Tôi đã tham dự hai buổi hội thảo khoa học, hoạt động học thuật liên quan đến Phật giáo yêu nước. Đầu tiên là hội nghị học thuật được tổ chức tại ngôi già lam Ngũ Đài Sơn Nguyệt Tinh Tự (오대산 월정사, 五臺山 月精寺), nay là trụ sở của Giáo khu 4, Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc.

Hội thảo đó là dịp kỷ niệm 480 năm ngày sinh của Đại sư Tứ Minh Duy Chính (사명유정대사, 四溟惟政大師, 1544-1610), được nhiều người biết đến vì nỗ lực ngoại giao đảm bảo hòa bình cho bán đảo Triều Tiên trong cuộc xâm lược lãnh thổ của người Nhật Bản vào thế kỷ XVI và sự trở lại của các bức Thư pháp nguyên bản của Ngài.

Thứ hai là hội thảo học thuật quốc tế kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại được tổ chức tại ngôi già lam Đầu Luân Sơn Đại Hưng Tự (두륜산 대흥사, 頭輪山 大興寺), huyện Haenam, tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc.

Ảnh sưu tầm
Ảnh sưu tầm

Ngôi già lam Nguyệt Tinh Tự là cơ sở tự viện Phật giáo truyền thống có liên quan chặt chẽ với Ngũ Đài Sơn Sử khố (오대산사고, 五臺山史庫). Đây là một trong những nơi lưu giữ biên niên sử của triều đại Joseon, Đại sư Tứ Minh hoạt động phật sự ở đây 5 năm.

Sau khi cuộc xâm lược kết thúc vào năm 1598 với việc các lực lượng Nhật Bản rút khỏi bán đảo Triều Tiên sau một loạt bế tắc quân sự ở các tỉnh phía nam Triều Tiên, Ngài đến Nhật Bản với tư cách là điều tra viên và đàm phán với Chinh di Đại Tướng quân Tokugawa Ieyasu (cai trị 1603-1605), người sáng lập và cũng là vị Shōgun (Tướng quân) đầu tiên của Mạc phủ Tokugawa, nắm quyền từ sau trận Sekigahara, một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản diễn ra vào ngày 21 tháng 10 năm 1600 (ngày 15 tháng thứ 9 niên hiệu Khánh Trường thứ 5) tại Sekigahara, thuộc tỉnh Gifu ngày nay, để trao trả 3.000 tù nhân Triều Tiên.

Mặc dù đây là một quốc gia dưới sự cai trị của hoàng gia và lấy Tân Nho giáo làm thơ ca quốc gia, nhưng đây là một sự kiện bộc lộ giá trị phổ quát của Phật giáo ở Đông Á.

Ảnh sưu tầm
Ảnh sưu tầm

Ngôi già lam Đầu Luân Sơn Đại Hưng Tự, nơi sản sinh ra 13 vị Đại Tông sư (대종사) và 13 vị Đại Giảng bá (대강백), có Tây Sơn Đại sư (서산대사, 西山大師, 1520-1604), vị Thiền sư danh tiếng nhất Triều Tiên vào giữa cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, nổi bật qua công cuộc truyền bá tư tưởng, triết lý và biên soạn các tác phẩm Thiền Tông, nổi danh và được các thế hệ người Hàn Quốc ghi nhớ công ơn qua hoạt động kêu gọi tăng sĩ đứng lên kháng chiến chống quân Nhật Bản vào cuối thế kỷ XVI.

Bộ môn Taekwon-Do Seo-San được đặt tên để vinh danh Ngài với danh hiệu "Bát Đạo Thập Lục Tông" (팔도십육종, 八道十六宗).

Ảnh sưu tầm
Ảnh sưu tầm

Để kỉ niệm sự kiện này, ngôi già lam Tải Dược Sơn Biểu Trung Tự (재약산 표충사, 載藥山 表忠寺) được xây dựng vào năm 1788, tọa lạc tại Miryang-si, Gysangnam-do, Hàn Quốc. Bên trong là "Đại Điện Hộ Quốc" (호국대전, 護國大殿) thờ nhị vị cao tăng Hộ quốc An dân, Tây Sơn Đại sư và Đại sư Tứ Minh Duy Chính và một đơn vị quân đội (진영, 陣營) tu sĩ Phật giáo.

Việc xây dựng "Đại Điện Hộ Quốc" (호국대전, 護國大殿) được thực hiện với sự hợp tác của chính phủ và UNESCO. Đây cũng là một trong những sơn địa tăng viện (산지승원, 山地僧院) Phật giáo Hàn Quốc được UNESCO công nhận.

Trong tương lai, nơi đây không chỉ tiến hành nghiên cứu Nghĩa Tăng quân (의승군, 義僧軍), mà còn khám phá vai trò Phật giáo với đời sống xã hội hiện đại.

Ảnh sưu tầm
Ảnh sưu tầm

Những cuộc họp mặt học thuật này là cơ hội để suy ngẫm về mối quan hệ giữa Nhà nước và Phật giáo. Trong khi xem cuộc thảo luận sôi nổi, một vài suy nghĩ hiện lên trong đầu tôi. Câu hỏi lớn nhất trong số họ là nên có mối quan hệ như thế nào giữa tôn giáo và nhà nước. Đặc biệt, vấn đề còn là Phật giáo nên có thái độ như thế nào đối với nhà nước can thiệp vào các cuộc chiến tranh?

Như đã thấy trong lịch sử quá khứ, không có chỗ cho xung đột theo nghĩa là cộng đồng Phật giáo không thể đứng vững khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng cộng đồng.

Trong tình trạng Phật giáo vẫn ở mức độ trấn thủ bảo vệ tổ quốc (진호국가, 鎭護國家) bằng sức mạnh của Phật giáo thì vai trò của Phật giáo chắc chắn sẽ bị hạn chế.

Sự tham gia của Phật giáo vào công cuộc xử lý hậu chiến, như Đại sư Tứ Minh Duy Chính, là trách nhiệm đương nhiên trong thời đại mà các hoạt động ngoại giao chuyên nghiệp còn chưa sôi động.

Tuy nhiên, ngày nay, cuộc chạy đua vũ trang và nhiều cuộc chiến tranh cục bộ trên khắp thế giới, trong đó có trên Bán đảo Triều Tiên, khiến chúng ta run sợ vì lo lắng về chiến tranh. Thế giới đã đạt đến điểm mà cái chết trở nên phức tạp hơn thông qua Tổ hợp quân sự - công nghiệp (Military-industrial complex (MIK), sự hợp tác chặt chẽ và quan hệ lẫn nhau giữa các chính trị gia, quan chức quân sự và đại diện của ngành công nghiệp vũ khí.

Ảnh sưu tầm
Ảnh sưu tầm

Gần đây nhất, thuật ngữ công nghiệp quốc phòng K, bộ phận của kinh tế quân sự, có chức năng sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị và sản xuất các vật tư, trang bị hậu cần cần thiết cho lực lượng vũ trang được dùng để xuất khẩu vũ khí chiến tranh như Mỹ và coi đây là một phần của hoạt động kinh tế. Chế tạo vũ khí lấy mạng là một chuyện, nhưng kiếm lợi nhuận từ nó thì không phù hợp với đạo đức tôn giáo.

Đằng sau ngành công nghiệp chiến tranh này là một quốc gia. Sự phát triển vốn sẽ không thể thực hiện được nếu không có nhà nước. Nhà nước thiết lập luật sở hữu tư nhân và hệ thống tài chính, giúp tích lũy vốn bằng cách cung cấp lao động cho các công ty. Chiến tranh là sự cộng tác giữa nhà nước và chủ nghĩa tư bản trong mối quan hệ cộng sinh (giúp đỡ nhau để cùng sinh tồn). Tác phẩm “Hận thù đẻ ra bạo lực và nuôi sống chiến tranh, 자본은 전쟁을 원한다” (do Park Young-rok dịch), Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) Luật sư ngân hàng Jacques Powell nói rằng giống như đương thời các Công ty sản xuất vũ khí của Đức đã làm trong Đại chiến thế giới thứ hai, “các Công ty sản xuất vũ khí của Mỹ cũng cạnh tranh không thương tiếc để giành được đặc quyền cung cấp vật liệu quân sự cho chế độ Đức Quốc xã.” (미국 기업들도 나치 정권에 군사 물자 등을 공급하는 특권을 놓고 인정사정없는 경쟁을 벌였다). Ngày nay các tập đoàn sản xuất vũ khí lớn ở Mỹ đã phát triển nhờ chiến tranh. Các các sản xuất vũ khí lớn ở Nhật Bản cũng sản xuất vật liệu quân sự trong Chiến tranh Thái Bình Dương (một phần của Chiến tranh thế giới lần thứ hai diễn ra trên Thái Bình Dương) và tồn tại ngay cả sau thất bại của đất nước, kiểm soát nền kinh tế quốc gia.

Ảnh sưu tầm
Ảnh sưu tầm

Xưa kia với vai trò là Phật giáo Hộ quốc Phật (호국불교) thì nay đang ở thời đại phải chịu đựng không chỉ bạo lực của nhà nước, một tổ chức bạo lực hợp pháp, mà còn cả bạo lực dữ dội của chủ nghĩa tư bản. Nên biết rằng công việc truyền giáo chỉ có thể thực hiện được nếu bạn có của cải, tiền bạc, nghĩa là bạn đã chịu thua trước ma lực của đồng tiền. Làm thế nào tôn giáo, vốn có nhiệm vụ kiểm soát và đôi khi ngăn chặn sự liều lĩnh của chủ nghĩa tư bản nhà nước, một hệ thống kinh tế trong đó nhà nước trực tiếp tham gia hoạt động kinh tế - thương mại, lại có thể đáp trả sự đồng lõa của họ trong chiến tranh?

Cho đến nay Tôn giáo vẫn chấp nhận chiến tranh chính nghĩa, cuộc chiến tranh của các dân tộc bị áp bức tiến hành để giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài hoặc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ nền độc lập tự do, tiến bộ xã hội. Cả Phật giáo lẫn Thiên Chúa giáo đều không phải là ngoại lệ?

Tuy nhiên, do bản thân liều lĩnh bởi chiến tranh, quan điểm cho rằng không chỉ chiến tranh chính nghĩa mà tính chất của chiến tranh cũng là một tội lỗi đang ngày càng thêm nghiêm trọng. Tóm lại, đây là kết quả của sự hận thù. Tai họa lớn, chiến tranh đến từ ba trạng thái tinh thần có hại: ngu si, tham lam, hận thù (tam độc).

Nếu chúng ta không thể kiểm soát được ba trạng thái tinh thần có hại: ngu si, tham lam, hận thù (tam độc) trên phạm vi toàn cầu, cộng đồng Phật giáo phải nhận ra rằng ngay cả họ đang có nguy cơ hủy diệt sự tồn tại của chính mình.

Mục tiêu lớn nhất của Phật giáo Đại thừa (대승불교) là trị liệu và chữa lành những nỗi khổ niềm đau của chúng sinh.

Vì vậy, truyền thống Phật giáo Hộ quốc (호국불교) cần đề cao việc chấm dứt chiến tranh, chuyển hóa nỗi đau khổ lớn nhất của loài người thành con đường thực hiện hòa bình trên trái đất.

Lip video

https://www.youtube.com/watch?v=vt3lsl_XHRA

Tác giả: Giáo sư Won Young Sang

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: www.beopbo.com (법보신문)