Khái niệm về thuật ngữ “Kinh tế học Phật giáo” (Buddhist economics) xuất hiện như một nghịch lý sâu sắc. Sự thỏa mãn chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ và tìm kiếm lợi ích vật chất cá nhân gắn liền với kinh tế, dường như mâu thuẫn trực tiếp với bản chất của thế giới quan Phật giáo.
Tác giả: Peter L. Daniels Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: ScienceDirect
Trừu tượng hóa (Abstract)
Trong diễn ngôn khoa học xã hội phương Tây nói chung, khả năng đối thoại hiệu quả giữa Phật giáo và Kinh tế đã bị phủ nhận.
Hiện nay tình trạng này đang thay đổi, do các yếu tố chuẩn mực xã hội, niềm tin, các vấn đề kinh tế, căng thẳng chính trị và quân sự, vấn đề môi trường sinh thái đang diễn ra đòi hỏi chúng ta cần nhận thức lại vấn đề.
Ngay trong nền kinh tế chính thống, ngày càng có nhiều nỗ lực nhằm kết hợp các ảnh hưởng văn hoá xã hội vào các giả định, phân tích hành vi và hoạt động kinh tế.
Những phát triển này cung cấp cơ sở cho sự trao đổi đôi bên cùng có lợi, giữa các nghiên cứu về các khía cạnh kinh tế của xã hội, các vấn đề thế giới quan Phật giáo, logic học.
Kỹ năng giải quyết vấn đề cần khuyến khích tư duy sáng tạo, phát kiến những giải pháp mới và độc đáo, cho phép chúng ta linh hoạt đánh giá, liên kết với nhiều kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm trong quá khứ nhằm đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Bài viết này mô tả một số đặc điểm chính của thuật ngữ “Kinh tế học Phật giáo” (Buddhist economics, 佛教經濟學) do nhà thống kê, nhà kinh tế học người Đức gốc Anh, E. F. Schumacher (1911-1977) đặt ra vào năm 1955, khi ông đến Myanmar với tư cách là cố vấn kinh tế cho Thủ tướng Myanmar đầu tiên U Nu (nhiệm kỳ 1948 –1956).
Thuật ngữ này được sử dụng trong tiểu luận của ông có tên “Kinh tế học Phật giáo” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1966 tại châu Á, cũng như các công trình khác sau này, liên quan đến sự tương ứng chặt chẽ giữa các khía cạnh kinh tế (hoặc “sinh kế”) của đời sống con người và triết học, thế giới quan và thực hành phật pháp.
Một so sánh có hệ thống về các khía cạnh liên quan đến Phật giáo và kinh tế học tân cổ điển, chứng minh rằng triết học Phật giáo có ý nghĩa kinh tế nội tại, giá trị của các phân tích kinh tế xã hội tổng hợp, nhằm ứng dụng trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Phần trích đoạn (Section snippets)
Ban đầu, khái niệm về thuật ngữ “Kinh tế học Phật giáo” (Buddhist economics) xuất hiện như một nghịch lý sâu sắc. Sự thỏa mãn với chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ và tìm kiếm lợi ích vật chất cá nhân gắn liền với kinh tế, dường như mâu thuẫn trực tiếp với bản chất của thế giới quan Phật giáo.
Suy ngẫm kỹ hơn, sự mâu thuẫn này là sai lầm bởi nó dựa trên sự hiểu sai về bản chất của kinh tế học.
Tôn giáo và Sinh kế (Religion and livelihood)
Tính hợp lý của đạo Phật đưa ra phương pháp chữa trị những căn bệnh mà nhân loại đang phải đối mặt. Hình thức của mối quan hệ giữa xã hội, tự nhiên, chính trong xã hội đó, bắt nguồn một cách hợp lý từ những giả định thiết yếu của “Luật nhân quả” (law of karma) và “Tứ Diệu Đế” (The four noble truths). Tứ Diệu Đế giải thích vấn đề theo cách chẩn đoán, xác định tính chất và nguyên nhân của sự vật, hiện tượng. Đối với người phật tử, phần còn lại của thế giới, ngay cả đối với những người tương đối sung túc về của cải vật chất, đều đắm chìm trong đau khổ (dukkha).
Khởi nguồn Trí tuệ phương Tây, mối Quan hệ giữa Phật giáo và Kinh tế (Western intellectual origins of the nexus between Buddhism and economics)
Kinh tế gia Schumacher thường được thừa nhận là người đã giới thiệu và biện minh cho tính khả thi, cũng như mối quan tâm trí tuệ đối với khái niệm “Kinh tế học Phật giáo” (Buddhist economics). Trong trường hợp mang tính luận chiến của ông, về một nền Kinh tế Nhân văn hơn (trong chương bốn của tác phẩm “Nhỏ bé lại Tuyệt đẹp”, Small is beautiful), chuyên gia Kinh tế Schumacher tuyên bố rõ ràng rằng việc lựa chọn “đạo Phật” khá độc đoán và có thể được thay thế một cách hiệu quả bởi hầu hết các tôn giáo khác (Schumacher, 1973). Tuy nhiên, ông đã đạo được sự đồng cảm nồng nhiệt với thuật ngữ này, phối hợp khai thác tiềm năng trí tuệ, sức sáng tạo.
Định chiều kích Kinh tế của Thế giới quan Phật giáo (Economic dimensions of the Buddhist world view)
Sự sắp xếp các thành phần kinh tế hoặc sinh kế trong một xã hội, không thể được xem xét một cách biệt lập. Các mô hình hoạt động kinh tế, hợp chất diễn sinh từ bất luận đặc trưng của thế giới quan, sẽ có những tác động sâu sắc và đa dạng đến các lĩnh vực công nghệ, chính trị, thể chế và văn hoá xã hội. Là khía cạnh chính trong việc xác định và hiện thực hoá các động lực của xã hội và các mối quan hệ, nghiên cứu về tiềm năng tôn giáo và các liên kết kinh tế mang lại cơ hội tuyệt vời, nhằm tích hợp các yếu tố xã hội.
Kết luận (Conclusion)
Mục đích chính của bài viết là phác thảo một số đặc điểm chính của “Kinh tế học Phật giáo” (Buddhist economics), để chứng minh rằng đạo Phật có một giá trị rất quan trọng, có liên hệ với lợi ích cũng như mối quan tâm của kinh tế học. Mối liên hệ với kinh tế học thể hiện rõ ràng nhất khi kinh tế học được thừa nhận một cách chính xác, là nghiên cứu về con người và xã hội, giải quyết các nguồn lực khan hiếm trong các hoạt động sinh kế.
Tác giả: Peter L. Daniels Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: ScienceDirect
Bình luận (0)