Trang chủ Quốc tế Ứng dụng giáo lý Phật giáo giải quyết xung đột Israel – Palestine

Ứng dụng giáo lý Phật giáo giải quyết xung đột Israel – Palestine

Tất cả bạo lực này là kết quả của sự hỗn loạn, nhận thức sai lầm và quan điểm sai lầm. Nỗi khổ niềm đau trầm trọng, nhưng nếu chúng ta hiểu sai nỗi đau khổ đó là kết quả của sự xung đột giữa hai quốc gia thì chúng ta đang bỏ qua nguồn gốc thực sự của nó, và nó cứ tiếp diễn mãi mãi.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tất cả bạo lực này là kết quả của sự hỗn loạn, nhận thức sai lầm và quan điểm sai lầm. Nỗi khổ niềm đau trầm trọng, nhưng nếu chúng ta hiểu sai nỗi đau khổ đó là kết quả của sự xung đột giữa hai quốc gia thì chúng ta đang bỏ qua nguồn gốc thực sự của nó, và nó cứ tiếp diễn mãi mãi.

Tác giả: Tiến sĩ Bar Zecharya
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Mahayana Tradition

Sự hiện diện của rất nhiều người là từ bi tâm và sự cống hiến của họ đã chạm đến tâm hồn và cuộc sống của rất nhiều người. So sánh sự hảo tâm hào phóng, sự tu tập và thành quả nỗ lực của bạn, thực sự tôi chỉ là một con cá bé nhỏ. Nhưng thà làm một con cá nhỏ bé tung tăng ngâm mình trong suối nguồn từ bi, còn hơn là một con cá nhỏ bị rán trong chảo lửa giận dữ.

Tôi chia sẻ với bạn với tư cách là một người Israel, một người Mỹ, một người La Mã, một người Do Thái, một Phật tử, một nhà thơ.

Là một nhạc sĩ, sinh viên chính trị và tôn giáo, người thầy, người bạn, đối tác, chồng cũ, người lái xe mô tô nhiệt tình; với tư cách là một cựu quân nhân bộ binh, cho đến ngày nay người vẫn cảm thấy khẩu súng trường tấn công tự động của mình giống như một số người bị cụt chân cảm thấy một trong tứ chi của họ bị cụt, kề vào vai tôi và sặc mùi mồ hôi và dầu mỡ.

Tôi nói chuyện với các bạn với tư cách là một người anh, một người con (cảm ơn cha mẹ) và một ngày nào đó, có lẽ là một người cha. Tôi muốn cung cấp cho bạn những suy ngẫm sau đây về đạo Phật ứng dụng trong bối cảnh Trung Đông.

Bạn có thể nghĩ rằng ở Đất Thánh (một khu vực nằm giữa Địa Trung Hải và bờ Đông sông Jordan, thường được xem là đồng nghĩa với Vương quốc Israel được xác định trong bộ kinh Tanakh) đang có xung đột giữa người Israel và người Palestine. Đây không phải là chân lý. Vâng, có sự đau đớn tột cùng. Nỗi sợ hãi lan tràn: không chỉ có nỗi sợ hãi kinh hoàng bởi cuộc xâm lược của quân đội, những vụ ám sát, tấn công khủng bố, lời kêu gọi báo cáo về nhiệm vụ dự bị và sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân, mà còn là nỗi sợ bị bóc lột, sợ mất an ninh kinh tế, sợ mất mát, sợ các dạng lãng phí vì sản xuất dư thừa tiềm ẩn hoặc tạo ra các lãng phí khác, sợ không đủ mạnh mẽ.

Xung đột lan tràn trong mọi lĩnh vực của xã hội, từ trường học đến chính phủ, từ tệ nạn buôn người, giết chóc đến gia đình đến quân đội; lĩnh vực công cộng và tư nhân, tôn giáo và thế tục. Có bạo lực khủng khiếp đối với phụ nữ và trẻ em, lạm dụng quyền lực tại nơi làm việc, tham nhũng, bỏ bê và huỷ hoại toàn bộ tài nguyên thiên nhiên và môi trường con người.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Dao Phat ung dung xung dot Israel Palestine 1

Xung đột giữa Israel-Palestine. Ảnh: St

Tất cả bạo lực này là kết quả của sự hỗn loạn, nhận thức sai lầm và quan điểm sai lầm. Nỗi khổ niềm đau trầm trọng, nhưng nếu chúng ta hiểu sai nỗi đau khổ đó là kết quả của sự xung đột giữa hai quốc gia thì chúng ta đang bỏ qua nguồn gốc thực sự của nó, và nó cứ tiếp diễn mãi mãi.

Sự vận dụng của Phật giáo là nhìn sâu vào cái trống rỗng chẳng có gì cả (Tính Không) của một bản ngã độc lập, chúng ta có thể thấy một thực tế khác.

Người Israel và người Palestine chúng ta có thể không giống nhau, nhưng chúng ta cũng không khác nhau. Chúng ta đoàn kết trong nỗi sợ hãi, bị ràng buộc bởi sự tức giận của chúng ta, được kết nối mật thiết bởi việc chúng ta không thể lắng nghe với một tâm hồn rộng mở và giống hệt nhau khi có quan niệm sai lầm rằng những nỗi khổ niềm đau của chúng ta là kết quả của một “cuộc xung đột quốc gia”.

Điều này không có nghĩa là không có cỗ máy chiến tranh, không có các cuộc tấn công tự sát, các trạm kiểm soát hoặc các mối đe doạ hiện hữu. Nhưng khi nhìn sâu vào thực tế của nó, chúng ta có thể thấy rằng cuộc chiến tranh địa-vật lý là sự phản ánh nỗi đau trong tâm hồn chúng ta, một nỗ lực nhằm kiểm soát nỗi khổ niềm đau của chúng ta bằng cách có thể xác định rõ ràng, đưa ra ánh sáng kẻ thù bên ngoài. Thực tế sâu sắc hơn bởi vỏ bọc bên ngoài về nỗi đau khổ của chúng ta và nguyên nhân của nó, che kín nó bằng một câu chuyện liên quan đến hai nhân vật độc lập, là tạo ra sự bất công lớn và là thực sự không thể khiến bất kỳ sự biến đổi nào.

Theo tôi, hiểu được chiều sâu đau khổ ở Đất Thánh (một khu vực nằm giữa Địa Trung Hải và bờ Đông sông Jordan, thường được xem là đồng nghĩa với Vương quốc Israel được xác định trong bộ kinh Tanakh) nên được hiểu dưới góc độ Đạo Phật ứng dụng. Chúng ta có thể thực hiện những bước thực tế nào để giảm bớt những nỗi khổ niềm đau này?

Bước đầu tiên, như mọi khi, là bảo vệ bản thân bằng cách trưởng dưỡng từ bi tâm. Bạn có thể sống ở Đông Nam Á, Châu Âu hoặc bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này, cung cấp cho chúng ta một cách hào phóng và thường trên phát thanh truyền hình bạn sẽ thấy những hình ảnh về sự xung đột chính trị. Nếu chúng ta phản ánh những hình ảnh đó mà không chỉ trích, thu gọn mạng lưới vô tận các nguyên nhân và điều kiện xã hội, chính trị, thể chế, gia đình và tâm lý thành một sơ đồ đơn giản liên quan đến hai bên – một bên là nạn nhân và bên kia là kẻ xâm lược – thì chúng ta đang vun bón những hạt giống quán chiếu cho chính bản thân mình.

Giận dữ và căm ghét không cần giấy phép hay hộ chiếu để đi qua trạm kiểm soát hay bức tường bê tông, và chúng có thể trót lọt vào tâm hồn chúng ta một cách dễ dàng. Nếu chúng ta củng cố sự nhận diện và quán chiếu hạt giống giận dữ và căm ghét, kết quả của chúng ta sẽ tìm đường đến mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta và sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ với tất cả những người xung quanh chúng ta. Đối tác của bạn, con cái của bạn, cha mẹ của bạn và tất cả những người thân yêu của bạn đều quý giá đối với bạn. Sẽ thật xấu hổ nếu sự nhầm lẫn và tình trạng ốm yếu của chúng ta dẫn đến dù chỉ là một khoảnh khắc bất hoà hoặc bất hoà trong gia đình và cộng đồng của bạn.

Việc phát thanh truyền hình tương tự có thể được đón nhận với từ bi tâm và sự hiểu biết sâu sắc. Hãy nghĩ về ai đó phóng tên lửa Qassam vào Israel. Trở thành một chiến binh không phải là toàn bộ sự thật của họ. Không ai chỉ là một chiến binh. Họ có thể là một chiến binh, con trai, anh trai, bạn bè, nghệ sĩ, sinh viên, v.v., kể cả họ là nạn nhân của vô số nguyên nhân đa dạng vì niềm tin rằng giết chóc có thể giải quyết những nỗi khổ niềm đau của anh ta hoặc nỗi đau của những người thân yêu. Không ai chỉ là một người lính cả. Chân lý của một người lính, mà sự bối rối và hành động của họ có thể được coi là kết quả của nhiều nguyên nhân, sâu và rộng, cũng phức tạp như con người. Chỉ huy và tướng của ông đều là nạn nhân. Nếu họ có thể nhìn sâu hơn, họ sẽ hành động khác.

Làm vừa lòng, người giúp đỡ, vì lợi ích của riêng bạn, và hạnh phúc của chính bạn, hãy coi đây như một cách thiền định về tính Bất Nhị (vô trụ, chẳng có cái nhị của tương đối mà cũng chẳng phải là một) và “Tương tức” (interbeing – thể hiện tính tức thì, ngay lập tức), “Tương Nhập” (interpenetration – thể hiện sự thâm nhập của cái này vào cái kia và ngược lại) để phát triển từ bi tâm của các bạn đối với những người trong chúng ta, những người chưa học được cách như thế. Các bạn sẽ nêu một tấm gương hoàn hảo về việc không chỉ trích con cái mình, đến lượt chúng có thể làm phong phú cuộc sống của chúng và của những người thân yêu của chúng bằng tình thương yêu và sự hiểu biết. Bằng cách này các bạn có thể biến một cuộc tấn công tên lửa hoặc một cuộc tấn công quân sự thành tình yêu thương, chuyển hoá vô minh thành phật pháp. Tôi tin rằng việc thực hành này sẽ mang lại nhiều niềm vui hơn cho cuộc sống của các bạn và đó là lý do đủ để các bạn ứng dụng phật pháp trong cuộc sống.

Vượt qua sự trở ngại của quan điểm nhị nguyên cũng mang lại nhiều cơ hội cho Đạo Phật ứng dụng trên quy mô rộng hơn. Giống như nỗi sợ hãi hiện diện trong mọi lĩnh vực của xã hội chúng ta, cũng có thể tìm thấy những cơ hội để chúng ta lại niềm vui trong cuộc sống. Những người Trung Đông chúng ta nên học cách trân trọng nhiều niềm vui và hạnh phúc hiện có ngay đây và bây giờ. Điều này bao gồm tình bạn hiện có của chúng ta, con cái của chúng ta, vẻ đẹp thiên nhiên ngoạn mục xugn quanh chúng ta và niềm an vui mà chúng ta có thể tìm thấy khi hướng vào nội tâm với điều kỳ diệu của từng hơi thở hít vào thở ra trong chánh niệm. Một số điều kiện kiện này cũng là vô số dự án hoà bình và phát triển được thực hiện nhờ vào sự cống hiến và lòng quảng đại của các cá nhân trên toàn thế giới.

Tôi tin rằng, bất kể chuyên môn của bạn là gì, dù là trong công tác xã hội, chăm sóc sức khoẻ, nông nghiệp, môi trường và văn hoá nghệ thuật, du lịch thể thao, v.v., bạn đều có thể xoa dịu những nỗi khổ niềm đau và dần dần vun quén những mầm an lạc hạnh phúc, nhưng chỉ sau khi bản thân bạn đã đơm hoa kết trái niềm tin đó, thực hành từ bi tâm, không tranh luận và tính bất nhị. Nếu không thực hành phương pháp này, tôi sợ rằng bất kỳ nỗ lực nào cũng sẽ chỉ góp phần tạo thêm đau khổ. Theo tôi, các dự án cùng tồn tại rất hữu ích và được hoan nghênh, nhưng chỉ tập trung vào việc cùng tồn tại, theo tôi, có nguy cơ chỉ nhấn mạnh một khía cạnh của các nguyên nhân cơ bản. Từ bi tâm, sự lắng nghe sâu sắc và lời nói yêu thương có thể được thực hành ở mọi cấp độ xã hội và bằng bất kỳ ngôn ngữ nào.

Nếu ứng dụng Đạo Phật là thực hành tự do thì tôi xin đưa ra một lời cầu nguyện ngắn gọn cho tự do:

“Nguyện cầu cho tất cả nhân loại, không còn lo âu sợ hãi, giận dữ, bối rối; chấm dứt chiến tranh, thoát khỏi mọi sự bất ổn, cải thiện ô nhiễm môi trường; chấm dứt sự bóc lột, bạo lực gia đình, tử vong do tai nạn giao thông và nghèo đói, ốm đau nệnh tật. Tự do ngôn luận, trong lời nói và trong im lặng, tự do sống có phẩm giá và đủ điều kiện kinh tế, tự do cảm nhận niềm an lạc trong cuộc sống và tự do yêu thương.”

Trân trọng cám ơn!

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Dao Phat ung dung xung dot Israel Palestine 2

Một câu hỏi đặt được đặt ra: Phật giáo nhập thế (Engaged Buddhism) có thể giải quyết cung đột ở Tây Á (Trung Đông) như thế nào?

Đây là một điều rất khó khăn! Phản ứng đầu tiên của tôi là việc ưa thích một giải pháp chính trị này hơn một giải pháp chính trị khác, theo quan điểm của chúng tôi bên ngoài Trung Đông, là thực hành việc gắn kết với các quan điểm. Tuy nhiên, sự thực hành của chúng ta, những phật tử, là thực hành không bám chấp vào quan điểm. Nếu chúng ta chọn một giải pháp chính trị cụ thể, tin rằng đó là quan điểm đúng đắn và cố gắng thực thi nó với phần còn lại của thế giới, chúng ta sẽ chỉ thực hành sự phán xét và không có khả năng lắng nghe, đồng thời tưới tẩm những hạt giống lành mạnh đó vào bản thân và người khác. Những gì chúng ta thực sự cần làm để có được bất kỳ tác động tích cực nào lại hoàn toàn ngược lại. Chúng ta cần rèn luyện khả năng lắng nghe mà không phán xét để những hạt giống tình yêu thương dù nhỏ bé nó cũng được tưới tẳm và chăm bón.

Thứ nhất, chúng ta phải thực hành điều này trong tâm hồn và trong cuộc sống hằng ngày của bản thân.

Thứ hai, chúng ta có thể hỗ trợ các dự án ở Israel và Palestine ở bất kỳ cấp độ nào trong xã hội – gia đình, chính phủ, giáo dục, v.v. – liên quan đến việc lắng nghe sâu sắc và sử dụng ái ngữ (lời nói của cái tâm trong sáng).

Thứ ba, chúng ta có t hể tập hợp người Israel và người Palestine – cả những người ra quyết định và những công dân khiêm tốn – lại với nhau để lắng nghe nhau và chuyển hoá những nỗi khổ niềm đau của chính họ. Đó là nỗ lực duy nhất sẽ có tác dụng tích cực.

Tiến sĩ Bar Zecharya, cựu sinh viên ngành Khoa học Chính trị tại Đại học Rome “La Sapienza”. Ông học vị Thạc sĩ về Nghiên cứu Tôn giáo So sánh và bằng B.A. ngành Nghiên cứu Quốc tế/Trung Đông của Đại học Tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Bar Zecharya là công dân Israel và Hoa Kỳ, nhà thơ và nhạc sĩ, ông hiện sống ở Rome, Ý. Ông tu theo đạo Do Thái và truyền thống Thiền tông Phật giáo của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tác giả: Tiến sĩ Bar Zecharya
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Mahayana Tradition

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường