Trang chủ Hỏi Đáp Ý nghĩa của nghi lễ cầu siêu, cúng cơm vào ngày giỗ

Ý nghĩa của nghi lễ cầu siêu, cúng cơm vào ngày giỗ

Theo tín ngưỡng dân gian, cúng giỗ, cầu siêu nhằm thể hiện lòng hiếu kính, nhớ ơn công lao của ông bà tổ tiên. Không cần mâm cao cỗ đầy, quan trọng là lòng thành kính, thành tâm đối với gia tiên. Ngày giỗ cũng là dịp để con cháu, các thành viên trong dòng họ tụ tập, quây quần lại bên nhau, trước là cúng gia tiên, sau là gắn bó tình cảm gia đình. Bên cạnh đó, theo quan điểm Phật giáo có những quan điểm nâng cao hơn.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Theo tín ngưỡng dân gian, cúng giỗ, cầu siêu nhằm thể hiện lòng hiếu kính, nhớ ơn công lao của ông bà tổ tiên. Không cần mâm cao cỗ đầy, quan trọng là lòng thành kính, thành tâm đối với gia tiên. Ngày giỗ cũng là dịp để con cháu, các thành viên trong dòng họ tụ tập, quây quần lại bên nhau, trước là cúng gia tiên, sau là gắn bó tình cảm gia đình. Bên cạnh đó, theo quan điểm Phật giáo có những quan điểm nâng cao hơn.

Hỏi: Gia đình tôi không theo Tôn giáo nào, nhưng cứ đến ngày giỗ hay Rằm tháng 7 là vợ tôi làm cúng giỗ ở nhà, tại chùa gần nhà, và cúng cầu siêu vào Rằm tháng 7 cho gia tiên. Tôi muốn hỏi theo đạo Phật thì vấn đề này như thế nào? Có cần thiết không?

tapchinghiencuuphathoc cau sieu cung gio 2 1

Trả lời: Theo tín ngưỡng dân gian, cúng giỗ, cầu siêu nhằm thể hiện lòng hiếu kính, nhớ ơn công lao của ông bà tổ tiên. Không cần mâm cao cỗ đầy, quan trọng là lòng thành kính, thành tâm đối với gia tiên. Ngày giỗ cũng là dịp để con cháu, các thành viên trong dòng họ tụ tập, quây quần lại bên nhau, trước là cúng gia tiên, sau là gắn bó tình cảm gia đình.

Nhưng ngày nay, khi xã hội càng phát triển, thì phú quý lại sinh lễ nghĩa. Có nhiều gia đình đặt nặng việc cúng lễ bày biện rất tốn kém kèm theo đó cũng là việc đốt rất nhiều vàng mã. Chúng ta cần hiểu đúng, nhìn nhận đúng, khách quan về vấn đề này hơn.

Trong quan niệm dân gian, nhiều người nghĩ rằng ông bà cha mẹ sau khi mất đi sẽ ngự trên bàn thờ gia tiên, cúng kính để cho chư vị thọ dụng. Quan niệm của đạo Phật về vấn đề này có nhiều khác biệt. Mỗi người sau khi mất đi sẽ tùy theo nghiệp lực mà tái sinh vào cảnh giới tương ứng (trời, người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục).

Trong sáu đường này, chỉ có loài ngạ quỷ mới hưởng thọ được “hương” của những lễ phẩm dâng cúng, còn các loài khác thì không (do nghiệp lực của mỗi loài thọ dụng khác nhau). Tuy vậy, nếu con cháu có lòng thành làm việc thiện lành rồi đem công đức phước báu đó hồi hướng thì dù ở bất cứ nơi đâu trong sáu cõi họ cũng đều nhận được.

tapchinghiencuuphathoc cau sieu cung gio 3

Theo quan điểm Phật giáo, khuyến khích các phật tử vào ngày giỗ lên chùa dự lễ cầu siêu trước, sau đó mới cúng cơm có ý nghĩa quan trọng. Các thành viên trong gia đình tham gia lễ cầu siêu, tụng kinh, niệm Phật đã tạo ra công đức, phước báu. Cơm nước dâng cúng nhằm biểu trưng cho lòng thành, loài nào tương ưng thì có thể thọ dụng.

Thành ra, ngoài cúng kính và tưởng niệm thông thường, việc làm thêm điều phước thiện (tụng kinh, cúng dường…) để hồi hướng cho hương linh sẽ giúp họ thêm phần phước báu mà an lành hơn. Vì lẽ ấy nên quý thầy thường khuyến khích các phật tử đến chùa dự lễ cầu siêu rồi mới cúng linh để hương linh được nhiều lợi lạc.

tapchinghiencuuphathoc cau sieu cung gio 1

Hiện nay, một số người có khuynh hướng đơn giản việc cúng kính, kỵ giỗ. Đơn giản thì tốt nhưng mâm cơm, chén nước, nén hương dâng cúng tổ tiên ông bà thì cần có, vì đây là truyền thống quý báu của dân tộc. Với người phật tử, sau khi hiểu rõ việc hồi hướng phước báu cho người mất thì ngày giỗ nên tạo phước.

tapchinghiencuuphathoc cau sieu cung gio 2 1

Lễ cầu siêu chính là phương tiện cho con cháu làm phước (phước do tu tập, sinh hoạt trong đời sống hàng ngày). Ngoài ra, thân nhân có thể làm phước trong nhiều lĩnh vực khác như giữ giới, tọa thiền, bố thí, phóng sinh, cúng dường, phục vụ, công quả v.v… Khi hiểu rõ sự tình, người phật tử cần kết hợp giữa truyền thống hiếu kính của dân tộc và hồi hướng phước đức cho hương linh thì việc cúng giỗ mới thành tựu viên mãn, âm dương đều lợi ích.

Sưu tầm: Báo điện tử Giác Ngộ

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường