Trang chủ Hỏi Đáp An cư và Y

An cư và Y

Thời gian an cư giúp tăng ni chuyên tu tập nhiều hơn gồm ngồi thiền, tụng kinh, nghe Pháp thoại, thực tập chÍnh niệm trong sinh hoạt thường nhật...

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Hỏi: Trong mùa an cư kết hạ, người xuất gia và người tu hạnh đầu đà có được phép đi khất thực không?

Đáp: 90 ngày mùa mưa, tăng ni không được đi khất thực, mà phải tập trung một trú xứ để kết giới an cư mùa mưa. Lý do tránh dẫm đạp côn trùng trên đường hành khất trong mùa mưa, mùa sinh nở của nhiều loại côn trùng. Thời gian an cư giúp tăng, ni chuyên tu tập nhiều hơn gồm ngồi thiền, tụng kinh, nghe Pháp thoại, thực tập chính niệm trong sinh hoạt thường nhật, nhất là học kinh nghiệm chiến thắng bản thân và kinh nghiệm hành đạo từ các bậc trưởng thượng.

Phật giáo có những trường phái đề cao hạnh tu khắc kỷ trong thầm lặng, tránh xa nơi ồn náo. Hàng trăm trung tâm rừng thiền của Miến Điện và truyền thống thiền trong rừng (Forest tradition) của Thiền sư Ajahn Chah đều tu tập rất khắc kỷ nhưng tránh xa nơi ồn áo, nơi bị nhiễu loạn bởi truyền thông, không cho phép truyền thông tác nghiệp.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc An cu va Y 2

Hỏi: Chiếc y của tăng, ni có được may bằng các màu các màu xanh, đỏ, tím, vàng, đen không?

Đáp: là tăng, ni mà mặc y bằng các màu xanh, đỏ, tím, vàng, đen  là vi phạm về màu y do đức Phật quy định.  Ai mặc y có các màu thuần màu xanh, thuần màu đỏ tươi, thuần màu tím, thuần màu đen, thuần màu đỏ tía, thuần màu hồng[1] thì phạm tội tác ác (Vin.i.306).

Hỏi: Y của Phật mặc y có màu gì?

Đáp: Đức Phật đắp y màu vàng giống màu mặt trời lúc hoàng hôn. Chú giải Kinh trường bộ là sách Sumaṅgalavilāsinī cho chúng ta biết đức Phật mặc y màu vàng (suvaṇṇavaṇṇe cīvare) như sau: “Sau khi ngồi kiết già trên bảo tọa cao mười bốn hắc tay quý báu như vàng, ngay phía trước cây bồ đề cao năm mươi hắc tay quý như bạc, được nhánh bồ đề che phía trên như chiếc lọng bằng ngọc ma ni, trong chiếc y màu vàng như chồi non của cây bồ đề, Thế Tôn đã chiến thắng ma lực khi mặt trời vừa lặn.”

(Nguyên tác Pali: DA.i.59: “Cuddasahatthapallaṅkavaragato suvaṇṇapīṭhe ṭhapitaṃ rajatakkhandhaṃ viya paññāsahatthaṃ bodhikkhandhaṃ piṭṭhito katvā, upari maṇichattena viya bodhisākhāya dhāriyamāno, suvaṇṇavaṇṇe cīvare pavāḷasadisesu bodhiaṅkuresu patamānesu, sūriye atthaṃ upagacchante mārabalaṃ vidhamitvā.”) Bản dịch tiếng Thái mô tả thêm là “y màu vàng giống màu mặt trời lúc hoàng hôn.”

(Nguyên tác tiếng Thái: “จีวรซึ่งมีสีเหมือนทองยามดวงอาทิตย์ใกล้จะอัสดงคต.” Mahamakut Buddhist Foundation (trans.) (2016), The Tipiṭaka and Commentaries Translation, vol. 11, (13th ed.), Mahamakutarajavidyalaya Press, Nakorn Pathom, p. 144.)

Tap chi Nghien cuu Phat hoc An cu va Y 1

Hỏi: Y của tăng sĩ có màu hoại sắc. Vậy màu hoại sắc là màu gì?

Đáp:: Thời Phật, chiếc Y hoại sắc được nhuộm từ hỗn hợp phân bò (chakaṇena) và đất sét đỏ (paṇḍumattikā),[2] khiến cho y của các vị có màu sắc xấu, không đồng đều. Về sau, Phật cho phép dùng thuốc nhuộm từ rễ cây, thân cây, vỏ cây, lá cây, bông hoa, trái cây.[3] Mục đích mặc y hoại sắc để hủy đi màu sắc (vaṇṇabhedo), hủy đi giá trị (agghabhedo), hủy đi cảm giác dễ chịu do xúc chạm (phassabhedo).[4]

NGUỒN TƯ LIỆU HỎI – ĐÁP DO VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM CUNG CẤP

***

CHÚ THÍCH:

[1] Vin.i.306. Xem Indacanda (dịch) (2009), Đại phẩm, tập 2, Buddhist Cultural Centre, Sri Lanka, tr. 225.

[2] Vin.i.298. Xem Indacanda (dịch) (2009), Đại phẩm, tập 2, Buddhist Cultural Centre, Sri Lanka, tr. 209

[3] Vin.i.286. Xem Indacanda (dịch) (2009), Đại phẩm, tập 2, Buddhist Cultural Centre, Sri Lanka, tr. 189.

[4] Nguyên tác Pali: VinA.i.239: “Tattha satthakacchedanena agghabhedo veditabbo. Sahassagghanakopi hi paṭo satthakena khaṇḍākhaṇḍikaṃ chinno bhinnaggho hoti. Purimagghato upaḍḍhampi na agghati. Suttasaṃsibbanena phassabhedo veditabbo. Sukhasamphassopi hi paṭo suttehi saṃsibbito bhinnaphasso hoti. Kharasamphassataṃ pāpuṇāti. Sūcimalādīhi vaṇṇabhedo veditabbo.”

1 bình luận

Nên để cho sư Minh Tuệ tự tu học

LTD 17/06/2024 - 20:44

Tạp chí Phật Học hết chủ đề để hỏi hay sao mà ngày nào cũng lên 2,3 bài về đầu đà, y phấn tảo? Phật pháp kiến thức bao la ko còn nội dung nào để hỏi và vấn đáp hay sao mà phải xoáy vào nội dung này hoài vậy? Đề nghị Tạp Chí nên có những câu vấn đáp khác đa dạng hơn.

Trả lời

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường