Trang chủ Chuyên đề Những hoạt động của Phật giáo ba miền nước ta từ cuối thế kỷ XIX đến trước khi thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam năm 1951

Những hoạt động của Phật giáo ba miền nước ta từ cuối thế kỷ XIX đến trước khi thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam năm 1951

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

ĐĐ.Thích Hải Thịnh
Tăng sinh theo học tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội năm thứ 4.
Tham luận tại hội thảo về chủ đề: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước” vào ngày 04-11-2021 tại Tp.HCM

I. DẪN NHẬP

Phật giáo Việt Nam trải qua các thời kỳ cực thịnh như ở thời kỳ triều đại nhà Đinh, Lê, Lý, Trần hơn 400 năm, nhưng bước sang thời Hậu Lê, Phật giáo đã mờ nhạt, không có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ như trước do các điều kiện khách quan, chủ quan cho đến tận cuối triều đại nhà Nguyễn. Và khi hội tụ đủ nhân duyên, cùng với những bước ngoặt lịch sử của đất nước để rồi Phật giáo từng bước tiến hành công cuộc chấn hưng, cách tân về mọi mặt nhằm khôi phục lại sự phát triển của Phật giáo. Chính những quá trình trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đến những năm giữa thế kỷ XX, đây là một sự tất yếu, những tiền đề cần thiết cho tiến trình xây dựng củng cố và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong những giai đoạn kế tiếp.

II. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO BA MIỀN NƯỚC TA TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN TRƯỚC KHI THÀNH LẬP TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM NĂM 1951

2.1. Bối cảnh lịch sử chính trị, hoạt động Phật giáo ở cuối thế kỷ XIX

2.1.1. Tình hình trong nước

2.1.1.1. Tình hình chính trị trong nước

Nhà Nguyễn (1802-1945)1, triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam càng dựa vào Nho giáo để xây dựng nhà nước tập quyền, chuyên chế. Thời kỳ này, Nho giáo đã trở nên địa vị độc tôn, và thậm chí đã có lúc Nho giáo đả kích cả Phật giáo. Gia Long là người sáng lập triều Nguyễn lại dựa vào, đúng hơn là mang ơn đạo Công giáo. Vua Gia Long còn cấm cả việc xây chùa mới, cấm tô tượng, đúc chuông, mở đàn chay,… Vua Tự Đức, vị vua được đánh giá cao về phương diện cai trị và văn hóa nhưng không khá hơn vị tổ sáng nghiệp của mình. Ông không chỉ cấm việc xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng,… mà còn bắt tách hoạt động của nhà chùa ra khỏi hoạt động của triều đình. Có lẽ vì vậy, có người đã nhận định rằng từ nhà Nguyễn trở đi Phật giáo trở nên suy vi:  “Từ đây trở đi trong lịch sử không thấy chép gì để căn cứ một giai đoạn vẻ vang cho lịch sử Phật giáo nữa”. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng dưới triều Nguyễn, Phật giáo Việt Nam tuy có đôi lúc bừng lên, nhất là dưới các triều Minh Mạng, Thiệu Trị, nhưng không còn được như trước nữa. Nhìn tổng thể, Phật giáo Việt Nam vẫn tiếp tục suy vi cho đến 2 thập kỉ của thế kỷ XX.

2.1.1.2. Một số đặc điểm của các tôn giáo và Phật giáo tại Việt Nam

Mặc dù trên cả nước có rất nhiều các cơ sở sinh hoạt Phật giáo, nhưng tất cả chỉ hoạt động theo cách của riêng cơ sở mình, mà không có sự liên kết hỗ trợ chặt chẽ với nhau trong quá trình nghiên cứu về giáo lý, hành trì tu tập trong giới luật, quy củ thiền gia cũng bị mờ nhạt.

Dưới thời thực dân Pháp xâm lược nước ta đã bị chúng chia cắt thành ba miền, thời điểm đó chúng đã sử dụng rất nhiều phương pháp nhằm mục đích phát triển đạo Công giáo, cũng chính vì vậy mà Phật giáo nước ta đã không có cơ sở để phát triển, mở rộng. Chính quyền bảo hộ đã ra lệnh tháo dỡ, tàn phá một số cơ sở sinh hoạt Phật giáo lớn của nước ta, chính quyền thực dân đã thành lập ra Viện Viễn Đông Bác Cổ trên danh nghĩa chuyên sưu tập giữ gìn, bảo tồn các tài liệu quý, cổ vật Phật giáo nhưng thực tế thì những tài liệu, cổ vật đó đã bị tổ chức này tiêu hủy, mang đi và điều đó cũng phần nào làm cho số lượng kinh sách, cổ vật,… tại các cơ sở Phật giáo giảm đi rất nhiều.

Phật giáo đã bị suy yếu, điều này đã được biểu hiện rất rõ ràng về chất lượng, số lượng tín đồ  Phật tử và tiếng nói cũng như hình ảnh đạo Phật trong giai đoạn này đã không còn được như trước. Về mặt tư tưởng, giáo lý có những sự lệch lạc, hệ thống kinh điển cổ thì đã bị Viện Viễn Đông Bác Cổ lấy đi hoặc tiêu hủy, trong hệ thống Tăng đoàn đã có nhiều vị tu sĩ đã đề cao về mặt nghi lễ, ứng phó đàn tràng, đi sâu vào trong đời sống thế tục. Về vấn đề tu tập hành trì thì nhiều vị Tăng sĩ đã buông lung, xem nhẹ việc giữ gìn quy củ thiền môn. Dưới đây xin được đưa ra một số biểu hiện sự suy yếu của Phật giáo thông qua các lời đánh giá của hàng tu sĩ Phật giáo và những người có tri thức thời kỳ này như: Tác giả Khánh Vân nêu lên quan điểm của mình trong tạp chí Duy Tâm rằng: “Có kẻ mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu, thụ trì, nhập sóc vọng, cũng sám hối như ai, nhưng lại luyện bùa học ngải, luyện roi thần, khi lên ông, lúc gặp bà, gọi là cứu nhân độ thế, nhưng thực ra lợi dụng lòng mê muội của thiện nam, tín nữ, rộng túi tham vơ vét cho sạch sành sanh” hay như tác giả Thanh Quang cũng nêu lên suy nghĩ của mình trong tạp chí Đuốc Tuệ: “Đau đớn thay xứ ta, những hạng xuất gia vào chùa phần nhiều chỉ học đặng vài bộ kinh, lo luyện hơi cho hay, tập nhịp tán cho già, nay lãnh đám này, mai lãnh đám kia; cũng tràng hạt, cũng cà sa, thử lật mặt trái của họ ra mà xem thì có khác nào người trần tục”.2 Với những biểu hiện thực trạng về hàng tu sĩ ở trên đã có những tác động sâu sắc đến những vị tu hành chân chính, hàng tín đồ Phật giáo trên cả nước. Cũng có rất nhiều vị tu sĩ, người dân trí thức mến mộ đạo Phật đã bày tỏ sự lo ngại khi những yếu kém, lệch lạc của một bộ phận không nhỏ Tăng sĩ sẽ làm ảnh hưởng đến sự tồn vong, phát triển, tầm ảnh hưởng của Phật giáo- đối với một dân tộc đã có hàng nghìn năm đồng hành.

Công cuộc cải cách Phật giáo được diễn ra là bởi ngày càng có nhiều những vấn đề tiêu cực, những tồn đọng trong chính sự tu tập của hàng Tăng sĩ, thêm vào đó là đường lối chủ trương chưa có sự đồng bộ nhất quán hay nói cách khác là chính bản thân của Phật giáo đang có vấn đề. Ở những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp sau khi xây dựng hệ thống tổ chức tay sai cai trị người dân Việt Nam ổn định thì chúng đã cho thực hiện chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Công giáo dần lớn mạnh. Đạo Tin Lành là một tôn giáo biểu hiện cho lối sống xã hội công nghiệp du nhập từ phương Tây đang không ngừng kiếm tìm mảnh đất để truyền giáo và thu hút người tham gia ở đất nước ta. Và cũng chính trong thời kỳ này do chịu tác động bởi nhiều nguyên nhân về nền chính trị văn hóa, xã hội và lý tưởng sống dẫn đến việc xuất hiện thêm nhiều trường phái tôn giáo mới, nhưng bên cạnh đó cũng có những kiểu xây dựng dựa vào tư tưởng, giáo lý đạo Phật mà sinh ra.

Việc du nhập, xây dựng và phát triển các dạng đạo mới đã gây ra những sự ganh đua giữa Phật giáo với các thể loại đạo khác trong hệ thống tôn giáo lúc bấy giờ tại Việt Nam. Đây được xem như một tác động gián tiếp thúc đẩy phong trào cải cách Phật giáo Việt Nam.

Bên cạnh những nguyên nhân đến từ chính trong bản thân Phật giáo và những trường phái đạo mới trong hệ thống tôn giáo của nước ta như đã đề cập ở trên, thì cũng còn có thêm một số nhân tố tác động đến từ vấn đề chính trị xã hội gắn liền với công cuộc đấu tranh giành độc lập tự do giải phóng dân tộc Việt Nam. Theo sử sách, vào thời kỳ đầu của thế kỷ XX, các phong trào đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc, đòi quyền tự do dân chủ diễn ra ở mức độ nhỏ lẻ, với đường lối chưa rõ ràng cụ thể, chưa có sự liên minh, đoàn kết đến từ các tầng lớp nhân dân mà điển hình như cuộc khởi nghĩa của Tôn Thất Thuyết (1839-1913) với phong trào Cần Vương, rồi phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế mà đứng đầu phong trào là Hoàng Hoa Thám (1836-1913), phong trào khởi nghĩa Yên Bái của Nguyễn Thái Học (1902-1930), phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (1867-1940), phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh (1872-1926),… nhưng tất cả đều thất bại do sự khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối cách mạng, lực lượng đấu tranh, người lãnh đạo,… tuy nhiên các phong trào cũng gây tiếng vang lớn, để lại trong lòng nhân dân nuôi ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc. Đến khi Bác Hồ đại diện cho Quốc tế Cộng sản viết giấy mời các thành viên của các tổ chức Đảng trong nước tại 3 miền Bắc, Trung, Nam quy tụ tại Hương Cảng, Trung Quốc để họp bàn, phân tích những hạn chế, những tồn đọng khi trong nước cùng một lúc tồn tại 3 tổ chức Đảng hoạt động riêng lẻ, có những mâu thuẫn, xung đột với nhau dẫn đến hoạt động không hiệu quả, gây hoang mang tới quần chúng nhân dân bởi không biết theo tổ chức nào. Đứng trước tình thế đó, Bác đã hợp nhất 3 tổ chức Đảng thành một và lấy tên là “Đảng Cộng sản Việt Nam”3 lúc đó là ngày 03-02-1930, đây là mấu chốt quan trọng cho những chiến thắng sau này trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta. Việc xây dựng được một tổ chức Đảng đã giúp cho đất nước ta thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo, chủ trương và điều quan trọng hơn là chúng ta đã tham gia vào hệ thống các nước thuộc địa đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

Bên cạnh đó lại có một số giới Nho sĩ đã nhận ra chế độ của Triều đình nhà Nguyễn có vấn đề trong cách điều hành, quản lý nên cũng đã có những thiện cảm, động thái tích cực với Phật giáo và có chung một mục đích đó là kháng chiến chống thực dân Pháp.

2.1.2. Tình hình thế giới

2.1.2.1. Tình hình chính trị

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 đến 1918 chấm dứt), tiếp đến là cuộc cách mạng tháng 10/1917 của Liên Bang Nga đó là cuộc cách mạng chủ nghĩa xã hội tháng 10 vĩ đại giành thắng lợi thì nền chính trị, trật tự thế giới có nhiều biến động, các nước thuộc địa có thêm ý chí động lực để đấu tranh giải phóng dân tộc.

2.1.2.2. Tình hình Phật giáo thế giới

Đầu thế kỷ XX, trong khu vực châu Á cũng như trên thế giới đã bắt đầu có những phong trào mong muốn khôi phục lại các giá trị thực của Phật giáo từ đó muốn tổ chức cách tân Phật giáo. Mở đầu công cuộc này là ông David Hewavitarane, người Sri Lanka, sau này xuất gia thành Đại đức Dharmapala, phong trào lan rộng nhanh chóng. Tại Trung Hoa, cư sĩ Dương Nhân Sơn đã đứng lên thiết lập Kỳ Hoàn Tịnh xá, triệu tập nghiên cứu Phật học qua chữ Hán, Anh văn và Pali.

Bên cạnh đó, đất nước láng giềng với chúng ta là Trung Hoa, cũng có rất nhiều vị cao Tăng có suy nghĩ, mong muốn cải cách Phật giáo mà nổi bật lên là Đại sư Thái Hư trong bối cảnh nền chính trị đang được Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu định hướng với quan điểm tư tưởng duy tân tạo ra những luồng sinh khí mới, tiếp nối cuộc cách mạng chủ nghĩa Tam Dân do ông Tôn Dật Tiên đứng đầu lãnh đạo. Khi ấy Đại sư Thái Hư là một trong những cây đại thụ của nền Phật
giáo Trung Hoa; Đại sư đã thực hiện công cuộc cải cách Phật giáo với quan điểm cách mạng: “giáo lý, giáo chế và giáo sản”. Ngài đã xây dựng, thành lập ra Viện Phật học Vũ Xương, thành lập tạp chí Giác Xã, một thời gian sau đổi thành tạp chí Hải Triều Âm, cũng kể từ đó mà nhiều viện Phật học được thành lập; và cũng từ đây mà hàng loạt các hiệp hội Phật học liên tiếp ra đời. Ngài đã cho ấn tống cuốn tạp chí “Hải – Triều – Âm” làm cơ quan ngôn luận nhằm mục đích cổ động tinh thần cho công cuộc cách tân Phật giáo Trung Hoa, tạp chí này đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng, quan điểm của nhiều vị Tăng, Ni, cư sĩ Phật tử trí thức mến mộ đạo Phật trên phạm vi cả nước. Đây cũng được coi là một luồng khí mới, hỗ trợ cho công cuộc cách tân Phật giáo ở Việt Nam. Năm 1934, Đại sư Thái Hư đã có chuyến sang thăm chư Tăng tại Việt Nam, nhân cơ duyên này Ngài đã viết bộ đôi câu đối “Pháp luân tự địa đông tây chuyển – Phật đạo phùng nguyên tả hữu thông”4 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, hiện nay đôi câu đối này vẫn còn treo tại chính điện chùa Quán Sứ.

Tại một số quốc gia trong khu vực châu Á như Myanma hay đất nước Sri Lanka, quốc gia Nhật Bản, xứ Hàn Quốc, hay như đất nước láng giềng với nước ta là Thái Lan,… các phong trào mong muốn cách tân Phật giáo cũng đã được tác động tích cực, lan rộng, hình thành và phát triển.

Những năm cuối thế kỷ XIX, sự phát triển về văn hóa mà cụ thể là mảng chữ Quốc ngữ, với việc có nhiều tờ báo, tạp chí, nguyệt san, được thành lập, giao thông khai mở đã làm cho sự cập nhật thông tin liên lạc giữa các vùng miền được tốt hơn, do vậy mà đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta cũng cao hơn.

2.1.3. Một số nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến công cuộc chấn hưng Phật giáo

Từ tất cả những nguyên nhân chính trị, kinh tế văn hóa xã hội ở trong nước cũng như các nước trong khu vực hay nhiều nước trên thế giới hay cũng như nền Phật giáo của các nước trên thế giới đang có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, mặt khác chính bản thân Phật giáo ở nước ta (hàng Tăng sĩ) có  những đường lối chưa đúng đắn đã làm cho nhân dân cư sĩ Phật tử mất niềm tin,… đã tác động đến tư tưởng cũng như những hoạt động của hàng Tăng sĩ trong nước muốn có sự cải cách, chấn hưng lấy lại hình ảnh Phật giáo trong lòng quần chúng nhân dân cư sĩ Phật tử.

III. DIỄN BIẾN PHONG TRÀO CÁCH TÂN PHẬT GIÁO TẠI VIỆT NAM

3.1. Hình thành phát khởi ý tưởng cho những cuộc vận động đầu tiên

3.1.1. Những ý tưởng đầu tiên khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo

Những vận động đầu tiên là xuất phát từ Hòa thượng Khánh Hòa ở trụ xứ Tiên Linh, tỉnh Bến Tre và chư tôn đức cùng thời nhằm mục đích chấn hưng Phật giáo. Vào năm 1923, nhân ngày húy kỵ chư vị tổ sư tại chùa Long Hoa, huyện Tiểu Cần trực thuộc tỉnh Trà Vinh, đó là ngày 19-09 Âm lịch, Ngài đã thỉnh mời chư vị cao Tăng thạc đức, tôn túc khắp vùng thuộc hai tỉnh Tiền Giang và Hậu Giang về tham dự khóa lễ húy nhật chư vị tổ sư, nhân tiện sẽ bàn bạc về vấn đề cải cách Phật giáo nước nhà. Kết quả của buổi gặp mặt này đó là tất cả mọi người đều nhất chí thành lập ra “Hội Lục hòa Liên Hiệp” và các ngài đã quyên góp tịnh tài lên đến 400 đồng bạc trắng, mục đích ra đời của hội lúc này là vận động, xây dựng một hội Phật giáo thống nhất trên phạm vi cả nước. Nhưng rất đáng tiếc khi trong thời gian 4 năm, với bao cố gắng để vượt qua mọi trở ngại, khó khăn di chuyển đi lại các chốn tổ đình để liên hệ, vận động nhưng mục tiêu vẫn không thành công như mong đợi.

Nhân sự kiện bài báo của sư Tâm Lai trụ trì chùa Hang (Tiên Lữ động, làng An Thái, Đồn Điền Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) đăng trên tờ Khai Hóa Nhật báo, Đông Pháp Thời Báo, Thực Nghiệp báo tại xứ Bắc kỳ vào đầu năm 19275 nêu ra chủ trương cải cách và đi đến sẽ thống nhất các hội Phật giáo trong cả nước, chương trình đã được Ngài chỉnh lý rất kỹ lưỡng.6 Mở đầu của công cuộc cải cách Phật giáo của Ngài chỉ gồm có 5 ý chính: “Lập đàn giảng thiện trong các chùa, mở trường sơ học yếu lược và trường sơ đẳng tiểu học bên cạnh các chùa, lập ra nhà nuôi kẻ khó và nhà bảo cô bên cạnh các chùa”.

Tuy nhiên sau khi đọc được bài viết của sư Thiện Chiếu ở Nam kỳ đăng tải trên tờ Đông Pháp thời báo, số 533 ngày 14-01-1927, nội dung nêu lên nguyên nhân của sự suy vi của Phật giáo Việt Nam và ngài cũng lập ra 3 điểm cho chương trình chấn hưng, cải cách Phật giáo của mình gồm có: “Lập Phật học báo quán để truyền bá Phật lý, lập Phật gia công học hội để đào tạo những nhà truyền giáo đứng đắn, dịch kinh Phật ra chữ quốc ngữ để Phật giáo Việt Nam không bị thất nguyên”, sau khi đọc được bài báo này của sư Thiện Chiếu, Ngài cảm thấy rất hoan hỷ và cho biết rằng “chấn hưng thì cùng là một ý nhưng có cái thủ tục thì hơi khác”, cũng từ nội dung bài báo này mà sư Tâm Lai đã chỉnh lại chương trình cải cách Phật giáo của mình thành 7 điểm bao gồm: “Nội dung 5 điểm cũ” và thêm 2 nội dung nữa đó là: “Lập thư viện trong các chùa, lập nhà phát thuốc bên trong hoặc bên cạnh các chùa”. Sư Tâm Lai thực hiện theo tinh
thần của Phật tổ dạy: “Ngã bất nhập địa ngục, thùy năng cứu chúng sinh tức là Ta không vào địa ngục thì ai là người cứu chúng sinh và ngài tiếp tục đưa ra các điều chỉnh về chương trình chấn hưng Phật giáo của mình ở giai đoạn trước mắt với các nội dung cốt yếu như “lập Phật giáo tổng hội, lập giảng đàn, dịch kinh sách Phật giáo”.

Khi ấy tại miền Bắc, các phong trào cổ động chấn hưng Phật giáo với tinh thần, khí thế rất hùng mạnh là bởi vì các bài báo của Ngài với các nội dung chương trình cải cách rất ý nghĩa, tại miền Nam Thiền sư Khánh Hòa cũng với tâm mong muốn thành lập tổng Hội Phật giáo toàn quốc đã gửi sư Thiện Chiếu ra gặp mặt sư Tâm Lai. Sư Thiện Chiếu ra miền Bắc lần này nhằm liên lạc với các chốn tổ đình miền ngoài này để bàn bạc về việc sẽ tiến hành thành lập tổng hội Phật giáo, khi ra tới xứ Bắc kỳ sư Thiện Chiếu đã đến chùa Linh Quang lễ Phật, đỉnh lễ Thiền sư Đỗ Văn Hỷ, sau đó đã xin phép di chuyển lên chùa Hang (Thái Nguyên) để hội họp sư Tâm Lai bàn bạc việc cải cách Phật giáo tuy nhiên cuộc gặp gỡ này đã không đạt được sự đồng thuận.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Nhung hoat dong phat giao ba mien 1

Chùa Hang, Thái Nguyên. Ảnh: St

Sau cuộc gặp gỡ không đem lại kết quả như mong đợi với sư Tâm Lai, sư Thiện Chiếu đã lưu lại ngoài Bắc một thời gian rồi mới quay trở lại xứ Nam kỳ. Khi quay trở lại Nam kỳ, sư Thiện Chiếu đã dừng chân lại vùng Quy Nhơn – Bình Định để yết kiến và báo cáo kết quả chuyến đi sứ Bắc kỳ với Thiền sư Khánh Hòa, tiếp đó sư Thiện Chiếu đã đưa cho Thiền sư Khánh Hòa và Huệ Quang xem hoạt động cải cách của Phật giáo Trung Hoa đăng trên tạp chí Hải Triều Âm do Đại sư Thái Hư chủ biên. Cũng thông qua đó mà 2 Thiền sư Khánh Hòa, Huệ Quang đã nhận ra rằng ở Việt Nam chưa thể thực hiện việc thành lập xây dựng một tổng hội Phật giáo lúc này. Hai thiền sư đã thống nhất rằng sau khi kết thúc khóa hạ an cư, thì sẽ quay trở lại miền Nam kỳ để thực hiện việc thành lập xây dựng một hội Phật học Nam kỳ trước.

Còn về phía sư Tâm Lai với tâm huyết cổ động xây dựng công cuộc cách tân Phật giáo ở Bắc kỳ xét về mặt thực tế, mặc dù được rất nhiều người, tầng lớp trí thức ủng hộ, phụ giúp hỗ trợ nhưng kết quả đem lại chưa như mong đợi, phong trào cổ động chỉ tập trung ở việc tranh luận đường lối cách thức hay nói cách khác nó chỉ diễn ra về mặt lý thuyết còn sự hoạt động thực tiễn đối với các sơn môn chốn tổ đình, sự liên kết giữa các chùa với nhau hầu như chưa có. Thêm nữa là việc cổ động này chỉ diễn ra chủ yếu ở các vị Tăng sĩ trẻ, mà hầu như các vị cao Tăng thạc đức trưởng lão chưa ủng hộ công cuộc chấn hưng. Cho nên phong trào cổ động này cũng chỉ là liều thuốc bổ trợ cho các công tác cải cách Phật giáo ở giai đoạn kế tiếp.

3.1.2. Một số những tư tưởng khởi xướng cho phong trào cải cách Phật giáo

Giai đoạn từ năm 1900 đến năm 1930, một phần bởi thực dân Pháp ngăn cấm, kìm hãm sự phát triển cũng như quá trình hoạt động xây dựng công cuộc chấn hưng Phật giáo nước ta. Ở đây chúng ta cần phải biết rằng, nguyên nhân đưa đến sự thất bại của việc hình thành ý tưởng thống nhất Phật giáo Việt Nam có nguồn cơn xuất phát từ sự thiếu đồng thuận về quan điểm, tư tưởng trong chính hàng ngũ Tăng sĩ, những người trí thức mến mộ đạo Phật và hàng cư sĩ Phật tử. Đó là việc chư Tôn đức cùng Phật tử đưa ra nhiều chiều hướng, nhiều cách thức để tổ chức nhưng tất cả chỉ dừng lại trên phạm vi giấy tờ và tư tưởng, lại thiếu sự lãnh đạo đường lối cụ thể, nhất quán. Thêm vào đó thực dân Pháp xâm lược nước ta nên việc sinh hoạt của Phật giáo trong thời kỳ này phần nhiều bị kìm kẹp, kiểm soát chặt chẽ, và việc chư Tăng, Ni với suy nghĩ e ngại khi liên quan tới chính quyền thực ân cùng bè lũ tay sai cai trị do vậy mà phần đa Tăng, Ni đã không dám tham gia, không lên tiếng vào quá trình cải cách, vận động chấn hưng Phật giáo.

3.2. Xây dựng các tổ chức hội đoàn Phật giáo đầu tiên tại nước ta

Chịu sự cai trị của chính quyền thực dân, các tổ chức sinh hoạt Phật giáo chỉ được mang cái tên giống như các hội, đoàn thuộc các tổ chức khác mà chúng không cho chúng ta gọi với tên tổ chức giáo hội. Các hội đoàn Phật giáo đầu tiên lần lượt được xây dựng, thành lập, ban đầu xuất phát từ Nam kỳ sau đó phát triển ra xứ Trung kỳ, rồi ra tới Bắc kỳ. Dưới đây xin phép được trình bày tóm tắt về công cuộc chấn hưng tại hai xứ là Nam kỳ và Trung kỳ, và trình bày cụ thể về phong trào chấn hưng Phật giáo tại xứ Bắc kỳ.

3.2.1. Sơ lược phong trào chấn hưng, cải cách Phật giáo tại Nam kỳ

Năm 1928, Khánh Hòa cùng các vị đồng đạo như Hòa thượng Từ Nhẫn, Hòa thượng Nhơn Huệ, Thiền sư Thiện Niệm đã có hoạch định lo xây dựng cơ sở sinh hoạt Phật giáo là “Thích Học đường và Phật học Thư xã”7 lấy địa điểm là chùa Linh Sơn thuộc miền Sài Gòn, sang năm tiếp theo Ngài đã cho in, ấn tống cuốn tập san cung cấp kiến thức Phật học được viết bằng chữ Việt, cuốn tập san có tên: “Pháp Âm”, địa điểm đặt tại chùa Xoài Hột – trực thuộc Thành phố Mỹ Tho và cho ra số đầu tiên ngày 13-08-1929.

Thấy tập san trên không được hợp lý thời cuộc Hòa thượng Thiện Chiếu đã tự vận động xây dựng ấn tống một văn tập có tên: “Phật Hóa Tân Thanh Niên” nhằm mục đích hướng tới tầng lớp Thanh Niên và những người có tri thức.

Đến ngày 26-08-1931, thành lập Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học, Hòa thượng Từ Phong trụ trì chùa Giác Hải (chợ Lớn) được đoàn thể Tăng tín nhiệm bầu giữ chức vụ Hội trưởng, Hòa thượng Khánh Hòa đảm nhận chức vụ Hội phó đồng thời kiêm luôn chức vụ chủ nhiệm cuốn tạp chí “Từ Bi Âm” (ra đời ngày 01-03-1932),8 bên cạnh đó còn có thêm 2 vị trong ban cố vấn là Hòa thượng Huệ Định và Hòa thượng Trí Thiền, còn có thêm cư sĩ Trần Nguyên Chấn đảm nhiệm vai trò hội phó.

Nhưng chính trong nội bộ của hội đã nảy sinh mâu thuẫn giữa các thành viên bởi có những việc họp bàn nhưng mọi người đã không cùng chung quan điểm tư tưởng do đó mà các chương trình của Thiền sư Khánh Hòa đã thất bại, ngài đã xin nghỉ chức vụ rút lui về Trà Vinh để tìm con đường hoạt động mới.

Một số hội cũng được thành lập và có hoạt động khá sôi nổi tích cực như: Hội đoàn Lưỡng Xuyên Phật học (thành lập ngày 13-08- 1934) được thành lập bởi Hòa thượng Khánh Hòa với cuốn tạp chí có tên Duy Tâm; hay như Hội Phật học Kiêm Tế thành lập ngày 23- 08-1937) do Thiền sư Thiện Chiếu khởi xướng thành lập với cuốn tạp chí có tên Tiến Hóa. Hay như Hội Tịnh độ Cư sĩ với cuốn tạp chí Phật học tên là Pháp Âm ra đời sớm hơn một chút và còn có rất nhiều hội đoàn với các cuốn tạp chí khác nữa cùng hoạt động thời đó nhưng hiệu quả vẫn còn chưa cao.

Các điểm tích cực mà các hội tạo ra khi đi vào hoạt động đó là: gây dựng và đưa vào hoạt động các nơi để đào tạo Tăng, Ni hành giả điển hình như “Phật học đường, Phật học Thư Xã”, đóng góp vào công tác Hoằng pháp, đã không ngừng nỗ lực nhằm phổ thông hóa kiến thức phật học, giáo lý bằng chữ Việt thông qua các số báo, tạp chí của các hội.

3.2.2. Sơ lược phong trào chấn hưng tại Trung kỳ

Ở Trung kỳ lúc này Phật giáo chủ yếu sinh hoạt tập trung vào công tác đào tạo, giảng dạy Tăng, Ni hành giả, đó được xem là một mối lương duyên lớn nhằm giúp cho Phật giáo tại xứ Trung kỳ có được những điều kiện thuận lợi để phát triển, hàng Tăng sĩ có kỹ năng hoằng hóa đạo pháp, tương lai là lực lượng quan trọng cho công cuộc cải cách Phật giáo nước ta.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 5.2021 Vai tro cua Tam Minh Le Dinh Tham chan hung PG Trung ky 5

Năm 1932, Hòa thượng Giác Tiên đã tích cực vận động hàng tu sĩ Tăng, Ni tín đồ Phật tử cùng một số vị tri thức mến mộ đạo Phật như: Lê Đình Thám, Nguyễn Khoa Tân,… tổ chức xây dựng Hội An Nam Phật học tại chùa Trúc Lâm Huế. Các thành viên của hội gồm có: tổ Sáng lập, tổ Ân nghĩa, tổ Tán trợ, tổ Vĩnh viễn, tổ Thường trợ và ban chứng minh gồm có 5 vị Hòa thượng đó là: Hòa thượng Phước Huệ (Bình Định) và 4 vị Hòa thượng ở Huế đó là: Hòa thượng Huệ Giác, Hòa thượng Giác Tiên, Hòa thượng Giác Nhiên, Hòa thượng Tịnh Hạnh. Trong Ban Trị sự có các thành viên: ông Lê Đình Thám giữ chức Hội trưởng, ông Lê Quang Thiết giữ vị trí Hội phó, ông Hoàng Văn Ba giữ vai trò Thư ký và ông Trương Xướng làm Thủ quỹ hội, chức Kiểm soát dành cho ông Lê Thanh Cảnh. Bên cạnh đó còn có một số thành viên tham gia với vai trò danh dự như: Vua Bảo Đại, thái hậu, khâm sai xứ Trung kỳ. Đến năm 1933 cuốn tạp chí Viên Âm đã được chính quyền thực dân Pháp cho hoạt động hợp pháp theo Quyết định số 2009/P3 với một điều kiện ràng buộc đi theo là: “Nội dung Viên Âm chỉ giảng giải các giáo lý của Phật giáo ra chữ quốc ngữ”. Trụ sở tạp chí đặt tại số 13, đường Champeau (nay là đường Hà Nội), TP. Huế, số báo đầu tiên được xuất bản ngày 01-12-1933. Nhưng đến ngày 10- 08-1936, chính quyền thực dân ban hành Nghị định số 394-S thừa nhận các hoạt động của hội là hợp pháp, có tính pháp lý. Mục đích đầu tiên của hội chủ yếu là: “Mỗi tháng đến ngày mùng 01 và ngày 15 âm lịch thì thiết lễ, tổ chức lễ Phật và thỉnh chư tôn đức  lên giảng pháp để hỗ trợ các hội viên cùng nhau tu học; mục đích nhằm giúp cho hàng tín đồ Phật tử hiểu rõ hơn về giáo lý của đức Phật”.9 Và cũng trong năm 1935 thì “Hội Phật học Đà Thành” đã được xây dựng và có giấy phép sinh hoạt hợp pháp, trụ sở hội được đặt tại chùa Phổ Thiên, TP. Đà Nẵng, rồi trong khoảng thời gian kế tiếp tại hầu hết các tỉnh thành dọc dải đất miền trung nước ta như tỉnh Quảng Nam, tỉnh Bình Định,… đều thành lập những chi nhánh hội
để sinh hoạt

3.2.3. Diễn biến phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc kỳ

• Hội Bắc kỳ Phật giáo

Sau khi thấy ở Nam kỳ và Trung kỳ đã tổ chức thành lập được Hội Phật giáo lại hoạt động rất sôi nổi trong các phong trào, do đó các vị thiền sư tại Bắc kỳ như: Hòa thượng Trí Hải, Hòa thượng Tâm Ứng, Hòa thượng Tâm Bảo đã từ tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội) di chuyển về trung tâm TP. Hà Nội gặp gỡ chư tôn đức tại các chốn tổ đình nhằm xúc tiến công cuộc thành lập một tổ chức “Hội Phật giáo ở miền Bắc”. Khi ấy ông Sở Cuồng Lê Dư – là một nhà văn, nhưng cũng đang giữ vai trò phụ trách công việc tại chùa Quán Sứ – Hà Nội, mọi người đã cùng nhau thảo luận, bàn bạc về việc tổ chức một cuộc gặp mặt tại chùa để tạo tiền đề cho công cuộc thành lập hội Phật giáo Bắc kỳ. Có rất nhiều vị học giả, tri thức mến mộ Phật giáo mà đến tham dự buổi họp quan trọng này như là ông: Nguyễn Hữu Kha, ông Nguyễn Năng Quốc, ông Trần Trọng Kim, ông Bùi Kỉ, ông Cung Đình Bính, ông Trần Văn Giáp, ông Văn Quang Thùy, ông Nguyễn Can Mộng, ông Nguyễn Đỗ Mục, ông Nguyễn Văn Tố, ông Dương Bá Trạc, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Vĩnh,… Ngày 06-11-1934, các thành viên đã vân tập về chùa Quán Sứ để dự cuộc họp, tất cả các thành viên có mặt tại buổi họp đều nhất trí tán thành ý kiến thành lập ra “Hội Bắc kỳ Phật giáo” và tạo dựng ra một ban lãnh đạo lâm thời để soạn thảo ra bản điều lệ nguyên tắc, nội quy hoạt động, bên cạnh đó cũng là việc xin giấy phép hoạt động hợp pháp cho hội.

Đến ngày 18-11-1934, một buổi đại hội đã được tổ chức tại chùa Quán Sứ để bầu ban lãnh đạo chính thức. Mọi thành viên tham dự trực tiếp buổi đại hội đã thống nhất rằng tất cả mọi người tham gia thành lập hội lần đầu ngày 06-11-1934 đều sẽ trở thành những người hội viên có công đồng thành lập ra hội. Sau đó bầu Ban lãnh đạo chính thức của hội gồm 12 thành viên: ông Nguyễn Năng Quốc giữ vị trí Trưởng hội; ông Nguyễn Văn Học và ông Nguyễn Quốc Thanh cùng giữ vị trí Hội phó, phụ trách quản lý là ông Lê Dư, vị trí thủ quỹ do ông Phạm Mạnh Xứng phụ trách, ông Trần Văn Phúc đảm nhận chức vụ thư ký hội, hai ông Văn Quang Thùy và Nguyễn Văn Mạnh cùng giữ chức vụ Phó Thư ký, giữ vai trò giám hội gồm có 4 vị đó là ông Lê Văn Phúc, ông Cung Đình Bính, ông Trần Văn Giác và ông Trần Văn Giáp.

Ngày 05-12-1934, hội đã họp, Hội trưởng Nguyễn Năng Quốc đã có ý mời vị phụ trách xứ Bắc kỳ của thực dân Pháp tham gia vào hội với vai trò hội trưởng danh dự bên cạnh đó các thành viên có mặt tại cuộc họp đã đề nghị mời vị giám đốc viện “Viễn Đông Bắc Cổ” tham dự với vị trí là hội viên danh dự.10

Đến ngày 15-12-1934, ban lãnh đạo hội đã thống nhất thông qua văn bản nội quy hoạt động của hội và nhất tâm cung thỉnh Hòa thượng Thanh Hanh là “Thiền gia Pháp chủ”, cũng nhân buổi lễ này mà các ban được thiết lập nhằm giúp cho quá trình hoạt động của hội:

– Ban chứng minh I: Chuyên phụ trách chứng minh các buổi lễ, Ban chứng minh II: phụ trách việc thuyết pháp, giảng giải nghĩa kinh, kiểm duyệt nội dung kinh Phật, nội dung sách báo Phật giáo, Ban cố vấn chuyên tham gia bàn bạc đưa ra những ý kiến đóng góp xây dựng, hay giải quyết công việc của hội, Ban giáo thụ sư dạy học cho Tăng, Ni tại các cơ sở đào tạo Phật học của hội, Ban phụ trách giám viện, đảm nhận trì tạng, xây dựng ban Duy Na và còn có các ban khác như ban thư ký, ban đương gia, ban ứng cúng, ban hộ giảng mỗi ban đều phụ trách, đảm nhận những công việc riêng của mình giúp cho công tác của hội được tốt hơn.

Ngày 23-12-1934,11 ban lãnh đạo hội “Bắc kỳ Phật giáo” đã tổ chức buổi lễ suy tôn Hòa thượng Thanh Hanh giữ ngôi “Thiền gia Pháp chủ”, buổi lễ suy tôn này có sự tham gia của rất nhiều chư Tăng, Ni ở các chốn tổ đình lớn tại miền Bắc. Cũng trong buổi lễ, “Thiền gia Pháp chủ” Ngài đã ra lời kêu gọi Tăng, Ni, hành giả hãy theo tinh thần lục hòa của đức Phật để rồi buông “bỏ hết hiềm khích của tông nọ phái kia” để nhất một lòng cho sự nghiệp chung đó là công cuộc
cải cách Phật giáo.

Buổi lễ suy tôn ngôi “Thiền gia Pháp chủ” như là một mốc đánh dấu bước tiến quan trọng cho sự phát triển các phong trào cải cách Phật giáo ở xứ Bắc kỳ. Buổi lễ được hội tổ chức rất trang nghiêm, hết sức long trọng, quy tụ được đông đảo hàng Tăng sĩ ở các sơn môn chốn tổ lớn,… Thêm vào đó là sự tham dự, chúc mừng của các vị lãnh đạo chính quyền thực dân, hiện diện của tầng lớp trí thức, … đã góp phần để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng quần chúng nhân dân. Đặc biệt hội đã kết nạp rất nhiều các thành viên là nhà văn, học giả cùng tham gia.

– Về mặt đào tạo Tăng tài: Hội đã khai mở được trường đào tạo học Tăng tại ngay chùa Quán Sứ và mở thêm được một cơ sở nữa đặt tại chùa Bồ Đề. Hội cũng đã xây dựng lên một khung chương trình đào tạo cụ thể cho các cấp bậc học từ Tiểu học, Trung học, Đại học hay chương trình cao hơn đó là Bác học Cao đẳng tuy vậy vẫn còn một số điểm có nội dung chưa phù hợp.

– Về mặt văn hóa phẩm Phật giáo: Hội đã cho xuất bản Tập kỷ yếu số 1 trong tháng 05-1935, sau đó ra tiếp số báo thứ 2, thứ 3 đến tháng 12/1935 tạp chí Đuốc Tuệ được thành lập thì tập kỷ yếu dừng xuất bản để nhường chỗ cho tờ báo này, ông Nguyễn Năng Quốc giữ vị trí chủ nhiệm, còn vị trí chủ bút là Hòa thượng Trung Thứ hiện đang là trụ trì ngôi chùa Bằng Sở, giữ vị trí phó chủ bút là Hòa thượng Doãn Hài hiện tại đang là trụ trì chùa Tế Cát, ông Cung Đình Bính phụ trách vai trò người quản lý và có trụ sở hoạt động đặt tại chùa Quán Sứ.

Lúc ấy, có rất nhiều cây bút là nhà văn, nhà thơ, nhà trí thức đã tham gia cống hiến trong số đó nhưng bền bỉ tích cực nhất là: ông Đồ Nam Tử, ông Thiều Chửu, hay như các ông Năm Đình Nghiêm, ông Trần Trọng Kim, ông Bùi Kỉ,… Số ra đầu tiên của tạp chí Đuốc Tuệ đã truyền tải những bài viết có nội dung bảo vệ cho phong trào cải cách Phật giáo, nêu lên quan điểm rằng đạo Phật là một tôn giáo vì cuộc đời này mà có chứ không phải chạy trốn cuộc đời. Nội dung bài viết số đầu tiên Đuốc Tuệ đã nêu lên những mối liên hệ về sự sống của con người viết bởi tác giả Phan Đình Hòe là trưởng đại diện cho chi hội Phật giáo Nam Định.

Với lần ra báo thứ 2 (ngày 17-12-1935) tạp chí Đuốc Tuệ đã nêu rõ tính chất, tầm quan trọng của tôn giáo đối với xã hội, những điểm phù hợp của Phật giáo đối với con người thuộc dân tộc vùng Á Đông, Phật giáo với tinh thần lục hòa, Từ bi – Hỷ xả – Vô ngã – Vị tha, tính bình đẳng không phân biệt tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Cũng từ đó mà tác giả Đồ Nam Tử và ông Nguyễn Trọng Thuật đã cụ thể hóa tinh thần “Đạo Phật trong cuộc đời” để đưa ra ý kiến rằng nếu đã là cái nhà Phật tử, thì nên tổ chức lễ thành hôn nơi cửa Phật, có sự chứng minh, tác lễ của chư Tăng. Đây là một sự kiện mà từ xưa đến nay chưa hề xuất hiện ở nước ta.

Tạp chí Đuốc Tuệ với mục tiêu: “Đem đạo Phật vào cuộc sống hàng ngày” đã được các tác giả bày tỏ quan điểm trong những bài báo viết về chủ đề “nhân gian Phật giáo” các cây bút đã viết về những khung cảnh đời sống nông thôn với mong mỏi cuộc sống dần dần thay đổi cải tạo, các tác giả đã sử dụng tinh thần giáo lý của đạo Phật để hướng dẫn cho người dân. Tạp chí cũng có chủ trương khai thác mảng văn thơ Hán Nôm được chư vị tôn túc cao Tăng của Việt Nam trước tác nhằm mục đích duy trí, bảo tồn các giá trị văn hóa Phật giáo truyền thống của dân tộc.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Dong gop cua nu gioi Phat giao trong tap chi Duoc Tue 1

Năm 1940 Hội đã phát động việc ấn tống những bản thư tịch của Phật giáo Việt Nam bằng thể loại Hán văn. Đặc biệt bộ “Việt Nam Phật điển Tùng San” đã được tổng hợp hoàn thiện, công bố rộng khắp đây được coi là một công trình có giá trị vô cùng to lớn của “Hội Bắc kỳ Phật giáo”, cũng dựa vào tác phẩm này mà các vị Tăng, Ni, hành giả, những vị tri thức mến mộ đạo Phật có thêm những cơ hội để nghiên cứu sâu thêm về kiến thức, tư tưởng, giáo lý của Phật.

Sự tác động tích cực của hội đối với cộng đồng xã hội: hội đã khởi xướng phong trào nuôi dạy các trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, kêu gọi cứu trợ nạn đói hỗ trợ cho bà con nhân dân, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em. Về phương diện Phật sự cho thế hệ thiếu nhi hội đã tổ chức nhiều ban đồng ấn.

Sau rất nhiều những thành tựu hữu ích đối với người dân cũng như đối với Phật giáo mà báo Đuốc Tuệ triển khai, hay kêu gọi rồi trực tiếp thực hiện, thì đến ngày 15-08-1945 ra nốt hai số báo (257-258)12 rồi dừng xuất bản. Điều cần chú ý ở đây đó là từ hai số báo ra trước đó danh xưng “Hội Bắc kỳ Phật giáo” đã được sửa đổi thành tên “Việt Nam Phật giáo hội”.

Trong giai đoạn từ năm 1934 đến năm 1945, Hội Bắc kỳ Phật giáo đã kiến tạo được rất nhiều thành tựu, hiệu ứng tích cực giúp ích cho Phật giáo nói riêng và cho đất nước nói chung. Cùng sự tham gia nhiệt tình của tầng lớp trí thức đã tạo ra nhiều lợi lạc cho sự phát triển hội. Giai đoạn đầu sự liên kết để hoạt động của các chùa trong sơn môn vẫn còn có sự gượng gạo hời hợt, chưa chặt chẽ dường như sự liên kết đó chỉ mang tính hình thức vì có một số hiềm khích, một số quan điểm không trùng nhau giữa hàng Tăng sĩ đối với ông Nguyễn Năng Quốc, nhưng về sau đôi bên ngồi lại lắng nghe ý kiến chia sẻ của nhau dẫn tới sự thấu hiểu nhau và từ đó đã bắt đầu có mối liên kết chặt chẽ, tích cực với nhau hơn.

• Phật giáo Cổ Sơn môn

Có hai sơn môn tổ đình lớn tại Hà Nội là Tổ đình Linh Quang và Tổ đình Hồng Phúc đã cùng nhau liên kết thành lập xây dựng ra cuốn tạp chí Phật học: Tiếng Chuông Sớm vào khoảng cuối năm 1934, cho đến ngày 31-01-1935 chính quyền thực dân Pháp đã ra quyết định cho phép “Tiếng Chuông Sớm” ấn tống, hoạt động, hợp pháp. Gây dựng ra cuốn tạp chí này là Hòa thượng Thanh Thao13 (thế danh Đỗ Văn Hỷ) (1890-1968), (Tăng Cương là hiệu của Hòa thượng khi Ngài được Chính phủ Nam Triều ban tặng) – Trụ trì chùa Linh Quang (chùa Bà Đá), Hòa thượng Thanh Tường – Trụ trì chùa Trầm ở Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) giữ vai trò quản lý, một thành viên đóng vai trò cũng rất quan trọng cho công tác Phật sự của tạp chí đó là Hòa thượng có thế danh: Đặng Văn Lợi là vị Tăng trưởng của chùa Trấn Quốc, Hòa thượng Bảo Giám – Trụ trì chùa Đông Lâm ở tỉnh Bắc Ninh giữ chức chủ bút của cuốn tạp chí, Hòa thượng Nguyễn Quang Độ – Trụ trì chùa Bảo Phúc ở Hà Đông (nay thuộc TP. Hà Nội) giữ vị trí phó chủ bút. Vào ngày 15-06-1935 tạp chí Tiếng Chuông Sớm đã ấn tống cho ra mắt số báo đầu tiên và có đề cập nội dung “Tình hình Phật giáo trong nước”, có nói đến công cuộc canh tân Phật giáo ở xứ Nam kỳ, xứ Trung kỳ và nhắc đến sự kiện “Hội Bắc kỳ Phật giáo” được thành lập, đặt trụ sở hoạt động tại chùa Quán Sứ, đồng thời cũng cho biết tạp chí Tiếng Chuông Sớm do Tổ đình Hồng Phúc và Tổ đình Linh Sơn thành lập cũng xin chung tay cống hiến cho phong trào.

Để tạp chí Tiếng Chuông Sớm hoạt động mạnh mẽ cũng như nhận được sự ủng hộ từ đông đảo hàng Tăng sĩ, tầng lớp nhân dân, cư sĩ Phật tử, Hòa thượng Thanh Tường đã cung thỉnh một số chư tôn túc có tiếng nói, uy tín ở một số vùng cùng tham gia vào việc sinh hoạt của cuốn tạp chí và là những thành viên trong ban cố vấn như: Hòa thượng Thanh Phán – Trụ trì chùa Triệu Khánh, Hà Đông (nay là TP. Hà Nội), Hòa thượng Nguyễn Duy Trinh – Trụ trì chùa Hưng Khánh, Hà Đông (nay là TP. Hà Nội),… Và còn một số vị cư sĩ, nhà văn như ông Mai Đăng Đệ, ông Trịnh Đình Rư,… tham dự vào ban biên tập phụ trách phần tiếng Pháp và phần tiếng Hán Nôm.

Số báo đầu của tạp chí Tiếng Chuông Sớm đã tạo ra tiếng vang lớn, có tác động sâu sắc đến giới Tăng sĩ, tầng lớp tri thức mến mộ,… Phật học, nhưng cũng chính từ việc này mà Phật giáo Cổ Sơn môn đã bắt đầu có những phát sinh mâu thuẫn với Hội Bắc kỳ Phật giáo, mà cụ thể ở đây là ông Nguyễn Năng Quốc – Hội trưởng Hội Phật giáo Bắc kỳ đã không hài lòng với việc hoạt động của tạp chí Tiếng Chuông Sớm, bởi ông cho rằng công tác Phật sự này nên để Hội Phật giáo Bắc kỳ phụ trách thì sẽ tốt hơn.

Do đó, ngày 25-06-193514 Hội trưởng Nguyễn Năng Quốc đã viết bức tâm thư gửi đến ban biên tập của Tiếng Chuông Sớm có lời trách rằng hai Tổ đình Linh Quang và Tổ đình Hồng Phúc đã không có sự bàn bạc, liên kết thống nhất với hội khi tự ý cho ra tạp chí riêng, ông cũng cho rằng đây là một hành động chưa đúng với tinh thần của nhà Phật đó là “lục hòa”. Sau đó ngày 23-06-193515 ban lãnh đạo “Hội Bắc kỳ Phật giáo” đã họp bàn thống nhất đưa ra quyết định sẽ không cổ động quan điểm, tư tưởng của tạp chí Tiếng Chuông Sớm.

Đứng trước những quan điểm chỉ trích đến từ Hội Bắc kỳ Phật giáo thì tạp chí Tiếng Chuông Sớm cũng đã có quan điểm phản biện lại ngay sau đó bằng việc chỉ ra một số hoạt động của Hội Bắc kỳ Phật giáo không đúng với truyền thống của Phật giáo nước ta ở chỗ:

Một là, Ban lãnh đạo Hội Bắc kỳ Phật giáo toàn các thành viên là cư sĩ, Thiền gia Pháp chủ mặc dầu là Hòa thượng Thanh Hanh nhưng cũng chỉ có hư danh.

Hai là, Hội đã xây dựng cơ sở đào tạo Phật học cho Tăng sĩ theo tư tưởng, chủ trương cải cách nhưng như thế là đồng nghĩa với việc phủ nhận truyền thống tu học của chư tôn đức Tăng, Ni trong thời gian 3 tháng an cư.

Trong khi đó, hàng năm các chốn tổ đình lớn như Sơn môn Linh Quang có đông đảo chư tôn đức Tăng ở các trụ xứ từ trung tâm thành phố cho đến vùng ngoại thành cứ đến thời điểm an cư là lại vân tập trở về để cùng nhau hành trì, tu học. Tổ đình Vĩnh Nghiêm cũng là chốn tùng lâm cổ kính nên thu hút đông đảo chư Tăng đăng ký về tu học để trưởng dưỡng tự thân, nâng cao đạo lực, trau dồi Giới – Định – Tuệ.

Mặc dầu tạp chí Tiếng Chuông Sớm đã chỉ ra sự bất cập đến từ ban lãnh đạo cũng như đường lối hoạt động của Hội Phật giáo Bắc kỳ tuy nhiên Tiếng Chuông Sớm vẫn có thiện chí đưa ra phương án để tạp chí sẽ sáp nhập về với Hội Phật giáo Bắc kỳ khi hội sẽ đồng ý chỉnh sửa lại một số điểm trong việc sinh hoạt đó là: kiện toàn lại ban lãnh đạo của hội các thành viên tham dự phải là Tăng sĩ, trong đó Hòa thượng Thanh Hanh giữ vị trí Hội trưởng, trụ sở của hội sẽ đưa về chùa Hòa Giai hay chùa Bà Đá thì khi ấy tạp chí Tiếng Chuông Sớm thành tâm hiến mình xác nhập về hội để làm cơ quan ngôn luận phục vụ cho hội.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc To Vinh Nghiem Thich Thanh Hanh 1

Thiền gia Pháp chủ HT.Thích Thanh Hanh (1840 – 1936)

Sự bất đồng về quan điểm, tư tưởng giữa Phật giáo Cổ Sơn môn do 2 Tổ đình Hồng Phúc và Linh Quang cùng một số chùa chi nhánh ở Hà Nội tổ chức với Hội Bắc kỳ Phật giáo diễn ra từ giữa trở về đến cuối năm 1935. Phật giáo Cổ Sơn môn có tư tưởng duy trì phát triển các giá trị của Phật giáo truyền thống, với những nét cổ kính, duy trì những lề lối quy củ chốn thiền môn vốn dĩ tồn tại lâu năm.

Thấy điểm bất đồng giữa đôi bên sẽ không có chút lợi lạc nào nên chốn Tổ đình Vĩnh Nghiêm đã đứng ra làm cầu nối cho Phật giáo Cổ Sơn mô và Hội Bắc kỳ Phật giáo để mâu thuẫn không trở nên sâu sắc, bằng việc tổ chức nhiều cuộc thăm hỏi, gặp gỡ liên tiếp giữa hai bên, Hòa thượng Thanh Hanh với đức hạnh của mình mà Ngài đã hóa giải sự mâu thuẫn,bất đồng quan điểm giữa các bên cho nên mâu thuẫn dần dần được tháo dỡ nhường chỗ cho kết hợp hài hòa hoan hỉ đạt hiệu quả.

Nhưng chỉ hơn một năm hoạt động với 24 tập thì đến tháng 05/1936 tờ tạp chí Tiếng chuông Sớm đã phải dừng việc ấn tống xuất bản vì lý do không có nguồn tài chính, và ngày 24-05-1936 tạp chí đã xuất bản số cuối cùng.

Ngày 11-01-193616 trời mùa đông Hà Nội buồn khi nghe tin Hòa thượng Thanh Hanh thị Phật, nhưng lúc này các mâu thuẫn giữa Phật giáo Cổ Sơn môn và Hội Bắc kỳ Phật giáo không còn nữa, sau đó ban lãnh đạo đã đồng thuận suy tôn Hòa thượng Thanh Tường giữ vị trí Thiền gia Pháp chủ lãnh đạo hội.

Còn tờ tạp chí Đuốc Tuệ cũng duy trì hoạt động được hơn 10 năm cho tới ngày 15-08-1945 ra hai số cuối cùng là 257-258, nhưng điều khiến chúng ta phải chú ý ở đây là từ số báo trước đó thì tên “Hội Bắc kỳ Phật giáo” đã được đổi thành tên “Việt Nam Phật giáo hội”. Với khoảng thời gian hơn 10 năm hoạt động, từ năm 1935 đến năm 1945, Hội Bắc kỳ Phật giáo đã có nhiều cống hiến, đóng góp tích cực cho Phật giáo, tạo được thiện cảm rồi từ đó nhận được sự ủng hộ đông đảo từ các tầng lớp nhân dân.

3.3. Một số điểm tích cực của Phật giáo đạt được trong giai đoạn thực hiện công cuộc chấn hưng Phật giáo tại nước ta

Với gần 15 năm từ năm 1931 đến năm 1945, chính quyền thực dân đã cấp phép nhiều tổ chức hội đoàn Phật giáo thành lập và đi vào hoạt động như: Hội Nghiên cứu Phật học Nam kỳ,… tại xứ Nam kỳ, hay như Hội An Nam Phật học,… tại xứ Trung kỳ, hay như ở xứ Bắc kỳ có hai hội đoàn là: Hội Phật giáo Bắc kỳ và Phật giáo Cổ Sơn môn,… Ngoài việc cấp phép cho các hội đoàn Phật giáo được thành lập, đi vào hoạt động hợp pháp tại ở cả ba miền thì chính quyền thực dân Pháp cũng tham dự vào với vai trò danh dự trong các hội đoàn Phật giáo. Một vấn đề quan trọng đó là các chương trình hoạt động, công tác sinh hoạt của các hội đoàn trong thời kỳ này như: ấn tống, phát hành, xuất bản các cuốn tạp chí, báo, nguyệt san,… đều phải chịu sự giám sát chặt chẽ, được sự đồng ý của hệ thống chính quyền của Pháp.

3.3.1. Những điểm tích cực mà chương trình cách tân Phật giáo của các hội đoàn Phật giáo diễn ra tại ba miền cho đến năm 1945 đã thực hiện được

Nhìn nhận, đánh giá tổng quan thì chúng ta có thể nói rằng các hội đoàn Phật giáo ở cả 3 miền đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực. Cùng sự thành lập của các hội đoàn Phật giáo thì các cuốn tạp chí, tờ báo, nguyệt san,… Phật học như: Viên Âm hay Đuốc Tuệ, Từ Bi Âm, hay như Tiếng Chuông Sớm,… và rất nhiều kinh sách cung cấp kiến thức sơ đẳng về Phật học, có các bản kinh soạn ra ngôn ngữ Việt như bản Kinh Kim cang, Kinh Pháp hoa, Kinh Di Đà,… đã phần nào giúp cho người yêu mến đạo Phật gần gũi, tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn kiến thức, tài liệu.

– Các hội đoàn Phật giáo trên cả 3 miền đã thu hút được rất nhiều người thuộc tầng lớp tri thức, nhà văn,… hay người dân yêu mến Phật Pháp tham gia vào cống hiến cho các hội Phật học ba miền, mà cũng nhờ vào tầng lớp này mà các hội cũng được thống đốc của miền quyết định cho phép hoạt động hợp pháp.

Đánh giá về sự nghiệp đào tạo Tăng tài chúng ta có thể thấy dừng lại ở một kết quả vẫn còn khá khiêm tốn. Các cơ sở giảng dạy đã được hình thành, gây dựng ở khắp cả ba miền, phần đa lập tại các trụ xứ lớn, hiệu quả của công tác đào tạo đem lại vẫn chưa cao.

– Năm 1940 các hội đoàn ở cả ba miền đã có hướng quan tâm đến việc giáo dục tầng lớp trẻ là những thanh thiếu niên, nổi bật hơn cả là ở xứ Trung kỳ. Đưa thế hệ trẻ tiếp cận gần gũi với giáo lý, kiến thức Phật học.

Như vậy tại Việt Nam đã hình thành nhiều tổ chức nghiên cứu Phật học với quy mô, phạm vi hoạt động khác nhau. Về cơ bản, các tổ chức này đều hướng đến mục tiêu là chỉnh đốn lại Tăng đoàn và sự nghiệp đào tạo giảng dạy cho hàng Tăng sĩ, ra các tờ báo, tạp chí, tập san để làm hậu thuẫn cho các công tác Phật sự nhằm xiển dương hoằng chính pháp đưa Phật giáo tiếp cận gần hơn với các tầng lớp nhân dân bằng việc dịch các bộ kinh, tài liệu Phật học sang tiếng Việt để phục vụ sự nghiệp tu tập và nhu cầu tìm hiểu của tu sĩ cũng như Phật tử, nhà tri thức mến mộ đạo Phật. Sự hình thành các hội đoàn Phật giáo tại 3 miền cho thấy Tăng, Ni, Phật tử cũng như các tầng lớp khác trong xã hội luôn lo lắng trước sự phát triển của Phật giáo, từ đó tạo nguồn động lực góp phần tạo nên những tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của Phật giáo các tỉnh thành nói riêng và Phật giáo nước ta ở thời kì sau này.

3.3.2. Một số điểm còn tồn tại

Chính sự nở rộ của các hội đoàn Phật học tại 3 miền đã cho thấy tồn tại sự thiếu đi sự liên kết, hỗ trợ nhau về mặt tư tưởng cũng như hoạt động Phật sự. Mà trong nội bộ các tổ chức cũng có sự mâu thuẫn về đường lối lãnh đạo, cách thức hoạt động. Lại thêm phần giữa các tổ chức cũng có sự hiềm khích, tranh luận, đả kích lẫn nhau,… vì điều này mà sau khi phong trào được hình thành mặc dù có rất nhiều vị cao Tăng mong muốn nhất thể hóa để gây dựng tổ chức các hội đoàn Phật giáo thành một mối nhưng không đạt kết quả như mong muốn.

Các trường giảng dạy Phật học được tổ chức ở khắp ba miền, tập trung tại các chùa lớn, đào tạo nhiều Tăng, Ni sinh xong vẫn không thống nhất về cung cách, nội dung giảng dạy, vẫn mang tính tự phát chưa có sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950

Giai đoạn 1945-1950, thực dân Pháp đã tìm cách không cho công cuộc cải cách Phật giáo tại nước ta phát triển. Các chính sách của chúng đưa ra nhằm kiểm soát đối với nền Phật giáo nước ta trong giai đoạn này với một số nội dung:

i. Chính quyền thực dân Pháp đã có nhiều hành động nhằm mục đích chia rẽ tôn giáo của người dân, ngăn cản sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đấu tranh chống Pháp giành độc lập, giải phóng dân tộc. Thực dân Pháp đã xây dựng lên hệ thống tay sai mang danh là tín đồ Phật giáo xâm nhập vào hội đoàn nhằm âm thầm tổ chức chế độ ngụy quyền, làm mật thám, gian tế báo cáo tình hình cho Pháp, chúng lập nên những nhóm phản động, nhằm phá hoại cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Phần nhiều trong số đó là những tên địa chủ, những kẻ phản động có dã tâm, mưu đồ xấu với đất nước, có hành động cõng rắn cắn gà nhà.

ii. Chúng ra sức có những hành động mị dân, tạo tin đồn thất thiệt gây hoang mang trong suy nghĩ của quần chúng nhân dân về Phật giáo, lời thì dỗ ngon ngọt nhằm lấy lòng tin từ các tín đồ Phật giáo, xúi giục nhân dân bỏ đi hệ tư tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Pháp.

iii. Chúng đã tìm mọi cách để làm giảm đi sự phát triển của sự nghiệp cải cách Phật giáo nước ta, mặt khác chúng lại hậu thuẫn cho bên Công giáo ngày càng lớn mạnh. Như đã trình bày, phong trào cải cách Phật giáo hình thành tại xứ Nam kỳ vào năm 1931 sau đó đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ đông đảo chư tôn đức Tăng, Ni, Phật tử, từ đó phong trào đã được thổi bùng lan tỏa ra cả nước. Nhờ có đường hướng, bước đi đúng đắn, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển mạnh trên phạm vi cả nước, ở cả ba miền đều có các hội đoàn Phật giáo được thành lập.

iv. Chúng đã dùng sức mạnh quân sự để trấn áp tinh thần yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta và sự tham gia của hàng Tăng sĩ, tín đồ Phật giáo nước ta. Sau khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ thì nhiều Tăng, Ni, Phật tử trên phạm vi cả nước đã gác lại sự nghiệp tu hành “Cởi cà sa, khoác chiến bào” viết đơn tình nguyện gia nhập vào các hội đoàn hoạt động đấu tranh giành độc lập, non sông đi về một dãi”. Nhiều chùa đã trở thành cơ sở quan trọng để hoạt động họp bàn các đường lối cách mạng, sinh hoạt Đảng, nuôi dấu cán bộ Việt Minh, nơi cất giữ cờ Tổ quốc, cờ búa liềm, in ấn tài liệu quan trọng phục vụ cho công cuộc tuyên truyền, đấu tranh giải phóng dân tộc. Thêm vào đó là đóng góp rất nhiều nhân lực, vật lực trực tiếp cho tiền tuyến kháng chiến chống giặc xâm lược. Với sự tham gia năng nổ nhiệt tình của hàng Tăng sĩ, tín đồ Phật giáo nước nhà, chùa chiền đã trở thành các cơ sở căn cứ địa hoạt động cách mạng, các tổ chức hội đoàn Phật giáo cũng có chung lý tưởng kiến quốc, tham gia hoạt động đấu tranh trên mọi mặt trận, chính vậy mà thực dân Pháp đã ngăn cản việc thành lập, hoạt động của các hội đoàn Phật giáo mà không cần có lý do.

Những cống hiến, hy sinh của Phật giáo cho công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã được nhiều nhà nghiên cứu về Lịch sử dân tộc Việt Nam hay Lịch sử Phật giáo Việt Nam,… ghi chép rất rõ ràng từ đó làm nổi bật tinh thần của Phật giáo trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước.

Phong trào cải cách Phật giáo nước ta đã phải tạm gác lại trong năm 1945, phong trào hoãn lại không phải bởi công cuộc cải cách đã thành tựu mà là bởi sự nghiệp giải phóng dân tộc nước ta có những chuyển biến tích cực, mở ra một giai đoạn mới.

Mở màn là ngày 09-03-1945,17 phát xít Nhật nổ súng đảo chính thực dân Pháp và đưa ra lời tuyên bố Việt Nam đã là nước độc lập và hai nước sẽ cùng nhau xây dựng phát triển khối Đại Đông Á. Ngày 16-08-1945 nghe tin phát xít Nhật đầu hàng các nước đồng minh, ngay ngày hôm sau đông đảo các tầng lớp nhân dân ta xuống đường với băng rôn, khẩu hiệu biểu tình ở trung tâm Hà Nội. Đến ngày 19-08-1945,18 cách mạng giành thắng lợi, bộ đội Việt Minh cùng nhân dân ta đã đánh bại đội quân của thực dân Pháp và phát xít Nhật, đồng nghĩa việc đánh bại hệ thống chính quyền mà vua Bảo Đại phê chuẩn thành lập.

Đến ngày 24-08-1945,19 vua Bảo Đại đã làm lễ công bố việc mình thoái vị với câu nói “Tôi thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ”, chấm dứt hoàn toàn thời kì phong kiến tại Việt Nam.

Trong giai đoạn kháng chiến, vận dụng thời cơ chiến sự thay đổi, mâu thuẫn giữa các nước lớn với phe đối lập có lợi cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, nên Đảng đã lãnh đạo quân đội, các tầng lớp nhân dân đoàn kết không phân biệt giai cấp, tôn giáo để đồng lòng đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc. Do vậy mà nhiều hội đoàn Phật giáo cũng tạm thời gác lại toàn bộ những hoạt động riêng mà cùng chung tay góp sức, tích cực vào cuộc kháng chiến, nhiều vị Tăng sĩ đã âm thầm tham gia, hỗ trợ cho các cán bộ Đảng hoạt động, sinh hoạt,… có nhiều chùa trở thành căn cứ điểm hoạt động cách mạng.

Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 bùng nổ, Tăng, Ni, Phật tử trên phạm vi cả nước tích cực tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ Nam ra Bắc, Tăng, Ni, cư sĩ Phật tử rất năng nổ, tích cực hoạt động đấu tranh cách mạng. Rất nhiều các hội đoàn thể của Phật giáo được thành lập khắp nơi như: Tăng già cứu quốc, Hội Phật giáo cứu quốc,… Các hội đoàn Phật giáo ra đời đã khẳng định sự ủng hộ của Phật giáo bằng việc vận động mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia hăng hái vào các cuộc biểu tình, tập hợp đòi quyền tự do dân chủ đối với thực dân Pháp, chống nạn đói, nạn mù chữ.

Báo Đuốc Tuệ cũng ra lời kêu gọi Tăng, Ni ba miền tham gia vào các hội đoàn Tăng già cứu quốc, ra những khẩu hiệu kêu gọi ủng hộ chính quyền nhân dân, tham gia đội quân Giải phóng,… lúc này các công tác Phật sự hoằng pháp của các hội đều tạm ngưng trệ để phục vụ hết lòng cho công cuộc giải phóng dân tộc.

Với sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, hướng tới độc lập tự do, dân chủ, cả dân tộc Việt nam đã thực hiện thành công công cuộc cách mạng vẻ vang tháng 8 năm 1945. Đến ngày 02-09-194520 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhưng sau khi nước ta tuyên bố giành độc lập, được 20 ngày thì đến ngày 23-09-194521 thực dân Pháp lại nổ súng cướp nước ta một lần nữa. Song song với việc tìm kiếm các biện pháp giữ gìn hòa bình, Đảng đã ra lời kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn quốc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của đất nước, Tăng, Ni, Phật tử đã cùng đồng tâm một lòng đưa ra quan điểm rằng, bất cứ tín đồ nào đã là người dân Việt thì  phải có trách nhiệm nghĩa vụ của một người công dân, đều phải đoàn kết kháng chiến không phân biệt tôn giáo, giai cấp tầng lớp, cùng nhau đồng hành sát cánh hướng tới mục tiêu đấu tranh giành độc lập chủ quyền, cải thiện đời sống nhân dân.

Với ý chí quan điểm, lý tưởng rõ ràng, nhiều Tăng, Ni, Phật tử ở khắp dải đất hình chữ S đã viết đơn tình nguyện “Cởi cà ca, khoác chiến bào” lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu để bảo vệ những thành quả mà đất nước ta vừa có được. Bên cạnh đó đông đảo hàng Tăng sĩ, Phật tử mặc dầu không trực tiếp ra trận cầm súng chiến đấu nhưng cũng có rất nhiều hoạt động vừa duy trì phát triển các hoạt động của Phật giáo, vừa âm thầm tham gia ủng hộ cho cách mạng ở tại tỉnh thành nào cũng thành lập Ủy ban Phật giáo Cứu quốc.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Nhung hoat dong phat giao ba mien 3

Chùa Cổ Lễ, Nam Định. Ảnh: St

Tại miền Bắc, đông đảo hàng Tăng sĩ đã có nhiều hoạt động tích cực hỗ trợ cho cách mạng như: Hòa thượng Thế Long, Hòa thượng Tâm An, Hòa thượng Thanh Chân,… hầu hết các chùa tại miền Bắc đều trở thành địa điểm an toàn để nuôi giấu cán bộ, in ấn tài liệu cổ động phong trào yêu nước tham gia kháng chiến kiến quốc tại một số tỉnh thành nổi bật như Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình,…nổi bật lên là sự kiện ngày 27-02-194722 tại chốn tổ đình Cổ Lễ, thuộc huyện Trực Ninh, Nam Định đã có 27 vị tu sĩ khởi tâm phát nguyện “Cởi cà sa ra trận trực tiếp đấu tranh chống giặc ngoại xâm”, ngày 30-08-1945 có 15 vị tu sĩ thuộc Đội Tăng già cứu quốc phủ bộ Thủy Nguyên trên địa bàn TP. Hải Phòng thuộc đệ tứ chiến khu được thành lập đã cũng viết đơn tình nguyện lên đường tham gia nhập ngũ, rồi tại tỉnh Ninh Bình có trên 60 vị sư ni viết đơn tình nguyện tham gia vào công tác tiếp tế, tuần tra, phụ trách y tá, hộ lý trong các bệnh viện hay ở tại doanh trại bộ đội… và nổi bật thêm đó là công tác thực hiện tốt chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” của Đảng, nhà nước ta, lãnh đạo Hội Phật giáo Bắc kỳ đã cho tháo dỡ nhà in báo Đuốc Tuệ và nhiều cơ sở khác để ủng hộ cho công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Tháng 11-1945, đại biểu Tăng già các tỉnh Bắc bộ cùng đại biểu 3 hội: Phật giáo cứu quốc, Thanh niên Phật tử Việt Nam, Việt Nam Phật giáo đã họp và quyết định thành lập Ủy ban Tăng già Phật giáo Việt Nam với phương châm “Hoàng dương Phật pháp, phụng sự tổ quốc và cứu khổ cứu nạn” do Hòa thượng Thích Mật Ứng làm Chủ tịch và Hòa thượng Tố Liên làm Phó Chủ tịch.

Tại xứ Nam kỳ, năm 1947, chư Tăng, Ni đã họp bàn thành lập ra Hội Phật giáo cứu quốc Nam bộ, Hòa thượng Minh Nguyệt được tín nhiệm tiến cử Ngài giữ chức hội trưởng, sau đó ngài có bài phát biểu tuyên bố “Phật giáo Việt Nam chỉ bền vững và có ý nghĩa khi đã biết gắn mình vào với dân tộc Việt Nam, hòa mình vào cộng đồng dân tộc Việt Nam, không thể khép kín hay tách rời khỏi cộng đồng đó…”.

Tại miền Trung, nổi bật là vùng Thừa Thiên Huế có các bậc cao tăng như Hòa thượng Trí Thủ, Hòa thượng Mật Thể và nhiều bậc cao Tăng khác ở các tỉnh thành dọc dải đất miền Trung như: Hòa thượng Thích Thanh Bản23 – Trụ trì chốn tổ Đình Ngọc Lâm, An Thái (xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) là thành viên Ban Chấp ủy Kỳ bộ Việt Minh tỉnh Nghệ An, Phó Chủ tịch Ủy ban Liên Việt tỉnh Nghệ An, Phó Hội trưởng Hội An Nam Phật học tỉnh Nghệ An, Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Nghệ An cùng chư tôn đức tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên,…tham gia hoạt động hỗ trợ cách mạng rất tích cực.

Đến các giai đoạn tiếp theo có những hội đoàn đã đổi tên, sáp nhập với nhau hay thành lập mới để có chương trình hoạt động phù hợp với tình hình của đất nước, nhưng tựu chung lại thì tại cả 3 miền đều có 1 hội đoàn của Tăng sĩ và 1 hội đoàn của hàng cư sĩ Phật tử. Tại miền Bắc: Năm 1949, Hội Tăng Ni Chỉnh lý Bắc Việt được thành lập do Hòa thượng Tố Liên làm Hội trưởng sau đổi tên thành Hội Việt Nam Phật giáo đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ; thành lập Hội Phật tử Việt Nam do cư sĩ Bùi Thiện Cơ làm Hội trưởng. Tại miền Trung: năm 1949 thành lập tổ chức gia đình Phật tử tại Huế, năm 1951 thành lập Sơn môn Tăng già Trung Việt được thành lập do Hòa thượng Tịnh Khiết làm Hội trưởng, Hội Việt Nam Phật học do cư sĩ Lê Văn Định làm Hội trưởng. Tại miền Nam: năm  1947 thành lập hệ phái Khất sĩ Việt Nam, năm 1950 thành lập Phật học đường Nam Việt, năm 1951 thành lập Hội Tăng già Nam Việt do Hòa thượng Đạt Thanh làm Hội trưởng và Hòa thượng Đạt Từ làm Phó hội, rồi Hội Phật học Nam Việt được thành lập ông Nguyễn Văn Khỏe là Hội trưởng.

Sau khi ở mỗi miền đã thành lập ra 2 tổ chức lớn của Tăng sĩ và cư sĩ riêng biệt nhưng nhận thấy các tổ chức hoạt động riêng lẻ, không có sự liên kết, có phương hướng, đường lối hoạt động chung dẫn đến hiệu quả đem lại của các tổ chức là không cao. Đến năm 1950, trên khắp cả 3 miền Bắc, Trung, Nam có rất nhiều hội đoàn của Tăng sĩ cũng như của cư sĩ mong mỏi Phật giáo nước ta xây dựng thành một hội đoàn Phật giáo thống nhất phát triển ngày càng lớn mạnh. Thiết nghĩ đây là ý thức trách nhiệm đối với một tôn giáo, sự liên kết chặt chẽ giữa các cá nhân, các vùng miền tạo một khối vững chắc, khi ấy mọi hoạt động của hội sẽ có những hiệu quả hơn rất nhiều, khi có chung một đường lối, chủ trương thống nhất về tư tưởng và hành động với mục tiêu duy nhất là làm tốt đời đẹp đạo.

Một phần cũng bị tác động bởi các hoạt động chính trị, hiện tại lúc này lòng dân ý Đảng là một khối thống nhất, các tôn giáo cùng tất cả các tầng lớp nhân dân đều chung tay tham gia vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ảnh hưởng bởi công tác tổ chức của các đoàn thể, tổ chức Đảng sinh hoạt tại các chùa đã tác động rất lớn đến cung cách sinh hoạt của các hội đoàn Phật giáo.

Lại thêm sự kiện vào năm 1950, ban lãnh đạo Hội Phật giáo Tăng già Bắc Việt đã họp bàn sau đó đề cử Hòa thượng Tố Liên, Ni trưởng Thích Đàm Thảo (nay Ni trưởng đang sinh hoạt tại tỉnh Hải Dương) cùng phái đoàn đi dự hội nghị thành lập Phật giáo Thế giới Liên Hữu – triệu tập lần đầu tiên tại thủ đô Colombo ở Tích Lan từ ngày 26-05-1950 đến ngày 07-06-1950. Hội nghị này đã quy tụ được đại biểu của 26 nước Phật giáo tham gia. Hội nghị đã họp bàn, thảo luận và đưa ra một bản nội quy hoạt động của Hội, chọn lá cờ năm sắc làm Phật kỳ và 26 nước có đại biểu Phật giáo tham dự đều trở thành những chi nhánh địa phương sinh hoạt của hội Phật giáo Thế giới Liên Hữu và cùng xây dựng bộ Hiến chương quy định hoạt động của hội cũng như của các trung tâm điểm tại địa phương, các nước.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Nhung hoat dong phat giao ba mien 4

Sau khi về nước, Hòa thượng Tố Liên với tư cách là Trưởng đoàn Phật giáo Việt Nam, thành viên sáng lập Hội Liên hữu Phật giáo thế giới, Ngài đã tích cực lên kế hoạch xây dựng tổ chức nhiều hoạt động để từng bước tạo sự liên kết giữa các hội đoàn trong cả nước, chờ thời cơ chín muồi để hợp nhất thành một tổ chức Phật giáo, bước đầu Ngài đã xây dựng văn phòng Trung tâm Địa Phương Việt Nam đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ. Nhân mùa Phật đản năm 1951 ngài đã cho treo lá cờ năm sắc làm Phật kỳ lần đầu tiên tại chùa Quán Sứ. Trong hội nghị của hội “Tăng già Bắc Việt” trên cương vị là Hội trưởng, Hòa thượng Tố Liên đã có bài phát biểu: “Vì phải theo với mục đích Hội Phật giáo quốc tế là thống nhất lực lượng Phật giáo theo đà tiến triển thì phải thống nhất lực lượng từng xứ sở sẽ lại đi đến thống nhất toàn quốc để gia nhập cơ quan thống nhất Phật giáo quốc tế”.

Đến ngày 20-11-1950, Hội Phật học Nam Việt ở Nam kỳ, ông Nguyễn Văn Khỏe đại diện hội đã gửi bức tâm thư cho Hòa thượng Tố Liên bày tỏ quan điểm tán thành với chủ trương thống nhất các tổ chức Phật giáo ở ba miền về một mối và đồng thuận việc đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ, TP. Hà Nội.

Hội Phật giáo Trung Việt cũng đã gửi bức tâm cầu thỉnh Hòa thượng Tố Liên vào để bàn bạc cho công cuộc hợp nhất các hội đoàn Phật giáo. Ngày 16-12-1950 tạp chí Viên Âm cũng có bài viết đăng tải với nội dung: “Hãy bước tới Phật giáo toàn quốc, thống nhất Phật giáo, đấy là nguyện vọng từ lâu, nguyện vọng duy nhất của toàn thể đệ tử xuất gia hay Phật tử tại gia…”.

Bên cạnh đó Ngài Thủ hiến Bắc Việt, đại diện hệ thống chính quyền nước ta đã gửi thư đến Hòa thượng Tố Liên, trong đó có nội dung: “Trân trọng đa tạ Thượng tọa và xin Thượng tọa biết cho rằng các cơ quan Chính phủ vẫn sẵn lòng ủng hộ Phật giáo trong mọi trường hợp, về mọi phương diện các hội tôn giáo theo đuổi mục đích hướng dẫn dân chúng theo chính đạo”, hay như ông Nguyễn Trọng Trạc – Giám đốc Sở Thông tin Bắc Việt cũng đã gửi thư đến Hòa thượng bày tỏ: “Tôi xin dành tất cả sự nhiệt tâm hưởng ứng và phụ lực vào công cuộc từ bi vô lượng của Giáo hội và chân thành cầu nguyện cho Giáo hội nước nhà ngày thêm hưng vượng,…”. Từ những sự việc đó mà cho chúng ta thấy, việc hợp nhất các hội đoàn Phật giáo không chỉ là niềm mong mỏi của hàng Tăng sĩ, cư sĩ Phật tử trên cả nước mà cũng được sự ủng hộ rất lớn từ hệ thống chính quyền.

V. TỔNG KẾT

Như vậy, sau hơn 50 năm từ những năm cuối thế kỷ XIX cho đến năm 1950, Phật giáo tại nước ta đã có nhiều bước chuyển mình, có sự tham gia vào việc thành lập, sinh hoạt, thành viên của tổ chức Phật giáo thế giới, từ đó chúng ta thấy chư tôn đức Tăng, Ni cả 3 miền đã có sự liên hệ với nhau, có sự nhìn nhận đánh giá đúng về thực trạng và đã nhen nhóm, ấp ủ tư tưởng muốn thống nhất các tổ chức Phật giáo tại ba miền trên cả nước thành một hội thống nhất. Tất cả quá trình hoạt động của Phật giáo trong giai đoạn này là tiền đề quan trọng cho sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam.

ĐĐ.Thích Hải Thịnh
Tăng sinh theo học tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội năm thứ 4.
Tham luận tại hội thảo về chủ đề: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước” vào ngày 04-11-2021 tại Tp.HCM

——–

CHÚ THÍCH

1 Giai đoạn cuối của phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945); Vua Gia Long vua đầu tiên(1802- 1820); Vua Bảo Đại vị vua cuối cùng (1925-1945).
2 Cư sĩ Khánh Vân, Tạp chí Duy Tâm, số 18 năm 1926.
3 Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Tỷ-kheo Thích Thanh Toàn, Tiến Trình lịch sử Phật giáo Việt Nam, tr. 224.
4 Hiện tại đôi câu đối vẫn đang treo tại hai bên chính điện chùa Quán Sứ.
5 Bài viết về phong trào chấn hưng Phật giáo đăng tải chủ yếu trên tờ Khai Hóa Nhật Báo,Đông Pháp Thời Báo, Thực Nghiệp Báo năm 1927-1928.
6 Tlđd.
7 Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tr. 784.
8 PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Khai & ThS. Nguyễn Thị Kim Thoa, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam bộ và vai trò của Hòa thượng Khánh Hòa.
9 Tổng hợp: Dương Thanh Mừng, Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung Việt Nam (1932-1951); Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận; Tỳ khiêu Thích Nguyên Toàn, Tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam.
10 Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tr. 869.
11 Nguyễn Lang, sđd, tr. 870.
12 Nguyễn Lang, sđd, tr. 888.
13 HT. Thanh Thao (1890-1968) thế danh Đỗ Văn Hỷ.
14 Nguyễn Lang, sđd, tr. 891.
15 Nguyễn Lang, sđd, tr. 891.
16 Nguyễn Lang, sđd, tr. 872.
17 Chiến dịch Đông Dương năm 1945 Nhật đảo chính Pháp.
18 Tổng khởi nghĩa Thủ đô Hà Nội.
19 Vị Hoàng đế cuối cùng
20 Ngày Quốc Khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
21 Nam bộ kháng chiến – mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược.
22 Ngày Hòa thượng Thích Thế Long làm lễ phát nguyện “Cởi cà sa khoác chiến bào” cho
27 Tăng Ni – Dangcongsan.vn
23 Trần Đức Bản (1891-1961), Bản báo cáo thành tích truy tặng Huân chương đại đoàn kết dân tộc cho Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Bản do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Nghệ An cung cấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bản Tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vi.m.wikipedia.org
Bản tuyên ngôn thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt Nam 1951- www.thuviengdpt.info
Thích Đồng Bổn (Chủ biên), Tiểu sử danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX.
Con đường thống nhất Tổng Hội Phật giáo – www.tuvienquangduc.com.au
Đông Pháp thời báo và Khai Hóa nhật báo năm 1927-1928, các bài viết về các phong trào chấn hưng Phật giáo.
Lê Tâm Đắc, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924-1954), https://nxbctqg.org.vn
Hà Thúc Minh, Lịch sử tư tưởng Việt Nam và vấn đề Phật giáo.
Nguyễn Duy Hinh, Đạo Phật Việt Nam, 2009.
Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – http://www.epu.edu.vn
PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Khai &, ThS. Nguyễn Thị Kim Thoa, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam bộ và vai trò của Hòa thượng Khánh Hòa, http://chuaxaloi.vn
Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược.
Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, III.
TS. Dương Thanh Mừng, Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung Việt Nam (1932-1951), https://thuvienhoasen.org
Nguyệt san báo Giác Ngộ, Từ phong trào chấn hưng (1928-1945) đến phong trào tranh đấu của Phật giáo Miền Nam.
Nguyệt san Viên Âm, Bản tuyên ngôn thống nhất Phật giáo trong toàn quốc năm 1951, số 113, 1952.
TS. Nguyễn Thị Như, Đóng góp của Phật giáo trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), https://nxbctqg.org.vn
TS. Ninh Thị Sinh, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc kỳ – Trường hợp Hội Phật giáo (1934-1945).
Thích Mật Thể (2004), Việt Nam Phật giáo sử lược.
Tỷ khiêu Thích Nguyên Toàn, Tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Văn kiện Đảng toàn tập – Đảng Cộng sản Việt Nam.

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 8585 2222 – 0914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

Thượng tọa Thích Đạo Thịnh

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 8585 2222 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường