Trang chủ Đời sống Đức Phật nói gì về 13 Hạnh Đầu Đà?

Đức Phật nói gì về 13 Hạnh Đầu Đà?

Dhutanga (Hạnh đầu đà) có nghĩa là “rũ bỏ” Trong Đại Tạng Kinh có nhắc đến danh từ “Hạnh Đầu Đà” nhưng 13 (Nam Tông) hay 12 (Bắc Tông) đều không được ghi trong Đại Tạng Kinh hay A Hàm.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Dhutanga (Hạnh đầu đà) có nghĩa là “rũ bỏ” Trong Đại Tạng Kinh có nhắc đến danh từ “Hạnh Đầu Đà” nhưng 13 (Nam Tông) hay 12 (Bắc Tông) đều không được ghi trong Đại Tạng Kinh hay A Hàm.

Tác giả: Cư sĩ Hà Bồ Đề (Gosinga) Bảo Hải Linh Thông Tự, Quảng Ninh
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 7/2024

Trong một số bản Kinh có ghi chép:

“Và đây là những lợi lạc trong khổ hạnh ở rừng. Một tỳ kheo ở rừng tác ý vào lâm tưởng (Trung, kinh 121) có thể đạt được ngay trong hiện tại định tướng chưa đạt, hoặc duy trì định tướng đã đạt. Bậc Ðạo sư hài lòng về vị ấy, như Kinh chép: “Này Nàgita, ta hài lòng về vị tỳ kheo sống ở rừng” (Tăng chi iii, 343).

Khi sống tại một trú xứ xa vắng, tâm hành giả không bị dao động bởi những sắc pháp không thích đáng… Vị ấy khỏi những lo âu, từ bỏ bám víu vào đời và thưởng thức lạc thú độc cư. Hạnh đầu đà khác như phấn tảo y v.v… dễ dàng tu tập đối với vị ấy”.

Trong Kinh có nhắc tới Hạnh đầu đà liên quan đến Đại đức Kassapa (Ca Diếp) và chúng đệ tử của ông thọ trì giới luật nghiêm ngặt về hạnh “đầu đà” (Dhutanga). Thật ra phải hiểu về thời đó, đạo Phật chưa ra đời thì Hạnh đầu đà hoặc cao hơn nữa là Khổ Hạnh đã được hầu hết các vị Bà La Môn thực hành nghiêm mật. Ngày nay, ở Việt Nam dư luận truyền thông quá coi trọng nhưng ở Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ việc thực hành Đầu Đà vẫn có vô số vị, tác giả cũng đã từng gặp cả đoàn hàng trăm hành giả đầu đà.

Thậm chí Theravada còn có Ngày lễ Hạnh đầu đà hàng năm được tổ chức tôn vinh.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 7.2024 Duc Phat noi gi ve 13 hanh dau da 2

Trong Đại kinh Khu rừng sừng bò, đức Phật cũng không phản đối với quan điểm: Tỳ kheo tự mình sống ở rừng núi và thán đời sống ở rừng núi; tự mình sống khất thực, tự mình mặc y phấn tảo, tự mình sống với ba y, tự mình sống thiểu dục, tự mình sống biết đủ, tự mình sống độc cư, tự mình tinh cần tinh tấn, tự mình thành tựu giới hạnh… tuy nhiên Ngài cũng tán thán các vị khác không tu tập theo Hạnh Đầu Đà nhưng thực hành tốt Thiền Chính Định (Jhana) hay Chính Trí (Văn Tư Tu)…

13 hạnh đầu đà chỉ được ghi chép chi tiết từ sau này trong Thanh Tịnh Đạo với Luận Sư Phật Âm (Buddhaghosa) từ thế kỷ thứ 5, vào khoảng 1000 năm sau khi đức Phật nhập diệt .

1. Mặc y chắp vá: pamsukulik’anga ,

2. Chỉ mặc ba y: tecivarik’anga ,

3. Đi khất thực: pindapatik’anga ,

4. Không bỏ sót ngôi nhà nào khi đi khất thực: sapadanikanga ,

5. Ăn một lần: ekasanik’anga ,

6. Chỉ ăn từ bát khất thực: pattapindik’anga ,

7. Từ chối mọi thức ăn bổ sung: khalu-paccha-bhattik’anga ,

8. Sống trong rừng: arannik’anga ,

9. Sống dưới gốc cây: rukkha-mulik’anga ,

10. Sống ngoài trời: abbhokasik’anga ,

11. Sống ở nghĩa địa: susanik’anga ,

12. Hài lòng với bất cứ trú xứ nào: yatha-santhatik’anga ,

13. Ngủ trong tư thế ngồi (không bao giờ nằm): nesajjik’anga .

13 bài tập này, không có ngoại lệ, đều được đề cập trong các kinh điển cũ (ví dụ M. 5, 113; AV, 181-90), nhưng không bao giờ cùng ở một nơi.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 7.2024 Duc Phat noi gi ve 13 hanh dau da 1

Tác giả tại Ấn Độ

Trong 152 bản kinh của Trung Bộ Kinh, đức Phật đều giảng về 4 hoạt động tu tập của các Tỳ kheo đệ tử tổng kết lại như sau:

Sống đời sống độc cư viễn ly (hay xuất gia)
Phạm hạnh đạo đức
Thực hành thiền Jhana (chính định) nơi vắng
Chính trí (Văn Tư Tu) để từ bỏ tham dục
——————
Một câu chuyện liên quan:

Xưa, có một số Tỳ kheo có đủ đức hạnh; một số người trong số họ đã tuân thủ nghiêm ngặt cácthực hành Hạnh đầu đà (dhutanga), một số có kiến thức sâu rộng về Pháp, một số đã đạt được định tâm (jhana), một số đã đạt được Anagami Phala (Quả bất lai). Tất cả họ đều nghĩ rằng vì họ đã đạt được nhiều như vậy nên họ sẽ dễ dàng đạt được Arahatta Phala (Quả vị La Hán). Với suy nghĩ này họ đã đến gặp đức Phật.

Đức Phật hỏi họ: “Này các Tỳ kheo, các ông đã đạt được Quả vị La Hán chưa?” Sau đó, họ trả lời rằng họ đang ở trong tình trạng như vậy nên không khó để họ đạt được A La Hán bất cứ lúc nào.

Với họ, đức Phật nói: “Này các Tỳ kheo! Chỉ vì các ông đã có giới luật (sila), chỉ vì các ông đã đạt được Anagami Phala (Quả bất lai), các ông không nên tự mãn và nghĩ rằng chỉ còn một chút nữa phải làm; trừ khi các ông đã tận diệt được chúng”, tất cả các chất say sưa đạo đức (asavas), các bạn không được nghĩ rằng mình đã chứng ngộ hạnh phúc viên mãn của Quả A-la-hán”

Rồi đức Phật nói bài kệ như sau:

Không chỉ bằng việc thực hành Đạo đức đơn thuần, cũng không phải bằng sự học hỏi nhiều, cũng không phải bằng việc đạt được Định tâm, cũng không phải bằng việc sống Đầu đà, cũng không bằng việc tự bảo đảm rằng, “Tôi tận hưởng niềm an lạc của Quả Anagami (Bất lai) mà phàm nhân không được hưởng (puthujjanas) ),” này các Tỳ kheo, nên an trú bằng lòng mà không đạt đến sự tận diệt các chất say sưa đạo đức (Dục hỷ) [tức là không đạt đến quả vị A-la-hán].
—————-

Rõ ràng, đức Phật không coi Hạnh Đầu Đà là những Pháp đã đủ để giải thoát.

Tổng kết:

Đức Phật không bác bỏ Hạnh đầu đà, cũng không bắt buộc thực hành Hạnh đầu đà toàn bộ 13 bài tập, đức Phật nhắc nhở thực hành những căn bản như: Độc cư viễn ly, 3 y 1 bát, ăn khất thực ngày 1 bữa. Đây cũng chỉ là những bài tập căn bản sơ khởi cho các tu sĩ, nó không phải bài tập đủ để có thể Giác ngộ hay giải thoát.

Muốn giác ngộ hay giải thoát cần thực hành Chính Định (Jhana) và Chính Kiến (Bát Chính Đạo – Tứ Niệm Xứ) và tất cả đã được tổng kết thành 37 Phẩm Trợ Đạo được ghi chép chi tiết trong Đại Tạng Kinh điển.

Tác giả: Cư sĩ Hà Bồ Đề (Gosinga) – Bảo Hải Linh Thông Tự, Quảng Ninh
Bài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học bản in Số tháng 7/2024

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 8585 2222 – 0914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

Thượng tọa Thích Đạo Thịnh

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 8585 2222 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường