Trang chủ Bài viết nổi bật Tình thương của Phật

Tình thương của Phật

Tình thương của Phật - Chuyện thế gian, thấu hiểu sâu sắc để yêu thương bền chắc. Đó là bài học của không riêng gì đức Tịnh Hoa Tú Vương Trí Phật đối với Diệu Âm Bồ Tát, mà của cả mười phương chư Phật với các hàng chúng sinh vậy.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tình thương của Phật – Chuyện thế gian, thấu hiểu sâu sắc để yêu thương bền chắc. Đó là bài học của không riêng gì đức Tịnh Hoa Tú Vương Trí Phật đối với Diệu Âm Bồ Tát, mà của cả mười phương chư Phật với các hàng chúng sinh vậy.

Tác giả: Quảng Viên

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm “Diệu Âm Bồ Tát” thứ 24 có một đoạn hội thoại giữa đức Tịnh Hoa Tú Vương Phật và đệ tử của Ngài – Diệu Âm Bồ Tát bất chợt làm đệ tử có sự rung động sâu sắc về tình thầy trò, cũng thấm rõ tấm lòng từ bi rộng lớn của chư Phật thương xót mọi chúng sinh như con, tình thương vô biên, không phân chia giai cấp; nghiệp lực; chủng loài.

Trong kinh chép, đức Thích Ca Mâu Ni trong lúc thuyết pháp đã phóng ra vô lượng ánh sáng soi khắp 800 muôn ức na do tha hằng hà sa các cõi Phật ở phương Đông.

Trong đó có một thế giới tên Tịnh Quang Trang Nghiêm của đức Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí Như Lai. Đức Phật này có vị đại đệ tử là Diệu Âm Bồ Tát, đã trồng sâu các gốc công đức, cúng dường gần gũi vô lượng trăm nghìn muôn ức các đức Phật mà được trọn nên trí huệ rất sâu.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tinh thuong cua Phat 1

Lại nói, khi ánh sáng của đức Thích Ca Mâu Ni chiếu soi đến thân vị Bồ Tát này, ngài đã bạch đức Tịnh Hoa Tú Vương Trí Phật để được đến Ta Bà đảnh lễ Phật Thích Ca và hội nhập cùng chư Bồ Tát cõi đó để nghe kinh Pháp Hoa. Đức Tịnh Hoa Tú Vương Trí Phật đã ân cần tha thiết dặn dò đệ tử (tức Diệu Âm Bồ Tát):

– Ông chớ có khinh nước Ta Bà sinh lòng tưởng là hạ liệt.

– Thiện nam tử! Cõi Ta Bà kia cao thấp không bằng, các núi đất đá đầy dẫy sự dơ xấu, thân Phật kém nhỏ, các chúng Bồ Tát thân hình cũng nhỏ, mà thân ông cao lớn đến bốn muôn hai nghìn do tuần, thân của ta sáu trăm tám muôn do tuần.

– Thân của ông tốt đẹp thứ nhất trăm nghìn muôn phước sáng rỡ đẹp lạ, cho nên ông qua chớ khinh nước kia hoặc ở nơi Phật, Bồ Tát cùng cõi nước mà sinh lòng tưởng cho là hạ liệt.

Mới thấy tấm lòng từ ái bao dung của Phật. Khi thấy đệ tử mình chuẩn bị qua cõi khác để học Pháp, ngài quan tâm nhắc nhở, vì lo trò mình làm chuyện sơ ý, tổn hại công đức. Vì sao? Với trí tuệ siêu việt, Phật biết rõ con đường thành đạo của Bồ Tát và các công đức thành tựu sâu dày, nên càng phải cẩn trọng không cho phát khởi tâm xem thường để tránh thọ báo không lường.

Mặt khác, Phật thấu rõ nguyên căn có sự khác biệt giữa hình tướng chúng sinh ở hai cõi cũng như hạnh nguyện, tâm hành không thể nghĩ bàn của đức Thích Ca Mâu Ni và chư Bồ Tát độ sinh ở cõi Ta Bà nên đã sách tấn đệ tử chú tâm, quán sát tâm, không buông lung để khởi phát những niệm bất tịnh, bất hỷ, bất lợi lạc cho chính mình và cho mọi người.

Mà vị đệ tử thọ nhận lời dạy dỗ này là ai? Là bậc đại Bồ Tát đã thành tựu vô lượng tam ma địa, vô lượng trí tuệ. Thế nhưng dưới lời bảo ban của Phật, Ngài vô cùng khiêm cung mà đáp rằng:

– Thế tôn, con được qua cõi Ta Bà đều là do sức thần thông của Như Lai [..], do công đức trí huệ trang nghiêm của Như Lai.

Nhìn ngữ cảnh này, bỗng cảm thấy không còn Phật, không còn Bồ Tát, không còn các thần thông vi diệu, chỉ còn lại một người thầy tận tâm thương yêu đệ tử, hết lòng muốn trò mình tiếp nhận được tâm huyết mình trao gửi, cũng chỉ còn lại người trò ngoan, cúc cung tận tụy, thành kính hiếu đạo mà ghi nhớ thẩm sâu lời ân sư.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tinh thuong cua Phat 2

Chỉ hai câu đối đáp cũng khiến chúng con cảm nhận tình thương của Phật mênh mông không ngằn mé, tình thương từ bi trí tuệ vô lượng không phân biệt. Từ lời nhắc của Phật với Bồ Tát, cũng là lời dạy chung cho hàng đệ tử, trên con đường hướng đến quả vị giác ngộ, dù là người mới phát tâm hay người đã vun trồng thiện căn nhiều đời, dù là người sơ cơ nhập đạo hay người đạt được nhiều thành tựu cũng không được coi thường người khác mà phải dùng tâm kính trọng đối với mọi người.

Vào thời loạn mạt, giữa những đấu tranh kiên cố, giữa những chúng sinh cang cường, chúng con càng nhận rõ giá trị của lời Phật dạy, chớ thấy như cảnh mà sinh lòng tưởng là hạ liệt, chớ vì tăng thượng mạn mà tự tay làm hư hoại quả vị thượng căn tương lai. Càng ở vào ngoại cảnh loạn động, nội tâm càng cần thâu nhiếp để không bị cuốn theo vọng tưởng bên ngoài, đánh mất sự định tĩnh và sáng suốt.

Càng thấy những khác biệt, càng cần thực hành hạnh trí tuệ và từ bi của Phật, trí tuệ để nhìn sâu, để quán chiếu sự việc, từ bi để nuôi lòng từ hoà thay cho hận thù giận dữ. Chuyện thế gian, thấu hiểu sâu sắc để yêu thương bền chắc. Đó là bài học của không riêng gì đức Tịnh Hoa Tú Vương Trí Phật đối với Diệu Âm Bồ Tát, mà của cả mười phương chư Phật với các hàng chúng sinh vậy.

Tác giả: Quảng Viên

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường