Trang chủ Giáo lý - Kinh sách Tích truyện Pháp cú – Phẩm 2 (Phần 1/9)

Tích truyện Pháp cú – Phẩm 2 (Phần 1/9)

Tập "Tích truyện Pháp cú" này được dịch theo bản Anh ngữ "Buddhist Legends" của học giả Eugène Watson Burlingame. Nhà học giả này đã căn cứ trên nguyên tác Pháp Cú Sớ Giải (Dhammapada Commentary) bằng tiếng Pàli.

Đăng bởi: Phí Thanh Hoa
ISSN: 2734-9195

Tích truyện Pháp cú – Phẩm 2 (Phần 1/9)

Tập “Tích truyện Pháp cú” này được dịch theo bản Anh ngữ “Buddhist Legends” của học giả Eugène Watson Burlingame. Nhà học giả này đã căn cứ trên nguyên tác Pháp Cú Sớ Giải (Dhammapada Commentary) bằng tiếng Pàli.

Tích truyện Pháp cú - Phẩm 2 (Phần 1/9)

PHẨM II: KHÔNG PHÓNG DẬT

1. Những Chuyện Luân Hồi Quanh Vua Udena ( hay Udayna)

Không phóng dật, đường sống…

Pháp Cú này do đức Ðạo sư nói tại tinh xá Ghosita gần Kosambi, liên hệ đến cái chết của bà Sàmàvatì với năm trăm tỳ nữ và bà Màgandiyà cùng năm trăm thân thuộc.

Phần 1: Thời Niên Thiếu Của Udena

Một thuở nọ, vua Allakappa cai trị vương quốc Allakappa và vua Vethadìpaka cai trị vương quốc Vrthadìpaka. Họ là bạn thân từ thuở bé, cùng học một thầy. Sau khi phụ hoàng băng hà, họ nối ngôi cai trị vương quốc rộng hơn mười dặm.

Họ gặp nhau thường xuyên, ăn cùng mâm ngủ cùng giường. Nhận thấy con người cứ sinh ra rồi lại chết đi, cả hai cùng kết luận rằng sau khi chết ta chẳng đem theo được gì, kể cả xác thân, vậy thì có ích lợi gì nếu sống đời tại gia, ta nên xuất gia.

Vì vậy hai vua nhường ngôi cho vợ con và đi tu, sống đời khổ hạnh trong dãy Hymã-lạp-sơn. Rồi họ nghĩ từ bỏ ngai vàng, sống đời xuất gia cũng chẳng khó khăn gì, nhưng nếu sống chung thì chưa phải là nếp sống khổ hạnh. Do đó họ sống riêng biệt ở hai ngọn núi, cứ hai tuần vào ngày phát lồ họ lại gặp nhau.

Tuy không thường xuyên liên lạc với nhau, họ vẫn biết được bạn mình sống hay chết nhờ mỗi người đều đốt ngọn lửa trên núi cho người kia thấy. Một thời gian sau, tu sĩ Vethadiipaka chết, tái sinh làm con trai Phạm thiên có quyền năng phi thường. Hai tuần sau, Allakappa không thấy ngọn lửa trên núi, biết rằng bạn mình đã chết. Vethadìpaka vừa được tái sinh liền quan sát, tầng trời của mình, xét lại việc làm đời trứơc, những sự khổ hạnh từ ngày xuất gia, và muốn đi thăm bạn mình. Ngài bỏ lớp trời, hoá thành một bộä hành đi đến gặp Allakappa, đảnh lễ rồi cung kính đứng một bên.

Allakappa hỏi:

– Ông từ đâu đến?

– Tôi là một bộ hành từ xa đến. Nhưng thưa tôn giả, Ngài ở đây có một mình sao?

– Tôi chỉ có một người bạn.

– Người ấy đâu rồi?

– Ông ta ở trên ngọn núi kia, không thấy đốt lửa vào ngày phát lồ, tôi biết ông ta đã chết.

– Tôi chính là bạn Ngài, thưa tôn giả.

– Bạn tái sinh ở đâu?

– Ở cõi trời, là con trai Phạm thiên có quyền năng phi thường. Tôi trở lại đây để thăm Ngài. Ngài sống ở đây có an ổn không, hay bị quấy rầy?

– Tôi rất bực lũ voi.

– Tôn giả, chúng quấy rầy gì Ngài?

– Tôn vừa quét dọn xong chúng đã đến ị đầy, rồi lại dậm chân tung bụi mù. Phần hốt phân, phần dọn đất, tôi mệt lử.

– Vậy Ngài có muốn đuổi chúng đi không?

– Muốn!

– Ðược rồi. Tôi sẽ giúp Ngài.

Vethadìpaka cho Allakappa một cây đàn ba dây và chỉ cách đọc ba câu chú để mê hoặc lũ voi:

– Ðánh dây thứ nhất và đọc thần chú này lũ voi sẽ bỏ chạy, không dám nhìn Ngài một chút nào. Ðánh dây thứ hai và đọc thần chú này, chúng cũng sẽ bỏ chạy, mỗi bước mỗi nhìn Ngài. Ðánh dây thứ ba và đọc thần chú này, voi đầu đàn sẽ chạy đến cho Ngài cưỡi. Ðây, hãy sử dụng theo ý muốn.

Nói rồi, Vethadìpaka ra đi. Từ đó vị ẩn sĩ sống yên ổn. Thuở ấy vua xứ Kosambi là Parantapa. Một sáng nọ, vua ngồi phơi nắng sớm với hoàng hậu đang mang thai. Hoàng hậu khoác chiếc long bào đỏ tía của vua đáng giá một trăm ngàn đồng tiền, và đang khi trò chuyện bà tháo ngọc ấn nơi ngón tay vua đáng giá một trăm ngàn đồng vàng, đeo vào tay mình.

Ngay lúc ấy, một quái điểu mỏ lớn như vòi voi hay liệng trên không, trông thấy hoàng hậu và lầm bà là một miếng thịt tươi nên dang rộng cánh nhào xuống. Nghe tiếng chim sà xuống, nhà vua bật dậy lao vào cung. Còn hoàng hậu, vừa có thai, vừa chậm chạp yếu đuối không chạy nhanh được, bị chim đâm bổ xuống, dùng vuốt quắp lấy rồi bay vút lên không (Giống chim này mạnh bằng năm con voi, có thể quắp mồi bay đi đến nơi nào tùy ý rồi ăn thịt). Tuy khiếp hãi hoàng hậu vẫn tỉnh táo. Biết rằng nếu la lên, chim sợ tiếng người sẽ buông ra ngay, nhưng lại nguy hiểm cho mình và đứa con trong bụng.

Cho nên bà kiên nhẫn chịu đựng, chờ khi chim dđáp xuống sẽ la lớn cho nó sợ bay đi. Quái điểu như thường lệ mang hoàng hậu đặt trên nhánh chĩa ba một cây đa khá lâu năm, có tán che rộng trong dãy Hy-mã-lạp-sơn, vừa trông chừng dưới đất. (Người ta nói loài chim này có thói quen trông chừng con đường dẫn đến cây nó đang ở).

Biết đã đến lúc, hoàng hậu đưa tay lên vỗ, hét lớn đuổi chim đi. Ðến chiều, trong lúc giông bão nổi lên bốn phía, bà chuyển dạ, yếu quá, gần ngất đi vì đau đớn, chẳng có ai bên cạnh để an ủi.

Suốt đêm bà không ngủ. Khi trời sáng dần, mây tan, đứa trẻ ra đời. Vì sinh giữa cơn bão trên đỉnh núi lúc mặt trời mọc, bà đặt tên con là Udena. Cách đó không xa là trú xứ của ẩn sĩ Allakappa. Vào những ngày mưa ẩn sĩ không vào rừng hái vì sợ lạnh, mà thường đi đến gốc cây đa nhặt những mẫu xương thừa của chim, gĩa nhỏ và nấu nước xúp uống.

Hôm ấy, Alakappa đi đến gốc cây lượm xương, nghe tiếng trẻ khóc trên cành và nhìn lên thấy hoàng hậu, Ngài hỏi:

– Ai đó?

– Tôi là một phụ nữ.

– Sao bà ở trên ấy?

– Con quái điểu mang tôi đến.

– Xuống đi!

– Thưa ngài, tôi không dám xuống vì sợ khác giai cấp.

– Bà thuộc giai cấp nào?

– Giai cấp chiến sĩ.

– Tôi cũng vậy.

– Ngài hãy đọc khẩu lệnh của giai cấp chiến sĩ.

Ẩn sĩ đọc lên, hoàng hậu đồng ý cho ngài leo lên cây đem đứa bé xuống. Vâng lệnh hoàng hậu không được chạm đến bà, Ngài ẵm đứa bé rồi đặt xuống đất, để hoàng hậu tự leo xuống.

Ẩn sĩ dẫn hoàng hậu về túp lều của mình. Ngài săn sóc và phục vụ bà với mật ong, nấu xúp và cháo với lúa đã trồng, mà không phạm giới cấm. Thời gian trôi qua, vì lo sợ bị ẩn sĩ bỏ rơi, phần vì không biết đường đến cả đường về, nên hoàng hậu nảy sinh ý định quyến rũ ẩn sĩ. Và ẩn sĩ đã phạm giới với bà, từ đó hai người chung sống với nhau.

Một hôm xem thiên văn, ẩn sĩ thấy sao chiếu mệnh của Parantapa vua xứ Kosambi mờ đi, bèn nói với hoàng hậu:

– Này bà, vua xứ Kosambi đã chết.

– Tôn giả, sao ngươi nói vậy? Sao ngươi có ác tâm với nhà vua?

– Tôi không có ác tâm. Tôi nói vậy vì thấy ngôi sao của vua mờ đi.

Hoàng hậu bật khóc. Ẩn sĩ ngạc nhiên hỏi:

– Sao bà khóc?

Lúc đó hoàng hậu mới cho biết vua Paratapa chính là chồng bà. Ẩn sĩ an ủi:

– Ðừng khóc. Ai sinh ra cũng đều phải chết.

– Tôi biết.

– Vậy sao bà vẫn khóc?

– Tôi khóc vì buồn cho con tôi, đáng lý phải được nối ngôi, được che lọng trắng.

Giờ đây nó chỉ là thường dân.

– Không sao, bà đừng lo. Nếu bà muốn nó làm vua, tôi sẽ có cách. Allakappa bèn cho chú bé cây đàn và dạy các câu chú mê hoặc voi. Ngày thứ nhất, chú bé búng sợi dây đàn thứ nhất và đọc câu chú đầu tiên, bầy voi đang tụ tập quan gốc cây đa bỗng chạy hết, không dám nhìn lại một chút nào.

Qua ngày hôm sau, chú búng sợi dây đàn thứ hai và câu chú thứ hai, bầy voi chạy đi mỗi bước mỗi nhìn chú bé. và trước khi chỉ dạy câu chú thứ ba, ẩn sĩ bảo hoàng hậu dạy chú bé thông điệp lên ngôi vua: “Con phải nói con là con trai vua Parantapa xứ Kosambi, bị một quái điểu bắt đem đi, rồi con đọc tên tổng tư lệnh quân đội và các đại tướng. Nếu người ta vẫn chưa tin, con sẽ cho họ xem chiếc áo choàng này và chiếc nhẫn ngọc ấn này của cha con”.

Ðến ngày thứ ba, chú bé theo lời ẩn sĩ ngồi trên nhánh cây đa thấp nhất, búng sợi dây đàn và đọc câu chú thứ ba, voi đấu đàn chạy đến cho chú cưỡi lên, chú thì thầm bên tai voi:

– Tôi là con trai vua xứ Kosambi. Hãy mang tôi đến ngai vàng của cha tôi.

Voi đầu đàn liền rống lên:

– Ngàn voi, tập hợp!

Hàng ngàn voi tụ lại. Voi rống lần thứ hai:

– Các voi già yếu ở lại!

Các voi già yếu bèn rút lui.

Voi rống lần thứ ba:

– Các voi con ở lại.

Các voi con bèn rút lui.

Như thế, chú bé ra đi giữa hàng ngàn voi dũng sĩ. Ðến một làng biên giới, chú tuyên bố:

– Ta là con trai của đức vua, ai muốn ấm no thịnh vượng hãy đến với ta!

Rồi chú tiến lên, tuyển thêm quân, bao vây thành phố và gởi thông điệp “Hoặc đánh nhau, hoặc trao ngai vàng”. Dân chúng trả lời:

– Cả hai là không. Hoàng hậu của chúng tôi bị quái điểu bắt mang đi khi đang có thai. Chúng tôi không biết bà còn sống hay đã chết. Chúng tôi không đánh nhau hay trao ngôi vua cho đến bao giờ được tin tức hoàng hậu.

Chú bé liền nói:

– Chính ta là con của hoàng hậu.

Rồi chú đọc tên vị tổng tư lệnh, tên các đại tướng. Thấy dân chúng chưa tin, chú đưa ra áo choàng và chiếc nhẫn. Dân chúng nhận ra, liền mở cổng thành, tung hô chú bé lên ngôi vua.

*

(Còn tiếp)

✿✿✿

Nguồn: “Tích Truyện Pháp Cú” được Thiền viện Viên Chiếu dịch theo bản Anh ngữ “Buddhist Legends” của học giả Eugène Watson Burlingame.
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường