Trang chủ Quốc tế Tôn giáo và Tín ngưỡng ở một số quốc gia Đông Á

Tôn giáo và Tín ngưỡng ở một số quốc gia Đông Á

Những Tiêu chuẩn để đánh giá, Đông Á là một trong những khu vực ít tôn giáo nhất trên thế giới. Người trưởng thành theo tôn giáo ở Đông Á hằng ngày tương đối ít niệm kinh, cầu nguyện, hoặc khi phỏng vấn họ nói rằng tôn giáo rất quan trọng cuộc sống của họ.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Những Tiêu chuẩn để đánh giá, Đông Á là một trong những khu vực ít tôn giáo nhất trên thế giới. Người trưởng thành theo tôn giáo ở Đông Á hằng ngày tương đối ít niệm kinh, cầu nguyện, hoặc khi phỏng vấn họ nói rằng tôn giáo rất quan trọng cuộc sống của họ.

Gần đây, theo một cuộc khảo sát mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center, Pew), một viện nghiên cứu phi đảng phái Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington, tại các nơi như Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam, trên 10.000 người trưởng thành thì đã cho thấy nhiều người không xác định họ theo tôn giáo nào. Họ tin vào những sinh vật vô hình, tôn kính thần linh, linh hồn của liệt vị tổ tiên, tham gia vào các tập tục lễ nghi truyền thống tôn giáo. Khu vực này cũng thuộc khu vực cao nhất thế giới với tỷ lệ những người bỏ đạo – những người từ chối tôn giáo.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát của Pew cũng cho thấy nhiều người trong các quốc gia khu vực vẫn tiếp tục tín ngưỡng tôn giáo hoặc tham gia vào các tập tục nghi lễ truyền thống tâm linh.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ton giao va tin nguong xa hoi Dong A 1

Theo cuộc khảo sát của Pew, tại các nơi như Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam cho thấy rằng, phần lớn những người trưởng thành, họ tin vào tín ngưỡng thần linh hoặc những sinh vật vô hình thiêng liêng.

* Nhiều người cũng đã tham gia các nghi lễ thờ cúng tổ tiên với truyền thống tôn giáo.

Ví dụ: Trong 12 tháng vừa qua, tại Nhật Bản cho biết có đến 70% người dân đã thành kính thắp lên những nén hương lòng, kính dâng đăng, tửu, trà, quả phẩm, thức ăn để tưởng niệm liệt vị tổ tiên của họ. Trong năm vừa qua, công dân Việt Nam đã thực hiện các lễ nghi này với tỷ lệ 86%.

* Niệm kinh, cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng tôn kính đối với các nhân vật tôn giáo hoặc thần linh là hiện tượng khá phổ biến. Ví dụ: với tỷ lệ 30% người trưởng thành ở Hồng Kông nói rằng, họ niệm kinh, cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng tôn kính đức Bồ tát Đại Bi Quán Thế Âm và công dân ở Đài Loan với tỷ lệ 46% họ niệm kinh, cầu nguyện hoặc tỏ lòng tôn kính Đức Phật hay các vị Bồ tát.

Trên toàn khu vực Đông Á, một số lượng lớn người trưởng thành – các nơi như Hồng Kông và Đài Loan với tỷ lệ từ 27% đến 61% – họ cho biết “không có tôn giáo”. Nhưng ngay cả trong số những người không theo tôn giáo này, một nửa số đó trở lên cũng đã thường xuyên thờ cúng, tưởng niệm tổ tiên ông bà đã khuất; ít nhất là cứ bốn trên mười người đã tín ngưỡng thần linh hoặc những sinh vật vô hình; một phần tư số đó trở lên cho rằng, san hà đại địa núi sông đất đai, cây cỏ thực vật đều có linh hồn.

Nói tóm lại, khi Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center, Pew) chúng tôi so sánh đối chiếu tôn giáo trong các xã hội này, với những gì người ta tin và thực hành, thay vì liệu họ có nói rằng có tín ngưỡng tôn giáo hay không, thì khu vực Đông Á này sôi động về tôn giáo hơn so với những gì ban đầu chúng ta tưởng tượng.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ton giao va tin nguong xa hoi Dong A 2

Thu thập dữ liệu về tôn giáo ở các quốc gia Đông Á là một đối mặt thách thức  và phức tạp. Khoảng thế kỷ trước, khái niệm về tôn giáo chỉ được các học giả du nhập, và các bản dịch phổ biến về “tôn giáo” (tiếng Trung ‘宗教, zōngjiào’, tiếng Nhật “Shūkyō”, tiếng Hàn ‘종교 – Jonggyo’, tiếng Anh ‘Religions’), thường được hiểu là đề cập đến các hình thức tổ có tổ chức, có cấp bậc giáo phẩm của tôn giáo, chẳng hạn như Cơ đốc giáo, các Phong trào tôn giáo mới (new religious movement – NRM), còn được gọi là tôn giáo mới hoặc tâm linh, là một nhóm tôn giáo hoặc tâm linh có nguồn gốc hiện đại và là ngoại vi của văn hóa tôn giáo thống trị của xã hội – không các hình thức tâm linh truyền thống của châu Á.

Cuộc khảo sát của Pew, bao gồm một số câu phỏng vấn từ lâu đã được sử dụng để so sánh đối chiếu việc thực hành tôn giáo ở các quốc gia trên thế giới, ví dụ như tôn giáo quan trọng như thế nào đối với đời sống của người dân. Nhưng báo cáo này nhấn mạnh hơn vào các câu phỏng vấn mới, được thiết kế để so sánh đối chiếu giữa tín ngưỡng và ứng dụng triết lý tôn giáo vào đời sống xã hội và cá nhân của người dân tương đối phổ biến trong xã hội châu Á, bao gồm: tôn kính thờ phụng tổ tiên; sự hiện diện của linh hồn trong thế giới tự nhiên; bày tỏ lòng kính trọng đối với các vị thần linh và nhân vật tôn giáo; niềm tin về cuộc sống sau khi chết; và mối liên hệ cá nhân với tôn giáo ngoài bản sắc.

Theo báo cáo này dựa trên một cuộc khảo sát trong khu vực với 10.390 người trưởng thành ở xã hội bốn khu vực Đông Á (Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) và quốc gia láng giềng Việt Nam. Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 2 tháng 6 đến ngày 17 tháng 9 năm 2023, được ghi chép qua bảy thứ ngôn ngữ. Cuộc khảo sát được xây dựng trên các nghiên cứu mà trước đây Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center, Pew) đã công bố về tôn giáo ở các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Á và Đông Nam Á.

Trong phần Tổng quan của những điểm nổi bật khác này: Sự biến đổi tôn giáo trong khu vực h/Biến đổi tôn trong khu vực/Biến đổi tôn giáo giáo ở Đông Á so với phần còn lại của thế giới/Tín ngưỡng và và ứng dụng triết lý tôn giáo vào đời sống xã hội và cá nhân của người dân tương đối phổ biến trong xã hội khu vực/Những cựu Phật tử ở Đông Á so sánh đối chiếu như thế nào với những người trọn đời theo đạo Phật, quy y Tam bảo/Những phát hiện quan trọng khác trong báo cáo này.

Báo cáo đầy đủ có sẵn bằng tiếng Anh:

Chương 1: Bối cảnh tôn giáo và thay đổi
Chương 2: Tôn giáo như một lối sống 
Chương 3: Niềm tin 
Chương 4: Tập tục
Chương 5: Tôn kính thờ phụng tổ tiên, tang lễ và niềm tin vào kiếp sau
Chương 6: Tôn giáo, chính trị và xã hội

Chúng ta định nghĩa về Đông Á như thế nào?

Thông thường, các quốc gia Đông Á https://asiasociety.org/countries-regions/east-asia bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Ma Cao, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Đài Loan. Về phương diện địa chính trị, Việt Nam thường được phân loại là một phần của Đông Á. Nhưng chúng tôi đã khảo sát Việt Nam cùng với Đông Á vì một số lý do, bao gồm https://www.britannica.com/place/Vietnam/Vietnam-under-Chinese-rule mới quan hệ lịch sử với Trung Hoa và truyền thống Nho giáo.

Hơn nữa, tứ chúng Phật tử Phật giáo Việt Nam đã trải bao thăng trầm cùng dân tộc, hàng nghìn năm lịch sử Phật giáo Đại thừa thông qua các tông phái Thiền tông Phật giáo Việt Nam, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm, Lâm Tế, Tào Động, Phật giáo Đại thừa cũng đã phổ biến khắp Đông Á.

Trong toàn bộ báo cáo này, thuật ngữ “Đông Á” dùng chỉ để cho các khu vực Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Trong khi thảo luận về các xu hướng rộng hơn trên toàn “khu vực”, chúng bao gồm cả Việt Nam.

Vì lý do pháp lý và hậu cần, chúng tôi không khảo sát một số địa điểm khác, thường được coi là một phần của Đông Á. Hiện tại, Trung Quốc không cho phép các tổ chức, không phải tiến hành khảo sát trên đại lục Trung Quốc, và không thể thực hiện khảo sát dư luận ở Bắc Triều Tiên. Việc tiến hành các cuộc khảo sát mang tính đại diện trên toàn quốc ở Mông Cổ, khó khăn bởi lối sống du mục của một bộ phận lớn người dân ở đây. Chúng tôi không khảo sát ở Ma Cao vì dân số ở đây tương đối rất ít.

Biến đổi Tôn giáo trong khu vực

Hầu hết tất cả những người được khảo sát đều không theo tôn giáo nào, hoặc xác định họ là phật tử. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc và Hồng Kông, một tỷ lệ đáng kể người trưởng thành xác định theo đạo Cơ đốc, còn Đài Loan có một số lượng lớn người theo Đạo giáo (còn gọi là Lão giáo).1

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ton giao va tin nguong xa hoi Dong A 3

Nhưng trong khu vực, bản sắc tôn giáo đang trải qua nhiều thay đổi đáng quan tâm. Nhiều người cho biết rằng họ đã được giáo dục với một bản sắc tôn giáo khác với bản sắc tôn giáo hiện nay mà họ công bố.

Tại Việt Nam người trưởng thành chuyển từ môi trường tôn giáo của họ sang một tôn giáo khác – hoặc không theo tôn giáo nào – dao động từ 17% người trưởng thành ở Việt Nam đến 53% ở Hồng Kông và Hàn Quốc. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ “chuyển đổi” thay vì “chuyển sang” để cho biết chuyển đổi diễn ra theo mọi hướng và không nhất thiết liên quan đến bất kỳ nghi thức hay buổi lễ trang trọng nào.

Tỷ lệ chuyển dổi tôn giáo dựa trên chuyển sang giữa các truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới, chứ không phải chuyển đổi trong một truyền thống. Ví dụ: chuyển đổi giữa Cơ đốc giáo và đạo Phật được chọn bằng những biện pháp này, nhưng chuyển đổi giữa Công giáo La Mã và Tin lành hoặc giữa các chi phái khác nhau của Hồi giáo thì không có.

Chúng tôi cũng tính những người đã chuyển đổi từ cụ thể một tôn giáo sang không có bản sắc tôn giáo – hoặc ngược lại – là đã chuyển đổi.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ton giao va tin nguong xa hoi Dong A 41

Phần lớn khi chuyển đổi tôn giáo là bỏ đạo trước đây của mình: Nhiều người ở Đông Á cho biết, họ đã được sinh ra và trưởng thành trong một tôn giáo và hiện tại xác định là không theo tôn giáo nào (điều này ít phổ biến hơn ở nước láng giềng Việt Nam). Những sự cải đạo theo tôn giáo khác, chủ yếu là đạo Phật, Cơ đốc giáo và Đạo giáo. Ví dụ, 15% người trưởng thành ở Hồng Kông cho biết, họ sinh ra và lớn lên theo Cơ đốc giáo, nhưng hiện tại không theo tôn giáo nào, trường hợp này người trưởng thành tại Hàn Quốc 14% và tại Nhật Bản họ cho biết, họ sinh ra và trưởng thành trong gia đình theo đạo Phật, nhưng hiện giờ họ xác định là không còn theo bất kỳ tôn giáo nào.

Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi tôn giáo tăng cao, không chỉ xuất phát từ việc người dân từ bỏ tôn giáo. Khoảng 1/10 người trưởng thành ở Hàn Quốc Quốc (12%) và Hồng Kông (9%), hiện đã được xác định là người theo Cơ đốc giáo nhưng đã được sinh ra và trưởng thành trong một truyền thống tôn giáo khác, chẳng hạn như đạo Phật, hoặc đã được sinh ra và trưởng thành mà không có bản sắc tôn giáo. Tương tự, 11% người trưởng thành tại Đài Loan và 10% ở Việt Nam đã được sinh ra và trưởng thành không theo truyền thống đạo Phật, nhưng hiện đã xác định là phật tử.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ton giao va tin nguong xa hoi Dong A 5

Tuy nhiên, xét về mặt cân đối, dân số không theo tôn giáo đã có mức tăng cao từ việc chuyển đổi ở bốn địa điểm được khảo sát, trong phân tích của chúng tôi, dựa trên tất cả nhóm tôn giáo khác nhau.

Ví dụ: Ở Hồng Kông, 30% người trưởng thành cho biết rằng họ đã sinh ra và trưởng thành trong gia đình không theo tôn giáo nào, trong khi 61% hiện họ xác định là không theo tôn giáo nào – tăng 31 điểm phần trăm. Việt Nam là quốc gia duy nhất được khảo sát mà dân số không theo tôn giáo nào bị tổn thất lớn do chuyển đổi tôn giáo: 55% người dân Việt Nam trưởng thành cho biết rằng, họ đã được sinh ra và trưởng thành trong gia đình không theo tôn giáo nào, trong khi 48% hiện nay họ đã xác định là không theo tôn giáo nào.

Trong khi đó, phật tử đã phải chịu tổn thất năng nề từ việc chuyển đổi tôn giáo tại các nơi như Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ví dụ: 29% người trưởng thành ở Hàn Quốc nói rằng họ đã được sinh ra và trưởng thành trong gia đình theo đạo Phật, nhưng 14% họ nói rằng hiện nay họ là Phật tử – giảm 15 điểm.

Mặt khác, số lượng phật tử đã tăng nhẹ do chuyển đổi tôn giáo ở Đài Loan và Việt Nam (đọc thêm về chuyển đổi tôn giáo ở Chương 1).

Chuyển đổi tôn giáo ở Đông Á so với phần còn lại của thế giới

Tỷ lệ chuyển đổi tôn giáo ở Đông Á (từ 32% ở Nhật Bản đến 53% ở Hồng Kông và Hàn Quốc) cao hơn ở nhiều nơi khác mà Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center, Pew) đã so sánh đối chiếu.2

Ví dụ: trước đây, kể từ năm 2019 trong các cuộc khảo sát của chúng tôi về tôn giáo trên khắp châu Á – bao gồm ở các quốc gia Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Singapore, Sri Lanka và Thái Lan – chỉ Tỷ lệ chuyển đổi tôn giáo của Singapore (35%) mới đạt đến tỷ lệ được thấy ở các xã hội châu Á.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ton giao va tin nguong xa hoi Dong A 6

Ngay cả trong cuộc khảo sát từ năm 2015 của chúng tôi gồm 15 xã hội ở Tây Âu – một khu vực trong đó đã trải qua nhiều thập kỷ diễn ra bỏ đạo, đã dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về số lượng người không theo tôn giáo nào – chúng tôi không tìm thấy nơi nào có tỷ lệ chuyển đổi tôn giáo vượt quá 40% (mức cao nhất là 36% ở Hà Lan).

Mùa hè năm 2023, theo dữ liệu mà chúng tôi thu thập ở Hoa Kỳ, 28% người trưởng thành không còn xác định theo truyền thống tôn giáo mà họ đã được giáo dục.

Việc chuyển đổi tôn giáo ít phổ biến hơn ở các khu vực khác trên thế giới, chẳng hạn như khu vực châu Mỹ Latin và Trung Đông-Bắc Phi3.

Từ những thập niên 2008, chúng tôi cũng đã phân tích dữ liệu đã phân tích dữ liệu được thu thập trên khắp thế giới, để xem tỷ lệ bỏ đạo ở Đông Á và Việt Nam so sánh đối chiếu với các địa điểm khác như thế nào.

Được biết họ đã được giáo dục trong một truyền thống tôn giáo, nhưng không còn xác định theo một tôn giáo mào nào nữa, các nơi có tỷ lệ người trưởng thành cao nhất thế giới như Hồng Kông (37%) và Hàn Quốc (35%). Kế đến là một số quốc gia Tây Âu, bao gồm Na Uy (30%), Hà Lan (29%) và Bỉ (28%).

Nằm ở vị trí cao trong danh sách còn có hai xã hội Đông Á khác: Đài Loan (22%) và Nhật Bản (21%).

Trong nhiều năm, ở phần lớn các địa điểm chúng tôi đã khảo sát – bao hầu hết các địa điểm được khảo sát ở Trung và Đông Âu, khu vực Trung Đông và Bắc Phi, phần lớn Châu Phi Hạ Sahara – khoảng 5% người trưởng thành trở xuống nói rằng, họ đã được giáo dục theo một tôn giáo, nhưng giờ đây họ không theo bất kỳ tôn giáo nào nữa. Trong số năm địa điểm mà chúng tôi đã khảo sát cho báo cáo này, chỉ có Việt Nam có tỷ lệ bỏ đạo thấp như thế (4%).

(Để biết thông tin về thời điểm chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở 102 quốc gia và vùng lãnh thổ, vui lòng xem Phụ lục A).

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ton giao va tin nguong xa hoi Dong A 7

Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo

Theo các cuộc khảo khát về tôn giáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center, Pew) thường phỏng vấn: “Trong đời sống của người dân, tôn giáo quan trọng như thế nào?”. Chúng tôi sử dụng câu phỏng vấn này như một trong số nhiều cách để so sánh đối chiếu vai trò của tôn giáo đối với đời sống của người dân tại các khu vực địa lý theo thời gian.

Do tỷ lệ tôn giáo tương đối thấp ở một số vùng Đông Á, cũng như tính phức tạp khi diễn dịch từ “tôn giáo” sang một số ngôn ngữ châu Á, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi tương đối ít người trong khu vực nói rằng tôn giáo là yếu tố “rất quan trọng đối với họ”.

Tại 5 địa điểm mà chúng tôi đã khảo sát, không quá 26% người trưởng thành cho biết rằng tôn giáo là yếu tố rất quan trọng trong đời sống của họ, trong đó chỉ có 6% ở Nhật Bản.4 Tại các khu vực khác trên thế giới – bao gồm cả một số xã hội châu Á lân cận – các cuộc khảo sát thường cho thấy những con số cao hơn nhiều.5

Tuy nhiên, nhiều người không coi tôn giáo là yếu tố quan trọng trong đời sống của họ, nhưng lại tham gia vào nhiều tập tục tôn giáo khác nhau và có nhiều niềm tin tôn giáo khác nhau.

Ví dụ: Tại Đài Loan, chỉ 11% người trưởng thành nói rằng tôn giáo là yếu tố quan trọng đối với họ, nhưng 87% tin vào nhân quả nghiệp báo, 36% thì họ nói đã từng được linh hồn ơn trên tổ tiên thường gia hộ và 34% họ nói rằng đã từng công phu tu tập thiền Phật giáo.

Đã từ lâu, linh hồn của tổ tiên ông bà là tâm điểm của các nghi lễ ở Đông Á và quốc gia láng giềng Việt Nam, và việc tôn kính phụng thờ Tổ tiên ông bà vẫn được phổ biến khắp thành thị và nông thôn. Khoảng một nửa số người trưởng thành trở lên, gần đây ở tất cả những địa điểm chúng tôi đã khảo sát cho biết, họ đã dâng hương, hoa, thực phẩm, các phẩm vật để tưởng niệm, khấn nguyện, phụng thờ tổ tiên ông bà. Dân phong quốc tục này được phổ biến đối với Phật tử và những người xác định không theo một tôn giáo nào.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ton giao va tin nguong xa hoi Dong A 8

Một ví dụ đặc biệt nổi bật: trong nhiều năm qua 92% người Việt Nam trưởng thành không theo tôn giáo nào, họ cho biết việc tôn kính phụng thờ tổ tiên ông bà.

Những mối liên hệ thiêng liêng mật thiết giữa linh hồn những lục thân quyến thuộc đã quá cố, không phải lúc nào cũng được coi là một chiều. Ở mọi nơi ngoại trừ Hồng Kông, khoảng 4 trên 10 người trưởng thành nói rằng họ đã được ơn trên linh hồn của tổ tiên ông phù linh thiêng phù hộ độ trì, ngay cả trong giấc mơ hay ở hình thức khác nào đó.

Đã khảo sát ở năm địa điểm hầu hết người trưởng thành đều cho biết rằng, họ tin vào thần linh hoặc những sinh vật vô hình như các vị thần linh hoặc linh hồn. Trong khi những người trưởng thành không theo tôn giáo nào, nhưng họ vẫn tin vào thần linh hoặc những sinh vật vô hình linh thiêng với tỷ lệ thấp hơn so với những người theo Cơ đốc giáo hay đạo Phật, thì ít nhất 4 trên 10 người trưởng thành không theo tôn giáo nào, ở mỗi địa điểm bày tỏ những niềm tin thiêng liêng này. Ở Đài Loan, ¾ số người không theo tôn giáo nào cho biết rằng, họ tin vào thần linh hoặc những sinh vật vô hình thiêng liêng.

Một tỷ lệ khá lớn người trưởng thành cũng coi thiên nhiên là thế giới của những sinh vật vô hình linh thiêng. Tại các quốc gia Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam, khoảng một nửa số người trưởng thành trở lên cho biết, họ tin rằng, sơn hà đại địa, núi sông đất đai hay thảo mộc đều có linh hồn riêng.

Như chúng ta đã thấy, những Phật tử kỳ cựu ở Đông Á so sánh như thế nào với những người Phật tử phát nguyện trọn đời quy y Tam bảo, tôn thờ Phật, Pháp, Tăng

Tại Đông Á có rất nhiều sự bỏ đạo, rời khỏi tôn giáo: 37% người trưởng thành ở Hồng Kông, 35% ở Hàn Quốc, 22% ở Đài Loan và 21% ở Nhật Bản cho biết, họ đã được giáo dục theo một truyền thống tôn giáo như đạo Phật, Cơ đốc giáo hoặc Đạo giáo từ khi sinh ra cho đến trưởng thành, nhưng ngày nay họ đã xác định không còn theo bất kỳ tôn giáo nào (để so sánh, chỉ có 4% người Việt Nam trưởng thành đã bỏ đạo, rời khỏi tôn giáo).

Đồng thời, có rất nhiều người họ cho biết rằng “không tôn giáo”, tuy nhiên họ vẫn thể hiện một số niềm tin tôn giáo và cho biết rằng họ đã tham gia vào một số thực hành tâm linh truyền thống. Điều này đặc ra câu hỏi: Việc theo tôn giáo ở Châu Á có ý nghĩa thế nào? Các danh hiệu tôn giáo có quan trọng hay không?

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ton giao va tin nguong xa hoi Dong A 9

Câu trả lời ngắn gọn là có – cách mọi người mô tả về bản thân đều có ý nghĩa. Ví dụ hãy xem xét ba kiểu người Đông Á:

* Những người Phật tử phát nguyện trọn đời quy y Tam bảo, tôn thờ Phật, Pháp, Tăng (cho biết rằng họ đã được giáo dục truyền thống gia đình như là một Phật thuần thành trung kiên)

* Những Phật tử tử kỳ cựu, hiện không theo tôn giáo nào (những người cho biết là họ đã được giáo dục như là một Phật tử, nhưng không còn xác định là theo bất kỳ tôn giáo nào)

* Nguyện trọn đời không theo tôn giáo nào (những người cho biết là họ đã được giáo dục là không theo tôn giáo nào và vẫn không xác định theo một tôn giáo nào)

Có đủ cả người trong ba nhóm người thuộc bốn xã hội Đông Á mà chúng tôi đã khảo sát – Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan – để cho phép phân tích chi tiết từng nhóm. Ở tất cả những địa điểm này, những người Phật tử phát nguyện trọn đời quy y Tam bảo, tôn thờ Phật, Pháp, Tăng đều kiên định cho biết, họ tham gia vào các tập tục tôn giáo và giữ niềm tin tôn giáo với tỷ lệ đáng kể cao hơn so với những Phật tử kỳ cựu. Nhưng có thể một số ảnh hưởng còn sót lại của thời thơ ấu theo đạo Phật đối với những Phật tử kỳ cựu, là những người trung bình có phần sùng đạo hơn những người suốt đời không theo tôn giáo.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ton giao va tin nguong xa hoi Dong A 10

Ví dụ: Tại Đài Loan, những người Phật tử phát nguyện trọn đời quy y Tam bảo, tôn thờ Phật, Pháp, Tăng có khả năng tăng cao hơn 30 điểm phần trăm, so với Phật tử cho biết họ thường đi đến các cơ sở tự viện Phật giáo để tu học Phật pháp (91% so với 61%). Ngược lại, những Phật tử kỳ cựu có khả năng đi đến các cơ sở tự viện Phật giáo để tu học Phật pháp cao hơn so với những người Đài Loan suốt đời không theo tôn giáo (61% so với 45%).

Mô hình tương tự xuất hiện trong các câu phỏng vấn khảo sát về việc tôn kính phụng thờ Tổ tiên ông bà. Trong khi hầu hết mọi người thuộc cả ba hạng mục đều cho biết rằng, trong 12 tháng qua họ đều thắp hương xông mùi đức hạnh, khấn nguyện, tưởng niệm liệt vị Tổ tiên ông bà, hoạt động này phổ biến nhất ở những người Phật tử phát nguyện trọn đời quy y Tam bảo, tôn thờ Phật, Pháp, Tăng. Tại Hồng Kông, trong năm qua, 84% người Phật tử phát nguyện trọn đời quy y Tam bảo, tôn thờ Phật, Pháp, Tăng đã thắp hương xông mùi đức hạnh, khấn nguyện, tưởng niệm liệt vị Tổ tiên ông bà và 59% những người suốt đời không theo tôn giáo cho biết họ đã thành kính phụng thờ Tổ tiên ông bà như thế.

Hơn nữa, theo quan niệm của họ về những người bình thường theo Phật giáo thường gần gũi với những người suốt đời không theo tôn giáo hơn là những người Phật tử phát nguyện trọn đời quy y Tam bảo, tôn thờ Phật, Pháp, Tăng. Phần lớn ở Nhật Bản những Phật tử phát nguyện trọn đời quy y Tam bảo, tôn thờ Phật, Pháp, Tăng Bản (57%) xem Phật giáo là “một bộ triết lý đạo đức hướng soi đường dẫn bước đến thực hành” trong khi tỷ lệ nhỏ hơn của những Phật tử kỳ cựu (43%) và những người suốt đời không theo tôn giáo (44%) cho biết điều này. Nói tóm lại, cách mọi người mô tả việc theo tôn giáo hiện tại và việc theo tôn giáo thời thơ ấu của họ có xu hướng tương ứng với mức độ niềm tin và thực hành tôn giáo của họ.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ton giao va tin nguong xa hoi Dong A 11

Những phát hiện quan trong khác trong báo cáo này

* Đã khảo sát ít nhất 1/5 số người trưởng thành ở mỗi xã hội trong số 4 xã hội Đông Á, cũng như 79% người trưởng thành ở quốc gia láng giềng Việt Nam, cho biết rằng họ vẫn cảm thấy linh hồn của Tổ tiên ông bà linh thiêng phù hộ độ trì họ vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời (Chương 5 có thêm thông tin về việc họ tương tác thông linh với Tổ tiên ông bà).

* Đã khảo sát trong khu vực, hầu hết mọi người cho biết rằng cá nhân họ cảm thấy có mối liên hệ với “lối sống” của ít nhất một niềm tin hoặc triết lý tôn giáo, ngay cả khi nó không giống hệt như bản sắc tôn giáo hiện tại của họ. Ví dụ 34% tín đồ Cơ đốc giác ở Hàn Quốc cho biết rằng, cá nhân họ cảm thấy có mối quan hệ với lối sống đạo Phật và 26% Phật tử ở Hàn Quốc cảm thấy có mối liên hệ với lối sống Cơ đốc giáo (Chương 2 thảo luận về tôn giáo như một lối sống và sự đồng cảm của con người với nhiều truyền thống).

* Phần lớn người trưởng thành trong tất các nhóm tôn giáo đều cho biết rằng, đạo Phật là “một bộ phận triết lý đạo đức hướng dẫn thực hành”, “một nền văn hóa mà con người là một phần trong đó” và “một tôn giáo mà con người lựa chọn đi theo” (Chương 2 có nhiều chi tiết hơn về cách những người trả lời khảo sát định nghĩa về đạo Phật, cũng như một số tín ngưỡng và thực hành mà người Phật tử xem là quan trọng để trở đạo Phật “thực sự”).

Người dân trong khu vực – đặc biệt là tín đồ Cơ đốc giáo – nhìn chung họ coi tôn giáo là một động lực tích cực trong xã hội của họ (Chương 6 cung cấp thêm thông tin về giao thao giữa tôn giáo và xã hội).

Bản tóm tắt những phát hiện này đã được dịch từ nguyên bản tiếng Anh.

Chú thích:

1 Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 được tiến hành vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 theo Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở lần thứ năm ở Việt Nam kể từ khi đất nước thống nhất vào năm 1975, và trong khi cuộc khảo sát của chúng tôi 86% tổng dân số không có tôn giáo, tỷ lệ lớn hơn nhiều so với 48% người Việt Nam trưởng thành xác định không theo tôn giáo. Cuộc điều tra dân số ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ Phật tử (5% tổng dân số) nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ chúng tôi đo được (38% người trưởng thành).

Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cuộc điều tra dân số ở Việt Nam chỉ tính người dân là Phật tử chỉ khi họ đã đăng ký chính thức với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một số trong dân gian theo đạo Phật từ truyền thống gia đình lâu đời chưa thống kê hoặc một số tín đồ Phật giáo nội sinh như Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Tịnh Độ Cư sĩ, Phật giáo Hòa Hảo chưa tổng cộng vào.

2 Trong phân tích của giới hạn này, các nước Armenia, Azerbaijan và Georgia được đưa vào Châu Á. Ba quốc gia Caucasus này nằm giữa Biển Đen và Biển Caspi ở khu vực biên giới giữa châu Âu và Châu Á.

3 Trong bản phân tích này, chúng tôi so sánh đối chiếu việc chuyển đổi tôn giáo giữa các hạng mục như sau: Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Phật giáo, Hindu giáo, “Tôn giáo khác”, “Không tôn giáo” và những người không trả lời phỏng vấn. Nếu các hạng mục chi tiết hơn đã được sử dụng trong phân tích (chẳng hạn như Công giáo La Mã và Tin Lành khác nhau hoặc các trường phái tư tưởng khác nhau trong Phật giáo), tỷ lệ những người được coi là đã chuyển đổi tôn giáo sẽ tăng lên (ví dụ: Vui lòng đọc bản phân tích chi tiết từ năm 2015 của chúng tôi về chuyển đổi tôn giáo ở Hoa Kỳ). Chúng tôi đã phân tích việc chuyển đổi ở cấp độ các truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới để cho phép so sánh đối chiếu nhất quán trên toàn cầu.

4 Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) không thể khảo sát ở Trung Quốc bởi do chính phủ Trung Quốc hạn chế đối với các tổ chức nghiên cứu nước ngoài. Tuy nhiên, Khảo sát Giá trị Thế giới năm 2018 tại Trung Quốc cho thấy 13% người trưởng thành ở Trung Quốc cho biết rằng tôn giáo không quan trọng đối với đời sống của họ. Đọc báo cáo năm 2023 của chúng tôi “So sánh đối chiếu tôn giáo ở Trung Quốc” để biết thêm thông tin.

5 Ví dụ: Theo cuộc khảo sát tại đó của chúng tôi những năm 2019-2020, ở Ấn Độ, 84% người trưởng thành cho biết rằng, tôn giáo rất quan trọng đối với đời sống của họ. Năm 2022, tại 6 quốc gia mà chúng tôi đã khảo sát ở Nam Á và Đông Nam Á, đa số người trưởng thành ở tất cả các quốc gia ngoại trừ Singapore đều thừa nhận điều này. Ngay cả ở Singapore, 36% người trưởng thành coi tôn giáo là yếu tố rất quan trọng trong đời sống của họ. Chỉ ở Châu Âu, các nghiên cứu về tôn giáo của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) mới cho thấy thái độ về phỏng vấn này có phần tương tự đối với Đông Á, với giá trị là 20% người trưởng thành ở 34 quốc gia Châu Âu đều cho biết rằng tôn giáo là rất quan trọng đối với đời sống của họ, theo khảo sát của chúng tôi những năm 2015-2017 ở Trung/Đông và Tây Âu.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Pew Research Center

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường