Trang chủ Tự viện-Chùa Chùa Tiêu Dao – ngôi chùa gốm sứ tinh hoa làng gốm Bát Tràng

Chùa Tiêu Dao – ngôi chùa gốm sứ tinh hoa làng gốm Bát Tràng

Chùa Tiêu Dao thuộc thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, là một ngôi chùa cổ, được trùng tu bằng gốm sứ đã tạo ra công trình gốm độc đáo, thể hiện tinh hoa văn hóa làng nghề hòa quyện cùng văn hóa tâm linh.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Chùa Tiêu Dao thuộc thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, là một ngôi chùa cổ, được trùng tu bằng gốm sứ đã tạo ra công trình gốm độc đáo, thể hiện tinh hoa văn hóa làng nghề hòa quyện cùng văn hóa tâm linh.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 1 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 2

Trước năm 1945, chùa Tiêu Dao là nơi đi lại của nhiều cán bộ hoạt động cách mạng và là nơi cất giấu tài liệu mật. Chính nơi đây, bài hát “Tiến quân ca” của cố nhạc sĩ Văn Cao đã được truyền bá đến toàn dân. Năm 2011, khi thầy Thích Bảo Đức về trụ trì, đã cùng các Phật tử trong làng tiến hành trùng tu với ý tưởng là đưa tinh hoa làng gốm vào kiến trúc tâm linh, tạo nên một bản sắc riêng của ngôi chùa.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 3 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 4

Những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã dồn hết tâm sức và tài nghệ để tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo, như chiếc lư hương được làm theo kiểu phục cổ thời Nguyễn, những bức tượng thờ… Ngoài ra, từ đầu đao mái chùa, hoành phi câu đối, ban thờ cho tới các cột trang trí bên ngoài đều được làm bằng gốm sứ.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 5 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 6 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 7

Đặc biệt, ở chùa Tiêu Dao, tất cả các pho tượng bên trong nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà thờ Thập Bát La Hán và động Sơn Trang cũng được gốm sứ hóa bằng chính bàn tay những nghệ nhân nổi tiếng trong làng. Có những bức tượng độc nhất vô nhị, đã tạo nên nét văn hóa truyền thống độc đáo tại làng nghề gốm sứ duy nhất ở miền Bắc.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 8 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 9

Từ giữa sân chùa nhìn lên là lối đi vào gian chính điện tòa tam bảo. Bức tranh Om Mani (một câu thần chú) được ghép từ những mảnh gốm sứ nhiều màu sắc là tác phẩm độc bản của chùa Tiêu Dao. Bức tranh có kích thước khoảng 2×2 m, đặt trên bậc thềm cũng được ốp bằng những mảnh gốm sứ xanh lục.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 10 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 11

Tại chính điện, nổi bật có hai pho tượng Hộ Pháp được đúc nguyên khối bằng gốm sứ với các đường nét tinh xảo. Mỗi bức tượng cao 2,5m và mất hơn 1 năm để hoàn thiện, được người dân trong làng rất tâm đắc. Hai gian thờ Thập Bát La Hán có 18 bức tượng được đặt trên nền tranh mây núi trải dài khắp 3 mặt phòng rộng khoảng 60 m2. Tượng, tranh tường, đường viền ban thờ đều được làm từ gốm sứ.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 12

Phía sau gian chính điện là nhà thờ Tổ với bốn bức tượng gốm sứ hình rồng thời Lê đặt trước cửa. Trong gian nhà thờ có 9 pho tượng cũng làm bằng gốm. Ở chính giữa là tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Trên ban thờ có hai lọ bách phúc bằng gốm sứ được người dân làng nghề Bát Tràng dành tặng cho chùa.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 13 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 14 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 15

Không gian sân chùa cũng được chăm chút tỉ mẩn. Từng tiểu cảnh được thiết kế, trình bày gắn liền với Phật giáo và nghề làm gốm truyền thống, đặc biệt là cảnh sinh hoạt của các cao nhân đắc đạo. Với những chi tiết độc đáo như thế, chùa Tiêu Dao được xem là “bảo tàng của làng nghề”, nơi người dân và du khách có thể cảm nhận nét đẹp thanh tịnh của nghề truyền thống.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tieu Dao ngoi chua gom su tinh hoa lang gom Bat Trang 16

Nguồn: https://www.ivivu.com/blog/2023/10/chua-tieu-dao-ngoi-chua-gom-su-ghi-dau-tinh-hoa-lang-gom-bat-trang/

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường