Tác giả: NCS Thích nữ Phước Thiện - Thượng tọa Tiến sĩ Thích Hạnh Tuệ
Dẫn nhập
Kinh Vua Phạm Ma thuộc Lục Độ Tập Kinh là bộ kinh quan trọng của Phật giáo Đại Thừa, gồm 91 câu chuyện xoay quanh sáu hạnh vô cực (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, và Trí tuệ) mà Bồ Tát thực hành trên con đường tìm cầu đạt đến giác ngộ. Trong đó, truyện 91 là truyện được cho là cuối cùng trong Lục độ tập kinh thuộc quyển thứ 9 nói về Trí tuệ vô cực, tuyện kể về câu chuyện tiền thân của Đức Phật là Vua Phạm ma, dùng tình thương trí tuệ rộng khắp để cứu giúp chúng sinh, đặc biệt là lấy ngũ giới để cai trị đất nước và làm cho phồn vinh hưng thịnh.
Qua câu chuyện, Vua không chỉ thể hiện lòng thương yêu dân chúng mà còn khẳng định giá trị của trí tuệ trong việc dùng giới luật trong việc xây dựng hòa bình và hạnh phúc. Đồng thời nhấn mạnh sự quan trọng của việc hành trì giới luật trong mọi hoàn cảnh.
Đây là bài học quý giá về trách nhiệm, lòng từ bi và tinh thần vượt qua những thử thách để xây dựng cuộc sống an lành.
1. Giới thiệu về kinh "Vua Phạm Ma"
Kinh "Vua Phạm Ma" thuộc hệ kinh Phật giáo, giàu tư tưởng về nhân quả báo ứng, đạo đức và cách trị nhân tâm. Cả hai bản kinh chữ Hán và bản dịch đều truyền tải câu chuyện về một vãng sanh các cảnh giới khác nhau trước khi đạt đến giác ngộ.
Kinh "Vua Phạm Ma" là một bài kinh quan trọng trong hệ thống kinh điển Phật giáo, mô tả tiền thân của Đức Phật và quá trình Ngài tu tập, đạt được công đức và trở thành bậc Giác Ngộ.

Trong Lục độ tập kinh truyện 91 thuộc chương 6 quyển 8 kể về câu chuyện tiền thân của Đức Phật là Vua Phạm Ma. Bản truyện như sau:
九一)梵摩皇經
聞如是。一時佛在舍衛國祇樹給孤獨園。佛告諸比丘。汝等修德奉行眾善。必獲景福。譬如農夫宿有良田。耕犁調熟。雨潤和適。下種以時。應節而生。芸除草穢。又無災害。何懼不獲。昔我前世未為佛時。心弘普愛。愍濟眾生。猶若慈母育其赤子。如斯七年。仁功勳著。壽終。魂靈上為梵皇。號曰梵摩。處彼天位。更歷天地七成七敗。當欲敗時吾輒上升第十五約淨天。其後更始。復還梵天。清淨無慾。在所自然。後下為忉利天帝三十六返。七寶宮闕飲食被服音樂自然。後復還世間作飛行皇帝。七寶導從。一者紫金轉輪。二者明月神珠。三者飛行白象。四者紺馬朱鬣。五者玉女妻。六者典寶臣。七者聖補臣。事事八萬四千。王有千子。皆端正皎潔仁慈勇武。一人當千。王爾時以五教治政。不枉人民。一者慈仁不殺恩及群生。二者清讓不盜捐己濟眾。三者貞潔不淫不犯諸欲。四者誠信不欺言無華飾。五者奉孝不醉行無玷汙。當此之時牢獄不設。鞭杖不加。風雨調適。五穀豐熟。災害不起。其世太平。四天下民。相率以道。信善得福惡有重殃。死皆升天。無入三惡道者。佛告諸比丘。昔我前世行四等心。七年之功上為梵皇下為帝釋。復還世間作飛行皇帝。典四天下數千百世。功積德滿。諸惡寂滅。眾善普會。處世為佛。獨言只步三界特尊。諸比丘聞經歡喜為佛作禮而去。菩薩普智度無極行明施如是。
2. So sánh sự khác biệt về chữ Hán và âm Hán Việt

3. So sánh bản dịch
Việc so sánh hai bản dịch "Kinh Vua Phạm Ma" (truyện 91) trong "Lục Độ Tập Kinh" của Lê Mạnh Thát và "Kinh Lục Độ Tập", quyển 8, chương 6: "Minh Độ Vô Cực" thuộc "Bộ Bản Duyên" trong "Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh" đòi hỏi tiếp cận trực tiếp cả hai bản dịch để phân tích chi tiết. Tuy nhiên, dựa trên thông tin hiện có, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét tổng quan như sau:
a) Về nguồn gốc và xuất xứ:
- Bản dịch của Lê Mạnh Thát: Lê Mạnh Thát là một học giả và thiền sư người Việt, nổi tiếng với các nghiên cứu về Phật giáo và lịch sử Việt Nam. Ông đã dịch và chú giải "Lục Độ Tập Kinh", trong đó có truyện 91 về Vua Phạm Ma. Bản dịch này được đánh giá cao về mặt học thuật và ngôn ngữ.
- Bản trong "Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh": "Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh" là một bộ sưu tập kinh điển Phật giáo được biên soạn và xuất bản tại Việt Nam.
b) Về nội dung và cách diễn đạt:
- Bản dịch của Lê Mạnh Thát: Được biết đến với phong cách dịch thuật chính xác, rõ ràng và chú trọng đến việc truyền tải đúng tinh thần của nguyên tác. Ông cũng cung cấp các chú giải và phân tích sâu về ngữ nghĩa và bối cảnh lịch sử, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung kinh điển.
- Bản trong "Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh": Do thiếu thông tin cụ thể, khó có thể đánh giá chính xác về nội dung và cách diễn đạt của bản dịch này. Tuy nhiên, nếu được biên soạn trong bối cảnh Phật giáo Việt Nam, bản dịch có thể mang những đặc trưng ngôn ngữ và diễn đạt phù hợp với văn hóa và truyền thống địa phương.
c) Về mục đích và đối tượng độc giả:
- Bản dịch của Lê Mạnh Thát: Hướng đến đối tượng độc giả quan tâm đến nghiên cứu Phật học và lịch sử Việt Nam, bao gồm cả học giả và người tu học. Bản dịch này có thể được sử dụng trong các nghiên cứu học thuật và giảng dạy.
- Bản trong "Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh": Nhắm đến việc phổ biến kinh điển Phật giáo rộng rãi trong cộng đồng Phật tử Việt Nam, phục vụ cho việc tu học và hành trì. Đối tượng độc giả có thể bao gồm cả người tu hành và cư sĩ.
- Để có sự so sánh chi tiết và chính xác hơn giữa hai bản dịch, cần tiếp cận trực tiếp cả hai văn bản để phân tích về ngôn ngữ, nội dung và cách diễn đạt. Tuy nhiên, dựa trên thông tin hiện có, có thể thấy rằng mỗi bản dịch có thể mang những đặc trưng riêng, phản ánh mục đích và đối tượng độc giả khác nhau.
4. Phân tích nội dung kinh Vua Phạm Ma
- 聞如是 (Văn như thị). Đây là công thức mở đầu truyền thống trong kinh điển Phật giáo, có nghĩa là "Nghe như vầy". Điều này cho thấy kinh văn được truyền khẩu lại bởi các đệ tử của Phật, chứng thực rằng lời dạy này được truyền bá một cách chân thực.
一時佛在舍衛國祇樹給孤獨園" (Nhất thời Phật tại Xá Vệ quốc, Kỳ Thụ Cấp Cô Độc Viên). Đức Phật đang ở tại nước Xá Vệ, trong khu vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc
Giải nghĩa: Một nơi nổi tiếng trong Phật giáo, nơi Ngài thường thuyết pháp. Điều này xác định địa điểm và thời gian diễn ra bài giảng.
佛告諸比丘。汝等修德奉行眾善。必獲景福 ( Phật cáo chư tỳ kheo. Nhữ đẳng tu đức phụng hành chúng thiện, tất hoạch cảnh phúc.) Đức Phật dạy các Tỳ-kheo rằng nếu họ tu đức, thực hành điều thiện, tất nhiên sẽ gặt hái được phước báo lớn.
Giải nghĩa: Đây là bài học về nhân quả trong Phật giáo: làm lành gặp lành.
譬如農夫宿有良田。耕犁調熟。雨潤和適。下種以時。應節而生。芸除草穢。又無災害。何懼不獲 (thí như nông phu túc hữu lương điền, canh lê điều thục, vũ thuận hòa thích, hạ chủng dĩ thời, ứng tiết nhi sanh. Vân trừ thảo uế, hựu vô tai hai, hà cụ bất hoạch.). Phật ví dụ công đức tu tập giống như việc một người nông dân có ruộng tốt, biết canh tác đúng thời, sẽ đạt được mùa màng bội thu.
Giải nghĩa: Đây là một hình ảnh ẩn dụ giúp người nghe dễ hiểu về quy luật nhân quả.
昔我前世未為佛時。心弘普愛。愍濟眾生(Tích ngã tiền thế vị vi Phật thời, tâm hoằng phổ ái/ mẫn tế chúng sanh). Đức Phật kể về tiền kiếp của Ngài, khi Ngài chưa thành Phật, nhưng đã có lòng yêu thương bao la, luôn giúp đỡ chúng sinh.
Giải nghĩa: Điều này nhấn mạnh lòng từ bi là phẩm chất cốt lõi để đạt đến giác ngộ.
壽終。魂靈上為梵皇。號曰梵摩 ( thọ chung, hồn linh thượng vi phạm hoàng, hào viết phạm ma). Khi mạng chung, linh hồn Ngài tái sinh lên cõi Phạm thiên, trở thành vua trời, hiệu là Phạm Ma.
Giải nghĩa: Điều này thể hiện rằng công đức tu tập dẫn đến quả báo tái sinh vào cảnh giới cao hơn.
後下為忉利天帝三十六返。七寶宮闕飲食被服音樂自然( Hậu hạ vi Đao Lợi thiên đế tam thập lục phản, thất bảo cung khuyết ẩm thưc bị âm lạc tự nhiên.). Sau đó, Ngài hạ xuống cõi trời Đao Lợi ba mươi sáu lần, hưởng thụ những cung điện bảy báu, đồ ăn, y phục, âm nhạc tự nhiên có sẵn.
Giải nghĩa: Đây là kết quả của việc tích lũy phước báo, giúp Ngài có thể sinh vào những cảnh giới hạnh phúc.
後復還世間作飛行皇帝 ( Hậu Phục hoàn thế gian tác phi hành hoàng đế). Ngài lại trở về trần gian làm Phi Hành Hoàng Đế, một vị vua đầy quyền năng và trí tuệ.

Giải nghĩa: Điều này cho thấy luân hồi không chỉ diễn ra trong cõi trời mà còn có thể tái sinh vào thế gian để tiếp tục hành đạo.
王有千子。皆端正皎潔仁慈勇武。一人當千 (Vương hữu thiên tử, giai đoan chánh kiểu khiết nhân từ dung vũ, nhất nhân đương nhiên.). Nhà vua có một ngàn người con, tất cả đều đoan chính, trong sạch, nhân từ và dũng mãnh.
Giải nghĩa: Đây là biểu hiện của một vương triều lý tưởng dưới sự dẫn dắt của bậc thánh nhân.
王爾時以五教治政。不枉人民 ( Vương nhĩ thời dĩ ngũ giáo trì chính, bất uổng nhân dân).
Nhà vua trị vì bằng năm giáo pháp (ngũ giới), không làm oan uổng nhân dân.
Giải nghĩa: Điều này phản ánh quan điểm chính trị đạo đức của Phật giáo: người cai trị phải lấy đạo đức làm nền tảng.
信善得福惡有重殃。死皆升天。無入三惡道者 (Tín thiện đắc phúc ác hữu trọng ương, tử giai thăng thiên, vô nhập tam ác đạo giả). Người làm thiện sẽ được phước báo, kẻ làm ác sẽ gặp quả báo nặng nề. Khi chết, ai cũng sinh lên cõi trời, không ai phải vào ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh).
Giải nghĩa: Đây là lời khẳng định mạnh mẽ về nhân quả.
佛告諸比丘。昔我前世行四等心。七年之功上為梵皇下為帝釋 ( Phật cáo chư Tỳ Kheo, tích ngã tiền thế hành tứ đẳng tâm, thất niên chi công thượng vi phạm thượng hạ vi đế thích). Đức Phật nhấn mạnh rằng chính nhờ thực hành tứ đẳng tâm (từ, bi, hỷ, xả) mà Ngài có thể đạt được công đức và thăng lên cõi trời.
Giải nghĩa: Đây là bài học quan trọng về thực hành tâm từ bi.
功積德滿。諸惡寂滅。眾善普會 ( Công tích đức mãn, chư ác tịch diệt, chúng thiện phổ hội). Khi công đức tích tụ đầy đủ, mọi điều ác sẽ bị tiêu diệt, các điều thiện sẽ hội tụ lại.
Giải nghĩa: Đây là sự khẳng định về kết quả của sự tu tập chân chính.
處世為佛。獨言只步三界特尊 ( Xứ thế vi Phật. độc nhôn chích tam giới đặc tôn). Cuối cùng, Đức Phật thành tựu quả vị Giác Ngộ, trở thành bậc duy nhất siêu việt trong tam giới.
Giải nghĩa: Đây là kết luận về con đường tu tập đưa đến Phật quả
Đối chiếu cách phiên âm và dịch nghĩa của hai bản dịch, học viên phiên âm và dịch nghĩa theo từng câu. Ở bản của dịch Lê Mạnh Thát, học viên để ngoài dấu ngoặc và ở bản của Nhóm Linh Sơn Pháp Bảo, học viên để trong dấu ngoặc. Dưới đây, học viên xin đưa ra một vài nhận định riêng của bản thân.
Về bản chữ Hán: ở bản của Lê Mạnh Thát và bản của Linh Sơn Pháp Bảo không có sự sai biệt về chữ Hán.
Về phiên âm: Phiên âm của hai bản tuy khác nhau nhưng ý nghĩa của chữ giống nhau. Đây có thể là do cách dùng từ quen của mỗi dịch giả.
Về dịch nghĩa: Nội dung của hai bản đều có sự tương đồng. Tuy vẫn có sự khác nhau nhưng không đáng kể và có thể hiểu rằng sự khác nhau này là do thời gian và ngữ cảnh khác nhau cũng như là cách truyền tải hai tác giả khác nhau mà thôi.
Ngoài ra, ở bản dịch của Linh Sơn Pháp Bảo, văn dễ hiểu, có phần trau chuốt câu từ hơn cũng như tạo cho người đọc dễ dàng tiếp cận với ngôn từ mộc mạc, giản dị và gần gũi với mọi tầng lớp tri thức. Còn ở bản của Lê Mạnh Thát, câu văn có phần ngắn gọn, tóm ý, mang tính học thuật và nếu như đọc giả không am rành Hán tự cũng như phiên âm Hán Việt thì sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận cũng như ý nghĩa sâu của truyện. Như vậy, có thể bản dịch của Linh Sơn Pháp Bảo được tham khảo, đúc kết từ bản dịch của Lê Mạnh Thát.
Về góc độ nghiên cứu: Cả hai bản dịch đều mang lại giá trị lớn cho việc truyền thừa giảng giải Lục độ tập kinh, đặc biệt đối với hàng hậu học trong quá trình nghiên cứu về lịch sử đại Việt cũng nhưng giá trị Phật giáo trong Lục độ tập kinh thì đây là những tài liệu quý cho những ai muốn nghiên cứu về văn bản kinh điển Hán.
- a) Nhân quả và nghiệp báo
Bài kinh nhấn mạnh rằng hành động thiện sẽ dẫn đến quả báo tốt. Đức Phật trong tiền kiếp đã thực hành lòng từ bi, giữ giới, làm điều lành trong suốt bảy năm nên sau khi qua đời được sinh lên cõi trời làm vua Phạm Thiên, rồi trải qua nhiều kiếp sống thịnh vượng.
Ngược lại, bài kinh cũng cảnh báo rằng những ai làm ác sẽ gặp quả báo xấu, vì vậy con người cần cẩn trọng trong từng hành động, lời nói và suy nghĩ.
- b) Tứ vô lượng tâm (Từ - Bi - Hỷ - Xả)
Trong tiền kiếp, Đức Phật thực hành lòng từ bi rộng lớn, yêu thương và cứu giúp chúng sinh như "mẹ hiền nuôi con đỏ".
Đây chính là Tứ vô lượng tâm, bốn tâm cao quý mà người tu hành cần rèn luyện để đạt giải thoát:
1. Từ (Metta): Thương yêu, mong muốn chúng sinh an vui.
2, Bi (Karuna): Thương xót, giúp chúng sinh thoát khổ.
3. Hỷ (Mudita): Vui với niềm vui của người khác.
4. Xả (Upekkha): Buông bỏ, không chấp trước vào hơn thua, được mất.
c) Giữ gìn Ngũ giới để xây dựng xã hội an lạc
Vua Phạm Ma trong bài kinh cai trị đất nước bằng Ngũ giới (năm giới luật của Phật giáo), nhờ đó mà đất nước hòa bình, dân chúng an vui:
1. Không sát sinh → Nhân từ, không làm hại sinh linh.
2. Không trộm cắp → Trung thực, tôn trọng tài sản người khác.
3. Không tà dâm → Giữ gìn sự trong sạch trong quan hệ.
4. Không nói dối → Chân thật, không lừa gạt.
5. Không uống rượu → Giữ tâm trí sáng suốt, không sa đọa.
Bài kinh cho thấy, nếu một người hay cả xã hội thực hành ngũ giới thì cuộc sống sẽ an vui, không cần nhà tù hay bạo lực, thiên nhiên thuận hòa, không có tai họa.
- d) Con đường tu tập để đạt giác ngộ
Đức Phật kể lại rằng Ngài từ vua trời, rồi làm hoàng đế, trải qua vô số kiếp sống nhưng vẫn tiếp tục tu tập cho đến khi đạt Phật quả.
Điều này nhấn mạnh rằng sự giác ngộ không phải là điều có thể đạt được trong một đời, mà đòi hỏi sự kiên trì, liên tục trau dồi đạo đức và trí tuệ qua nhiều kiếp sống.
5. Ứng dụng vào đời sống
+ Luôn gieo nhân lành để gặt quả tốt
Mọi hành động, dù lớn hay nhỏ, đều để lại nghiệp. Nếu ta sống thiện lương, giúp đỡ người khác, làm việc tốt thì chắc chắn sẽ nhận lại phúc báo. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tổn hại người khác thì sớm muộn cũng gặp quả báo.
Ứng dụng: Trong cuộc sống hàng ngày, hãy tập sống chân thành, giúp đỡ người khác, làm việc thiện ngay cả khi không ai nhìn thấy.
+ Rèn luyện tâm từ bi và khoan dung
Hãy biết yêu thương và cảm thông với người khác thay vì chỉ trích hay thù hận. Khi giúp đỡ người khác, ta không chỉ mang lại hạnh phúc cho họ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn mình.
Ứng dụng: Khi gặp người khó khăn, hãy sẵn lòng giúp đỡ. Khi ai đó làm sai, hãy tìm cách tha thứ và hướng họ đến điều đúng đắn thay vì trả thù hay oán giận.
+ Giữ gìn đạo đức, đặc biệt là Ngũ giới
Một xã hội hòa bình, một gia đình hạnh phúc hay một cuộc đời viên mãn đều bắt đầu từ việc giữ gìn đạo đức. Nếu ai cũng sống theo Ngũ giới, thế giới này sẽ không có chiến tranh, bất công hay đau khổ.
- Không sát sinh: Tập ăn chay, bảo vệ môi trường.
- Không trộm cắp: Trung thực trong công việc, không tham lam.
- Không tà dâm: Chung thủy trong tình yêu, tôn trọng hôn nhân.
- Không nói dối: Luôn thành thật, không lừa gạt ai.
- Không uống rượu: Hạn chế các thói quen gây hại đến sức khỏe và tâm trí.
+ Kiên trì tu tập, không nản lòng
Đức Phật đã trải qua vô số kiếp tu hành mới đạt giác ngộ, điều đó cho thấy con đường hoàn thiện bản thân không phải là chuyện ngày một ngày hai.
Ứng dụng: Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, thay vì oán trách số phận, hãy coi đó là cơ hội để rèn luyện tâm trí.
Khi làm việc thiện mà chưa thấy kết quả, đừng nản lòng. Hãy tin rằng mọi việc đều có nhân duyên của nó.
Kết luận
Kinh "Vua Phạm Ma" trong Lục độ tập kinh không chỉ kể về tiền kiếp của đức Phật mà còn truyền tải những tư tưởng cốt lõi của Phật giáo như nhân quả, lòng từ bi, giữ gìn đạo đức và con đường giác ngộ. Nếu thực hành theo những lời dạy này, chúng ta có thể tạo ra một cuộc sống bình an, hạnh phúc và giúp ích cho mọi người xung quanh. Đặc biệt đối với hành giả thì dây được xem là kim chỉ nam cũng như tiếp thêm niềm tin kiên cố trên bước đường tu nhân học Phật.
Tác giả: NCS Thích nữ Phước Thiện - Thượng tọa Tiến sĩ Thích Hạnh Tuệ
Thông tin các tác giả:
1. HVCH Thích Nữ Huệ Thiện - Học viên cao học khoa Hán Nôm - Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
2. Thượng tọa TS Thích Hạnh Tuệ - Phó giám đốc Thường trực Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam. Viện chủ Đạo tràng Minh Trần
Tài liệu tham khảo:
- Thích Phước Đạt - TS. Thích Hạnh Tuệ - TS.Thích nữ Thanh Quế - TS. Đinh Văn Viễn (2022), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội
- Thích Minh Cảnh chủ biên (2002), Từ điển Phật học Huệ Quang, tập 2, Nxb. Tổng hợp, Tp. HCM
- Nguyễn Lang (2010), Việt Nam Phật giáo sử luận tâp I-II-III, Nxb. Văn học, Tp. Hà Nội
- Thích Đức Nhuận (2019), Đạo Phật và dòng sử Việt, Nxb. Hồng Đức
- Lê Mạnh Thát (1999), Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc, Nxb Tổng hợp Tp. HCM
- TS. Thích Hạnh Tuệ (2023), Lục độ tập kinh, Tài liệu học tập chuyên đề cao học, Tp.HCM
Bình luận (0)