Trang chủ Tự viện-Chùa Chùa làng Phả Lại

Chùa làng Phả Lại

Chùa làng Phả Lại xưa kia có tên chữ là “Cổ Am tự”, về sau đổi thành “Thiên Phúc tự”1. Sách “Bắc Ninh phong thổ tạp ký” cho biết: “Chùa xưa có 100 gian, làm vào thời vua Lý Thần Tông (1128 - 1138) được xây trên ngọn núi Phả Lại rộng hơn 40 mẫu, bao gồm các công trình: chùa Phật, chùa Hộ, chùa Am, Tam quan nội, Tam quan ngoại, Điện kính thiên, Gác chuông, Gác trống, Tăng thất, Nhà khách… tổng cộng gần hai chục dãy nhà với hơn một trăm gian...”.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Chùa làng Phả Lại xưa kia có tên chữ là “Cổ Am tự”, về sau đổi thành “Thiên Phúc tự”1. Sách “Bắc Ninh phong thổ tạp ký” cho biết: “Chùa xưa có 100 gian, làm vào thời vua Lý Thần Tông (1128 – 1138) được xây trên ngọn núi Phả Lại rộng hơn 40 mẫu, bao gồm các công trình: Chùa Phật, chùa Hộ, chùa Am, Tam quan nội, Tam quan ngoại, Điện kính thiên, Gác chuông, Gác trống, Tăng thất, Nhà khách… tổng cộng gần hai chục dãy nhà với hơn một trăm gian…”.

Tác giả: Nguyễn Văn An
Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Làng Phả Lại, xã Đức Long, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh xưa thuộc tổng Đào Viên, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Phả Lại là một vùng đất “sơn thủy hữu tình” có bề dày lịch sử gắn liền với nhiều chiến thắng oanh liệt trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trên sông Lục Đầu huyền thoại.

Qua thời gian, nơi đây còn bảo lưu được nhiều di tích lịch sử văn hóa giá trị, trong đó tiêu biểu nhất là khu di tích đền, chùa làng Phả Lại được khởi công xây dựng từ triều Lý (thế kỷ XII) để thờ Phật cùng An Nam đại Thánh tổ Quốc sư Nguyễn Minh Không (Khổng Minh Không).

Chùa làng Phả Lại xưa kia có tên chữ là “Cổ Am tự”, về sau đổi thành “Thiên Phúc tự”1. Sách “Bắc Ninh phong thổ tạp ký” cho biết: “Chùa xưa có 100 gian, làm vào thời vua Lý Thần Tông (1128 – 1138) được xây trên ngọn núi Phả Lại rộng hơn 40 mẫu, bao gồm các công trình: chùa Phật, chùa Hộ, chùa Am, Tam quan nội, Tam quan ngoại, Điện kính thiên, Gác chuông, Gác trống, Tăng thất, Nhà khách… tổng cộng gần hai chục dãy nhà với hơn một trăm gian…”.

tapchinghiencuuphathoc chua pha lai 1

Khu di tích chùa làng Phả Lại

Trải qua thời gian quần thể di tích đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần dưới thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn theo lối kiến trúc “tiền Phật hậu Thánh”. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp đền, chùa làng Phả Lại bị phá hủy hoàn toàn, đến năm 1958 nhân dân địa phương xây dựng lại đền, chùa liền kề nhau tạo thành một quần thể di tích gồm hai tòa: Tiền đường 5 gian, Thiêu hương 3 gian nối với phần Hậu cung 2 gian làm nơi thờ tự.

Theo thần phả, sắc phong hiện còn lưu giữ tại đền, chùa cho biết Quốc sư Nguyễn Minh Không đã chọn chùa Cổ Am làm nơi trụ trì và hưng công tu tạo, mở rộng khuôn viên ngôi chùa này. Sau đó Quốc sư cùng với Thiền sư Dương Không Lộ theo học về đạo Phật ở các chùa Thảo Đường, chùa Hạ Trạch. Về sau, trải qua quá trình tu hành khổ hạnh đắc đạo, ngài lại quay trở về chùa Cổ Am.

Quốc sư Nguyễn Minh Không đã đi quyên đồng đúc chuông làm “An Nam tứ đại khí”. Ngài còn vào kinh đô chữa bệnh “hóa hổ” cho vua Lý Thần Tông, khi khỏi bệnh được nhà vua trọng thưởng. Ngoài ra, trong quá trình tu hành Quốc sư Nguyễn Minh Không còn có nhiều công lao với đất nước nên được nhân dân tôn thờ làm Thành hoàng của làng. Nhằm tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân, hàng năm lễ hội truyền thống đền, chùa làng Phả Lại diễn ra từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 8 (âm lịch).

Trong những ngày diễn ra lễ hội có nhiều nghi thức và tục trò độc đáo, đặc biệt là tục “rước nước” được tổ chức với quy mô lớn. Theo các nguồn sử liệu cho biết tục rước nước được bắt nguồn từ sự tích đức Thánh tổ Khổng Minh Không đi quyên đồng để đúc chuông, khi chuông thành, đánh thử chuông thì có con trâu vàng ở trong núi nghe tiếng chuông vội chạy đến. Gần tới chùa thì dứt tiếng chuông ngân, trâu bèn đằm xuống hồ Lãng Bạc.

Quốc sư nổi giận lấy chân đạp hất văng quả chuông lăn từ trên núi xuống sông Cái (sông Lục Đầu), chuông lăn tới đâu thành vệt tới đó. Nay ở khúc sông ấy có tên gọi là “Vực chuông”. Mỗi khi trời âm u, thấy có tăm nước nổi lên. Từ đó về sau, chuông chùa Phả Lại trở thành một trong “An Nam tứ khí” của nước Việt.

Tại khu di tích đền, chùa làng Phả Lại hiện còn bảo lưu được một số di vật cổ niên đại tạo tác vào thời Lê – Nguyễn, tiêu biểu như: tượng Thánh tổ Nguyễn Minh Không; 02 bản thần phả chữ Hán ghi chép về hành trạng của Quốc sư Nguyễn Minh Không; 04 tấm bia đá (01 tấm mờ chữ):

“Phả Lại tự bi” niên đại Chính Hòa 12 (1691), “Phả Lại sơn tháp ký” niên đại Long Đức 3 (1734), “Trùng tu bi ký” niên đại năm Quý Dậu; 03 đạo sắc phong do các đời vua ban tặng cho Thánh tổ Nguyễn Minh Không vào các năm Đồng Khánh 2 (1887), Duy Tân 3 (1909), Khải Định 9 (1924) cùng nhiều đồ thờ tự chất liệu khác nhau như gỗ, đồng, sành, sứ.

Đặc biệt, tại Hậu cung đền làng Phả Lại lưu giữ được một chiếc bài vị bằng gỗ có niên đại tạo tác vào khoảng cuối thế kỷ XVII. Chiếc bài vị có kích thước khá lớn cao 87cm, rộng 27cm, dầy 2,5cm, bề mặt sơn son thiếp vàng. Bài vị chia làm 3 phần: đế, thân, đầu cụ thể như sau:

tapchinghiencuuphathoc chua pha lai 2

Bài vị gỗ ghi chép về Quốc sư Nguyễn Minh Không niên đại khoảng cuối thế kỷ XVII bên trong hậu cung đền làng Phả Lại

+ Phần đế hình chữ nhật giật 3 cấp, ở giữa thắt cổ bồng, xung quanh diềm cấp trên cùng chạm nổi cách điệu hình 4 con rồng ở 4 mặt.

+ Phần thân bài vị chia làm 3 ô, hai bên diềm trang trí chạm nổi mỗi bên một con rồng trong tư thế đầu ngoảnh xuống dưới, đuôi quay lên phía trên, xung quanh chạm vân mây, đao mác. Ô chính giữa thân bài vị khắc chữ Hán nội dung ghi chép về Quốc sư Nguyễn Minh Không như sau: “An Nam đại Thánh tổ hiển ứng quốc pháp Minh Không Thiền sư linh ứng thần từ ngự sóc đại vương”.

+ Phần đầu bài vị hình tròn, kiểu dáng lá sòi, chính giữa chạm nổi hình mặt trời xung quanh nhiều đao lửa tỏa về nhiều phía, xung quanh mặt trời chạm 1 đôi rồng chầu, diềm trang trí vân mây, giữa cổ và thân bài vị chạm hai đầu rồng nhìn về hai phía trông rất cân xứng. Phần lưng bài vị để trơn không trang trí.

Chiếc bài vị bằng gỗ có niên đại tạo tác vào khoảng cuối thế kỷ XVII tại đền, chùa làng Phả Lại là một di vật cổ quan trọng phản ánh quá trình hình thành và phát triển của khu di tích trong lịch sử. Nội dung thông tin ghi trên bài vị là nguồn tư liệu đặc biệt giá trị nghiên cứu về lai lịch, hành trạng của Quốc sư Nguyễn Minh Không vào triều Lý (thế kỷ XII).

Ngoài ra, chiếc bài vị còn đóng góp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về kỹ thuật trang trí, chạm khắc trên loại hình đồ thờ tự làm bằng gỗ dưới thời Lê Trung Hưng hiện còn tồn tại ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

Với những giá trị nổi bật nêu trên, khu di tích đền, chùa làng Phả Lại được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật – Quyết định số 100-VH/QĐ ngày 21/01/1989.

Tác giả: Nguyễn Văn An
Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

***
Chú thích:
(1) Trong lịch sử hình thành và phát triển chùa làng Phả Lại còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Viên Quy tự, Bảo Minh tự, Chúc Thánh tự.

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 8585 2222 – 0914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

Thượng tọa Thích Đạo Thịnh

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 8585 2222 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường