Trang chủ Bạn đọc Nghĩa tình và Nhân duyên

Nghĩa tình và Nhân duyên

Nghĩa tình - Cuộc sống vô nghĩa nếu thiếu tình người. Đời đã ban tặng cho hai ông anh đáng quý; ruột thịt chưa hẳn đã bằng. Ngẫm lại cũng do nhân duyên quá khứ kết giao nay gặp lại; đó là nguồn an ủi vô tận cho một đời cô độc từ tấm bé.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Nghĩa tình – Cuộc sống vô nghĩa nếu thiếu tình người. Đời đã ban tặng cho hai ông anh đáng quý; ruột thịt chưa hẳn đã bằng. Ngẫm lại cũng do nhân duyên quá khứ kết giao nay gặp lại; đó là nguồn an ủi vô tận cho một đời cô độc từ tấm bé.

Trong cuộc sống, chúng ta giao tiếp gặp gỡ nhiều người như kẻ qua đường trên một chuyến tàu, tuy nhiên đôi lúc lại vô tình gắn kết với ai đó khi trao đổi dăm câu, ánh mắt thiện cảm thông qua lời nói… rất nhiều và rất nhiều trường hợp như thế. Theo nhà Phật không có nhân quá khứ sao nên duyên hiện tại, nghĩa là trong kiếp nào đó họ với mình cũng đã là nhân duyên với nhau.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Nghia tinh 1

Những người gặp gỡ thường xuyên vẫn là nước đổ lá môn, trái lại, chỉ quen qua loa, ít gặp nhau lại rất gắn kết như ruột thịt, đó là trường hợp hai ông anh tuổi ngoài tám mươi – anh Năm Bưởi, còn gọi là anh Năm Ngôn và anh Huyền Linh Tử.

Trong dịp theo thầy Huệ Quang lên thăm 84 mẫu vườn cây trái Suối Đá Bạc ở Tân Uyên, Bình Dương của anh Năm Ngôn, từ đó trở đi, anh Năm rất quan tâm thường xuyên thăm hỏi về cuộc sống và sức khỏe, chính vì vậy, những lần bệnh anh đều biết và chăm sóc tận tình. Nấu cháo, gửi đồ ăn, giới thiệu người đến bấm huyệt… có lần anh Năm đem xe đưa đi bệnh viện truyền dịch, hoặc đưa tiền buộc phải đi khám.

Trên 5 năm tình nghĩa không hề suy giảm. Làm ăn lớn, nợ lớn do thất thu, nhưng người bạn nhỏ tuổi anh xem như em ruột không hề bỏ quên. Anh thường nhắn tin nhắc uống thuốc, khuyên chưa khỏe thì không nên đi nhiều, đừng để mắc mưa… trăm công ngàn việc mà anh vẫn quan tâm chuyện nhỏ cho người bạn vong niên cũng lạ.

Ngoài việc kinh doanh nông sản, anh còn viết và viết không thua một nhà văn chuyên nghiệp. Anh thường gửi cho xem những bản văn của anh, những nhạc phẩm đâu đó khuyên nghe và đọc để giải trí; chăm sóc như một đứa em còn khờ dại.

Tướng to khỏe, bụng phệ, tính tình cởi mở, xởi lởi, hào phóng, bộc toạc,cương trực, đó là tính của dân Nam bộ. Mặc dù sống ở nước ngoài lâu năm, khi hòa bình, về quê hương xây dựng nông trang, không phải để hưởng già mà giải quyết công ăn việc làm cho một số gia đình người gốc Campuchia, tất cả xem như một nhà, và từ anh, họ đều có nhà đất cơ ngơi riêng. Cuộc sống tuy không thiếu, nhưng anh vẫn thích những món ăn dân dã.

Nhận sự giúp đỡ của anh, không bao giờ anh nhận lại bất cứ gì; mỗi lần điện trước để đến thăm, anh hỏi có đem gì không, nếu có quà cáp, sẽ không nhận, không mở cửa, không tiếp… nói dối sẽ phải đem về lại. Bệnh mà không cho anh biết sẽ bị la rầy phiền phức.

Anh Huyền Linh Tử, tác giả bài thơ “Tin loạn quê hương” viết từ Tokyo gửi về; lúc cao trào nổi loạn tại Sài Gòn, anh bay về lãnh đạo phong trào sinh viên chống chế độ lúc bấy giờ. Trên 80 tuổi sức khỏe vẫn rắn chắc, đôi chân yếu cần có gậy. Sau trận dịch Covid, anh bệnh hoạn liên miên, mỗi tuần đều đi tái khám lãnh thuốc. Đã có 6 con cả trai lẫn gái đều thành đạt. Sau khi vợ mất, anh tái giá lúc tuổi 60, hiện được một con gái khá xinh, năm thứ ba y khoa.

Nghèo mà phải tìm mọi cách cho con ăn học, vì gia đình truyền thống ngành y; ông cố làm ngự y trong triều. Vợ đi giúp việc cho một nhà giàu rất có tâm. Gia đình anh hiện nay do bà chủ cho ở miễn phí; căn nhà nhỏ hẹp tại hẻm cụt đường Trần Phú. Lương mượn trước mấy tháng đóng cho con học, từ từ trừ dần mỗi tháng. Lương hưu của anh và phần do các con hỗ trợ cũng tạm ổn cuộc sống. Cô Tâm Tuệ phật tử tu viện Phước Hoa ở Long Thành, Đồng Nai, do Thượng tọa Chánh Tài giới thiệu, cũng giúp được mấy học kỳ.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Nghia tinh 2

Tính tình anh cương trực, thẳng thắn của người dân Núi Ngự sông Hương. Không rõ nguyên nhân từ đâu mà quen biết nhau, từ lúc ấy trở thành anh em kết nghĩa. Sau dịch, bà chủ nhà thấy chị vợ anh đi làm xa và hay trễ giờ, nói gia đình dời từ Hốc Môn về Quận 5 cho khỏi tốn tiền nhà trọ.

Cứ vài tuần, anh gọi xuống lấy đồ ăn do anh nấu. Đường xa đi về 40 cây số, cũng vì tình nghĩa phải đi, khó từ chối “ – Ăn bữa giỗ lỗ bữa cày”. Những khi bệnh, anh nôn nóng không biết làm sao lên thăm. Vợ đi làm, con đi học, anh nội trợ và do chân yếu, hay bệnh, anh cũng khó đi lại; cứ điện lên hỏi thăm. Không biết xài zalo, gọi điện thường, thấy tội! Tuy nghèo, người vợ vui tính và xởi lởi, “con nhà lính tính nhà quan”, cứ mua bánh trái gửi theo mỗi khi xuống.

Chị nói: “Quan trọng tình nghĩa,và sức khỏe, tiền bạc nay không có thì ngày mai có, chú đừng lo”. Người đàn bà chân chất thật thà và tình nghĩa, xứng với anh ta.

Cuộc sống vô nghĩa nếu thiếu tình người. Đời đã ban tặng cho hai ông anh đáng quý; ruột thịt chưa hẳn đã bằng. Ngẫm lại cũng do nhân duyên quá khứ kết giao nay gặp lại; đó là nguồn an ủi vô tận cho một đời cô độc từ tấm bé. Ông Trời không cho ai tất cả cũng không lấy mất tất cả của ai. Em và con kết nghĩa cũng không thiếu khi tuổi đã xế chiều, như bầu mây dồn về cuối trời làm nên cơn mưa tươi mát!

Thích Minh Mẫn đầu tháng 06/2024 tại Hóc Môn – Thành phố Hồ Chí Minh

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường