Trang chủ Đời sống Nhà tôi với tục đốt vàng mã

Nhà tôi với tục đốt vàng mã

Nhà tôi bỏ tục đốt vàng mã đã lâu, tôi còn nhớ ngày tôi còn nhỏ, thấy thầy (cha) tôi rất công kích cái tục đốt vàng mã là tục mê tín một cách vô lý và đã bỏ hầu tục ấy. Phàm trong nhà có cúng giỗ tổ tiên hay cúng thần Phật đều không dùng vàng mã. Trong họ ngoài làng không ai đồng tình với thầy tôi về việc ấy, cho là làm một sự tội lỗi với quỷ thần, nhất là các cô tôi rất lấy làm oán thán cho nên mỗi khi giỗ tết, trong nhà lại diễn ra cuộc tranh luận giữa thầy tôi với các cô tôi.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Nhà tôi bỏ tục đốt vàng mã đã lâu, tôi còn nhớ ngày tôi còn nhỏ, thấy thầy (cha) tôi rất công kích cái tục đốt vàng mã là tục mê tín một cách vô lý và đã bỏ hầu tục ấy. Phàm trong nhà có cúng giỗ tổ tiên hay cúng thần Phật đều không dùng vàng mã. Trong họ ngoài làng không ai đồng tình với thầy tôi về việc ấy, cho là làm một sự tội lỗi với quỷ thần, nhất là các cô tôi rất lấy làm oán thán cho nên mỗi khi giỗ tết, trong nhà lại diễn ra cuộc tranh luận giữa thầy tôi với các cô tôi.

Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ Số 102

Phàm khuyên ai làm việc gì hay là cải cách việc gì không cứ lớn nhỏ ta phải tự hỏi mình trước.

Nghĩa là mình tự hỏi mình về việc ấy mình có nên làm không mình có thể làm được không, hơn nữa là mình đã tự làm rồi, đã tự đồi hỏ rồi, thì các việc mình khuyên người ta làm ấy mới không phải là dối đời đáng hổ thẹn và mới mong có cảm ứng.

Bởi vậy tôi viết bài “nhà tôi với tục đốt vàng mã” này là để tự hỏi mình bỏ hầu bỏ tục: đốt vàng mã không phải là dối đời, chính mình không làm được mà đi khuyên người khác làm.

Nhà tôi bỏ tục đốt vàng mã đã lâu, tôi còn nhớ ngày tôi còn nhỏ, thấy thầy (cha) tôi rất công kích cái tục đốt vàng mã là tục mê tín một cách vô lý và đã bỏ hầu tục ấy. Phàm trong nhà có cúng giỗ tổ tiên hay cúng thần Phật đều không dùng vàng mã. Trong họ ngoài làng không ai đồng tình với thầy tôi về việc ấy, cho là làm một sự tội lỗi với quỷ thần, nhất là các cô tôi rất lấy làm oán thán cho nên mỗi khi giỗ tết, trong nhà lại diễn ra cuộc tranh luận giữa thầy tôi với các cô tôi.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Nha toi voi tuc dot vang ma 2222

Ảnh: St

Thầy tôi đem mọi lẽ giả dối của vàng mã và nói không có Phật Thánh nào dạy đốt vàng mã giảng nói cho các cô tôi nghe. Các cô tôi trước còn cãi sau thấy thầy tôi nói cương quyết thì nể phải thôi nhưng trong lòng vẫn ân hận, thương hại cho tổ tiên không có tiền tiêu.

Rồi mọi người nói nhỏ với nhau những câu chuyện cảm động về sự bỏ vàng mã mong thầy tôi hồi tỉnh. Như nói có một ông quan bên đạo vì thương cha nhớ mẹ mượn thầy đánh đồng thiếp xuống âm ty tìm, lúc tỉnh dậy ông quan ấy nói gặp cha mẹ nhưng túng thiếu và rách rưới lắm, vì con cái trên trần không đốt vàng mã cho như những cha mẹ bên đời.

Ông quan ấy liền mua vô số vàng mã đốt cho cha mẹ, ông quan ấy lại thiếp xuống thì thấy cha mẹ giàu có lành lặn. Câu chuyện ấy đến tai thầy tôi, thầy tôi chỉ đáp lại bằng một nụ cười và nói: đó là câu chuyện của anh hàng mã bịa ra dối đời cho đắt hàng.

Thực thế, thực là câu chuyện anh hàng mã bịa ra cho đắt hàng. Theo như nghĩa đạo Phật thì người ta khi chết đi, nếu thần hồn có phúc đức thì được siêu thăng, bằng có tội lỗi phải xa đọa, nghĩa là đã rời đi thế giới khác hoặc sinh kiếp khác rồi chứ còn vợ vẩn đâu đấy mà phải tiêu dùng ăn mặc như người trần gian.

Bao nhiêu sự cúng vái chỉ là tỏ lòng kỷ niệm nhớ ơn mà thôi chứ có đâu là thực, Và nếu ta mà có tin rằng thần hồn người chết là thiêng liêng bất diệt, thì cái thần hồn ấy tất là mơ màng màu nhiệm quyết không còn là cái thân xác thịt nữa rồi. Đã không phải là cái thân xác thịt thì còn cần gì phải tiêu dùng ăn mặc như ta.

Sự cảm cách giữa người sống với người chết là cảm cách ở trong cõi tinh thần của người sống mà ra, mà tất là người sống ấy có lòng thành thực nhờ mến lòng ấy thực đáng quý chứ không phải là giở.

Còn như người chết mà còn phải tiêu dùng ăn mặc những đồ của người sống và toàn trông cậy vào người sống thì có vạn con cháu đến phải trốn tổ tiên. Dân làng đến phải trốn thần thánh đã lâu rồi vì con cháu dù có hiểu, dân làng dù chí thành cũng không sao kham nổi.

tapchinghiencuuphathoc.vn tuc dot vang ma 2

Ảnh: St

Tuy thế nhưng lẽ phải vẫn khó thấm vào tai người ít học, nên sự biến tục xưa nay vẫn khó. Nhà thầy tôi lúc ấy cũng khá, nên lễ tết không bắt các cô tôi đóng góp.

Có một cô bé tôi, tính rất bướng, dù thầy tôi nói xấu cái lệ đốt vàng mã hay là mắng không cho đốt mặc lòng ngày lễ ngày tết bà ấy cứ xách mấy dây vàng hồ và ngang nhiên đi vào đặt ở gầm đường thờ sụt sịt khóc và lễ. Cô tôi lễ song bước xuống nhà ngang thì thầy tôi cho người đem mấy dây vàng hồ ấy bỏ ra đầu nhà đề dóm hỏa lò.

Cứ như thế đến mấy năm rồi cô tôi mới chịu thôi không mang vàng hồ về lễ giỗ nữa. Nay đến tôi, tôi cũng vẫn giữ không đốt vàng mã, thì trong họ ngoài làng cũng đã yên chí là cái thói quen của một nhà rồi.

Năm nọ tôi ngồi dạy học ở một nhà họ Trần hạt chí linh thấy nhà ấy cũng không đốt vàng mã, hỏi ra đó là do lời tổ huấn đã lâu đời. Nhân đó tôi được đọc một quyển gia phả của nhà họ Trần ấy mới biết Từ Riệu Quận công Trần Cảnh đời Lê Cảnh Hưng một vị nho thần huân nghiệp trong những trận dẹp loạn cử Truyền và loạn Hẻo Cụ người làng Trực trì phủ Nam sách.

Sinh bình cụ không đốt vàng mã và ghi vào trong liên phủ (17) dặn con cháu ngày sau không được đốt vàng mã và lúc cha mẹ thân nhân chết, không được mời thầy phù thủy đứng đầu làm bùa. Vì thế con cháu họ Trần của cụ vẫn giữ được lời tổ huấn ấy.

Ngày nay con cháu họ Trần đông đúc lắm ở lan ra nhiều làng vùng Nam-sách chỉ linh học hành, hào trưởng có tiềng vùng ấy. Tiểu sĩ Trần Dĩnh khởi nghĩa binh phù vua Triêu thống nhà Lê là cháu tam đại Cụ Quận Riệu.

Lịch sử Cụ Quận Riệu, tôi đã dịch rồi đề là “thế đức đường ký” ở có đăng ở Nam phong tạp chí nhân đó tôi biết rằng trước nhà tôi, ở xứ đồng đã có một cư tộc không đốt vàng mã đã lâu rồi.

Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ Số 102

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường