Trang chủ Tạp chí Đuốc Tuệ Nói về hai chữ “thiện tín” trong đạo Phật

Nói về hai chữ “thiện tín” trong đạo Phật

Thiện tín không phải riêng về phần ai, nam thiện phải có tín, nữ tín phải có thiện, ấy là lẽ tất nhiên. Còn như thiện nam và tín nữ đó chỉ là những cái biểu hiệu riêng đề chỉ rõ phái nam hay phái nữ về bên tại gia.

Đăng bởi: Phạm Khánh Linh
ISSN: 2734-9195

Thiện tín không phải riêng về phần ai, nam thiện phải có tín, nữ tín phải có thiện, ấy là lẽ tất nhiên. Còn như thiện nam và tín nữ đó chỉ là những cái biểu hiệu riêng đề chỉ rõ phái nam hay phái nữ về bên tại gia.

Tác giả: Phật tử Ích Sinh tức Phạm Xuân Rực (Hải Phòng)

Nói về hai chữ “thiện tín” trong đạo Phật

Bài diễn-văn của ông Ích-Sinh Phạm Xuân Rực diễn tại Phật-Giáo hội-quản chùa Dư Hàng Hải Phòng 

Thưa các ngài

Tôi tuy là Phật tử nhưng nay mới bắt đầu bước lên trước Phật-đài đề nói truyện hầu các ngài nghe. Tôi xin nói về hai chữ “Thiện, Tín” nếu có chỗ nào khuyết điềm xin các ngài rộng lòng tha thứ.

Từ xưa tới nay, người nào đã quy-y Tam-bảo tất gọi là thiện nam, tín nữ; như vậy thiện riêng về phần nam tín riêng về phần nữ hay sao

Tôi xin nói rằng: Thiện tín không phải riêng về phần ai, nam thiện phải có tín, nữ tín phải có thiện, ấy là lẽ tất nhiên. Còn như thiện nam tín nđó chỉ những cái biểu hiệu riêng đề chỉ phái nam hay phái nữ về bên tại gia

Theo Phạmvăn thì đàn ông theo đạo Phật gọi là “ưu- tắc”  đàn theo đạo Phật gọi là “ưu-bà-gi “. Sau theo nghĩa hoa văn mới dịch ra thiệnnam và tín nữ. Tuy văn dịch nhưng ý nghĩa rất sâu xa,

Đạo Phật đạo rất mầu nhiệm, rất thanh cao, rất tinh , sắc sắc không không, bao hàm cả trụ. Lòng Phật muốn loài người ai ai cũng đều thiện nhân, tín nhân cả, chỉ không muốn loài người chìm đắm trong đời ác trọc, sô đẩy trong làn sóng .  

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Noi ve hai chu Thien Tin trong dao Phat 112222

Phái xuất-gia đã hiểu rõ được mục đích giáo lý của đạo Phật như vậy, nên mới nương nhờ của Phật, luyện lấy bầu thiện tinh, vun lấy gốc thiện căn.

Những người ấy gọi tăng già hay tăng chúng, cao hơn nữa gọi đại đức cao tăng. Phải xuấtgiả tuhành biểu hiệu riêng, thì phái tại gia tu hành những người đã nhờ được ánh sáng Đuốc tuệ của Phật soi tỏ biết nẻo tu trì theo đạo Chânnhư trong của phươngtiện thì tất cũng phải biểu hiệu riêng cho được xứng đáng, nên mới gọi thiện nam tín nữ.

Thị Thiện, tin thể chia ra làm ba bậc:

1) Thượng lưu thiện tín,

2) Trung lưu thiện tín,

3) Hạ lưu thiện tín, 

Thượng lưu thiện nam người học thức cao, tưởng rộng mắt trông tai nghe các sự hay lại cũng nhiều, chỉ muốn đêm cái chí hướng cao siêu làm cho thiên hạ đều hay, hàng ngày phát minh giáo Phật ra cho mọi người ai ai cũng được biết, gặp việc gì trở ngại, nhưng trong bụng vẫn hồn nhiên, không lo , sợ , chỉ vui tin làm điều thiện, linh thần không hề biết mỏi mệt

Trung lưu thiện nam những bậc cũng đã học vấn, tưởng kiến thức chưa rộng được bằng bậc thượng lưu. sao không bằng? chỉ biết theo đạo Phật hay riêng một mình, chứ không phương pháp truyền đạo Phật rộng cho mọi người biết

Hạ lưu thiện nam là những người bó buộc trong hoàn cảnh, ít có học thức mà cũng lại ít có tư tưởng, học đã ít mà tư tưởng lại cũng ít, thấy người nói làm sao thì bào hao làm vậy, quy sư quy Phật tu hành bấy lâu, mà đạo Phật mầu nhiệm cao xa chẳng hiều chút nào cả. Bậc này tuy không thề mong gì về phương diện hoằng đạo, nhưng còn biết theo đạo Phật thì còn có chút Phật-tinh, nên cũng không hồ thẹn là một vị thiện nam.

Thượng lưu tín nữ là những người có trí khôn, có học thức, lại cũng có biết đường suy nghĩ nữa. Biết đạo Phật là cao diệu, thường giảng minh ra cho trong phải phụ-nữ mọi người đều công nhận là đạo hay. Lấy sự hòa thuận mà cư xử trong gia đình, đem lòng bác ái mà giúp đỡ chúng sinh, khiến ai ai cũng từ bi hỉ xả mà tín ngưỡng của Phật như mình vậy.

Trung lưu tín nữ là những người biết đường tu-hành, biết câu kinh kệ, tay chuông tay mõ rủ ri, miệng thì tụng niệm tay thì ru con, những mong rửa sạch trần đoạn phen này quyết chỉ bền gan tu hành.

Hạ lưu tín nữ là những người cũng bị hoàn cảnh bó buộc như hạng hạ lưu thiện nam trên, khổ sở, vất vả thâu đêm thâu ngày, thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên, nếu có tiếc duyên mà tới cửa từ bi chăng nữa, cũng chỉ thấy người niệm nam vô mình cũng niệm nam mô, mắt trông Phật tượng trang nghiêm cũng biết vậy, tai nghe chư tăng tụng kinh cũng biết vậy, có khi tình điệp bồ đề giáo thụ nhưng thệ nguyện chưa đúng như lời trong điệp.

tap chi nghien cuu phat hoc noi ve hai chu thien tin trong dao phat

Ôi! cửa Phật có hẹp chi ai, kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn, hễ ai đã lời của Phật, đều người tâm hồn nhân nghĩa cả.

Biết đâu những bậc hạ u quê mùa cục kịch kia, nhờ đạo Phật khiến cho trítuệ ngày một rạng ra, đức linh ngày một hay lên chả trở nên một người tốt trong xã-hội hay sao

Thiệnnam, tín nữ những người đã biết mộ đạo Phật, muốn nhờ đạo Phật đề giải thoát sự phiền não trong cõi ta bà và cầu lấy cái hạnh phúc hòa bình trong xã hội, chẳng phải là những bậc con yêu con quý của nhà Phật đấy ư!

Chữ “thiện” nghĩa lành, chữ tín” đạo nghĩa tin, hai chữ đều liên tiếp nhau không phân biệt 

Trong sách Nho, ông Mạnh Tcâu rằng: Khả rục chi vị thiện, hữu chư kỷ chi vị tín”. Nghĩa sự nuôi người sống, sự táng người chết, sự cứu nạn, sự chấn bần, những sự ấy mình nên muốn làm tức thiện, có điều thiện ấy thực chứa trong mình tức tín.

Xem ông Mạnh đáp lại câu của người Bất hại hỏi: “Thế nào là thiện? thế nào là tín “Mới biết rằng thiện tin vẫn liên tiếp nhau.”

Tục ngữ có câu rằng: “Bắc cân thiên tạo mà cân, bên vàng nặng bẩy, ái ẩn nặng mười”

Lại câu rằng: khôn ngoan chẳng bỏ thật thả, lường thưng giáo đấu chẳng qua đong đầy”

Ái ân là thiện, thật thà là tín, tôi lạm viện dẫn ra đây đề chứng hai chữ” thiện , tín”

Trong kinh Ri-lặc đức Thế-tôn dặn đức Ngọc Phật rằng: “Khi nào người xuống dưới trần, hễ người nào có làm chút điều thiện, ngươi nên ủng hộ cho người ấy” . 

Lại xét trong kinh Bảo Ân có câu rằng: “ Đức Như Lai đem điều chân thực giảng thuyết cho đại chúng đều biết rõ ràng, đại chúng nên tin thụ lời Phật, ngài là bậc đại giác thành Phật hiểu rõ cả sự sống, sự chết, sự nhầm lỗi và sự hoạn nạn của loài người.”

Những đệ tử nhà Phật mang cái huy hiệu thiện tín đều nên bỏ tam độc, ngũ dục, giữ lấy điều ngũ giới của đạo Phật.

Tam độc là ba nọc độc: 

1) Nọc tham,

2) Nọc sân,

3) Nọc si.

Ngũ dục là năm điều muốn: 

1) Muốn sắc đẹp,

2) Muốn mùi thơm,

3) Muốn ăn ngon,

4) Muốn sự sung sướng,

5) Muốn nghe tiếng hay

Ngũ giới là năm điều răn: 

1) Đừng tham của người

2) Đừng dâm vợ người,

3) Đừng hay nói càn,

4) Đừng uống nhiều rượu

5) Đừng khi thường giết loài súc sinh

tap chi nghien cuu phat hoc an chay niem phat co loi ich gi khong.png3

Thế mới chí thiện, thể mới chính tín. Thiện với tín gây nên cái bầu không khí êm đềm trong sạch để giải thoát được điều phiền não về trần duyên.

Kiếp xưa đã vụng đường tu, kiếp này tu để đền kiếp sau; cơn gió ác- nghiệp, làn sóng oan gia to tát đến thế nào cũng không lay đồ được gốc cây thiện tín vậy

Thiện tín những cái huy hiệu đẹp đẽ quý báu của những người tại gia lòng mộ đạo Phật

Vậy ta tự nhận tinđồ nhà Phật, ta cũng phải danh từ nghĩa, nghĩa ta nghĩ đến hai chữ thiện, tín” , đừng nên để hổ thẹn với ý nghĩa hai chữ ấy

Ta nên đồng thanh phát nguyện rằng

Nam vô đức Phật Di Đà

Đạo ngải quảng đại bao la cõi ngoài. 

Nam mô đức Phật Như lai, 

Bầu sương ngọt rưới muôn loài chúng-sinh.

Tỉnh mê giác ngộ rảnh rảnh, 

Khiến nơi bề khổ chuyền thành cõi vui. 

Yêu đời mà chẳng chán đời, 

Lượng to sánh với bề giời núi non. 

Tỷ ty Phật tính may còn, 

Mang danh thiện, tín làm con cải người. 

Cố danh tư nghĩa ai ơi, 

Nguyền theo Đuốc-tuệ rõi nơi tu hành. 

Tám con đường chính thênh thênh.

Năm điều giới hạnh sửa mình noi theo. 

Giai hiền gái thảo đủ điều, 

Nhờ ơn tế độ còn nhiều về sau. 

Tác giả: Phật tử Ích Sinh tức Phạm Xuân Rực (Hải Phòng)
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường