Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Giáo hội Phật giáo Việt Nam 34 năm thành lập và phát triển

Giáo hội Phật giáo Việt Nam 34 năm thành lập và phát triển

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2016 Giao hoi Phat giao Viet Nam 34 nam thanh lap va phat trien 1

Trong suốt ngàn năm du nhập và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo luôn gắn bó đồng hành cùng dân tộc, có những bước thăng trầm cùng vận mệnh của dân tộc. Chính vì thế, Phật giáo rất gần gũi với người dân Việt Nam. Phật giáo và dân tộc gắn bó chặt chẽ theo cách ví của Phật giáo là như nước với sữa không thể tách rời và như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phật giáo với dân tộc Việt Nam như hình với bóng, tuy hai mà một”. Trong đường hướng hành đạo của mình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã thể hiện rõ vai trò, vị trí của Phật giáo và dân tộc với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc”. Qua 34 năm bằng những việc làm ích đạo, lợi đời, GHPG Việt Nam ngày càng thể hiện rõ hiệu quả hành đạo với những việc làm rất có ý nghĩa.

Ngày 7/11/1981, GHPGVN được thành lập, đánh dấu một trang sử mới và mở ra vận hội mới cho trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thăng hoa.

Thực tế, không phải không có những băn khoăn, suy nghĩ về đường hướng hành đạo của GHPGVN trong bối cảnh các thế lực thiếu thiện chí lợi dụng, xuyên tạc, thậm chí có những hành động phá hoại việc thành lập, nhưng GHPGVN ngày càng phát triển và khẳng định vị trí của hàng chục lớp sơ cấp Phật học được mở tại các chùa. Ngoài ra, Giáo hội cũng thường xuyên gửi tăng, ni sinh đi đào tạo nâng cao ở nước ngoài tại các quốc gia như: Ấn Độ, Myanmar, Đài Loan (Trung Quốc),… Đây sẽ là nguồn tăng, ni kế cận có trình độ Phật học và thế học tốt, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cấp Giáo hội trong tương lai. Tính đến khóa VI (2011 – 2015), Học viện tại Hà Nội đã đào tạo được 1.054 tăng, ni; Học viện tại Huế được 761 tăng, ni, Học viện tại Tp.Hồ Chí Minh được 2.422 tăng, ni và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ chiêu sinh 2 khóa được gần 200 tăng. Tôi muốn nói sâu vấn đề này vì sau khi thành lập GHPG Việt Nam, số lượng tăng ni còn rất ít, nhiều chùa không có sư trụ trì, nhưng nay thì khác hẳn, số lượng tăng ni ngày càng đông.

Chẳng hạn, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, tiền thân là Trường Cao cấp Phật học Việt Nam Cơ sở I được thành lập tháng 11/1981, ngay sau khi GHPGVN được và được đổi tên thành Học viện như hiện nay theo Quyết định số 19/QĐ/TGCP, ngày 23/6/1997 của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, là một minh chứng cho mình trong lòng dân tộc.

Sau 34 năm thực hiện đường hướng hành đạo của mình, GHPGVN đã đạt được những thành tựu về nhiều mặt. Trong đó, hệ thống trường lớp ngày càng phát triển cả chiều rộng và bề sâu giúp cho việc đào tạo tăng tài cả về chất lượng và số lượng đã ghi một trong những dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của Giáo hội. Hiện nay, GHPGVN có 4 Học viện gồm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại thành phố Cần Thơ, 32 Trường Trung cấp Phật học, 8 Trường Cao đẳng và 1 Trường Trung Cao đẳng Phật học và hàng chục lớp sơ cấp Phật học được mở tại các chùa. Ngoài ra, Giáo hội cũng thường xuyên gửi tăng, ni sinh đi đào tạo nâng cao ở nước ngoài tại các quốc gia như: Ấn Độ, Myanmar, Đài Loan (Trung Quốc),… Đây sẽ là nguồn tăng, ni kế cận có trình độ Phật học và thế học tốt, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cấp Giáo hội trong tương lai. Tính đến khóa VI (2011 – 2015), Học viện tại Hà Nội đã đào tạo được 1.054 tăng, ni; Học viện tại Huế được 761 tăng, ni, Học viện tại Tp.Hồ Chí Minh được 2.422 tăng, ni và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ chiêu sinh 2 khóa được gần 200 tăng. Tôi muốn nói sâu vấn đề này vì sau khi thành lập GHPG Việt Nam, số lượng tăng ni còn rất ít, nhiều chùa không có sư trụ trì, nhưng nay thì khác hẳn, số lượng tăng ni ngày càng đông.

Chẳng hạn, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, tiền thân là Trường Cao cấp Phật học Việt Nam Cơ sở I được thành lập tháng 11/1981, ngay sau khi GHPGVN được và được đổi tên thành Học viện như hiện nay theo Quyết định số 19/QĐ/TGCP, ngày 23/6/1997 của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, là một minh chứng cho sự phát triển về đào tạo tăng tài của Giáo hội.

Cũng như các Học viện Phật giáo Việt Nam khác, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo tăng ni trẻ ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học, để đáp ứng yêu cầu phục vụ Giáo hội và nhân dân, có kiến thức về các mặt: Phật học, văn hóa, khoa học, xã hội,… có đức hạnh trong tu học, đồng thời đảm trách sự nghiệp truyền bá Phật pháp, phục vụ lợi ích nhân sinh. Sau 34 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã từng bước được củng cố và phát triển, đáp ứng yêu cầu ngày một cao của công tác giáo dục và đào tạo Tăng tài cho Giáo hội. Học viện đã đào tạo được gần 1.000 tăng ni sinh tốt nghiệp Cử nhân Phật học, 122 tăng ni sinh tốt nghiệp hệ Cao đẳng Phật học. Hiện tại, Học viện đang đào tạo năm đầu tiên của khóa VI hệ cử nhân Phật học với 304 tăng ni sinh thuộc hơn 30 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước theo học và 79 tăng ni sinh khóa III Cao đẳng Phật học. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của tăng ni sinh, Học viện đã hợp tác liên kết với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc đào tạo cử nhân Triết học hệ tại chức. Nhưng để có thành tựu trên, Học viện đã trải qua rất nhiều khó khăn về địa điểm, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, tài liệu giảng dạy,… trong những năm đầu gây dựng. Năm 2010, Đoàn Bộ Tôn giáo Myanmar do ông Bộ trưởng dẫn đầu sang thăm và làm việc với Ban Tôn giáo Chính phủ, Đoàn đã giành thời gian đi thăm, trao đổi kinh nghiệm với Học viện. Sau khi nghe quá trình hình thành và phát triển, làm việc với Ban lãnh đạo và tiếp xúc với tăng ni sinh, ông Bộ trưởng rất vui mừng, ngạc nhiên về những thành tựu của Học viện. Suốt mấy tiếng buổi trưa trong lúc các thành viên của Đoàn nghỉ, ông Bộ trưởng đi lại để ngắm khuôn viên, cơ sở của Học viện. Khi chia tay, ông bảo: Tôi thật sự bất ngờ ở Việt Nam có Học viện rộng rãi, khang trang, đẹp đẽ thế… Điều đó cho thấy nếu Phật giáo Việt Nam không phát triển thì làm sao có những Học viện như hiện nay.

Với tinh thần nhập thế tích cực, GHPGVN còn có rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác bằng những việc làm thiết thực như: Vận động tăng ni, tín đồ, phật tử thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực hưởng ứng các hoạt động xã hội: Ngày vì người nghèo, Ngày An toàn giao thông, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt,… Đặc biệt là hoạt động từ thiện: Nuôi dưỡng, giúp đỡ người nghèo, người già không nơi nương tựa, người khuyết tật, người bị ảnh hưởng chất độc da cam, nuôi dạy trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; mổ mắt miễn phí cho người đục thủy tinh thể, tặng nhà tình nghĩa; thăm hỏi, tặng quà cho các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với cách mạng; khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Thực sự, GHPGVN đang từng bước có những đổi mới, không ngừng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của xã hội trong thời đại mới.

Nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2015, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Chủ tịch UB T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới Chư tôn đức Giáo phẩm cùng toàn thể tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước đón một mùa Phật đản an vui, thắm tình đạo vị trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc và khẳng định: “Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá cao, trân trọng, biểu dương và chúc mừng những kết quả hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như những đóng góp tích cực của Giáo hội và toàn thể tăng ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước đối với sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong suốt 34 năm qua”. Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng tin tưởng GHPGVN sẽ tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống “Hộ quốc an dân” với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc” của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới. Tăng cường đoàn kết hòa hợp, củng cố, mở rộng và trang nghiêm Giáo hội, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, các hệ phái, các thế hệ, các vùng miền, vừa phát huy các giá trị đặc sắc của các hệ phái Phật giáo Việt Nam vừa mở rộng và tăng cường mối quan hệ đồng đạo, tình đoàn kết giữa Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam, góp sức cùng nhân dân trong nước bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế.

Với sự hộ trì của Tam Bảo, sự tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự đồng tình của nhân dân, sự nỗ lực của tăng ni, phật tử, GHPGVN chắc chắn sẽ bước tiếp chặng đường mới để đưa Giáo hội ngày càng vững tiến trên con đường hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh.

Tác giả: Đặng Tài Tính
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 1/2016

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường