Trang chủ Quốc tế Chiến tranh, bạo lực và khủng bố

Chiến tranh, bạo lực và khủng bố

Chiến tranh, bạo lực và chủ nghĩa khủng bố - Người ta đã nói một cách có thiện ý, trí tuệ rằng "chủ nghĩa hòa bình không có nghĩa là chủ nghĩa thụ động", và có rất nhiều công việc hữu ích, có thể được thực hiện để san bằng sự bất công và những nguyên nhân gây ra bất đồng chính kiến trước khi nổ ra xung đột bạo lực.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Chiến tranh, bạo lực và chủ nghĩa khủng bố – Người ta đã nói một cách có thiện ý, trí tuệ rằng “chủ nghĩa hòa bình không có nghĩa là chủ nghĩa thụ động”, và có rất nhiều công việc hữu ích, có thể được thực hiện để san bằng sự bất công và những nguyên nhân gây ra bất đồng chính kiến trước khi nổ ra xung đột bạo lực.

Tác giả: Damien Keown
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Oxford Academic – Oxford University Press

Bản tóm tắt (Abstract)

Góc nhìn của Phật giáo đối với xung đột “chiến tranh bạo lực và chủ nghĩa khủng bố” (War, violence, and terrorism) như thế nào?. Trong giáo lý đạo Phật lên án mạnh mẽ các hành động tấn công bạo lực, thực tế ở phạm vi quốc gia, một số luận thuyết Phật giáo về vương quyền dường như ủng hộ khái niệm “cuộc chiến tranh chính nghĩa – cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng”, áp dụng tương tự những lập luận của các nhà tư tưởng Thiên Chúa giáo như hai cây đại thụ vững chắc về đạo lý chiến tranh là Thánh Augustine (354-430) và Thánh Thomas Aquinas (1225-1274).

Trên cơ sở này, có thể phát động chiến tranh và cuộc chiến tranh chính nghĩa – cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng, không gây ra những hậu quả tiêu cực cho người cai trị. Những phản ứng đương đại của đạo Phật đối với chủ nghĩa khủng bố, tập trung vào việc lắng lòng nghe, sự am hiểu và sự nhận xét. Một số nhà lãnh đạo Phật giáo đã bị chỉ trích vì rao giảng hòa bình, nhưng lại nhắm mắt làm ngơ trước bạo lực ở chính quốc gia họ.

Chứng minh cho thấy vào thế kỷ 20 là một trong những thế kỷ đẫm máu nhất trong lịch sử. Các cuộc chiến tranh ở quy mô chưa từng thấy, đã gây ra sự tàn phá ghê ghớm, cướp đi sinh mạng của hơn 100 triệu người. Đáng buồn thay, thế kỷ hiện tại cũng đã bắt đầu với thái độ hiếu chiến. Đã có những cuộc chiến tranh giữa Iraq và Afghanistan, cũng như những cuộc nội chiến gay gắt ở Syria và Yemen. Các cuộc tấn công khủng bố bằng bom và xả súng ngẫu nhiên đã trở thành những sự kiện gần như thường lệ.

Sự kiện khủng khiếp vào sáng thứ Ba ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại New York, một loạt bốn cuộc tấn công khủng bố có sự tham gia của nhóm khủng bố Hồi giáo Al-Qaeda nhằm chống lại Hoa Kỳ, đã mang đến cho thế giới những thiệt hại có thể gây ra bởi những kẻ khủng bố được huấn luyện tinh nhuệ, những hành động man rợ mà không hề sợ hãi cho mạng sống của họ.

Châu Âu cũng đã hứng chịu một loạt vụ tấn công khủng bố, chẳng hạn như vụ vụ tấn công khủng bố ở Pháp, các tay súng xả đạn vào một đám đông tại nhà hát Bataclan ở thủ đô Paris – Pháp tối ngày 13 tháng 11 năm 2015 (giờ địa phương). Chỉ riêng nhà hát này đã có khiến ít nhất 153 người thiệt mạng, các sự kiện tương tự đã xảy ra ở những nơi khác trên thế giới.

Ý kiến về cách tốt nhất để ứng phó với những sự kiện bạo lực này đã bị chia tách, thành các phần riêng biệt. Sau vụ tấn công vào Tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới tại New York, Mỹ, bị tấn công ngày 11/9/2001. Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã tuyên bố “công cuộc chống khủng bố”. Những người khác coi phản ứng quân sự là một sai lầm, các cuộc biểu tình tuần hành phản đối được tổ chức bởi các nhóm theo chủ nghĩa hòa bình, trong đó có nhiều tổ chức Phật giáo.

Phật giáo có kiên quyết phản đối việc sử dụng vũ lực hay không? Hay nó phụ thuộc vào bản chất của cuộc xung đột? Theo Phật giáo, liệu có một “cuộc chiến tranh chính nghĩa – cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng”? Đâu là phản ứng thích hợp khi đối mặt trước sự phẫn nộ của bọn khủng bố?

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chien tranh Bao luc chu nghia Khung bo 1

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: St

Nguồn gốc Chiến tranh Kinh điển (Classical sources on war)

Giáo lý đạo Phật cực lực phản đối việc sử dụng bạo lực, phân tích nó là sản phẩm của những cảm xúc tiêu cực bởi lòng tham dục (rāga), tâm trạng sân hận (dveṣa), tâm mê muội (moha). Niềm tin sai lầm vào bản ngã (ātman) và mong muốn bảo vệ cái tôi ích kỷ đó trước ‘những người khác’, những người được cho là đang bị đe doạ, được coi là nguyên nhân cơ bản của sự xâm lược.

Phật giáo cho rằng việc vẽ ra một ranh giới rõ ràng giữa bản thân mình và người khác, dẫn đến việc xây dựng một hình ảnh về cá nhân mình, coi tất cả những gì không phải là “cái tôi và cái của tôi” (ví dụ như của một quốc gia, chủng tộc hoặc tín ngưỡng khác) là xa lạ và đầy sự đe dọa.

Khi ý thức thật sâu xa về ý thức thật sâu xa về về cái tôi cảm cảm xúc tiêu cực ích kỷ trong mỗi người được giảm đi nhờ ứng dụng thực tiễn lời vàng ngọc quý báu của đức Phật, những mối bận tâm ích kỷ phiền não như thế, sẽ giảm bớt và được thay thế bằng sự đánh giá cao hơn về mối quan hệ họ hàng giữa chúng sinh. Điều này làm tan biến nỗi lo âu sợ hãi và thù địch, gây ra mâu thuẫn xung đột, do đó loại bỏ trong những nguyên nhân chính gây ra mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến bạo lực.

Khi bị đe doạ, phật tử được khuyến khích thực hành kiên nhẫn (kṣānti), có nhiều câu chuyện về sự kiên nhẫn mẫu mực cũng như các thực hành, được thiết kế để trau dồi từ bi tâm và sự nhẫn nại. Sự tức giận được coi là một cảm xúc tiêu cực, chỉ có tác dụng kích động các tình huống và chắc chắn quay trở lại với những hậu quả nghiệp tiêu cực xấu ác.

Văn học Phật giáo thời kỳ đầu, có rất nhiều tài liệu tham khảo về chiến tranh. Quan điểm được thể hiện gần như nhất trí trong các văn bản là vì chiến tranh liên quan đến giết chóc và tàn sát, theo giới luật đạo Phật là vi phạm Giới Thứ Nhất: Bảo Vệ Sự Sống, là đệ tử Phật thì không giết hại, không để kẻ khác giết hại và không tán thành bất cứ một hành động giết hại nào trên thế giới, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống.

Ngược lại hoàn toàn với những lời dạy trong Kinh Qur’an văn bản thánh kinh chính của đức tin Hồi giáo, đức Phật tuyên thuyết (Sn.iv.308-11) rằng những chiến binh tử trận nơi chiến trường với tâm hận thù không lên thiên đường mà đoạ địa ngục riêng biệt, bởi khi trút hơi thở thần hồn lìa thể xác với tâm trạng cố ý giết hại chúng sinh.

Tổ sư thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ, Luận sư xuất sắc của Thuyết nhất thiết hữu bộ, Bồ tát Thế Thân (Vasubandhu, (316-396), trước tác A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (Abhidharmakośa-bhāṣya), trong bộ luận nổi tiếng này, Ngài bày tỏ quan điểm cho rằng ngay cả người thực thi Chế độ quân dịch bắt buộc, sự quy định phải gia nhập quân ngũ của một quốc gia cũng có thể phạm tội giết người, trừ khi anh ấy kiên quyết không giết bất cứ ai, ngay cả để cứu lấy mạng sống của chính bản thân.

Văn bản tương tự khẳng định rằng sự giết người là nghiệp xấu ác, ngay cả trường hợp tự vệ hoặc khi bảo vệ bạn bè hay người thân.

Phẩm Ngu, kinh Pháp Cú 63, phần bình luận kể lại việc vua Tỳ Lưu Ly (Virūḍhaka, विरूढक) thảm sát gần như hoàn toàn vương tộc Thích Ca (Sākya), xương chất thành đống, máu chảy thành sông, những người vương tộc Thích Ca (Sākya) chỉ đưa ra sự kháng cự tượng trưng khi bị vua Tỳ Lưu Ly (Virūḍhaka, विरूढक) tấn công, tất cả họ đều nghĩ rằng thà để bản thân mình bị tàn sát còn hơn là tạo những nghiệp khổ đau do sự giết hại gây ra.

Kinh Tiểu Bộ – Chuyện Tiền Thân (Jātaka) chứa đựng những câu chuyện về các vị Hoàng tử và các vị Quốc vương thật kinh hoàng trước bạo lực đến mứ họ từ bỏ Vương quốc của mình để trở thành những nhà tu hành khổ hạnh, hoặc từ chối sự tự vệ khi bị tấn công.

Tấm gương sáng ngời của Ashoka (A Dục), một vị vua phật tử, trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Là một trong những hoàng đế Ấn Độ kiệt xuất, thường được đưa lên làm hình mẫu cho một vị minh quân phật tử cai trị quốc gia theo tinh thần đạo Phật, từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng.

Minh quân Phật tử Ashoka (A Dục), một trong những nhân vật lịch sử Phật giáo. Vị đại hoàng đế nổi tiếng nhất của triều đại Maurya, ông đã thống nhất gần như toàn thể bán lục địa Ấn Độ. Dưới triều đại của ông, văn hoá nghệ thuật, đạo đức nhân văn được phát triển cao độ, lần đầu tiên trong lịch sử Vương quốc Ấn Độ, sử liệu thật phong phú ghi chép bằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêu biểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chung cũng đã phát sinh trong thời kỳ này.

Riêng đối với đạo Phật, Hoàng đế Ashoka (A Dục) đã quy y Tam bảo, thụ Bồ tát giới, trở thành phật tử trung kiên, thuần thành sau khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nhà nước Kalinga (ngày nay là Odisha). Ông hết sức nhiệt tâm trong việc bảo vệ Chính pháp Phật đà, tuyên dương Diệu pháp Như Lai, lan toả ánh sáng đạo vàng và hạnh đức Như Lai khắp vùng thung lũng sông Hằng, vượt ra ngoài biên giới Ấn độ, nhất là về hướng tây bắc tức là cả vùng cận đông, trung đông cho đến biên giới châu Âu.

Các sắc lệnh được ban hành khắp đế quốc hùng cường của ông về sự khoan dung, từ bi và tuyên bố rằng chinh phục theo đạo Phật từ bi hoàn hảo hơn thay vì chinh phục bằng bạo lực hoặc áp đặt. Bản thân Hoàng đế Ashoka (A Dục) đã noi gương Chuyển luân thánh vương Cakravartin (चक्रवर्तिन्), nhà lãnh đạo tinh thần lý tưởng, được liên hệ mật thiết với một sự điều hành quốc gia bằng Lý tưởng Bồ Tát trong Phật giáo Đại Thừa.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là mặc dù Chuyển luân thánh vương Cakravartin (चक्रवर्तिन्) được miêu tả là người chinh phục một cách hoà bình, nhờ sức hùng lực của từ bi, trí tuệ Phật pháp, nhưng ông vẫn giữ lại đội quân của mình và đồng hành cùng họ trong chuyến công du đến các Vương quốc lân cận. Hoàng đế Ashoka (A Dục) cũng thế, không giải tán quân đội hay từ bỏ việc sử dụng vũ lực.

Trước những điều bất thường như thế, một học giả nổi tiếng thế giới chuyên gia ngôn ngữ Pali, người đứng đầu Khoa Ngôn ngữ và Văn minh Nam ÁGiáo sư Steven Collins (1951-2018) đã phá hiện ra “hai phương thức” của giáo lý đạo Phật liên quan đến bạo lực. Trường hợp thứ nhất, ‘việc đánh giá bạo lực phụ thuộc vào bối cảnh và có thể thương lượng được’, trường hợp thứ hai, nó không phụ thuộc vào bối cảnh và không thể thương lượng’.

Phương cách thứ hai là thể hiện lập trường theo chính thể chuyên chế chủ nghĩa hoà bình mà chúng ta vừa xem xét, trong khi phương cách thứ nhất dựa trên quan sát rằng, trong những trường hợp nhất định dường như Đức Phật ngầm cho phép – hay ít nhất là không lên án một cách rõ ràng – việc các vị Quốc vương sử dụng vũ lực.

Một cơ hội ngàn vàng để ông làm điều đó xảy ra khoảng một năm trước khi ông băng hà, khi vị vua hiếu chiến, Quốc vương Magadha (Ma Kiệt Đà), một đế quốc hùng mạnh ở miền Đông Ấn Độ, Ajātasattu (A Xà Thế; Tại vị:k. 492–k. 460 TCN) đã công cử đại thần của ông đến bệ kiến đức Phật để kính xin thỉnh vấn về kế hoạch tấn công vương quốc Cộng hoà Vajjis (Bạt Kỳ), một trong mười sáu tiểu quốc Ấn Độ cổ đại có thế lực lớn (D.ii.72ff.).

Thay vì đưa ra lời thẳng thắn lên án cuộc tấn công theo kế hoạch (có lẽ là một khó khăn trong lựa chọn về mặt chính trị, do có sự bảo trợ tăng đoàn Phật giáo của Hoàng gia) p. 64 trang 64.

Đức Phật đã chỉ ra cho nhân loại thấy được giá trị của dân chủ, đạo đức, thượng tôn pháp luật, tự do tín ngưỡng, bình đẳng, công bằng, văn minh… trong việc kiến tạo quốc gia độc lập, tự chủ và hùng mạnh, Ngài dạy bảy pháp giúp quốc gia cường thịnh:

1- Thường nhóm họp bàn những sự việc chân chính,

2- Vua tôi hòa thuận, trên dưới kính nhường nhau,

3- Thường tôn trọng pháp luật, hiểu điều cấm kỵ, chẳng trái lễ độ,

4- Hiếu dưỡng cha mẹ, kính thuận sư trưởng,

5- Thường tôn trọng tông miếu, kính nể quỷ thần,

6- Giữ gìn khuê môn trinh chính, thanh khiết, không bậy bạ, cho đến sự vui đùa, nói năng cũng không tà vạy,

7- Tôn thờ Sa-môn, kính người trì giới và thân cận ủng hộ chẳng biếng nhác.

Từ đó về sau, vua Ajātasattu (A Xà Thế) từ bỏ ý định chinh phạt vương quốc Cộng hoà Vajjis (Bạt Kỳ), trả thù nước bạn. Đồng thời, ông cho thiết lập mạng lưới chính trị, quân sự giống như vương quốc Cộng hoà Vajjis vô cùng cường thịnh.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chien tranh Bao luc chu nghia Khung bo 2

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: St

Chiến tranh với đạo Phật (Buddhism at war)

Lý tưởng hoà bình của các nguồn cổ điển (see Box 10) đã không ngăn cản Phật tử khắp châu Á chiến đấu, và tiến hành các chiến dịch quân sự từ kết hợp giữa động cơ chính trị và tôn giáo.

Như chuyên gia về tôn giáo và bạo lực, tác giả, giáo sư, diễn giả, Michael Jerryson lưu ý, ‘tại các quốc gia Hàn Quốc, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan, các cơ sở tự viện Phật giáo đóng vai trò là tiền đồn quân sự, các nhà sư lãnh đạo các cuộc nổi dậy, các nguyên tắc Phật giáo được dùng làm khẩu hiệu chiến tranh cho các vị nguyên thủ quốc gia’. Chúng ta hãy xem xét một vài ví dụ, bắt đầu từ Nam Á.

Từ Kinh Pháp Cú
(From the Dhammapada ‘trans. Norman’)

Nó mắng tôi, đánh tôi!
Nó hại tôi, cướp tôi!
Không ôm oán niệm ấy,
Hận thù sẽ tự nguôi. (v.3)

Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người sợ tử vong.
Lấy mình làm ví dụ
Không giết, không bảo giết. (v.129)

Buông đao, đối chúng sinh,
Yếu kém hay kiên cường,
Không giết, không bảo giết,
Ta gọi Bà-la-môn. (v.405)

Ban đầu lịch sử Sri Lanka bị chấn động bởi chiến tranh giữa người Sinhalese và người Tamil, và Quốc vương Dutthagamani (104-80 trước Công nguyên) được coi là vị anh hùng dân tộc vì đã đánh bại vua Eḷāra thuộc bộ tộc Tamil, miền bắc Sri Lanka, ở một trong những kinh đô cổ của Sri Lanka, là thành phố linh thiêng ở Sri Lanka, kẻ đã xâm chiếm hòn đảo từ miền nam Ấn Độ.

Chiến thắng vẻ vang của Quốc vương Dutthagamani đã được tôn vinh trong một biên niên sử nổi tiếng, được được lưu giữ tỉ mỉ của Sri Lanka Mahāvaṃsa (thế kỷ thứ 5-6 CN) kể rằng quân đội của ông có sự ủng hộ của các vị tu sĩ Phật giáo và các di vật Phật giáo trang trí trên ngọn giáo của binh lính.

Các nhà sư sẵn sàng cỡi áo cà sa khoác chiến bào và đã tham gia kháng chiến chống giặc cứu nước, quân đội chiến đấu mà biên niên sử mô tả như một ‘thánh chiến’, mặc dù không có khái niệm nào trong giáo lý chính thống như thế được hợp pháp hóa. p. 65page 65.

Bất chấp sự chứng thực rõ ràng này của đoàn thể tăng già thanh tịnh hòa hợp, sau khi chiến thắng, Quốc vương Dutthagamani (giống như một trong những hoàng đế kiệt xuất trong lịch sử Ấn Độ, Ashoka trước đó) cảm thấy hối hận vì đã mất mạng, do đó, theo biên niên sử, ông được các vị Thánh tăng A La Hán trấn an ông rằng, ông phải gánh chịu trách nhiệm về cái chết của ‘một phân nửa số nhân dân’.

Ý nghĩa của nhận xét khó hiểu này, dường như là trái ngược với những người phật tử, người Tamil chỉ được coi là một phân nửa số nhân dân, bởi họ là ‘những kẻ ác tâm tà kiến’ chẳng khác gì một phần của ‘những con thú’.

Trong thời hiện đại, một trong những vị trưởng lão Phật giáo hàng đầu của Sinhhalese như học giả và nhà văn Phật giáongười Sri Lanka, Hòa Thượng Tiến sỹ Walpola Rahula Thero (1907 – 1997) đã lên tiếng tán thành “chủ nghĩa dân tộc tôn giáo” (Religious nationalism) và mô tả chiến dịch của Quốc vương Dutthagamani là một Thập Tự Chinh (crusade – là một loạt các cuộc chiến tranh tôn giáo).

Những người đương thời ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Sinhalese bao gồm những vị tu sĩ Phật giáo tin rằng, chỉ có việc trục xuất các nhóm thiểu số không theo đạo Phật ra khỏi đất nước mới mang lại hòa bình lâu dài.

Những vị tu sĩ Phật giáo này đã được truyền cảm hứng từ một hệ tư tưởng được gọi là Jathika Chintanaya’ (‘tư tưởng chủ nghĩa dân tộc’), thể hiện các giá trị của nó qua khẩu hiệu ‘Raṭa, Jātiya, A¯gama’ (‘đất nước, chủng tộc và tôn giáo’). Các tổ chức Phật giáo thể hiện tình cảm chủ nghĩa dân tộc như thế bao gồm Tổ chức Phật giáo cánh phải cực đoan này có tên là Bodu Bala Sena (BBS – nghĩa là Lực lượng sức mạnh).

Ủy ban chuyên gia do Tổng Thư ký Ban Ki-moon chỉ định đã cáo buộc quân đội Sri Lanka sát hại khoảng 10.000 dân thường trong cuộc truy quét các lực lượng ly khai Tamil năm 2009 và khẳng định cả quân đội Sri Lanka và lực lượng ly khai Tamil đều phạm tội ác chiến tranh, vi phạm nhân quyền đã lan rộng trong cuộc nội chiến ở Sri Lanka, và mặc dù sự thù địch đã chấm dứt vào năm 2009.

Vi phạm nhân quyền đã lan rộng trong cuộc nội chiến ở Sri Lanka, mặc dù sự thù địch đã chấm dứt vào năm 2009, nhưng các hành vi quấy rối, tra tấn, bóc lột và bạo lực của các Phật tử vẫn tiếp tục, bao gồm cả các cuộc tấn công vào các nhóm thiểu số Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

Vào thế kỷ 20, chắc chắn phật tử bị lôi cuốn vào lịch sử đầy biến động của Đông Nam Á, trong đó có những biến động ở đát nước Campuchia. Khmer Đỏ từ 1975 đến 1979 đã phá hủy toàn bộ 3.600 cơ sở tự viện Phật giáo ở Vương quốc Campuchia và từ 50.000 tu sĩ Phật giáo giảm số lượng xuống chỉ còn 3.000.

Nỗi lo sợ về cuộc nổ dậy của chủ nghĩa cộng sản vô thần cực đoan ở Vương quốc Phật giáo Thái Lan, đã khiến một số nhà sư Phật giáo có lập trường chống cộng sản vô thần cực đoan.

Vào những thập niên 1970, Trưởng lão Hòa thượng Kitthiwutthō Phikkhu đã đưa ra một số tuyên bố gay tranh cãi trước công chúng về việc tẩy chay, tiêu diệt người Cộng sản vô thần cực đoan để bảo vệ Vương quốc Phật giáo Thái Lan, Phật giáo và chế độ quân chủ là một nghĩa vụ tôn giáo biện minh cho việc đình chỉ các quy tắc đạo lý thông thường.

Trưởng lão Hòa thượng Kitthiwutthō Phikkhu đã có những phát biểu cực đoan, tẩy chay và tiêu diệt những người cộng sản , coi đó là một hành động có phúc đức lớn lao.

Trong buổi phát biểu trước binh sĩ quân đội Thái Lan, Trưởng lão Hòa thượng Kitthiwutthō Phikkhu đưa ra lời biện minh mang tính vị lợi cho quan điểm của mình, Ngài tuyên bố rằng tẩy chay, tiêu diệt 5.000 người cộng sản, để đảm bảo 42 triệu người công dân Vương quốc Phật giáo Thái Lan là vì chính nghĩa mà chiến đấu.

Vai trò của CIA trong việc thúc đẩy sự phản đối của Phật giáo đối với Chủ nghĩa Cộng sản trong thời kỳ này đã được Tiến sỹ Eugene B. Ford trình bày chi tiết.

Chuyển sang phía Bắc và Đông Á, chúng ta lại thấy sự tham gia của các nhà sư Phật giáo vào các cuộc nổi dậy và chiến dịch quân sự. Điều này đáng chú ý nhất là ở Nhật Bản, nơi các cơ sở tự viện Phật giáo trở thành tổ chức sở hữu đất đai giàu có, sử dụng các nhóm nhóm Tăng binh Phật giáo (sōhei) để đe dọa đối thủ và bảo vệ Tổ quốc Nhật Bản.

Trong các cuộc chiến tranh và xung đột thời trung cổ, các trận chiến đã diễn ra giữa giáo phái này với giáo phái khác và chống lại các Tướng Quân (shōgun) và triều đình.

Những lời giảng dạy và thực của Thiền tông Phật giáo được tầng lớp võ sĩ (武士/ ぶし bushi) của Nhật Bản, tức là bao gồm cả Shōgun (Chinh di Đại tướng quân, một danh hiệu võ quan cao cấp trong lịch sử Nhật Bản) và Daimyō (những lãnh chúa phong kiến từ thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 19 ở Nhật Bản thần phục Tướng quân) thấy hữu ích như những kỹ thuật kỷ luật tâm trí trong cuộc chiến đấu và xua tan nỗi sợ chết.

Các bộ môn võ thuật như kiếm thuật và bắn cung chịu ảnh hưởng bởi giáo lý thiền tông Phật giáo và triết lý ‘tính không’ (sunyata) của ngài Long Thọ được xây dựng trên nền tảng của lý duyên khởi, Bồ tát Long Thọ giải thích: (Các pháp do nhân duyên sinh, cho nên Ta nói là “không”, là giả danh, mang ý nghĩa trung đạo.

Chưa từng có một pháp nào không từ nhân duyên sinh, do vậy không có một pháp nào không ý nghĩa không), đã giúp đưa ra lời biện minh cho cả việc sát hại mạng sống và tư duy về cái chết của chính bản thân mình với sự thanh thản hồn nhiên.

Cuối cùng phân tích, theo lý luận của các bậc Đại sư tiêu biểu như Thiền sư Takuan Sōhō Zenji (1573-1645), vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, dòng Nam Phố Thiệu Minh (ja. nampo jōmyō), vị Thiền sư lỗi lạc, tinh thông kinh điển mà còn là một nghệ sĩ trứ danh, một thi hào với những tác phẩm còn được nhắc đến ngày nay, chỉ có tình trạng trống rỗng, hay chân không: cuộc đời giống như ảo mộng, người đánh và người bị đánh chỉ là những ảo tưởng.

Giáo lý Phật giáo Đại thừa thuyết minh về “Phương tiện thiện xảo”, nhằm chỉ sự khéo léo, uyển chuyển mà Thế Tôn dùng để giáo hóa tùy vào căn cơ của mỗi người, được viện dẫn để biện minh cho việc sát hại mạng sống và những hành vi bị cấm khác; nguyên tắc được viện dẫn là từ bi tâm đòi hỏi các vị Bồ tát phải phá vỡ các quy tắc khi một số vì lợi ích chung cho số đông lớn hơn đang bị đe dọa.

Trong thời kỳ hiện đại, các nhóm tôn giáo đạo Phật đã có mối liên hệ chặt chẽ với chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản, một dạng chủ nghĩa quốc gia của người Nhật, dùng để lý giải các tư tưởng và chính sách về văn hóa, ứng xử chính trị, vận mệnh lịch sử của nước Nhật trong suốt hai thế kỷ trở lại đây và Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản (Nihon gunkoku shugi), một trào lưu tư tưởng – chính trị ở Nhật Bản, được hình thành trong thời kỳ Minh Trị Duy Tân (1868-1910) – cuộc cải cách đưa nước Nhật trở thành một quốc gia theo chủ nghĩa tư bản.

Các giáo phái Thiền tông và Tịnh độ tông Phật giáo Nhật Bản đã hỗ trợ tài chính cho cuộc Chiến tranh Trung – Nhật (1937-1945) là một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Hoa Dân Quốc và Đế quốc Nhật Bản và Đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945), hầu hết các trường phái Phật giáo đều ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Nhật Bản chống lại Phe Đồng Minh sắp xâm chiếm chính quốc Nhật Bản.

Tác phẩm “Thiền và thời kỳ của chiến tranh” (Zen at War) của tác giả Brian Andre Victoria (sinh năm 1939), một nhà giáo dục người Mỹ, Tiến sĩ Triết học, nhà văn và tu sĩ Phật giáo thuộc về Thiền phái Tào Động (Sōtō Zen). Cuốn sách được nghiên cứu kỹ lưỡng và chi tiết này trình bày những tác động lẫn nhau của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và Phật giáo Thiền tông ở Nhật Bản trong suốt cuối thế kỷ 19 và 20.

Tác giả Brian Andre Victoria đã vạch trần mức độ mà nhiều vị Thiền sư nổi tiếng là những người ủng hộ nhiệt tình cho cuộc chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc, trước sự ngạc nhiên và bối cảnh của những người theo chủ nghĩa hòa bình phương Tây.

Thiền sư Harada Daiun Sōgaku (1871-1961) đã viết, “không lao vào chiến trường, hoàn toàn không thể biết được Phật pháp” (without plunging into the war arena, it is totally impossible to know the Buddha Dharma).

Thiền sư Yasutani Haku’un (1885-1973), vị Thiền sư Nhật Bản, là Thiền sư đầu tiên giảng dạy ở Hoa Kỳ, nổi tiếng ở phương Tây với tư cách là một trong những người sáng lập trường phái Sanbō Kyōdan (Tam Bảo giáo), chi phái của dòng thiền Tào Động Phật giáo Nhật Bản, bày tỏ quan điểm sau đây về luân thường đạo lý sát sinh trong chiến tranh:

Tất nhiên người ta nên sát sinh, sát sinh càng nhiều càng tốt (sát nhất nhân, vạn nhân cụ – Giết một người để muôn người sợ mà tránh). Người ta phải chiến đấu hết mình, tiêu diệt tất cả mọi người trong quân địch. Lý do để thực hiện từ bi tâm và sự phụng sự cho đến mức hoàn thiện, cần phải hỗ trợ trong việc thưởng thiện phạt ác. Tuy nhiên, khi sát sinh nhân mạng phải khởi đại bi tâm và vì lòng thương xót mà rơi lệ, ghi nhớ chân lý ‘sát sinh tức phi sát sinh’ (killing yet not killing).

Những nhận xét như thế về việc sát sinh tức phi sát sinh’ (killing yet not killing) là điển hình của lối ngụy biện mà các vị Thiền sư sử dụng để biện minh cho chiến tranh.

Trong cuốn sách thứ hai “Zen War Stories – Thiền tông Chiến tranh Cố sự”, tác giả Brian Andre Victoria trích dẫn thêm nhiều ví dụ về chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và Phật giáo nhận xét:

Trong việc truyền bá tinh thần quân nhân tự sát của Nhật Bản (tự mổ bụng tuẫn tiết khi bị thất trận, hoặc khi chủ bị chết để tránh bị rơi vào tay quân thù và bị làm nhục), đặc biệt là khi mở rộng sang dân thường, với sức mạnh của niềm tin tôn giáo, các nhà lãnh đạo Thiền tông Phật giáo thời chiến của Nhật Bản đã bộc lộ mình là là những kẻ phá sản hoàn toàn và triệt để về phương diện đạo đức.

Những khuynh hướng hiếu chiến thuộc loại nêu trên, có lẽ không thể tránh khỏi nếu người ta tin rằng phải thoát khỏi tính ‘hai mặt thiện và ác’.

Như Tiến sĩ Harvard, giáo sư học tại Đại học bang Colorado, Winston King (1940-2000) đã viết trong tác phẩm “Thiền và Kiếm đạo” (Zen and the Way of the Sword), ‘Thiền . . . không có phẩm chất đạo đức nội tại hay sự nội quán tự tâm, nhưng . . . về mặt lịch sử dường như chủ yếu là một kỹ thuật tâm lý để tối đa hóa sự hoạt động tích cực của các cơ quan nội tạng, bất kể họ định hướng thế nào’.

Năm 2001, các tông phái Thiền chính thống của Phật giáo Nhật Bản đã đưa ra lời xin lỗi công khai về sự đồng lõa của Thiền tông với Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản (Nihon gunkoku shugi), một trào lưu tư tưởng – chính trị ở Nhật Bản, được hình thành trong thời kỳ Minh Trị Duy Tân (1868-1910) – cuộc cải cách đưa nước Nhật trở thành một quốc gia theo chủ nghĩa tư bản, mặc dù họ không chỉ trích đích danh cụ thể những nhà sư hoặc bác bỏ những lời giảng dạy khẳng định bạo lực của họ.

Tuy nhiên, Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản được mô tả nêu trên còn lâu mới thu hút lan rộng khắp nơi. Tại xứ Hoa Anh Đào, Đoàn thể đại Tăng già Nhật Bản san Diệu Pháp tự (Nipponzan-Myōhōji-Daisanga, 日本山妙法寺大僧伽), một nhóm hoạt động và phong trào tôn giáo mới của Nhật Bản được thành lập vào năm 1917 bởi nhà hoạt động hòa bình người Nhật Bản, Trưởng lão Hòa thượng Nichidatsu Fujii (1885-1985) kiên quyết ủng hộ chủ nghĩa hòa bình và phản đối việc triển khai vũ khí hạt nhân.

Nhân gian thường thấy các nhà sư thành viên của Đoàn thể đại Tăng già Nhật Bản san Diệu Pháp tự thường xuyên thụ trì kinh Đại thừa Liễu nghĩa và hòa âm cùng tiếng trống Bát nhã ngân vang trong các tuần hành vì hòa bình. Đoàn thể đại Tăng già Nhật Bản san Diệu Pháp tự đã kiến tạo hơn 80 ”cơ sở tự viện Phật giáo vì Hòa bình” trên toàn thế giới.

Tổ chức Phật giáo này hy vọng rằng những cơ sở tự viện Phât giáo vì Hòa bình và thánh tích thiêng liêng nơi này sẽ tạo ra ảnh hưởng xoa dịu những căng thẳng mà thế giới đang gặp phải khó khăn.

Nhà sư Campuchia, người từng là nhân vật chủ chốt ở Vương quốc Phật giáo Campuchia sau thời Khmer đỏ, giúp khôi phục quốc gia và khôi phục Phật giáo Campuchia. Năm 1980, Ngài giữ chức vụ đại diện của dân tộc Campuchia lưu vong tại Liên hợp quốc, Trưởng lão Hòa thượng Tiến sĩ Mahā Ghosānanda (1913 -2007) từng thụ học với Trưởng lão Hòa thượng Nichidatsu Fujii, người sáng lập Đoàn thể đại Tăng già Nhật Bản san Diệu Pháp tự, Ngài rất ảnh hưởng lý tưởng của tổ chức Phật giáo Nhật Bản này.

Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda (1928-2023), Chủ tịch thứ ba của tổ chức Phật giáo Soka Gakkai, Nhật Bản, sáng lập và Chủ tịch Hiệp hội Soka Gakkai Quốc tế (SGI – Soka Gakkai International), cũng là nhà vận động hòa bình tích cực trong nhiều năm. Mục tiêu của SGI bao gồm mục đích ‘Hoạt động vì Hòa bình bằng cách phản kháng mọi hình thức bạo lực và cống hiến cho phúc lợi cho nhân loại bằng cách thúc đẩy văn hóa và giáo dục nhân văn’.

Một nhóm Phật giáo Nhật Bản khác hoạt động trên mặt trận văn hóa nhân văn này là Rissho Kosei-kai (Lập chính giảo thành hội), giống như Soka Gakkai, tổ chức này bắt nguồn từ phái Phật giáo Nhật Liên, được thành lập vào năm 1938 bởi Pháp sư Nikkyo Niwano (1906-1999), người khai sáng Hội Phật Giáo (PG) Lập Chánh Giảo Thành (Rissho Kosei-kai, phát xuất từ phái Pháp Hoa Nhật Liên Tông của Nhật), nhà lãnh đạo Hội Tôn Giáo và Hòa Bình Thế Giới, Hiệp Hội Tự Do Tôn Giáo, Hiệp Hội Hòa Bình Niwano, Liên Đoàn Tân Tôn Giáo Nhật Bản, là tác giả của nhiều tác phẩm Phật học quan trọng v.v.. và Myōkō Naganuma (1889-1957), người đồng sáng lập và phó chủ tịch đầu tiên của giáo phái Phật giáo Risshō Kōsei Ka. Năm 1978, nhóm Phật giáo này đã thành lập Tổ chức Hòa bình Niwano “để góp phần hiện thực hóa hòa bình thế giới”.

Vương quốc Phật giáo Mật tông Tây Tạng (nay thuộc Khu tự trị Tây Tạng, một đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc), người ta ước tính có sáu triệu người dân Tây Tạng đã chết và hơn một triệu người dân Tây Tạng phải bỏ của lấy người rời khỏi quê hương thân yêu để tỵ nạn sau cuộc xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lược vào năm 1959.

Bất chấp các chiến dịch đàn áp Phật giáo có hệ thống và tàn bạo, Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo trên thực tế của Phật giáo Tây Tạng, đã thực hiện chính sách phản kháng bất bạo động, nhờ đó Ngài đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989.

Cuộc chiến vì Chính nghĩa (The just war)

Hình ảnh đạo Phật chỉ là một tôn giáo yêu chuộng hòa bình rõ ràng là chưa trọn vẹn, từ góc độ Phật giáo những sự thật trên đã đã đặt ra vấn đề về chiến tranh và hòa bình. Nếu tất cả sử dụng vũ lực bị loại trừ, như các văn bản đầu tiên gợi ý, làm thế nào có thể kiềm chế được những tên tội phạm bạo lực hoặc những kẻ khủng bố đe dọa những công dân vô tội?

Bởi vì không có quốc gia Phật giáo nào bãi bỏ luật pháp hoặc không có phương tiện nào để thực thi nó (ví dụ như lực lượng vũ trang quân đội hoặc cảnh sát), có thể như các nguyên tắc đạo đức Phật giáo phải cho phép sử dụng lực lượng vũ trang là lực lượng chiến đấu của nhà nước nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội – bản thân nó là một lý tưởng Phật giáo – phải đạt được.

Nếu việc sử dụng vũ lực là hợp lý về phương diện đạo đức để ngăn chặn mối đe dọa an ninh trong nước, thì liệu có thể nó cũng không được biện minh đối với các mối đe dọa từ bên ngoài hay không?

Một trong những nhà tư tưởng phương Tây sớm nhất tư duy về những câu hỏi như thế là Thánh Augustine (354–430 CN), một nhà thần học, triết học, tác gia thế kỷ IV có ảnh hưởng lớn, mang tích cách mạng trong Ki Tô giáo Tây phương và nền triết học phương Tây, và trong thời kỳ trung cổ, những ý tưởng của ông đã được Triết gia và thần học người Ý thời trung đại, nhà tư tưởng kinh viện vĩ đại nhất, Thánh Thomas Aquinas (1224-1274) phát triển và chắc lọc.

Các nhà tư tưởng Cơ đốc giáo đã phát triển học thuyết “Chiến tranh Chính nghĩa: Con đường Dẫn đến Hòa bình” vì xung đột được nhận thấy giữa một mặt là nhu cầu bảo vệ các cộng đồng và quốc gia Cơ đốc giáo khỏi bị tấn công, mặt khác là các giáo lý tôn giáo như Chúa Giêsu đã nhắc lại giới răn này: “Ngươi không được giết người” (Mt 5,21) và còn thêm rằng: “không được giận ghét hoặc oán thù” (Mt 5,22) và ‘nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn’ (Hiến Chương Nước Trời – Ma-thi-ơ 5-7).

Trong thời hiện đại, sự quan tâm đến khái niệm chiến tranh chính nghĩa đã được nâng cao khi các nhà đạo đức, chính trị gia và chiến lược gia quân sự cân nhắc những tình huống khó xử phát sinh liên quan đến vũ khí hạt nhân.

Nhu cầu ‘Can thiệp nhân đạo’ (Humanitarian intervention) là biện pháp mang tính chất cưỡng bức, áp đặt nhằm ép buộc nước bị can thiệp phải chấp nhận những điều kiện nhất định nào đó, trong các tình huống như ‘Khủng hoảng Kosovo’ (Kosovo, một lãnh thổ tranh chấp và quốc gia được một bộ phận quốc tế công nhận tại Đông Nam Âu) và việc sử dụng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái như một phần của ‘cuộc chiến chống khủng bố’.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chien tranh Bao luc chu nghia Khung bo 3

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: St

Tư duy chiến tranh chính nghĩa được phân hai nhánh. Thứ nhất là điều kiện cần có để đáp ứng để tham chiến và được tóm tắt như Luật chiến tranh là một bộ phận của luật quốc tế quy định các điều kiện để phát động chiến tranh (jus ad bellum) và hành vi của các bên tham chiến (jus in bello).

Nguyên tắc thứ hai, được gọi là các bên tham chiến (jus in bello). Liên quan đến những điều hợp pháp và không hợp pháp khi đã được bắt đầu thực hiện một chiến dịch quân sự. Sự đồng thuận chung giữa các nhà lý thuyết là cần phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định để tuyên chiến, chẳng hạn như chiến tranh phải được tiến hành bởi một cơ quan hợp pháp (thường là một nhà nước) và chỉ có thể được tiến hành như là một phương sách cuối cùng.

Sau đó, có hai nguyên tắc rộng chi phối việc tiến hành thực tế một chiến dịch quân sự: bạo lực được sử dụng phải tỷ lệ thuận với việc phải chịu sự tổn hại và vũ khí được sử dụng phải phân biệt đối xử giữa người tham chiến và người không tham chiến. p. 70page 70

Các nhà bình luận Phật giáo truyền thống, đôi khi bày tỏ quan điểm thuộc loại tương tự, nhưng không có hệ thống tư tưởng nào giải thích lý tưởng hòa bình của tinh thần bất hại (ahimsā) phù hợp với thực tế của đời sống chính trị và xã hội như thế nào. Như đã đề cập trước đây, ngay từ khi sáng lập đạo Phật đã có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính trị (có thể một số người cho rằng mối quan hệ này quá chặt chẽ).

Là một phần của mối quan hệ này – được coi là sự hợp tác giữa vật chất và tinh thần – các bậc Đạo sư Phật giáo đã đưa ra lời khuyên và các nguyên tắc hướng dẫn những người lãnh đạo chính phủ, được mô phỏng theo quan niệm cổ đại về một vị Quốc vương lý tưởng cai trị dựa vào đạo đức và lòng nhân từ (Cakravartin, Chuyển Luân Vương, Quốc vương toàn cầu).

Một ví dụ về lời khuyên như thế là luận về đạo đức nhân văn của các vị quốc vương: Đồ trang sức dành cho những người lãnh đạo chính phủ được sáng tác vào năm 1895 bởi bậc tùng lâm thạch trụ vĩ đại của giáo lý trường phái Cựu Dịch Phật giáo Tây Tạng, Ngài Mipham Jamyang Namgyal Gyatso (1846-1912).

Theo người dịch sang Anh ngữ, đây là một trong những tác phẩm cổ điển về lý thuyết dài nhất và việc thực hành vương quyền Phật giáo (Buddhist kingship) từng được viết bằng bất kỳ Phật giáo nào. Tác phẩm được sáng tác khoảng hai thế kỷ sau khi thẩm quyền tôn giáo và thế tục ở Tây Tạng được củng cố trong văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một sự phát triển có lẽ giải thích sự cần thiết của một luận thuyết thuộc loại này.

Mipham Jamyang Namgyal Gyatso

Theo quan điểm của Đại Sư bác học và thành tựu của Tây Tạng, Tôn giả Mipham Jamyang Namgyal Gyatso (1846-1912), với tư cách là người giám luật, đã không ngần ngại dập tắt tội phạm và bằng cách trừng phạt những kẻ làm ác bởi hành vi sai trái. Tôn giả Mipham nói rằng việc không áp dụng hình phạt nghiêm khắc sẽ dẫn đến sự gia tăng tội ác và sự hủy diệt của Vương quốc.

Khắc phục tội phạm nên được hướng dẫn bởi năm nguyên tắc: công bằng, phù hợp, dựa theo nguyên tắc, hài hòa, và khoan dung rộng lượng. Nó cũng phải tương xứng với tội phạm và chỉ được áp dụng sau khi xét xử công bằng.

Trong khung khổ hình phạt dành cho những tội nhân có thể bao gồm việc’ còng tay, cùm chân, giam nhốt, đánh đập tra khảo, đe dọa, trục xuất hoặc tịch thu tài sản của tội phạm’, nhưng nó không bao gồm án tử hình, chặt đứt tay chân hoặc các hình phạt tàn nhẫn hay quá mức khác bởi những hình phạt này không thể “ngược lại, hoặc biện pháp sửa chữa sai lầm” có sai sót trong thi hành pháp luật.

Tóm lại, như Tôn giả Mipham: “Mặc dù đức Quốc vương với từ bi tâm, nhưng ông vẫn áp đặt những hình phạt kịp thời và công bằng đối với tội phạm”.

Tôn giả Mipham cũng đặt ra các nguyên tắc chiến tranh cơ bản nhất định liên quan đến ba loại chiến lược. Thứ nhất, vị Quốc vương nhân từ, đức độ ứng xử tình huống chiến tranh bằng cách tìm đồng minh, sử dựng các chiến lược ngoại giao (bằng sự thuyết phục và sự đe dọa).

Thứ hai, vị Quốc vương đó tư duy về những cách để đạt được chiến thắng với giảm thiểu tối đa trong tổn thất nhân mạng. Thứ ba, một khi trở nên xung đột không thể tránh khỏi, vị Quốc vương đó sẽ điều động lực lượng bằng các chiến thuật quân sự thích hợp. Nếu vị Quốc vương đó gây thương tật hoặc giết chết đối thủ trong trận chiến ‘điều này cấu thành một lỗi đạo đức nhỏ’ và có thể không gây ra quả báo nào ‘bởi vì động lực đằng sau của ông là từ bi tâm và kiên định.

Có thể thấy, Tôn giả Mipham có lập trường vững vàng trước các mối đe dọa từ an ninh nội địa đến từ nước ngoài. Ngài viết: “Nếu ai đó hành động bạo lực với các bạn mà không có lý do, thì đừng nhân nhượng mà hãy kiên định tiến tới.” Ngài hình dung ra một xã hội giống như Sparta là một thành bang nổi bật ở Hy Lạp cổ đại, nơi các công dân đóng vai trò tích cực trọng việc bảo vệ tổ quốc.

Ngài viết: “Áo giáp và công sự kiên cố, cùng những đội quân kỵ mã và vũ khí khác nhau được tích lũy tại tư gia của mỗi cá nhân, mỗi người đều dũng cảm và am hiểu về võ thuật”. Với tình trạng sẵn sàng chiến đấu này, ‘những quân nhân và tướng lĩnh sẽ khoác lên áo giáp, khi cần thiết, hãy ngay lập tức hành động thần tốc. Thực tế bất chấp chính sách diều hâu này, chúng ta thấy sự căng thẳng tiềm ẩn với không gây tổn hại (Ahimsa) lại nổi lên khi Tôn giả Mipham nói với chúng ta:

“Tất cả sinh vật đều quý mạng sống của nó, vì thế Quốc vương phải hoàn toàn Bảo vệ sự sống và dạy mỗi công dân đều ý thức được những khổ đau do sự giết hại gây ra, luôn trưởng dưỡng từ bi tâm, để có thể bảo vệ sự sống của mỗi người, mọi loài và môi trường sống. . . bằng khả năng tốt nhất của mình để chấm dứt bạo lực đối với bất kỳ sinh vật nào, kể cả chim chóc và động vật hoang dã.

Trong khi căng thẳng này vẫn chưa được giải quyết, chúng ta có thể đồng ý với Tiến sĩ ngành tôn giáo học, Giáo sư Stephen Jenkins rằng cuối cùng Phật giáo đã đạt đến quan điểm ‘sử dụng bạo lực có chừng mực và có nguyên tắc, được điều hành bởi những ý định từ bi, tăng cường an ninh và phục vụ các mục đích giành và giữ quyền lực, đồng thời duy trì sự liêm chính về phương diện đạo đức’.

Chủ nghĩa khủng bố (Terrorism)

‘Chủ nghĩa khủng bố’ (Terrorism) không phải là một thuật ngữ dễ định nghĩa bởi như thường được lưu ý, kẻ khủng bố của người này là người đấu tranh cho tự do của người khác. Các nhóm ngày hôm nay được coi là ‘khủng bố’ có thể chính thức trở thành chính phủ của một quốc gia, như trường hợp của người châu Phi.

Quốc hội (National Congress) được cường quốc Anh và Mỹ liệt vào danh sách tổ chức khủng bố vào năm 1987, nhưng sau đó đã thành lập chính phủ Nam Phi. Thuật ngữ ‘Chủ nghĩa khủng bố’ (Terrorism) ban đầu được các nhà cách mạng Pháp đặt ra vào năm 1790, áp dụng để tự tham khảo, nhưng ngày nay rất ít người hoan nghênh biệt danh này, thích tự mô tả mình là ‘chiến tranh du kích đô thị’ (urban guerrillas) hay là ‘chiến binh thần thánh’ (holy warriors).

Từ vựng trực tuyến WordNet, một cơ sở dữ liệu trực tuyến về từ vựng có sẵn rộng rãi trên mạng tại Đại học Princeton, ngôi trường cổ kính và nổi tiếng của Mỹ định nghĩa chủ nghĩa khủng bố là ‘việc sử dụng bạo lực (hoặc đe dọa bạo lực) có tính toán chống lại dân thường, nhằm đạt được các mục tiêu mang tính chất chính trị, tôn giáo hoặc ý thức hệ; điều này thực hiện thông qua sự đe dọa, ép buộc hoặc gieo rắc nỗi sợ hãi’.

Định nghĩa này làm rõ lý do tại sao khủng bố được coi là vô đạo đức, xét về phương diện lý thuyết chiến tranh chính nghĩa: Các nhóm khủng bố không cấu thành một cơ quan chính trị hợp pháp (trái với Luật chiến tranh, một bộ phận của luật quốc tế quy định các điều kiện để phát động chiến tranh ‘jus ad bellum’) và đặc biệt họ nhắm mục tiêu vào dân thường trong các cuộc tấn công của nó, nói chung nhằm gieo rắc nỗi kinh hoàng trong dân chúng (trái ngược với hành vi của các bên tham chiến (jus in bello).

Những phản ứng của Phật giáo đương đại đối với chủ nghĩa khủng bố có xu hướng đưa ra ba điểm chính. Thứ nhất, chúng ta phải cố gắng tìm hiểu đầy đủ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại. Theo thuyết duyên khởi (Pratītya samutpāda, प्रतीत्य समुत्पाद) diễn giảng rằng, sự xung đột nảy sinh từ mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện, không thể tìm ra giải pháp lâu dài cho đến khi chúng ta hiểu đầy đủ lý do tại sao những tình huống này xảy ra.

Thứ hai, chúng ta phải đáp lại sự hung hăng, gây hấn thay vì chỉ có tình yêu thương, từ bi tâm mới giải được oán thù; Thứ ba, bạo lực sẽ chỉ dẫn đến một chu kỳ trả đũa và khiến cho cơ hội hòa bình càng trở nên xa vời hơn. Sự cần thiết phải nhận xét và sự tự phê bình đã được Thiền sư Thích Nhất Hạnh đề cập.

Sau vụ tấn công khủng bố Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tại New York, Mỹ ngày 11/9/2001, Ngài bày tỏ quan điểm rằng tốt hơn hết cho nước Mỹ là đối thoại trong hài hòa. Xác định câu hỏi chính là ‘tại sao mọi người lại thù ghét chúng tôi đến mức phải làm điều như thế?’, Ngài đưa ra câu trả lời: ‘Nếu chúng tôi có thể lắng lòng nghe, họ sẽ nói cho chúng ta biết’.

Nữ chính trị gia, cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), người đàn bà gan lì, được coi là ngọn hải đăng cho nhân quyền, người đã từ bỏ quyền tự do cá nhân để thách thức các tướng lĩnh quân đội Myanmar, biểu tượng của dân tộc Myanmar kháng cự lại sự đàn áp của một chế độ độc tài quân phiệt. Từ khi được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991, bà đã đưa ra nhận xét về chủ nghĩa khủng bố:

Các bạn biết đó, tôi là một nữ cư sĩ phật tử. Là một phật tử, câu trả lời rất đơn giản và rõ ràng. Đó là từ bi tâm, lòng bác ái thực sự là liều dược liệu chữa bách bệnh. Tôi tin chắc rằng, khi chúng ta có từ bi tâm và lòng bao dung độ lượng, chúng ta có thể vượt qua không chỉ chủ nghĩa khủng bố mà còn nhiều điều xấu xa khác đang hoành hành trên thế giới.

Tuy nhiên, những sự kiện tiếp theo, đã khiến lời nói của bà trở nên trống rỗng. Trên thực tế từ khi trở thành Cố vấn nhà nước Myanmar vào năm 2016, những người ủng hộ bà Aung San Suu Kyi trước đây trong cộng đồng quốc tế giờ chỉ trích bà vì không làm gì để ngăn hành vi hãm hiếp, giết chóc thậm chí là tội ác diệt chủng có thể xảy ra khi từ chối lên án quân đội hay thừa nhận các hành vi tàn bạo.

Ban đầu nhiều người cho rằng Suu Kyi là một chính trị gia thực dụng chỉ đang cố gắng điều hành một quốc gia đa sắc tộc với lịch sử phức tạp. Nhưng việc bà bảo vệ quân đội trước hành động với người Rohingya tại Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague, Hà Lan, hồi năm 2020 được coi là bước ngoặt mới khiến danh tiếng quốc tế của bà Aung San Suu Kyi sụp đổ.

Đã xảy ra Cuộc đàn áp người Rohingya tại Myanmar từ những thập niên 2000-2001, 2011-2012 và 2016-2017, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã lưu ý rằng: “Một vòng vòng luẩn quẩn bởi sự đàn áp, phân biệt đối xử, cực đoan hóa và đàn áp bằng bạo lực đã khiến hơn 400.000 người tuyệt vọng phải chạy trốn” (con số hiện đã lên tới gần 700.000).

Các nhà điều tra cho rằng các cuộc tấn công là sự kết hợp bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, phần tử cuồng tín, bạo lực liên quan đến bất đồng tôn giáo ở Myanmar và nói về một chiến dịch được dàn dựng “khủng bố Phật giáo” (Buddhist terrorism) chống lại thiểu số Hồi giáo.

Hiệp hội Bảo vệ giống nòi và tôn giáo (thường được gọi là MaBaTha) nhận được sự ủng hộ của nhiều vị giáo phẩm Phật giáo Myanmar và đã tiên phong trong các cuộc biểu tình chống lại thiểu số Hồi giáo, với lý do lo ngại mối đe dọa tỷ lệ sinh của người Hồi giáo cao hơn đối với sự sống còn của Phật giáo (mặc dù trên thực tế là người Hồi giáo chỉ chiếm chưa đến 5% dân số). Hiệp hội Bảo vệ giống nòi và tôn giáo đã vận động thành công luật hạn chế hôn nhân khác đạo.

Nhưng trớ trêu thay, nhiều thành viên của họ đã tham gia một cách hòa bình bởi cuộc ‘Cách mạng Cà sa’ do các nhà sư dẫn đầu hồi năm 2007 để thúc đẩy cải cách dân chủ, một trong những nỗ lực bất bạo động, nhằm lật đổ sự cai trị độc tài của quân đội, lấy ‘diễn thuyết về từ bi tâm’ (Mettāsutta) làm nguồn cảm hứng của họ.

Một chiến dịch ít được công bố, cũng đang được tiến hành chống lại cộng đồng thiểu số theo đạo Thiên Chúa ở Kachin, bang cực bắc của Myanmar. Thường dân đã bị quân đội Myanmar nhắm đến một cách có hệ thống, và khoảng 130.000 người đã phải di tản trong thập kỷ qua.

Bà Aung San Suu Kyi đã không đưa ra câu trả lời ‘đơn giản và rõ ràng’ cho những vấn đề này, và có rất ít đề cập đến “Từ bi tâm, thương xót và cứu giúp” của Phật giáo trong các tuyên bố công khai của bà. Bà và chính phủ mà bà đang trên cương vị cố vấn cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích và truy tố các nhà báo và nhà hoạt động, kết quả là danh hiệu giải quốc tế mà bà được trao đã bị thu hồi.

Tình hình ở Myanmar không phải là duy nhất. Đã có tài liệu tham khảo về việc vi phạm nhân quyền của các phật tử ở Sri Lanka, Nhật Bản và Trung Quốc, một số quốc gia Phật giáo thường thông đồng với các tổ chức đàn áp và kiểm soát của nhà nước. Đối với Nhật Bản, nhà giáo dục người Mỹ, Tiến sĩ Triết học Brian Victoria đã khám phá vai trò của hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa Thiền trong chủ nghĩa khủng bố quốc nội.

Vào những thập niên 1930, nhà hoạt động chính trị Inoue Nisshō (1887-1967), người sáng lập người thành lập tổ chức chiến binh cực hữu Nhật Bản giữa hai cuộc chiến Huyết tộc Kỵ sĩ đoàn (血盟騎士団, Ketsumei Kishidan), chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tự nhận bản thân là thủ lĩnh của một nhóm khủng bố, chịu trách nhiệm về hai vụ giết người và một số vụ ám sát thất bại (nhóm này đã lên kế hoạch giết khoảng 20 nhân vật có ảnh hưởng).

Tuyên bố của nhà hoạt động chính trị Inoue Nisshō về việc đã thực chứng đã thấu suốt được bản tính, đã được sự ấn chứng bởi một trong những vị thiền sư nổi tiếng đương thời, Thiền sư Yamamoto Genpō (1866-1961), người lãnh đạo chi nhánh Tổ đình Diệu Tâm Tự (Myōshin-ji), ngôi già lam cổ tự danh tiếng thuộc Thiền pháiLâm Tế Phật giáo Nhật Bản. Giống như nhiều người theo truyền thống, nhà hoạt động chính trị Inoue Nisshō ‘vũ khí hóa’ (weaponized) Thiền tông và khai thác nó thành hệ tư tưởng cực hữu.

Tóm lại, có vẻ như khi đối mặt với các vấn đề chiến tranh và khủng bố, người phật tử bị lôi kéo về hai hướng. Một phương diện, các nguồn cổ điển dạy chủ nghĩa hòa bình nghiêm ngặt, trong khi các quốc gia Phật giáo khác không ác cảm với việc sử dụng vũ lực và thường viện dẫn tôn giáo để biện minh cho các chiến dịch quân sự.

Tại Nam Á, sự căng thẳng này đã được xoa dịu ở mức độ nào đó nhờ các hoạt động tạo dựng công đức sau đó, chẳng hạn như quyên góp để góp phần công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh và phục hồi kinh tế sau thảm họa chết chóc thương đau. Ở Nhật Bản và các khu vực khác ở Đông Á, sự bất hòa dường như ít gây rắc rối hơn. Có lẽ cần lưu ý rằng nếu có – chiến tranh – hiếm khi được các phật tử sử dụng cho mục đích ép buộc tôn giáo.

Thay vào đó, như Giáo sư Phật học người Mỹ Michael Jerryson chỉ ra, “Hầu hết các cuộc chiến tranh lấy cảm hứng từ đạo Phật là kết quả của chế độ tu hành và nhà nước lên kết chặt chẽ, hoặc một phong trào có chứa đựng các yếu tố của thiên niên kỷ”.

Trong thời hiện đại, nhiều bạo lực là kết quả của sự kỳ thị, tranh chấp và xung đột pha trộn các hệ thống tín ngưỡng, sắc tộc và chủ nghĩa dân tộc và ít có dấu hiệu suy giảm. Trong khi chủ nghĩa hòa bình vẫn là lý tưởng, và có thể là một lựa chọn khả thi cho những người đã từ bỏ thế giới, những nhà bình luận như đại sư bác học Mipham rinpoche (1846-1912) rõ ràng không coi đó là một chính sách xã hội khả thi.

Đại sư bác học Mipham rinpoche cho phép sử dụng vũ khí để trừng phạt tội phạm, và không khó để thấy nguyên tắc tương tự có thể được sử dụng như thế nào để biện minh cho một cuộc phòng thủ trong quân sự là hành động ngăn chặn cuộc tấn công của một đạo quân. Lập luận sẽ là những người tìm cách lật đổ hoặc lật đổ một trật tự xã hội công bằng – từ bên trong hoặc bên ngoài – đáng bị trừng phạt.

Tất nhiên, bất kỳ người có lý trí nào cũng nên chú ý đến ba điểm được đưa ra trước đó, cụ thể là tầm quan trọng của việc tìm hiểu nguyên nhân của sự mâu thuẫn xung đột, thể hiện từ bi tâm, lòng bác ái với đối thủ, và nỗ lực giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Người ta đã nói một cách có thiện ý, trí tuệ rằng ‘chủ nghĩa hòa bình không có nghĩa là chủ nghĩa thụ động’, và có rất nhiều công việc hữu ích, có thể được thực hiện để san bằng sự bất công và những nguyên nhân gây ra bất đồng chính kiến trước khi chúng nổ ra xung đột bạo lực.

Tác giả: Damien Keown
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Oxford Academic – Oxford University Press

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường