Trang chủ Quốc tế Phật pháp và Chính trị (Dharma and Politics)

Phật pháp và Chính trị (Dharma and Politics)

hính trị luôn trong vòng xoáy sinh tử luân hồi (samsaric), đến nỗi ngay cả nghĩ về nó cũng khiến tâm trí tràn ngập khổ đau bởi sự hận thù và nỗi bất hạnh.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Chính trị luôn trong vòng xoáy sinh tử luân hồi (samsaric), đến nỗi ngay cả nghĩ về nó cũng khiến tâm trí tràn ngập khổ đau bởi sự hận thù và nỗi bất hạnh.

Tác giả: Anam Thubten Rinpoche
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: 佛門網 – 香港佛教網站

Nhiều vị tu sĩ Phật giáo truyền thống có xu hướng coi chính trị như những vấn đề thế tục, là một phần của Luân hồi (samsàra – sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh), cần phải tránh xa. Đặc biệt nếu bạn là nhà tu khổ hạnh, bạn có thể nỗ lực hết mình trong việc thực hành tâm linh nơi tĩnh mịch, thâm sơn cùng cốc, không dấn thân vào công việc của thế giới bên ngoài, điều này không chỉ gây sự xao lãng mà còn có thể cuốn hút bạn vào vòng xoáy của những xung đột.

tapchinghiencuuphathoc phat phap va chinh tri 1

Anam Thubten Rinpoche

Bởi những tác động bất lợi có thể diễn ra này, một số bậc thầy thông thái nhất thường khuyến khích các đệ tử của họ, gác lại thế sự trần tục, toàn tâm toàn ý cho việc thực hành tâm linh, trạng thái tĩnh lặng bình đẳng khi tâm an trụ ở một chỗ (tịch tĩnh). Có cả một thể loại văn viết ca ngợi đời sống của nhà tu hành khổ hạnh, những phẩm đức cao thượng “sống an bần lạc đạo”, cũng như sự thanh bình bởi khung cảnh thiên nhiên.

Ở phương Đông, có những người đã từ bỏ cuộc sống đời thường – hôn nhân, công danh sự nghiệp thế gian – chọn đời sống giản dị, thanh thản hồn nhiên, nơi yên tĩnh và chuyên sâu nghiên cứu, tu học phật pháp. Họ thường được công chúng ngưỡng mộ tôn kính; họ được coi là cao quý vì đã dũng cảm hy sinh cuộc sống trần tục, điều mà nhiều người không dám buông bỏ.

tapchinghiencuuphathoc phat phap va chinh tri 3

Họ coi là những sinh vật siêu việt, với tâm trí vượt lên trên mọi dục vọng và lìa xa cám dỗ trần tục. Toàn bộ nền văn hoá hỗ trợ về phương diện đạo đức và tài chính cho những cá nhân này, những người chỉ cần thức ăn và chỗ ở rất cơ bản.

Tuy nhiên, truyền thống thanh cao này đang bắt đầu mai một dần khi nền văn hoá ngày càng hiện đại hoá. Ngày nay, rất ít người quan tâm đến việc thực hành lối sống như thế và xã hội có thể không sẵn sàng hỗ trợ họ. Mặc dù lối sống như thế có vẻ khắc kỷ một cách buồn chán đối với nhiều người đang bận rộn theo đuổi các mục tiêu của cuộc sống, nhưng cố gắng tìm kiếm hạnh phúc trong thỏa mãn lạc thú, nhằm thỏa mãn nhu cầu bản năng của mình, những nhu cầu tiện nghi vật chất, nhưng điều ngược lại mới đúng.

Để cải thiện cuộc sống, những nhà ẩn dật tu hành trở nên điềm tĩnh và thông thái hơn, là những người hạnh phúc nhất trên hành tinh này, một phần tâm trí của học được thanh tịnh hóa nhờ việc tu tâm dưỡng tính, cũng bởi vì họ không bị cuốn hút vào những xung đột cá nhân và chính trị của xã hội.

tapchinghiencuuphathoc phat phap va chinh tri 2

Trong thế giới ngày nay, cho dù mong muốn giác ngộ giải thoát của chúng ta có mạnh mẽ đến đâu, hầu hết chúng ta không thể suốt đời mãi ẩn dật chốn rừng sâu núi thẳm, non cao. Chắc chắn chúng ta là một phần của xã hội này càng trở nên phức tạp hơn, khi chúng ta thanh toán hoá đơn điện thoại, mua hàng tạp hoá, khám sức khoẻ và theo đuổi trình độ học vấn cao hơn để có được giá trị đẹp và nhân văn trong cuộc sống hàng ngày.

Những yêu cầu đơn giảng để có thể tồn tại trong xã hội hiện đại ngày càng tăng. Không chỉ như thế, chúng ta ngày càng trở nên cùng với nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước và xã hội (chính trị) hơn, cho dù chúng ta có tham gia vào các vấn đề xã hội một cách có ý nghĩa hay không.

Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, nền chính trị Mỹ ngày càng trở nên xấu đi, đến mức xảy ra “chiến tranh văn hóa”, cuộc xung đột giữa những giá trị văn hóa được coi là truyền thống hoặc bảo thủ và những giá trị được coi là tiến bộ hoặc tự do ở nước Mỹ. Điều này đang khiến nhiều người hoang mang, không hài lòng và phẫn nộ. Một trong những nguyên nhân chính của việc này là người Mỹ ngày càng tiến bộ và đa văn hoá.

Ví dụ: Nếu các bạn tình cờ ở Thành phố New York hoặc Vùng Vịnh San Francisco, các bạn sẽ cảm nhận được tinh thần của sự giao thoa của các nền văn hoá, nơi mọi người từ mọi truyền thống tôn giáo và chủng tộc hòa nhập, tương tác phụ thuộc lẫn nhau một cách hài hòa. Mỹ là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, được hình thành từ các nhóm cộng đồng khác nhau (sắc tộc, tôn giáo, tầng lớp xã hội, khu vực cư trú).

Có thể Hợp chúng quốc Hoa Kỳ được coi là mô hình tiêu biểu cho một một hành tinh và xã hội lành mạnh tương lai, nơi nhân loại sống trong hòa bình, không bị ràng buộc bởi xiềng xích của chủ nghĩa bộ lạc. Nước Mỹ cũng không còn thuần tuý tín ngưỡng tôn giáo như xưa nữa. Trong tương lai gần, có thể sẽ có một ngày đại cường quốc này không còn được coi là một quốc gia theo đạo Thiên Chúa nữa.

tapchinghiencuuphathoc dao duc phat giao van dung trong truong hoc 1

Tất cả những thay đổi tiến bộ này, đang tạo ra mối đe doạ hiện hữu đối với một số chủ nghĩa bảo thủ, vốn đã bám rễ sâu từ phiên bản Mỹ về các giá trị Do Thái-Kitô giáo và nhận thức cũ về bản sắc dân tộc. Bằng mọi cách cánh hữu chính trị đang khá bận rộn cố gắng đảo ngược xu hướng này, bao gồm cả việc đảo ngược các đạo luật hiện hành. Mà nhiều nhà đấu tranh cho quyền tự do cá nhân, đã hết sức mình đấu tranh để giành được.

Về lâu dài có lẽ những nỗ lực này sẽ không thành công. Mặc dù đã có một số thành công trong cuộc đấu tranh vì quyền chính trị, nhưng chúng có thể không tồn tại lâu dài. Khi một hệ thống sắp chết, đôi khi có một sự hồi sinh ở giai đoạn cuối trong cơn quằng quại trước tử thần xuất hiện như trút một hơi thở cuối cùng. Về bản chất, sự chia rẽ trầm trọng giữa hai thế lực đối lập này – bảo thủ và cấp tiến – đang gây ra sự chia rẻ trong văn hoá Mỹ. Điều này đúng với hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Nhiều thân hữu của tôi là phật tử người Mỹ, và trong số họ một số người rất bị ảnh hưởng bởi những gì đang xảy ra ở quê hương đất nước họ. Đây là một thời gian khó hiểu cho tất cả mọi người. Họ cảm thấy rằng họ không thể tách rời chính trị, nhưng họ cũng cảm thấy rằng chính trị luôn trong vòng xoáy sinh tử luân hồi (samsaric), đến nỗi ngay cả nghĩ về nó cũng khiến tâm trí họ rơi vào loại hạng thấp nhất, tràn ngập khổ đau bởi sự hận thù và nỗi bất hạnh.

Cái tôi ích kỷ (bản ngã) của chúng ta không thể cưỡng lại được bởi luôn bị cám dỗ khi đứng về phía nào đó, trở nên chia rẽ, và hiện thân của tất cả đứng về một phía. Những nguyên nhân gây cơn bốc đồng của chúng ta có thể dễ dàng bị kích hoạt.

Trong thế giới ngày nay, trong những thách thức đang diễn ra này, phật tử chúng ta nên ứng dụng thực tiễn lời dạy quý báu của đức Phật. Từ bi tâm và sự bình tâm là liều dược liệu hữu hiệu nhất. Những người sinh hoạt ở phía bên kia vòng xoáy ý thức hệ nên được coi là một trong chúng ta – chúng ta không thể loại trừ bằng cách gán cho họ một cách tàn nhẫn, những lời nói hay hành vi xúc phạm người khác.

Nên nhớ rằng họ cũng là những con người giống như chúng ta; trong đời họ cũng có những người thân yêu, họ tươi cười với những câu chuyện hứng thú, đôi khi họ khóc nức nở, trong tâm trí họ, họ đang cố gắng hết sức. Nếu phát hiện những sai lầm của họ, chúng ta có thể thấu hiểu và cảm thông cho sự thiếu hiểu biết của họ, chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi về lập trường của chính mình, vì việc tự cho mình là đúng là điều khó nhận ra nhất.

Liệu chúng ta có thể giữ được sự bình thản khi tham gia chính trị ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như khi giao lưu đối thoại với những người khác có thể với những quan điểm khác nhau? Là phật tử, tất cả chúng ta đều biết rằng sự thanh thản hồn nhiên là trọng tâm của việc ứng dụng phật pháp thực tiễn trong cuộc sống thường nhật.

Một trong những phẩm chất chính của đức Phật, thường xuất hiện trong trí tưởng tượng của chúng ta là Ngài luôn định tĩnh trước mọi tình huống và hoàn cảnh. Liệu chúng ta có thể giữ ý định thể hiện đức tính này của đức Phật, bằng hết khả năng của mình thay vì dễ dàng bị cuốn hút vào những nguyên nhân gây cơn bốc đồng của mình chăng?

Như những câu nói dịu dàng an ủi, bất cứ khi nào chúng ta chuẩn bị đọc tin tức hoặc thảo luận các vấn đề chính trị, chúng ta có thể ngồi trầm lắng trong vài phút để giữ bình tĩnh. Chúng ta có thể đón nhận những người ở phía bên kia như những ân nhân tinh thần, những người mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội để thực hành tâm bình đẳng thực tế trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Tác giả: Anam Thubten Rinpoche
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: 佛門網 – 香港佛教網站

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường