Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Mùa Xuân Phật giáo và vấn đề bảo vệ môi trường

Mùa Xuân Phật giáo và vấn đề bảo vệ môi trường

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Ngày nay, “môi trường” đã trở thành một trong những vấn đề cấp bách mà nhân loại phải đối mặt, dù là ở bất kỳ nơi đâu, “vấn đề môi trường” đang đe dọa trực tiếp tới sự sống cũng như quyền lợi của mọi loài trên hành tinh này.

Việt Nam đang từng bước công nghiệp hóa đất nước, phát triển nền kinh tế. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã đe dọa đến cuộc sống thường ngày của người dân như biến đổi khí hậu khiến triều cường tăng, diện tích đất đai thu hẹp; bùng phát một số làng ung thư, tật bệnh nan y; cháy rừng, cạn kiệt nguồn nước khiến không chỉ con người mà các loài hữu tình hoặc vô tình cũng rơi vào cảnh khốn cùng, hủy diệt. Do đó, làm thế nào để ứng phó, bảo hộ và cải thiện môi trường sinh thái trở thành tiêu đề quan trọng bức thiết cần giải quyết đối với xã hội hiện nay, đòi hỏi sự chung tay hợp lực của toàn bộ các tổ chức dân sự xã hội, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của vai trò Phật giáo.

Trong quá trình truyền bá và phát triển của Phật giáo từ trước đến nay trải qua hàng nghìn năm, mặc dù không trực tiếp nêu ra vấn đề bảo vệ môi trường nhưng khả năng dự báo cũng như đặt ra các biện pháp bảo vệ môi trường của Phật giáo lại vô cùng quan trọng và hết sức đúng đắn. Ý thức bảo vệ môi trường bao hàm trong Phật giáo có thể nhận rõ trong kinh điển Phật giáo và thực tiễn hành vi của tín đồ Phật giáo các thời kỳ. Phật giáo không những chủ trương phải từ bi với con người, tôn trọng sinh mệnh, yêu quý tự nhiên, trân quý các vật phẩm mà còn đưa những tư tưởng này trở thành tinh thần cơ bản của Phật giáo để dẫn dắt và cảm hóa các tầng lớp dân chúng xã hội và lấy đó làm trách nhiệm cơ bản của mình.

Chúng ta cùng đánh giá, nhận thức sơ lược những điều đó qua một số tư tưởng cũng như hành động đúng đắn dưới đây của Phật giáo Việt Nam.

1. Cấm sát sinh, thực hành hộ sinh, phóng sinh, tôn trọng giá trị cuộc sống, góp phần bảo vệ cân bằng sinh thái.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2017 Mua xuan phat giao va van de bao ve moi truong 2

Theo quan điểm duyên khởi của Phật giáo, toàn bộ thế giới nằm trong mạng lưới cộng sinh, sự tồn tại mọi hiện tượng đều là các dạng điều kiện hòa hợp mà thành chứ không phải tồn tại cô lập, toàn bộ thế giới chính là một thể sinh mệnh to lớn, mọi chúng sinh thế gian tồn tại tương hỗ với nhau, trong thể sinh mệnh to lớn cộng đồng đó, mỗi một cá thể đều có quyền lợi và sinh tồn có tính hợp lý tồn tại trong nó, cá thể cũng phải dựa vào các sinh mệnh khác mới có thể tồn tại và phát huy đươc tác dụng của mình.

Quá trình phát triển lâu dài của lịch sử cho thấy nhân loại luôn cho mình là trung tâm trái đất, mặc sức chà đạp, cướp bóc sinh mệnh các vật loại khác. Khi năng lực chinh phục tự nhiên của nhân loại tăng cao, nhân khẩu tăng trưởng mạnh khiến lượng lớn động vật mất đi nơi ở, nhất là vì lợi ích kinh doanh và thỏa mãn ham muốn ăn uống mà con người đối với động vật dường như đến mức không đâu không giết, không đâu không ăn, vơ vét cạn kiệt. Ngoài ra nhu cầu ăn mặc cũng không còn đơn giản chỉ là che thân hay tránh rét, việc thịnh hành thời trang áo lông và các loại da trực tiếp uy hiếp sinh mệnh các loại động vật hoang dã quý hiếm khiến các loài động vật vì bộ da lông đẹp đẽ mà gặp phải sự vây bắt, giết hại, nghiêm trọng ảnh hưởng sự hài hòa giới tự nhiên và cân bằng sinh thái, cũng dẫn đến cảnh nhân loại chịu đựng các dạng quả báo bệnh tật.

Phật giáo lấy việc ăn chay tu hành, trang phục giản dị là minh chứng mạnh mẽ cho việc thực hiện cấm sát sinh, tạo môi trường tốt đẹp và cân bằng sinh thái. Thời còn tại thế, đức Phật thường tổ chức an cư kiết hạ vào mùa mưa, là mùa hồi sinh của cây cỏ muôn loài tại Ấn Độ, an cư là tránh vô tình dẫm đạp tàn phá ảnh hưởng đến những sinh vật đang trong thời kỳ sinh sôi, nảy nở, tạo cho cảnh vật môi sinh phát triển cân bằng, hòa hợp.

Bên cạnh đó, tinh thần từ bi hộ sinh, hợp lý phóng sinh, cấm sát sinh của Phật giáo còn giảng dạy thế nhân nhỏ đến như con kiến cũng không nỡ làm thương hại đến tính mệnh. Nhưng biết được điều này, phật tử cần duy trì và thực hiện tinh thần đó một cách hợp lý mới tạo công đức vô lượng. Số lượng phật tử ngày một tăng, điều kiện phóng sinh cũng lớn gấp bội ngày trước, nhìn thấy cái gì mua cái đó rồi mang thả, mang phóng sinh mà không cần để ý hay quan tâm rằng những vật được phóng sinh sau rồi liệu có thể sống được với môi trường, thời tiết đó hay không. Từ bi hộ sinh cũng giống như phóng sinh, cho chim ăn thóc, cho cá ăn thức ăn cũng ngang với công đức của việc phóng sinh, hoặc giả như có người phóng sinh, mua một chậu ngao biển nhưng lại mang thả xuống ao hồ, như thế đâu còn gọi là phóng sinh nữa mà vô tình phạm phải sát sinh, tạo sự ô nhiễm cho ao hồ. Dù là hộ sinh, phóng sinh thì cũng cần có sự hợp lý, lựa chọn thời điểm, địa điểm, vật phóng sinh thích hợp mới phát huy được trọn vẹn tinh thần từ bi đó của đức Phật.

Vậy nên, sự tôn trọng sinh mệnh chính là sự cống hiến to lớn của Phật giáo đối với sinh thái.

2. Làm sạch môi trường, bảo vệ môi trường tạo cảnh nhân gian cực lạc.

Trong Phật giáo, mọi chúng sinh đều có Phật tính, Phật tính không chỉ có ở động vật nhận thức hữu tình mà có cả ở vật vô cơ, thực vật không có nhận thức hữu tình. Dù không có ý thức tình cảm nhưng núi non, thảo mộc, đất đá đều có Phật tính. Phật giáo là tôn giáo vốn có ý thức bảo vệ môi trường, chủ trương không chỉ có tâm yêu thương con người mà đối với đất đai non nước cũng yêu quý, gọi là “đại địa chúng sinh, giai hữu Phật tính”.

Tại Đại lễ Phật đản Phật lịch 2560, Dương lịch 2016, đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã gửi thông điệp tới các tăng ni, cư sĩ, phật tử và những người con Phật với tâm nguyện và trách nhiệm tri ân, bằng những hành động thiết thực nhất, hãy bảo vệ môi trường bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu đang đe dọa đời sống của chính mình, cùng nhau làm cho môi trường xanh sạch đẹp hơn.

Cũng như pháp luật bảo vệ môi trường, trên phương diện thực tiễn đưa ra các khẩu hiệu như trồng cây tạo rừng; cúng lễ văn minh, hoa tươi cúng Phật; tiết kiệm dùng nước, tiết kiệm năng lượng; tích phúc tích đức, tái sử dụng nguyên vật liệu; có tâm thức bảo vệ môi trường, môi trường sạch sẽ. Trong đó đặc biệt yêu cầu hạn chế việc tiến cúng vàng mã, đây là nguồn xả thải nguy hại ra môi trường mà không phải ai cũng hiểu rõ. Để làm ra vàng mã, người ta cần dùng đến nhiều phẩm màu, thiếc, giấy… những nguyên liệu đó dù chưa biết rằng có đảm bảo tiêu chuẩn đo lường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường hay không nhưng có thể nhìn ra sự hao tổn tài nguyên gỗ cây, khói khí sau khi hóa vàng mã lại tạo ra các khí thải nguy hại gây tác động tiêu cực trực tiếp và nguy hiểm với môi trường sống hiện tại.

Những việc làm thiết thực kể trên đều là hành vi tự giác bảo vệ tự nhiên, làm đẹp môi trường của tín đồ Phật giáo khắp nơi, cũng là nỗ lực của mỗi các nhân để tạo ra môi sinh đẹp đẽ, xây dựng cảnh cực lạc của nhân gian vậy.

3. Giữ tâm trong sạch, lợi lạc hữu tình, xây dựng xã hội phát triển bền vững.

Phật giáo cho rằng, tâm là lực lượng nòng cốt dẫn dắt hành vi con người. Nếu như chúng ta hi vọng có được thế giới thanh tịnh, an định và bền vững, trước hết phải làm sạch cái tâm, khắc phục tham, sân, si trong lòng chúng ta.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2017 Mua xuan phat giao va van de bao ve moi truong 1

Tu dưỡng tâm linh bảo vệ môi trường cũng chính là điều tồn tại cốt yếu. Chỉ có tâm thiện mới có môi trường tốt đẹp, bởi vì mọi môi trường xung quanh ta chính là y báo, nó chuyển theo chính báo từ tâm hành thiện của chúng ta. Chính báo tốt đẹp thì y báo sẽ tốt đẹp nương theo và ngược lại. Các phật tử một lòng hướng thiện, tôn trọng pháp luật khiến hành vi hướng thiện, tạo xã hội an lạc hòa bình, môi sinh cân bằng, phát triển bền vững.

Trách nhiệm của tín đồ Phật giáo không chỉ ở sự coi trọng của bản thân với vấn đề bảo vệ môi trường mà có nghĩa vụ tuyên truyền lý niệm bảo vệ môi trường, động viên xã hội tham gia sự nghiệp bảo vệ môi trường. Bước sang một năm mới, vạn vật canh tân, muôn sắc khoe màu, nơi nơi đều khoác lên mình chiếc áo lung linh sặc sỡ. Mong rằng tất cả tín đồ Phật khắp nơi phát Bồ đề tâm, hành Bồ Tát nguyện, chúng ta ra sức trồng nhiều nhân thiện, tránh nhân ác, tạo dựng môi trường sống chung quanh trở nên ngày càng xanh tươi, an lạc. Mọi hành động liên quan thiết thực đến vấn đề môi trường đều cần làm, cần thực hiện một cách bức thiết, ngoài bản thân ra cần luôn dẫn dắt, giảng giải cho người thân, gia đình hay bạn bè khởi tâm động niệm, nói đi đôi với làm nhằm thúc đẩy bảo vệ môi trường, khiến cho miền cực lạc nhân gian không còn là khẩu hiệu hay xa vời mà trở thành hiện thực.

Tác giả: Nguyễn Thắng
Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 1/2017

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường