Trang chủ Hỏi Đáp Cõi Ta Bà là cõi nào trong quan niệm của đạo Phật?

Cõi Ta Bà là cõi nào trong quan niệm của đạo Phật?

Trong Phật Giáo, cõi Ta Bà là một ý niệm, một góc nhìn về thế giới mà trong đó chính thế giới chúng ta đang sống cũng là một phần của cõi Ta Bà.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Trong Phật Giáo, cõi Ta Bà là một ý niệm, một góc nhìn về thế giới mà trong đó chính thế giới chúng ta đang sống cũng là một phần của cõi Ta Bà.

Ta Bà (âm dịch: Sa Ha hay Sách Ha) nghĩa là nhẫn. Cõi Ta Bà (sahā-lokadhātu) nghĩa là thế giới chịu đựng, nhẫn giới. Đây là thế giới mà chúng sinh phải chịu đựng các phiền não, khổ sở. Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà.

Trong Phật Giáo, cõi Ta Bà là một ý niệm, một góc nhìn về thế giới mà trong đó chính thế giới chúng ta đang sống cũng là một phần của cõi Ta Bà. Ta Bà là một chu kỳ của sự hiện hữu trong đó bao gồm Sự sinh, sự sống, cái chết rồi lại được tái sinh. Đây là một chu kỳ lặp đi lặp lại dưới sự chi phối của Nghiệp. Tùy theo nghiệp báo mà từng kiếp sống tích được mà mỗi chu kỳ này sẽ phát triển theo một định hướng khác nhau.

Coi ta ba tapchinghiencuuphathoc.vn

Trong Phật Giáo, cõi Ta Bà là một ý niệm. Ảnh minh họa.

Cõi Ta Bà chẳng khác gì quán trọ. Nhân loại sống trong cõi này tất cả đều giả tạm, vô thường, không thật. Suốt cả cuộc đời chúng ta xoay vòng với sinh, lão, bệnh, tử, bị tiền tài, danh vọng chi phối, bức bách thật khổ não.

Chúng ta đến với thế giới này, tay không, hoàn toàn phụ thuộc. Đến lúc chết đi không quyết định được cái chết của mình. Trong quá trình ấy, ta đấu tranh mưu cầu đủ thứ, nhọc lòng, tận lực, như một tảng đá cứ trôi lăn theo quán tính, mà có khi không biết về đâu?

Tất cả đời sống vật chất cho dù làm đến vua, quan, giàu sang đến mấy, nhưng khi ra đi không mang được gì cả, cho nên mới gọi là không thật.

Chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng, khi ra đi cũng chỉ ra đi với hai bàn tay trắng. Dù sống trên đời một người có xinh đẹp, giàu có hay khổ sở bao nhiêu thì khi nhắm mắt xuôi tay cũng không thể mang theo được. Chúng sinh ai cũng như ai, cũng chỉ là một khách trọ ở cõi Ta Bà này mà thôi.

Thiện Minh (T/h)

>> Xem thêm: Phật đến, bình yên đến

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường