Trang chủ Đời sống Ứng dụng triết lý đạo Phật trong kinh doanh

Ứng dụng triết lý đạo Phật trong kinh doanh

Kinh doanh được những doanh nhân Phật tử thúc đẩy chiến lược toàn diện, nhằm mang lại lợi ích ngay cả cho cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động thông qua các nguyên tắc đồng cảm và cùng với mọi người tắm mát trong suối nguồn từ bi tâm và sưởi ấm dưới ánh quang dương trí tuệ.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Kinh doanh được những doanh nhân Phật tử thúc đẩy chiến lược toàn diện, nhằm mang lại lợi ích ngay cả cho cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động thông qua các nguyên tắc đồng cảm và cùng với mọi người tắm mát trong suối nguồn từ bi tâm và sưởi ấm dưới ánh quang dương trí tuệ.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: medium.com

Phật giáo hướng đến khai sáng trong kinh doanh (The Buddhist Path To Business Enlightenment)

Các quan điểm về kinh doanh, chính phủ, thời tiết, đại dịch, cùng với các vấn đề khác

tapchinghiencuuphathoc.vn kinh doanh hoc gi tu dao phat 1

Ảnh: St

Khảo sát thế hệ Millennials và thế hệ trẻ năm 2020 toàn cầu của Deloitte.

Khám phá và nhận thấy của hơn 27,5 nghìn thế hệ Millennials và Gen Z trên 43 quốc gia được thực hiện từ tháng 11 năm 2019 đến đầu tháng 1 năm 2020, và giữa bối cảnh đại dịch toàn cầu, một cuộc khảo sát “nhịp điệu cuộc sống” với 9.102 cá nhân ở 13 quốc gia được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2020.

Cuộc khảo sát cho thấy rằng, bất chấp những thách thức cá nhân và nguồn lo lắng cá nhân mà thế hệ Millennials và Gen Z đang phải đối mặt, họ vẫn tập trung vào các vấn đề xã hội lớn hơn.

Trước sự gián đoạn kinh tế và y tế chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra, thế hệ Millennials và Gen Z bày tỏ quyết tâm và tầm nhìn để xây dựng một tương lai tươi đẹp hơn.

Thế hệ Millennials và Gen Z có thái độ làm việc khác với những người lớn tuổi. Họ muốn làm việc cho các tổ chức cam kết tuân thủ các giá trị và đạo đức nhân văn, nơi có mục đích cao hơn, nơi có ý nghĩa cao đẹp hơn việc chỉ đơn giản là kiếm lợi nhuận.

Do đó, các doanh nghiệp ngày nay muốn thu hút những tài năng tốt nhất của thế hệ trẻ, có thể học được một số bài học quý giá tưg những giáo lý tâm linh cổ đại, chẳng hạn như giáo lý đạo Phật.

Theo thống kê, Phật giáo trở thành tôn giáo lớn thứ tư trên thế giới về số lượng tín đồ, đã tập trung vào việc đạt được ý nghĩa cao hơn, đi theo con đường dẫn đến moksha (giải phóng tâm linh) và tự thực hiện – kể từ thế kỷ thứ VI.

Mặc dù phần lớn giáo lý đạo Phật chủ yếu là tâm linh và tôn giáo, những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nhân văn, có thể áp dụng trong giới kinh doanh, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và toàn diện hơn.

Việc ứng dụng tầm nhìn của Phật giáo vào quản lý có khả năng đạt được các mục tiêu của tổ chức trong khi duy trì phúc lợi chung của tất cả các bên liên quan.

Về sự kết nối triết lý đạo Phật cho phép kinh tế học kết hợp với các khía cạnh thỏa mãn của con người

Bởi vì, nó thừa nhận bản chất của vạn vật và chỉ ra tính không của tất cả các pháp.

Tứ diệu đế và bát chính đạo, bao gồm các giới luật cốt lõi của Phật giáo, thuyết minh về việc trưởng dưỡng những cảm xúc tích cực, như bao dung, tri ân, từ ái, sùng mộ và kiếm sống một cách có đạo đức và hữu ích.

Những kim ngôn khẩu ngọc lời dạy quý báu của đức Phật, cốt lõi của truyền thống Phật giáo, được gọi là giáo pháp (tiếng Pali: Dhamma) bắt đầu từ: nguyên tắc Tứ diệu đế là nguyên tắc trị liệu trong y học.

Người y sĩ trước hết phải nhận diện chứng bệnh. Phải biết bệnh đó là bệnh gì, phải thấy được bản chất và hành tướng của bệnh, rồi tìm hiểu căn do của chứng bệnh để khám phá phương pháp làm cho bệnh ngưng lại.

Ngưng lại tức là diệt đế, sự thật thứ ba. Và những phương pháp để làm bệnh ngưng lại là sự thật thứ tư, đạo đế. Người thầy thuốc cũng thực tập Tứ diệu đế trong phạm vi y khoa. Trong cuộc đời, niềm đau khổ của ta là một chứng bệnh. (enlightenment)

tapchinghiencuuphathoc.vn kinh doanh hoc gi tu dao phat 2

Ảnh: St

Bát chính đạo – chính kiến (skt: samyag- dṛṣṭi, pāli: sammàditthi): thấy đúng.

Chính tư duy (skt: Samyak-saṁkalpa, pāli: sammàsankappa): suy nghĩ đúng.

Chính ngữ (skt: Samyag- vāc, pāli: sammàvàca): nói đúng.

Chính nghiệp (skt: Samyak-karmānta, pāli: samm kammata): làm việc đúng.

Chính mạng (skt : Samnyag-ājīva, pāli: sammààjiva): sống đúng.

Chính tinh tấn (skt: Samyag-vyāyāma, pāli: sammààyàma): siêng năng đúng.

Chính niệm (skt: Samyak- smṛti, pāli: sammà satti): nhớ đúng.

Chính định (Samyak- samadhi, pāli: sammà samàdhi): tập trung đúng.

Bát chính đạo chính là con đường diệt khổ. Chính nghiệp là hành động chân chính.

Nhưng để biết hành động của mình đúng hay sai thì phải xem hành động đó sẽ đem lại cho mình hạnh phúc hay khổ đau. Nếu nó đem lại hạnh phúc tức là mình hành động đúng, còn ngược lại, nếu nó mang tới khổ đau thì hành động đó đã sai rồi.

Tôi coi đây là một dẫn đường phi tuyến tính về các lĩnh vực khám phá và thực hành có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh.

Khi nói phi tuyến tính, ý tôi là các bạn không cần phải nắm vững một trong các yếu tố trước khi thực hiện yếu tố khác.

Chẳng hạn như, chánh niệm và chánh tư duy đi vào tất cả các phần của con đường; chúng đan xen và giao nhau để tạo ra một bức tranh rõ ràng hơn về thực tế và cách phát triển nội lực.

Những vi diệu pháp của đức Phật đã hướng dẫn tôi không chỉ trong đời sống tâm linh mà còn cân bằng nghề nghiệp và cuộc sống gia đình.

Tôi đã thường xuyên áp dụng thực tiễn ba trong số con đường chân chính bát chính đạo (tám ngành) trong giao dịch với khách hàng, nhân viên và quản trị tiếp thị và truyền thông nội lấy con người làm trung tâm.

Ba con đường này là chính tư duy, chính nghiệp và chính niệm. Tôi tin rằng chúng có thể giúp tất cả chúng ta đối mặt với những thách thức và lựa chọn mà chúng ta gặp phải trong thế giới doanh nghiệp.

Nếu được hiểu và áp dụng thực tiễn, chúng ta sẽ cung cấp những công cụ có giá trị giúp chúng ta định hướng con đường đi đến sự khai sáng trong kinh doanh.

tapchinghiencuuphathoc.vn kinh doanh hoc gi tu dao phat 3

Ảnh: St

Hành trình Phật giáo để quản lý kinh doanh (The Buddhist Way To Business Management)

Trọng tâm của bất kỳ hoạt động kinh doanh thịnh vượng nào đều là những giá trị cốt lõi mà qua đó tổ chức hình thành nên những phương pháp thực hành hoàn hảo nhất của bản thân.

Chính những giá trị này đã định hướng và mô hình hoạch định chiến lược, nguồn nhân lực và tất nhiên là cả văn hoá doanh nghiệp (những giá trị cốt lõi, niềm tin, hành vi, thái độ được chia sẻ, đặc trưng cho các thành viên và ban lãnh đạo trong cách hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh).

Một tập hợp các giá trị tốt có thể mang lại cho công ty không chỉ lợi thế cạnh tranh đáng kể mà còn cho phép công ty tạo được sự khác biệt trong mắt người tiêu dùng.

Trong khi các giá trị cốt lõi trở thành động lực giúp doanh nghiệp phát triển vượt bậc, chúng xác định tương lai của bất kỳ doanh nghiệp nào và cũng được dẫn dắt bởi hệ thống niềm tự tin, đức tự chủ. Chính hệ thống niềm tự tin, đức tự chủ này mà ban quản trị tổ chức kinh doanh áp dụng sẽ quyết định khả năng sinh lời và thanh công lâu dài của dự án kinh doanh.

Quản lý tổ chức theo định nghĩa của nhân viên xã hội, tư vấn quản lý và tiên phong trong lĩnh vực lý thuyết tổ chức và hành vi tổ chức, bà Mary Parker Follet (1868-1933) người Mỹ, là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua con người.

Do đó, chính con người là nền tảng của hoạt động kinh doanh và do đó, chánh niệm phải được áp dụng khi tương tác với mọi người cả bên trong lẫn bên ngoài. Chính những kỹ năng quản lý con người này, cuối cùng sẽ tạo thành nền tảng của một hệ thống giá trị đặc biệt và chiến lược kinh doanh thành công.

Thông qua sự hiểu biết đúng đắn (chính kiến), doanh nghiệp tập trung vào tầm nhìn của tổ chức và đồng thời chú ý đến nhu cầu của nhân viên.

Về bản chất, doanh nghiệp được coi là một công cụ để nâng cao từ bi tâm, lòng nhân ái bằng cách đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như mọi người.

Ở đây, sự tự do trong chế độ phân phối lợi nhuận và khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, người lao động nhìn thế giới như là gì và không đắm chìm trong cái tôi riêng lẻ ích kỷ của bản thân, thì các nguồn lực sẽ được sử dụng tốt hơn mà không bị trộm cắp và gian lận.

Bản chất phù du của cuộc đời được xem như lời kêu gọi giảm thiểu rủi ro và thận trọng, đồng thời định hướng hoạch định chiến lược với sự hiểu biết về một thế giới quan không ngừng thay đổi.

Nhân viên phát triển mạnh trong điều kiện hòa bình, hòa hợp và quan hệ tốt. Chính ngữ (lời nói chân chính, không tạo nghiệp bất thiện bằng lời nói, mà trái lại, dùng lời nói để tạo các nghiệp thiện lành) được ứng dụng vào đời sống thực tế ở nơi làm việc dẫn đến mối quan hệ hài hoà và giải quyết các xung đột. Người lao động vui vẻ, hài lòng, và tập trung vào nhiệm vụ trước mắt với sức sống và năng lượng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác động của cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên của họ và khiến họ an lạc hạnh phúc sẽ mang lại năng suất được cải thiện.

Mượn dùng lời Phật dạy, nó giống như những dòng sông đổ vào biển và đại dương, cuối cùng chỉ có biển và đại dương được công nhận.

Mỗi khi cá nhân cái tôi ích kỷ đã chết tiệt và nhường lại cá tính của mình vì lợi ích chung của tập thể lớn hơn, sự thành công của tổ chức đoàn thể được đảm bảo. Sự tập trung vào cá nhân của bản thân loại bỏ và hoà nhập vào cộng đồng lớn hơn.  Các đoàn thể hùng mạnh xuất hiện.

Lục hoà kinh pháp” (6 phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần từ lời nói đến việc làm) của đoàn thể Tăng già Phật giáo hoà hợp, thanh tịnh tạo nên những bài tập xây dựng tổ chức đoàn thể tốt để tăng cường mối quan hệ hài hoà trong cộng đồng xã hội.

Công việc kinh doanh, giống như cuộc sống mỗi người khác nhau, công việc kinh doanh, đều trải qua những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống.

Những nỗi khổ mà tôi đang nói ở đây chính là việc doanh nghiệp cố gắng đáp ứng nhu cầu, để kiếm lợi nhuận, cắt giảm chi phí và tất cả các bộ phận không thể thiếu khác trong hoạt động kinh doanh. Những nỗi khổ niềm đau này, trong giáo lý của đạo Phật, đã đưa ra nhiều phương pháp hoá giải, trị liệu và chữa lành.

Sự kết thúc của sự đau khổ này là sự khai sáng, có nghĩa là sự thành công của chính tổ chức khi đạt được mục tiêu của mình.

Một cái khác nữa, lời giáo huấn của Đức Phật là nghiệp (karma) (hành động có tác ý, volitional action), nói cách khác, nghiệp luôn luôn được bắt nguồn từ những tạo tác của tâm (ý) thông qua những hoạt động của thân, miệng và ý, gọi chung là tam nghiệp.

Do đó, một hành động (tạo tác) nếu không phát sinh từ tâm thì không thể gọi là nghiệp, mà hành động ấy chỉ được gọi là hành động hay hành động duy tác (kriyà).

Như vậy, định nghĩa của nghiệp là: hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm. Thông qua việc tạo nghiệp (thiện hay ác) mà con người tự xây dựng cho mình một định nghiệp – một đời sống khổ đau hay hạnh phúc.

Giáo lý đạo Phật khuyến khích tư duy, nói năng, và hành động trong thiện nghiệp. lành mạnh để gặt hái kết quả hoàn hảo.

Trong môi trường tổ chức, ban quản lý và nhân viên trở nên thận trọng hơn trong việc làm những việt tốt và tuân thủ đạo đức kinh doanh thể hiện sự đúng đắn, trung thực, có trách nhiệm với các bên liên quan kể cả khách hàng, đối tác, nhân viên, cộng đồng và môi trường.

Các công cụ của phong cách quản trị học Phật giáo, cuối cùng sẽ phát triển những nhân viên có thể tiếp tục thu tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, trong việc đạt được các mục tiêu, trở nên đáng tin cậy cho tổ chức.

Trí tuệ là chủ đề bao trùm, người sử dụng lao động và nhân viên mỗi người đều làm việc theo các giới hạn hướng dẫn của đức Phật để đạt được giải pháp đôi bên cùng có lợi.

Người sử dụng lao động tìm cách đáp ứng nhu cầu của người lao động, trong khi người lao động làm việc tập trung vào mục tiêu của người sử dụng lao động.

Các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và việc thương mại đều thường rơi vào cái bẫy của cái tôi ích kỷ (bãn ngã) và sự biến hoá trong thông suốt mọi sự.

Một trường hợp điển hình là khoảng đầu tư thua lỗ tồi tệ của trùm doanh nhân, nhà đầu tư chứng khoán được coi là vĩ đại nhất mọi thời đại, nhà đầu tư và nhà từ thiện người Mỹ, được nhiều người biết đến, tỷ phú Warren Buffett.

Tỷ phú Warren Buffett lỗ hơn 24 tỷ USD vì đầu tư chứng khoán trong quý 3 năm 2023. Sau một quyết định đầy cảm xúc, tỷ phú Warren Buffett đã mua cổ phiếu của Berkshire Hathaway và khiến ông mất 200 tỷ USD.

Ở đây, bài học rút ra từ triết lý đạo Phật là duy trì chính niệm và đánh giá tình hình mà không có cảm xúc đám mây, tình cảm và phán xét. Thực hành nhất quán các nguyên tắc chánh niệm sẽ cải thiện việc ra quyết định đầu tư và kinh doanh theo thời gian.

Những doanh nhân phật tử thúc đẩy chiến lược kinh doanh toàn diện, nhằm mang lại lợi ích ngay cả cho cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động thông qua các nguyên tắc đồng cảm và cùng với mọi người tắm mát trong suối nguồn từ bi tâm và sưởi ấm dưới ánh quang dương trí tuệ.

Hãy vì từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh, giàu sang hay nghèo khó; mỗi người đều có riêng nỗi khổ niềm đau của họ. Một số chịu đựng quá nhiều, số khác thì quá ít”. (Buddha)

Một cá nhân theo đúng nghĩa là doanh nhân, phải đặt chân cất bước trên hành trình khai sáng theo lời dạy của đức Phật.

Bằng cách kết hợp hệ thống bát chính đạo (con đường chân chính chia làm tám chi, là giáo lý căn bản được nhắc đến trong đạo đế ‘một trong Tứ diệu đế’), trong việc xác định các giá trị của nó và văn hoá trong tổ chức, nó sẽ đạt được trạng thái Niết bàn, nơi nó không còn phải xung đột đấu tranh tìm cách đạt được, mong muốn nhiều hơn nữa nhưng nó sẽ ở mức đạt được trọn vẹn.

Đây là những gì thế hệ Millennials và Gen Z đã thể hiện trong khảo sát Gen Z và Millennial do Deloitte thực hiện gần đây.

Họ đã thấy trái đất có thể phục hồi nhanh như thế nào, hoạt động kinh doanh có thể thích ứng nhanh như thế nào và con người có thể tháo vát và hợp tác như thế nào. Họ biết rằng một xã hội hậu đại dịch có thể tốt hơn xã hội trước đây và họ đủ kiên cường để biến điều đó thành hiện thực.

Cuối cùng, những điều quan trọng nhất: Lòng yêu thương của các bạn đến mức nào? Các bạn sống trọn vẹn đến mức nào? Sự hỷ xã của các bạn đến mức nào?” – (Buddha)

Bằng cách từng bước chân an lạc, từ bi tâm và hoà bình để kinh doanh, sẽ có sự cân bằng giữa tất cả các bên liên quan và cuối cùng đây mới là thành công thực sự.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: medium.com

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường