Trang chủ Bạn đọc Đàm Huyền & Tuệ Đức: Lan tỏa giá trị tốt đẹp, tin vào điều thiện lành

Đàm Huyền & Tuệ Đức: Lan tỏa giá trị tốt đẹp, tin vào điều thiện lành

Ngôi nhà Phật Pháp Hoa Sen Kim Cương không phân biệt hệ phái trong Phật giáo, bạn có nhân duyên hay theo hệ phái nào cũng được, miễn là điều đó giúp cho sự tu học, tu sửa bản thân theo giáo lý của đạo Phật khiến cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn và bản thân bạn cảm thấy an yên, hạnh phúc là được. Mỗi người đến với Hoa Sen Kim Cương đều cảm thấy như đến với ngôi nhà chung của mình, yêu thương, gần gũi và cùng nhau học hỏi, lan tỏa những điều đẹp đẽ cho cuộc sống.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Ngôi nhà Phật pháp Hoa Sen Kim Cương không phân biệt hệ phái trong Phật giáo, bạn có nhân duyên hay theo hệ phái nào cũng được, miễn là điều đó giúp cho sự tu học, tu sửa bản thân theo giáo lý của đạo Phật khiến cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn và bản thân bạn cảm thấy an yên, hạnh phúc là được. Mỗi người đến với Hoa Sen Kim Cương đều cảm thấy như đến với ngôi nhà chung của mình, yêu thương, gần gũi và cùng nhau học hỏi, lan tỏa những điều đẹp đẽ cho cuộc sống.

Một buổi chiều mùa hạ đi dạo trên con phố Lý Thường Kiệt, dừng chân ngắm nhìn những vật phẩm Phật giáo Mật tông tại ngôi nhà số 75, một không gian trầm lắng, ấm áp khơi dậy sự tò mò trong tôi: Chắc hẳn người tạo ra nơi này phải có sự am hiểu, nghiên cứu, niềm tin, tình yêu với Phật giáo nhiều lắm mới kiến tạo nên không gian tuy nhỏ nhắn nhưng bình yên, thư thái như thế này.

tapchingheincuuphathoc 3 ngoi nha phat phap

Cư sĩ Tuệ Đức và các bạn nhỏ tại ngôi nhà phật pháp “Hoa sen kim cương”

“Ngôi nhà Phật pháp” của anh Lê Minh (Cư sĩ Tuệ Đức – cựu học viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh) và chị Đàm Huyền (vợ anh Minh) đã đem lại cho những vị khách, những phật tử cảm giác yên bình, hiểu hơn về giáo lý nhà Phật qua những buổi chia sẻ, gặp gỡ của nhân duyên.

Trò chuyện cùng Cư sĩ Tuệ Đức, anh chia sẻ: “Trong mỗi con người đều có phật tính, nhưng bị che lấp đi bởi tham sân si mạn nghi và không phải ai cũng biết cách nhận biết được phật tính để phát triển, nuôi dưỡng nó. Bản chất đạo Phật là quay về nương tựa nơi chính mình, quán chiếu, nhìn lại mình, xem mình đã tốt hay còn gì sai để sửa đổi mỗi ngày, bản chất đạo Phật là soi rọi tâm mình, quay vào trong sửa đổi chính mình.

Quán chiếu là nhìn thật sâu vào vấn đề gì đó, soi rọi lại trong Tâm của mình để hiểu nó từ bản thân mình, quán sát chung quanh mình cụ thể chứ không phải nghiên cứu những danh từ trong sách vở. Để từ đó có thể hiểu vấn đề sâu sắc hơn nhờ tiếp cận, phân tích, chứng nghiệm”.

tapchingheincuuphathoc 2 ngoi nha phat phap

Anh Lê Minh và chị Đàm Huyền – cư sĩ, phật tử tại gia

Có những người nói rằng chỉ có người đủ điều kiện kinh tế, đời sống vật chất thì mới tu được, còn đang lo gánh nặng cơm áo gạo tiền còn đè lên đôi vai, đời sống vật chất thiếu thốn thì không thể tu học Phật pháp được. Anh nghĩ sao về điều này?

Cư sĩ Tuệ Đức:Thật ra trong đạo Phật có dạy về lối sống “thiểu dục tri túc” hiểu nôm na nhất là “bớt đi ham muốn và biết đủ”. Chúng ta sau khi quay vào trong bản thân mình rồi thì khi tâm được tĩnh lặng hơn, chúng ta quán chiếu làm sao để những ham muốn, dục vọng ít lại, hài hòa bằng lòng trân trọng với cuộc sống quanh mình.

Có sự khác biệt lớn giữa những điều mình cần và những điều mình muốn. Khi mình không có mưu cầu bám víu vào một điều gì đó quá nhiều, mình giảm đi những cái ham muốn, hư vinh và tìm hiểu, lắng nghe, làm theo lời Phật nhiều hơn, thì khi đó mình sẽ biết cách cân bằng và an vui trong hoàn cảnh mình đang có”

Trong đạo Phật có 3 thứ chính yếu khiến con người gặp khổ đau, phiền não và khó mà tu tập, đó là tham-sân-si, bởi vậy nhà Phật mới gọi những thứ này là 3 thứ độc. Thế nên ta cần học hỏi và thực hành giáo lý đạo Phật mỗi ngày để rèn luyện bản thân kiềm chế lại những tham vọng đời thường.

Lòng tham lam, sở hữu thường thì ai cũng có, nhưng khi chúng ta đã được tu học rồi thì sẽ giảm bớt được cái tham đó rất nhiều, và khi giảm cái tham thì cái bực dọc, cái tức giận, cái bất mãn do cái tham không được đáp ứng sẽ bớt đi, nghĩa là cái sân cũng theo đó mà giảm đi.

Có thể bạn đang tranh đấu, bon chen cho công việc rất nhiều nhưng khi bạn được học đạo rồi, bạn hiểu rằng việc bon chen xô bồ, khen mình chê người, đạt được cái nọ cái kia là không còn cần thiết. Có thể trước kia bạn không vừa mắt người này người kia, nhưng khi có sự tu tập rồi bạn sẽ biết cách cân bằng cảm xúc, cân bằng các mối quan hệ để từ đó hài hòa tất cả.

Có thể một ngày, hai ngày chưa thấm, nhưng dần dần theo năm tháng mỗi ngày một ít bạn sẽ chuyển hoá được tâm thân của mình, mình muốn ít lại, mình học và làm thiện nhiều lên, mình cân bằng cảm xúc kiềm chế hạ bớt cái tôi lại, mình chan hòa vui vẻ hơn với mọi người, mình cho đi nhiều hơn không mong cầu vụ lợi điều gì, cho đến ngày mọi người cũng nhận ra điều đó. Đó cũng chính là một trong những điều mà đức Phật muốn truyền tải đến chúng ta.

Tôi chợt nghĩ tới hình ảnh một vườn nhiều cây nhiều trái, có cây cao, thấp, trung bình, nhưng tôi không thể hái quả trên cành quá cao so với chiều cao của mình, tôi sẽ chỉ hái được những trái ngang tầm với của bản thân mình mà thôi. Trong cuộc sống cũng thế, mỗi người chỉ nên ước muốn những điều phù hợp với hoàn cảnh năng lực của mình, không quá đặt kì vọng lớn lao để rồi khi không đạt được lại rơi vào bế tắc tuyệt vọng. Cần dung hoà để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng và tốt đẹp hơn.

tapchingheincuuphathoc 4 ngoi nha phat phap

Chị Đàm Huyền tại ngôi nhà Phật pháp “Hoa sen kim cương” – 75 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Trò chuyện cùng chị Đàm Huyền, vợ của Cư sĩ Tuệ Đức, chị chia sẻ: “Tâm nguyện của anh chị khi mở ra Ngôi nhà Phật Pháp mang tên Hoa Sen Kim Cương là với tấm lòng mong nguyện phụng sự và lan toả Phật pháp theo cách của một Phật tử tại gia, với không gian thân thiện để hướng dẫn cho những người có cơ duyên gặp gỡ tại nơi đây những kiến thức cơ bản về đạo Phật, về vẻ đẹp và sự màu nhiệm của đạo Phật.

Bởi trong quá trình điều hành Hoa Sen Kim Cương, chị nhận ra rằng có rất nhiều bạn trẻ mong muốn nghiêm túc tu học Phật pháp nhưng không biết bắt đầu từ đâu, không có ai chỉ dẫn giữa một biển thông tin, thì nhân duyên lại dẫn lối để các bạn tìm về nơi đây. Và được các bạn ưu ái đặt tên cho ngôi nhà nhỏ của chị là “Ngôi nhà Phật Pháp” một cách yêu thương như thế.”

Việc tu học trong trong chùa và việc tìm hiểu đạo Phật tại “ngôi nhà Phật Pháp” của anh chị có gì đặc biệt? Điều này có thực sự đem lại hiệu quả với các bạn trẻ?

Chị Đàm Huyền: Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống đạo Phật từ hàng ngàn năm như câu thơ “Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của tổ tông.”. Tuy nhiên có những người chưa có cơ duyên hoặc bởi một lý do nào đó chưa có duyên đến chùa hoặc các những ngôi trường đào tạo Phật học chính quy mà muốn chủ động tìm hiểu đạo Phật ở bên ngoài chùa, thì nơi đây sẽ là nơi giúp các bạn được tiếp cận để hiểu đạo qua những Kinh, sách và giáo lý một cách thân tình, tự nhiên.

Cũng có những người nước ngoài đến Việt Nam, khi đến Hoa Sen Kim Cương, họ càng thêm yêu mảnh đất này và hiểu hơn về đạo Phật. Tại đây anh chị giúp chia sẻ mở và hoàn toàn miễn phí. Các hoạt động cũng gắn liền với chùa, như các chương trình ấn tống và trao tặng Kinh sách cho các cá nhân, các đơn vị, các Chùa và các trường trung cấp Phật học mang tên Karuna (Từ Bi) rất ý nghĩa.

Ngôi nhà Phật pháp Hoa Sen Kim Cương cũng không phân biệt hệ phái trong Phật giáo, bạn có nhân duyên hay theo hệ phái nào cũng được, miễn là điều đó giúp cho sự tu học, tu sửa bản thân theo giáo lý của đạo Phật khiến cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn và bản thân bạn cảm thấy an yên, hạnh phúc là được. Mỗi người đến với Hoa Sen Kim Cương đều cảm thấy như đến với ngôi nhà chung của mình, yêu thương, gần gũi và cùng nhau học hỏi, lan tỏa những điều đẹp đẽ cho cuộc sống.”

Thời gian gần đây trên mạng xã hội có tin tức, lùm xùm về một vài vị chư tăng, ni hay thậm chí không phải sư nhưng cũng gây tranh cãi rất nhiều, chị nghĩ sao về điều này?

Chị Huyền: “Thật ra trong cuộc sống có rất nhiều chuyện xảy ra mỗi ngày, và cái gì đều có 2 mặt cả. Nếu chúng ta cứ sống và nhìn vào mặt tối mà bám víu, đay nghiến, xoáy sâu vào đó thì chúng ta không còn thời gian để dành, để làm những điều tốt đẹp nữa. Quan trọng, chúng ta phải biết cái nào cần thiết giúp ích hơn, nên nhìn vào mặt tích cực hơn là tiêu cực.

Có rất nhiều tấm gương lớn lao, vô vàn những việc tử tế tốt đẹp trong Phật giáo, ví dụ như những việc làm thiết thực của Giáo hội, các Sư, Ni mà chị được biết là xây nhà tình nghĩa cho người dân nghèo, có những buổi thuyết giảng trong trại giam cho những tù nhân, tạo nên một đời sống với niềm tin vào tình yêu thương, cùng rất rất nhiều những việc tốt đẹp âm thầm khác… chúng ta nên nhìn nhận vào những điều tốt đẹp đó”.

Qua buổi trò chuyện với anh chị, tôi nghĩ rằng không chỉ các bạn trẻ ngày nay mà ngay cả những bậc phụ huynh, người cao tuổi vẫn thường mong cầu và kỳ vọng quá nhiều với bản thân mình, với những người thân của mình, với tất cả mọi người xung quanh. Và chắc chắn rằng cũng đã nhận lại không ít những thất vọng, những chênh vênh hụt hẫng khi người thân của mình không đáp ứng được như mong đợi hoặc ngay chính bản thân mình không đạt được kì vọng.

Cũng vậy, có người khi tin thì ca ngợi vị sư mình biết lên thành “Thánh tăng” trong khi mình cũng chưa hiểu “Thánh tăng” là như thế nào, rồi cũng một thời gian lại nguyền rửa vị đó là “xàm tăng” mà cũng chưa thật sự hiểu “xàm tăng” là gì. Vì vậy, khi tu học hãy kiểm soát tốt cảm xúc của mình, vì trạng thái cảm xúc hay sự vận hành của nó theo các xu hướng trên mạng xã hội nhiều khi chính chúng ta cũng phải sàng lọc và “hoài nghi” để tiến bộ.

Có không ít những người đề cao việc theo tông phái này tông phái kia, thì chúng ta cần hiểu rằng, những gì chúng ta được dạy, được học chỉ là lý thuyết, quan trọng chúng ta hiểu và áp dụng thực hành lý thuyết đó như thế nào mang lại kết quả ra sao với bản thân mình và những người xung quanh.

Chúng ta học phật pháp, tông phái này, tông phái kia mà vẫn làm chúng sinh đau khổ, gây phiền nhiễu cho mọi người xung quanh thì không nên, cần phải thay đổi. Khi nào chúng ta tu mà thân tâm được an lạc, mọi người xung quanh đều vui vẻ không khó chịu hay bị ảnh hưởng bởi ta thì đó mới là con đường đúng đắn. Giá trị đó vượt lên niềm tin vào một ai đó, kể cả niềm tin vào đức Phật, vì tin mà chúng ta chưa thực hành được thì cũng chẵng có lợi ích gì cho chính chúng ta.

Nguyễn Thúy Anh

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường