Sự nỗ lực của cố Thiền sư Trí Quán (Ji-Kwan) trong việc biện soạn “Bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Kasan, bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Hàn Quốc” phản ánh tầm quan trọng lâu dài của Phật giáo trong xã hội Hàn Quốc. Với những phương pháp ghi chép lại lịch sử, thực hành và sự thích nghi về văn hóa của tôn giáo, “Bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Kasan, bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Hàn Quốc” đóng vai trò là minh chứng cho tác động sâu sắc của đạo Phật đối với cảnh quan văn hóa và tâm linh của Hàn Quốc.
Việc hoàn thành “Bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Kasan, bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Hàn Quốc”, đánh dấu một cột móc quan trọng trong việc bảo tồn và phổ biến di sản Phật giáo Hàn Quốc. Bộ sách quý giá này cung cấp cho các học giả, sinh viên, nghiên cứu sinh và công chúng một nguồn tài nguyên vô giá, để hiểu về lịch sử phong phú và phong phú đa dạng hóa của Phật giáo Hàn Quốc.
Tác giả: Tiến sỹ Justin Whitake Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: 全球佛教
Hôm thứ Ba, ngày 2 tháng 7 năm 2024, Xã đoàn Pháp nhân Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo Kasan (사단법인 가산불교문화연구원, The Kasan Institute of Buddhist Culture), long trọng công bố đã hoàn thiện Bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Kasan, bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Hàn Quốc lớn nhất Thế giới.
Tập cuối cùng, 17-20, được xuất bản trong năm nay, kết thúc một dự án Phật giáo Hàn Quốc Bách khoa Toàn thư với thời gian 42 năm, bắt đầu với tầm nhìn xa trông rộng của cố Đại lão Hòa thượng Trí Quán (Ji-Kwan, 1932- 2011) - vị Thiền sư cương cường trong việc bảo vệ truyền thống Phật giáo Hàn Quốc, nhằm làm cho lịch sử Phật giáo sâu rộng, có thể tiếp cận được bằng tiếng Hàn chuẩn.
Tháng 5 năm 1982, lúc bấy giờ cố Thiền sư Trí Quán (Ji-Kwan) tuổi ngũ thập tri thiên mệnh (50), Ngài nhập thất tại ngôi già lam Tam Giác san Khánh Quốc Tự (삼각산 경국사, 三角山 慶國寺), tọa lạc tại số 753 Jeongneung-dong, quận Seongbuk-gu, thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ngài nguyên là Viện trưởng trường Đại học Đông Quốc (Dongguk University), là người sáng lập Trung tâm Văn hóa Gasan - một Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo.
Với kiến thức huyên bác về Triết học và Tôn giáo, Ngài chủ trương xuất bản một số sách báo, giáo lý Phật giáo và triết học, cũng như Hành trạng chư vị tiền bối hữu công nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Hàn Quốc, góp phần cho Thiền phái Tào Khê (Joye), Phật giáo vững mạnh tại bổn quốc và gây sự ảnh hưởng khắp muôn nơi. Từ đó Ngài đã bắt tay vào sứ mệnh biên soạn một bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Hàn Quốc, ghi lại lịch sử sâu rộng của Phật giáo Hàn Quốc, theo cách mà công chúng có thể dễ dàng tiếp cận.
Thời gian nhập thất công phu tu tập thiền định, Ngài đã phát nguyện rằng: “Ngần ấy năm tháng ngày dài, tôi bắt đầu xông Ngũ phần hương, hương Giới, hương Định, hương Tuệ, hương Giải thoát, hương Giải thoát tri kiến và hạ bút viết bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Hàn Quốc. Nguyện cầu Bát bộ Kim Cương Hộ pháp Phật giáo đại thừa luôn hộ trì cho tôi và trí tuệ vô ngại biện tài của Đức Như Lai sẽ tự biểu hiện.” (Sayart.net)
Lời khấn nguyện này đánh dấu sự khởi đầu của một dự án Phật giáo đầy triển vọng.
Năm Tân Mùi (1991) cố Thiền sư Trí Quán (Ji-Kwan) sáng lập Trung tâm Văn hóa Gasan - một Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo. Với kiến thức huyên bác về Triết học và Tôn giáo, Ngài chủ trương xuất bản một số sách báo, giáo lý Phật giáo và triết học, cũng như Hành trạng chư vị tiền bối hữu công nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Hàn Quốc, góp phần cho Thiền phái Tào Khê (Joye), Phật giáo vững mạnh tại bổn quốc và gây sự ảnh hưởng khắp muôn nơi.
Từ năm Ất Dậu - Kỷ Sửu (2005-2009) Ngài được Tăng đoàn suy tôn Tông chủ Thiền phái Tào Khê, đời thứ 32 - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tông phong. Ngài là người tiếp nối Lão Hòa Thượng Bub Jang để lãnh đạo Thiền phái Tào Khê. Một Thiền phái lớn nhất Hàn Quốc. Cơ sở Tự viện có hơn hai nghìn (2.501). Tăng Ni hai mươi nghìn vị. Mười triệu Tín đồ. (Theo bản Thống kê Tôn giáo Hàn Quốc – từ năm 2005 đến nay thì sĩ số Tín đồ Phật giáo luôn đứng đầu bản và cứ nhân rộng theo thời gian năm tháng). Phật giáo là một Tôn giáo lớn nhất tại Hàn Quốc hiện nay.
Những gì bắt đầu nghiên cứu đơn lẻ đã phát triển thành một dự án quy mô “Bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Kasan, bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Hàn Quốc”, trong ba thập kỷ với sự tham gia của 15.000 nhân sự. Hai tập đầu tiên biên tập để hoàn thành với thời gian một thập kỷ, các tập tiếp theo được phát hành thường niên.
Công viên quả mãn, ngay sau khi tập 13 được xuất bản, thuận thế vô thường Ngài an nhiên viên tịch ngày 02 tháng 01 năm 2011 (nhằm ngày 09 tháng Chạp năm Tân Mão), tại Tam Giác sơn, Khánh Quốc Tự Seoul, Nam Hàn.
Hưởng thọ 80 Xuân. Pháp lạp 60 Hạ.
Lãnh đạo Phật giáo cùng Môn đồ pháp quyến cử hành lễ Trà tỳ Liên Hoa đài, tại Tổ đình Hải Ấn, tỉnh Khánh Thượng Nam.
Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 Phật giáo Hàn Quốc nhị vị Trưởng lão Thạch trụ Tòng Lâm, Beop Jeong lão Thiền sư đệ nhất trì luật, thị hiện Tăng vô nhất vật. Còn Ngài hiện thân Vô úy đại Hùng Lực. Nhiếp phục quyền lực ngoại đạo, xương minh chính pháp, lợi lạc quần sinh.
Về quan điểm xây dựng đất nước, Ngài kêu gọi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đoàn kết không chia rẽ tôn giáo đảng phái, tập trung vào công cuộc xây dựng bảo vệ dân tộc và kêu gọi thống nhất đất nước, đó cũng chính là bảo vệ lý tưởng Phật giáo – Tôn giáo của mình.
Đối với tăng, ni và tầng lớp phật tử trẻ, nhất là những vị sơ cơ trực diện với công tác xã hội, Ngài khuyên nhủ hãy giữ gìn sơ phát tâm, nghiêm trì giới hạnh, giữ lấy phương châm “Tùy duyên bất biến” và tất cả vì tương lai của đạo Pháp - dân tộc nêu sáng gương tốt đạo - đẹp đời.
Suốt cuộc đời, từ khi xuất gia hành đạo cho đến lúc viên tịch, Ngài đã nỗ lực không ngừng trong công việc xiển dương đạo pháp. Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa cho tăng, ni và phật tử noi theo. Mặc dù sắc thân của Ngài không còn nữa nhưng đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho tăng, ni, phật tử hậu lai.
Đương thời Ngài là một trong những Trưởng lão Thạch trụ Tòng Lâm của Phật giáo Hàn Quốc, Ngài hiện thân Vô úy đại Hùng Lực. Nhiếp phục quyền lực ngoại đạo, xương minh Chính pháp, lợi lạc quần sinh.
Sáu tháng trước khi trút hơi thở từ giã trần gian, Ngài đã thúc giục rằng: “Hãy cùng nhau hợp tác chặt chẽ trong tình linh sơn cốt nhục tăng đoàn Phật giáo thanh tịnh hòa hợp và hoàn thành công việc biên soạn Bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Kasan, bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Hàn Quốc”. (SayArt.net)
Bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Kasan, bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Hàn Quốc lớn nhất thế giới, với gần 120.000 mục và 266.000 trang. Bộ sách bao gồm các khái niệm chính từ kinh điển, văn bản triết học, tài liệu lịch sử, v.v., tất cả đều được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái trong tiếng Hàn thường nhật. v.v., Bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Kasan đặc biệt quan tâm đến sự thích nghi văn hóa của Phật giáo Hàn Quốc, với 30% các mục dành cho Phật giáo Hàn Quốc.
Vào thế kỷ thứ Tư, kể từ khi ánh sáng đạo Phật từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng lan tỏa đến Hàn Quốc, đạo Phật đã kết hợp văn hóa dân gian, ý tưởng, lý tưởng nghệ thuật, v.v. Bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Kasan bao gồm các tài liệu tham khảo nguồn chính bằng văn học Hán ngữ, tiếng Tây Tạng và Phạn ngữ, nêu bật cam kết nghiên cứu so sánh đối chiếu.
Trong lời tựa tập 13, cố Thiền sư Trí Quán (Ji-Kwan) hạ bút thảo rằng: “Việc biên soạn Bộ Bách Toàn thư về Lịch sử Phật giáo Hàn Quốc, là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, vì đạo Phật đã đóng vai trò trung tâm đời sống văn hóa và tinh thần của người dân Hàn Quốc. Chúng tôi hy vọng đánh thức lòng tự trọng về lịch sử quốc gia, tinh thần dân tộc thông qua công việc này”. (SayArt.net)
“Bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Kasan, bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Hàn Quốc” sẽ có sẵn trong các thư viện và viện bảo tàng công cộng ở Hàn Quốc, cũng như tại một số trường Đại học chọn lọc ở nước ngoài. Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo Kasan sẽ gửi các tập sách mới nhất để đảm bảo có sẵn cho các nhà nghiên cứu học thuật.
Phật giáo đã được thông qua là một Đạo giáo chính thức của nhà nước vào thời kỳ Tam quốc. Năm 372, ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng lan tỏa đến vương triều Goguryeo (37 TCN – 668 CN); lần lượt đến vương triều Baekje (18 TCN - 660 CN) vào năm 384 và cuối cùng đến vương triều Silla (57 TCN - 935 CN) năm 527. Tuần tự theo lịch trình tự nhiên, vị trí địa lý của các vương quốc.
Ban đầu sự chấp nhận đạo Phật được tạo điều kiện thuận lợi, bởi sự hỗ trợ của giới tinh hoa cầm quyền, những người có tầm nhìn về tiềm năng của đạo Phật trong việc thống nhất Vương quốc của họ, và nâng cao vị thế văn hóa và tinh thần của họ.
Trong giai đoạn hợp nhất Silla, Phật giáo Silla đại diện cho Phật giáo thời Tam quốc. Thời này, Phật giáo đã đóng một vai trò nổi bật trong phát triển văn hóa xã hội, kết quả trong việc kiến trúc xây dựng các di tích lịch sử nổi tiếng thế giới như ngôi đại già lam Phật quốc tự (Bulguksa) và Động Thạch Quất (Sokguram). Đánh dấu một giai đoạn mới trong sự truyền bá đạo Phật từ Ấn Độ đến các quốc gia phương Đông.
Đạo nhiệm mầu và hạnh đức Như Lai, ánh sáng Phật pháp đến với Hàn Quốc, đã ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển văn hóa và nghệ thuật của Vương quốc xứ Kim Chi này. Các cơ sở tự viện Phật giáo, những tác phẩm điêu khắc và hội họa Phật giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong di sản Hàn Quốc.
Những ví dụ đáng quan tâm bao gồm hai ngôi đại già lam Phật quốc tự (Bulguksa) và Động Thạch Quất (Sokguram) đều được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới. Trong thời kỳ Silla thống nhất (668–935), đạo Phật phát triển mạnh mẽ và trở thành quốc giáo. Thời đại này chứng kiến việc xây dựng nhiều cơ sở tự viện Phật giáo quy mô và sản xuất các văn bản Phật giáo quan trọng.
Triều đại Goryeo (918–1392) tiếp tục ủng hộ Phật giáo, dẫn đến việc khắc mộc bảng “Bát vạn Đại tạng kinh - 팔만 대장경“, một bộ tập hợp các bản khắc kinh Phật Hán văn trên 81.000 khối gỗ in được thực hiện dưới thời vua Cao Ly Cao Tông vào thế kỷ 13. Tác phẩm tuyệt hảo này được coi là một trong những bộ sưu tập kinh điển Phật giáo quan trọng và đầy đủ nhất thế giới.
Tuy nhiên, đến triều đại Joseon (1392–1897) thì việc ảnh hưởng của đạo Phật bắt đầu suy yếu, triều đại đã đề cao Nho giáo như một hệ tư tưởng quốc gia. Mặc dù vậy, Phật giáo vẫn đại hùng đại lực, vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển, kết hợp các yếu tố văn hóa và truyền thống Hàn Quốc.
Sự nỗ lực của cố Thiền sư Trí Quán (Ji-Kwan) trong việc biện soạn “Bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Kasan, bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Hàn Quốc” phản ánh tầm quan trọng lâu dài của Phật giáo trong xã hội Hàn Quốc. Với những phương pháp ghi chép lại lịch sử, thực hành và sự thích nghi về văn hóa của tôn giáo, “Bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Kasan, bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Hàn Quốc” đóng vai trò là minh chứng cho tác động sâu sắc của đạo Phật đối với cảnh quan văn hóa và tâm linh của Hàn Quốc.
Việc hoàn thành “Bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Kasan, bộ Bách khoa Toàn thư Phật giáo Hàn Quốc”, đánh dấu một cột móc quan trọng trong việc bảo tồn và phổ biến di sản Phật giáo Hàn Quốc. Bộ sách quý giá này cung cấp cho các học giả, sinh viên, nghiên cứu sinh và công chúng một nguồn tài nguyên vô giá, để hiểu về lịch sử phong phú và phong phú đa dạng hóa của Phật giáo Hàn Quốc.
Tác giả: Tiến sỹ Justin Whitake Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: 全球佛教
Bình luận (0)