Trang chủ Tin tức Mộc bản chùa Dâu – tư liệu quý về lịch sử Phật giáo Việt Nam

Mộc bản chùa Dâu – tư liệu quý về lịch sử Phật giáo Việt Nam

Thủ tướng ký quyết định công nhận mộc bản chùa Dâu là bảo vật quốc gia hồi tháng 1, lễ công bố diễn ra tại chùa Dâu, xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hôm 13/5.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Thủ tướng ký quyết định công nhận mộc bản chùa Dâu là bảo vật quốc gia hồi tháng 1, lễ công bố diễn ra tại chùa Dâu, xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hôm 13/5.

107 tấm mộc bản chùa Dâu thời Lê Trung Hưng là cơ sở nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của Phật giáo Việt Nam.

Theo hồ sơ của Cục Di sản Văn hóa, đây là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực. Năm 2000, chùa Dâu tu sửa, toàn bộ số hiện vật được chuyển lên bảo quản tại kệ gỗ gian bên phải tòa Tiền đường. 5 năm trước, ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh cùng nhà chùa thiết kế một tủ gỗ hai tầng, mỗi tầng có các giá chia làm nhiều ngăn nhỏ, tránh việc cọ xát những mặt ván vào nhau.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Moc ban chua Dau tu lieu quy lich su Phat giao Viet Nam 1

Một mặt ván của bộ ”Cổ Châu lục”. Ảnh: Cục Di sản Văn hóa

Mộc bản còn bảo lưu được 107 tấm, trong đó có 92 ván được khắc hai mặt và 15 ván khắc một mặt. Tổng số mặt ván thuộc bảo vật là 199. Cục Di sản Văn hóa tạm chia mộc bản thành 13 bộ tác phẩm, trong đó Cổ Châu hạnh, Cổ châu lục, Cổ Châu nghi, Nhân quả quốc ngữ, Kỳ vũ kinh, Thỉnh Long Vương nghi vẫn nguyên vẹn các mặt ván, còn lại không đủ số lượng do yếu tố thời gian.

Một số ván bị mục mọt quanh viền, cong, vênh, nứt hai đầu vì bị ảnh hưởng lâu ngày bởi thời tiết và khí hậu, tuy nhiên phần chữ và đồ họa còn khá sắc nét.

Hồ sơ bảo vật của Cục Di sản Văn hóa khẳng định mộc bản chùa Dâu có giá trị về nhiều phương diện, như lịch sử, Phật giáo, ngôn ngữ, hình thức độc đáo. Bảo vật được san khắc vào thời Lê Trung Hưng và Tây Sơn kéo dài đến thời Nguyễn, làm từ chất liệu gỗ thị, có tiết diện hình chữ nhật, kích thước trung bình 40 đến 47 cm, độ dày từ 1,5-2,5 cm.

Hiện vật được thực hiện xuất phát từ ý tưởng của các vị tổ chùa, muốn truyền lại cho thế hệ sau những bộ kinh để dạy đạo Phật, sự tích Man Nương, hệ thống Phật Tứ Pháp, loạt bài văn cúng, nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh.

Mộc bản chùa Dâu được chế tác theo quy trình truyền thống của Việt Nam, tỉ mỉ trong mọi khâu, từ chọn văn bản khắc in, chuẩn bị vật liệu gồm ván, giấy, mực đến khắc ván. Để chống cong vênh, người xưa cho xẻ một đường dọc theo đầu ván (chiều ngang ván), sâu vào khoảng 2-2,5 cm rồi găm vào đó cật tre già. Các ván sau nhiều lần in đều ngả màu đen bóng, bề mặt phủ lớp mực in khá dày.

Ngôn ngữ trên bảo vật đều là Hán cổ, chữ Nôm khắc ngược (âm bản), được trình bày ở hai mặt ván. Kiểu chữ chân phương, đường nét mềm mại, tính thẩm mĩ cao, được khắc nổi khoảng 1-1,5 mm, giúp bản in ra giấy dó sắc nét. Trong số tác phẩm thuộc bộ mộc bản, Cổ Châu lục là đại diện ”góp phần giúp các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có thêm nguồn sử liệu quý giá về sự phát triển ngữ văn Hán Nôm trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là ngôn ngữ tiếng Việt cổ được ghi chép qua phần chữ Nôm”, theo Cục Di sản Văn hóa.

Một số ván khắc đan xen hình minh họa sống động, bố cục hài hòa với phần văn tự theo các dạng ”thượng đồ hạ văn” (trên hình dưới chữ) và ”nhất thư nhất họa” (một trang chữ một hình). Ở trang cuối của hầu hết tác phẩm có dòng niên đại, ví dụ Cổ Châu nghi (1792), Nhân quả quốc ngữ (1773), Tam giáo (1859).

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Moc ban chua Dau tu lieu quy lich su Phat giao Viet Nam 2

Mặt ván ”Mục Liên”. Ảnh: Cục Di sản Văn hóa

Bộ mộc bản Cổ Châu hạnh, Cổ Châu lục hỗ trợ các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sự ra đời của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp vùng Dâu, lịch sử và quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam. Hai tác phẩm đều ghi vào đời Hán Linh Đế (168-190), thầy Phạn tăng là Khâu Đà La từ Tây Thiên Trúc đến thành Luy Lâu – trung tâm của Giao Châu đầu Công nguyên, nơi khách muôn phương thường xuyên lui tới.

Dân sở tại chủ yếu làm nông nghiệp lúa nước, dẫn đến tâm lý sùng bái, tôn thờ các hiện tượng tự nhiên gắn với nông nghiệp. Những phép của thầy Khâu Đà La đã đáp ứng mong muốn tránh khỏi tai họa thiên nhiên của họ.

Tài liệu của Cục Di sản Văn hóa cho biết trước đây chùa Dâu thường được nhận định là trung tâm Phật giáo có sự giao thoa giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng bản địa. Nhưng việc xuất hiện các bộ ván đại diện cho tư tưởng Đạo giáo, Nho giáo tại chùa Dâu, như Âm chất giải âm, Tam giáo bình tâm luận cho thấy nơi đây còn dung hợp các loại hình tôn giáo khác.

Qua đó khẳng định lịch sử Phật giáo Việt có sự sàng lọc, du nhập từ nền văn hóa nước ngoài, kết hợp tín ngưỡng, truyền thống văn hóa người bản địa để hình thành, phát triển trung tâm tôn giáo đậm bản sắc dân tộc.

Nguồn: https://vnexpress.net/moc-ban-chua-dau-tu-lieu-quy-ve-lich-su-phat-giao-viet-nam-4748200.html

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường