Trang chủ Tạp chí Đuốc Tuệ Đạo Phật rất cần cho vấn đề kinh tế ngày nay

Đạo Phật rất cần cho vấn đề kinh tế ngày nay

Đạo Phật cho vinh hoa làm bọt bóng mà lấy công đức làm vĩnh viễn. Dậy cho người ta biết cần cho có của, lại dậy cho người ta biết kiệm cho của hằng có. Kiệm là không đam mê tục vị cho đến vong gia bại sản, đề đồng tiền mà làm việc có ích cho đời, chứ không phải kiệm là bo bo làm thần giữ của.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Đạo Phật cho vinh hoa làm bọt bóng mà lấy công đức làm vĩnh viễn. Dậy cho người ta biết cần cho có của, lại dậy cho người ta biết kiệm cho của hằng có. Kiệm là không đam mê tục vị cho đến vong gia bại sản, đề đồng tiền mà làm việc có ích cho đời, chứ không phải kiệm là bo bo làm thần giữ của.

Tác giả: Ng Tr. Thuật
Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ – Số 104

Ngày nay, loài người trên mọi đất nước, các nước Đông – Tây càng thấy khốn đốn về vấn đề kinh tế. Cái nạn kinh tế khủng hoảng vì xuất sản nhiều, tiêu thụ ít, hóa vật đình trệ, công tư thất nghiệp vừa mới thư thư được mấy tháng, thì nay lại cái nạn kinh tế khủng bố về dự phòng chiến tranh.

Muốn giữ toàn đất nước cuộc dự phòng chiến tranh phải tương đương với địch quốc, vì thế mà các quốc gia phải tăng gia mãi thuế má vào nhân dân, nhân dân phải chịu thêm mãi gánh nặng. Quốc khố tồn hao, dân sinh tiều tụy, chưa biết thế nào là cùng. Ấy là chưa nói đến lúc có chiến tranh thì thế nào.

Nhất là nhân dân ở quốc độ Việt Nam này, vì bị xa chân lỡ bước trên con đường tiến hóa đầy số mà cái thảm trạng kinh tế của quần chúng càng thấy khốc hại. Đã không biết và không có thể biết được những cách sinh sản mới, thì phương diện vật chất bị điêu tàn đã cố nhiên.

Mà giáo hóa giải tán, cái lòng tương cảm tương trợ của quần chúng cũng sút kém mãi đi Kẻ khốn cùng không nơi vơ vịn, người phú túc càng vị kỷ và xa hoa. Như thế tình trạng cuộc kinh tế của quần chúng xứ ta, không nói ai cũng rõ.

Nay muốn cứu vớt cái tình trạng trên ấy trong muôn một, tôi quả quyết chỉ có đạo Phật là cần.

Nói thể tất có người hỏi vặn rằng: Đạo Phật chỉ trọng có tinh thần mà khinh miệt hết thảy vật chất, tức như thuyết “duy tâm” vậy. Thì đạo Phật có quan hệ gì với kinh tế.

Tôi xin trả lời rằng: Cho đạo Phật như thế là lầm là chưa hiểu thấu đến chỗ căn bản của đạo Phật mà chỉ câu trấp ở chỗ chỉ diệp mà thôi. Không xem bài kệ của Lục tổ đấy ư: “Phật pháp không lìa với cải biết của thế gian. Lìa thế gian mà cầu đạo, như đi tìm xừng con thỏ”.

Vì rằng chúng sinh là loài phải sống phải còn. Nếu với sự sống đã không đầy đủ, còn làm nên việc gì. Muốn tu muốn học nhưng bụng đói cật rét thì tu sao học sao cho được. Muốn làm việc công đức nhưng tự thân đói rách, nằm không yên, đi không vững, thì còn cứu giúp được ai.

Thế cho nên muốn cho chúng sinh theo về điều thiện, trước phải mong cho chúng sinh được ấm no. Sở dĩ đạo Bồ Tát phải cần quyền học tập mọi việc kỹ xảo của thế gian đề làm lợi ích cho chúng sinh là thế. Ngạn ngữ ta có câu: “No nên bụt, đói nên ma“, nghĩa là Phật với ma khác nhau chỉ do ở no với đói mà ra. Lời ấy thực là bộc trực mà thiết đáng.

tapchinghiencuuphathoc.vn dao phat rat can cho kinh te ngay nay 1

Đức Phật dạy rằng: Đói khổ là căn bệnh. Tri túc là tài sản. Ảnh: St

Thuyết “duy tâm” là cái thuyết đề luận về nghĩa nguyên bản của đạo như đem tâm mà so với vạn vật thì chỉ có tâm là thực là thưởng, còn bạn vật đều là giả là vô thường cả. Thì phải lo giữ lấy tâm là hơn. Chứ có phải bảo chúng sinh vứt bỏ cả mọi cái cần thiết về sự sinh sống đi mà một giữ lấy làm đầu.

Vậy nay muốn biết thế nào là đạo Phật rất cần cho cuộc kinh tế ngày nay, trước hết ta phải hiểu rõ cái nghĩa chính của thuyết kinh tế là gì.

Nghĩa chính của hai chữ kinh tế ngày nay, giải thuyết tuy phiền mà bất ngoại là “sinh tài và tiết dụng”.

Sinh tài là làm ra của cho nhiều, tiết dụng là tiêu dùng có chừng mực. Tức như đạo nho sách đại học nói “Sinh chi giả chúng, thực chi giả quả, vi chi giả tật, dụng chi giả thư”, nghĩa là số sinh ra phải nhiều, số ăn đi phải ít, số làm ra phải trông, số dùng đi phải khoan” cho nên nhà kinh tế ngày nay cũng cốt phải cân nhắc trong hai cái khoản “ xuất với nhập” mà thôi.

Thế mà, với hai nghĩa ấy, trong kinh Phật thực vẫn khẩn khoản dạy khuyên cho chúng sinh rất là chân đảo.

Với nghĩa sinh tài. Sinh phải sao cho tài sinh ra được nhiều và trông thì trước hết phải giữ đức cần mà bỏ thói lười biếng. Trong kinh Thiện sinh, Phật nói về sáu cái hại của sự lười biếng rằng: “Một là kẻ giàu có sung sướng không chịu làm việc, hai là nghèo khó khốn cùng không chịu siêng năng. Ba là mùa rét chẳng chịu làm, bốn là mùa bức chẳng chịu làm, năm là lúc sớm chẳng chăm làm, sáu là lúc muộn chẳng chăm làm. Thế là sáu cái hại về lười biếng”.

Hại về lười biếng tức là hại cho sự sinh tài, là hại cho cuộc kinh tế. Do một nhà ra một nước, dù có phương pháp sinh tài hay họ đến đâu mà lười biếng cũng hỏng. mà dù vụng về đi nữa nhưng chịu khó làm cũng giàu có được.

Với nghĩa tiết dụng. Không những trong kinh Thiện sinh, Phật đã dậy cho người ta nên tránh xa những thói cờ đám bạc đình, những thói rượu chè lam lũ, những thói hoa nguyệt hoang toảng, mà chính phật từ bỏ cao sang vinh hoa, lấy thanh đạm làm thú vị mình thực hành để làm khuôn phép cho đồ đệ.

Đạo Phật chỉ lấy đạo đức làm quý, lấy công nghiệp làm trọng, mà khinh thường hết mọi cái xa hoa hào nhoáng bề ngoài. Xa chốn cao lương, gấm guốc mà ưa mùi tray nhạt, vải gải, đó là một đức rất cao thượng của đạo Phật. Đạo Phật thực là một cải tiêu chuẩn về đức kiệm ước của xã hội.

Người ta ở đời là một cái nghiệp. cái nghiệp phải phấn đấu với sự sống cho tới cùng. Nếu ai ai cũng biết siêng năng để làm ra của, lại biết tiết dụng để tiêu dùng cho có chừng mực, thì sự sống của mình lẽ nào không được phần thắng, ít ra cũng được no đủ, lũ giặc đói rách kia lẽ nào không phải trốn xa. Cuộc kinh tế của xã hội nhờ đó mà cứu vãn.

Khách lại hỏi: Cần với kiệm cố nhiên là hai đức rất cần cho sự sống còn của loài người. Cổ kim đông tây, các bậc giác thể dậy bảo đã nhiều, một gì đạo Phật.

Và cái thuyết cần kiệm ở nước này ngày nay chỉ cần cho phần số ít người có chút sản nghiệp trở lên mà thôi, còn phần số đông thị, nào cái nạn ruộng hẹp người nhiều, nào cái họa tiêu khô thủy lạo và vào cái ách đóng góp nặng nề, người ta đang ngoi ngóp trong cái bể khổ việc không có mà làm, cơm không đủ mà ăn, thì còn cần vào đâu và kiêm vào đâu cho được?

Tôi nói: vẫn biết các bậc giác thể đông tây cổ kim vẫn dạy khuyên người đời về hai cái đức cần kiệm. Song với phổ thông xã hội thì cách dạy khuyên của đạo Phật là rất cần. Vì đạo Phật là một tông giáo cao thượng, tông giáo thực hành hai đức cần kiệm đã thành ra giáo điều, thành ra phong thủ.

Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm, mùi hoặc lê thanh đạm mà ngon. Phàm kẻ tin mộ đạo Phật cách chân chính đều xử được như thể cả. Lấy sức tín ngưỡng cao thượng mà thực hành cổ động đức cần kiệm thì sự biến hóa nhân tâm phong tục sẽ mạnh biết bao, phổ cập cho quần chúng biết bao.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Dao Phat van de Kinh te ngay nay 222

Lại nữa. Đạo Phật cho vinh hoa làm bọt bóng mà lấy công đức làm vĩnh viễn. Dậy cho người ta biết cần cho có của, lại dậy cho người ta biết kiệm cho của hằng có. Kiệm là không đam mê tục vị cho đến vong gia bại sản, đề đồng tiền mà làm việc có ích cho đời, chứ không phải kiệm là bo bo làm thần giữ của.

Đạo Phật lấy thực hành tế độ làm mục đích. Người ta có lẽ độ được cho kẻ khác mới có công duyên phúc quả. Thế cho nên trong kinh Phật chuyên chủ về chỗ giảng dạy cho những phú ông, trưởng giả tán gia tài ra mà làm cứu độ cho mọi kẻ nghèo khó, hoạn nạn, mà để phúc về sau, thậm chí như câu chuyện Phật làm núi thịt cho dân đói đến sẻo lấy mà ăn.

Thân còn cho sẻo nữa là tài sản há còn tiếc chi. Như vậy muốn mở cái két bạc của những nhà phú hào để tạo phúc cho xã hội một cách vui lòng phi đạo Phật không làm được.

Người ta do cần kiệm mà có của, do có của mà cứu vớt kẻ khác Nhà giàu được phúc nhà khó được việc làm cơm ăn. Giàu nghèo san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, bấy giờ ruộng hẹp người nhiều tự có tiền đề di dân khẩn hoang và mở mang kỹ nghệ, Tiền kho thủy-lạo tự có tiền đề khai cống đắp đê, mà người đã biết giúp nhau thì sự lạm bổ lạm thu cũng giảm.

Tinh thần phả độ của đạo Phật dù chưa thực hành được ở trên quốc chính nhưng cảm hóa được phái phú hào, cũng cứu vãn cho cuộc kinh tế xã hội được phần lớn.

Bởi vậy cho nên tôi nói đạo Phật rất cần của vấn đề kinh tế ngày nay là thế.

Tác giả: Ng Tr. Thuật
Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ – Số 104

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường