今年的衛塞節特別有意義,因為今年也是新加坡慶祝建國60週年。

我們的建國歷程不是一帆風順,而是面對許多挑戰和危機。

但是,我們的建國先賢從來沒有向困難低頭,反而更加努力,克服挑戰。

今天,新加坡發展成第一世界國家,生活水準也提高了。

不但如此,我們可以不分種族、語言、宗教,生活在一起。

新加坡的社會有不同的宗教信仰和習慣,但我們可以互相包容,尊重彼此。

無論是在組屋區、學校、或小販中心,我們都可以看到,不同種族和宗教的新加坡人,和睦共處。

我們一起生活,一起工作,一起用餐,不分你我。

這樣和諧的社會,並不常見,也不是理所當然的。

在其他國家,宗教和種族主義的抬頭,導致社會的分化。

幸好,在新加坡,我們還是保持團結。所以在慶祝建國60年的時候,這是值得我們珍惜的。

多年來,我們努力促進不同種族之間的了解,並加強彼此的互信。

宗教領袖在這方面,扮演了重要的角色。

這不單單是宗教領袖的責任。

我們也需要所有國人的合作,一起打造共同的生活空間,彼此包容。

所以,我非常感謝本地的佛教社群,為宗教和諧所做的努力。

作為本地最大的宗教團體,本地佛教社群,一直透過不同的方式,加強各宗教之間的連結和信任。

你們邀請其他宗教代表出席活動,也會幫忙其他宗教團體,關心他們。

今天我要感謝大家的努力和付出。謝謝你們!

佛教總會會長廣品法師剛才也提到,新加坡作為多元種族、多元宗教的社會,互相包容,和諧共處,是非常重要的。

這也是佛教的精神。慈悲為懷,關心他人,正直向上。

在關懷社會方面,佛總做出很大的貢獻和努力,非常重視教育。

除了開辦菩提學校和文殊中學以外,

每年也頒發助學金,給有需要的家庭,減輕他們的負擔。

為的就是培養下一代,讓他們有正確的價值觀。

今天活動的主題是「互助互惠 溫情處處」。在新加坡慶祝建國60週年,展望未來的時候,這個主題非常適合。

所以在慶祝衛塞節的今天,

希望大家能夠繼續關心彼此,互相幫忙,

因為只要我們團結一致,

絕對可以建造一個更溫暖、更包容和更和諧的新加坡!

謝謝大家!

***

Thủ hiến Tây Australia gửi lời chúc mừng nhân Ngày Quốc tế lễ Vesak 2025 - Phật lịch 2569

Nhân dịp Ngày Quốc tế lễ Vesak năm 2025 - Phật lịch 2569, tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giới. Ngày lễ trọng đại này tưởng niệm ba dấu mốc thiêng liêng trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn - là một trong những sự kiện linh thiêng và có ý nghĩa sâu sắc nhất trong lịch sử Phật giáo.

Thủ hiến Tây Australia Hon Roger Cook
Thủ hiến Tây Australia Hon Roger Cook

Lễ Vesak là dịp để cùng nhau suy niệm về những giá trị cốt lõi mà Đức Phật để lại cho nhân loại: hòa bình, từ bi, trí tuệ và hành động vị tha. Đó cũng là cơ hội để chúng ta tự soi chiếu lại cách sống, cách lắng nghe và nâng đỡ nhau trong đời sống hằng ngày.

Những giá trị phổ quát ấy, vượt qua ranh giới của tôn giáo, có thể mang lại cảm hứng và định hướng tích cực cho mỗi cá nhân, đồng thời góp phần duy trì sự gắn kết xã hội, nuôi dưỡng một cộng đồng hòa hợp và nhân ái.

Chúng tôi tự hào vì Australia là quê hương của những cộng đồng đa văn hóa, đa tín ngưỡng và truyền thống. Sự phong phú ấy chính là nền tảng làm nên sức mạnh nội sinh của quốc gia. Việc chia sẻ trải nghiệm, học hỏi lẫn nhau không chỉ giúp mở rộng hiểu biết mà còn góp phần củng cố và phát huy những giá trị cao đẹp của sự đa dạng văn hóa, ngôn ngữ tại Tiểu bang Tây Australia.

Nhân dịp này, tôi xin chúc mừng Hội đồng Phật giáo Tây Australia (Buddhist Society of Western Australia) vì những đóng góp đáng trân trọng của quý vị trong suốt hơn hai thập kỷ qua với vai trò là cơ quan đại diện cao nhất cho cộng đồng Phật giáo tại bang.

Những đóng góp thiết thực và ý nghĩa của cộng đồng Phật giáo đối với đời sống xã hội và tinh thần của chúng tôi luôn được ghi nhận, tôn trọng và cảm phục sâu sắc.

Nguyện cầu cho Ngày Quốc tế lễ Vesak 2025 sẽ là một cột mốc đáng nhớ, lan tỏa tinh thần kết nối, tình thương và ý nghĩa sâu xa đến với tất cả những ai cùng kỷ niệm.

Thủ hiến tiểu bang Tây Australia, Hon Roger Cook MLA

***

Đại sứ Ấn Độ tại Hàn Quốc chia sẻ di sản tinh thần tại Lễ hội Hoa đăng chào mừng Đại lễ Vesak

Giữa không gian rực rỡ ánh sáng và trang nghiêm của Lễ hội Hoa đăng do Đại học Dongguk phối hợp cùng Đại sứ quán Ấn Độ tại Hàn Quốc tổ chức, Đại sứ Ấn Độ Amit Kumar đã tham dự và có bài phát biểu đầy cảm hứng nhằm chào mừng Đại lễ Phật Đản - Vesak 2025.

Đại sứ Ấn Độ Amit Kumar
Đại sứ Ấn Độ Amit Kumar

Sự kiện thu hút hơn 500 người tham dự, cùng nhau thắp sáng 16.000 chiếc đèn lồng - biểu tượng cho lòng từ bi và trí tuệ, những giá trị phổ quát cốt lõi của Phật giáo.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Amit Kumar bày tỏ niềm vinh dự khi được cùng phu nhân hiện diện và hòa chung không khí linh thiêng tại một trong những sự kiện Phật giáo trọng đại của Hàn Quốc. Ông nhấn mạnh: “Đây là dịp để chúng ta cùng nhau chiêm nghiệm những lời dạy vượt thời gian của đức Phật - Con đường Trung đạo, Tứ Diệu Đế và Bát Chính Đạo - như những kim chỉ nam dẫn dắt con người vượt qua bất an, thực hành bất bạo động và sống chính niệm trong thời đại đầy xao lãng hiện nay”.

Đại sứ cũng nhấn mạnh mối liên hệ lịch sử và tâm linh bền chặt giữa Ấn Độ, quê hương đức Phật và Hàn Quốc, được nối kết qua các thế kỷ bởi những cuộc hành hương, giao lưu học thuật và sự lan tỏa không vũ lực của đạo Phật.

Một minh chứng nổi bật được ông nhắc đến là hành trình của Thiền sư Hyecho (慧超, 704-787), vị cao tăng thời Silla đã du hành sang Ấn Độ từ năm 724-727 để tham học và chiêm bái thánh tích. Sau khi trở về quê hương, Ngài ghi lại Ký sự hành hương đến năm vương quốc Ấn Độ, một văn bản quý giá phản ánh đời sống xã hội, văn hóa, tôn giáo và chính trị của các vương quốc Phật giáo ở Ấn Độ và Trung Á thế kỷ VIII. Đây được xem là tài liệu du ký Phật giáo cổ nhất của Hàn Quốc còn lưu giữ được cho đến nay.

Đại sứ Amit Kumar cũng điểm lại nhiều nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ trong việc bảo tồn và phục hưng di sản Phật giáo, như phục dựng các thánh tích, khuyến khích nghiên cứu học thuật, công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ điển, ngôn ngữ đã ghi lại phần lớn kinh điển nguyên thủy của Phật giáo.

Ông chia sẻ thêm: “Vào năm 2021, Chính phủ Ấn Độ đã trao tặng một pho tượng đức Phật cho chùa Thông Độ, Tổ đình danh tiếng của Tào Khê tông, đặt tại vị trí gần núi Yeongchuk, gợi nhắc đến vùng Rājagaha (Vương Xá Thành) linh thiêng nơi đức Phật thuyết pháp thời xưa”.

Một dấu ấn đầy xúc động khác được nhắc đến là chuyến hành hương đi bộ kéo dài 1.200 km qua các thánh tích Phật giáo Ấn Độ của 108 vị giáo phẩm Tào Khê tông vào năm 2023. Đại sứ Amit Kumar đã trực tiếp đón tiếp phái đoàn tại thành phố Lucknow, kết thúc hành trình kết nối thiêng liêng này.

Trong phần kết bài phát biểu, ông trích lời đức Phật: “Hàng nghìn ngọn nến có thể được thắp lên từ một ngọn nến, mà không làm ngọn nến đó hao mòn. Cũng như hạnh phúc sẽ được nhân lên khi ta biết chia sẻ với người khác”.

Ông nói thêm: “Hãy để ánh sáng của những chiếc đèn lồng này nhắc nhở chúng ta rằng lòng từ bi, khi được lan tỏa, sẽ không bao giờ vơi cạn, mà chỉ ngày càng thêm sáng rỡ”.

Lễ hội Hoa đăng không chỉ là dịp tưởng niệm ba sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời đức Phật - Đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn, mà còn là minh chứng sống động cho tình hữu nghị bền chặt và di sản tâm linh được chia sẻ giữa hai nền văn hóa Phật giáo Ấn Độ và Hàn Quốc.

“Nguyện ánh sáng trí tuệ của đức Phật luôn soi đường cho tất cả chúng ta trên hành trình hòa bình, hòa hợp và thấu hiểu lẫn nhau”, Đại sứ Amit Kumar bày tỏ.

Tổng hợp và Chuyển ngữ: Thích Vân Phong