Từ lời dạy của vị đại sư ở Trường An được ghi ở bản Kinh khắc gỗ (Trường A Hàm, Càn Long tạng, số 052), những ai tìm hiểu học Phật có thể học được nguồn gốc của Tam Tạng Kinh như sau:
Cốt tủy của giáo lý vượt ra ngoài mọi danh xưng (夫宗極絕於稱, phu tông cực tuyệt ư xưng vị), bậc hiền thánh lấy đó để thực hành tĩnh lặng ( 賢聖以之沖默賢聖以之沖, hiền thánh dĩ chi trùng mặc).
Ý nghĩa sâu xa lời Phật dạy không thể truyền đạt bằng lời nói (玄旨非言不傳, huyền chỉ phi ngôn bất truyền), vì vậy Đức Thích Ca Mâu Ni đã chế ra những phương tiện để truyền bá chính pháp (釋迦所以致教 Thích Ca sở dĩ trí giáo).
Khi Như Lai xuất hiện trên thế gian (是以如來出世, thị dĩ Như Lai xuất thế), đại giáo lý nhà Phật được chia thành ba phần (大教有三, đại giáo hữu tam đại giáo hữu tam):
Phần thứ nhất: Để điều chỉnh thân nghiệp và khẩu nghiệp (約身口, ước thân khẩu,) nhà Phật chế định ra Luật Tạng (則防之以禁律, tức phòng chi dĩ cấm luật).
Phần thứ hai: Để phân biệt thiện và ác (明善惡minh thiện ác), Phật thuyết giảng các Kinh tạng (則導之以契, tức đạo chi dĩ khế Kinh).
Phần thứ ba: Để giải thích những điều vi diệu, (演幽微, diễn u vi) nhà Phật chế định ra Luận tạng (則辨之以法相, tức biện chi dĩ Pháp tướng).
Tác giả: Hoàng Phước Đại (PD: Đồng An)
Bình luận (0)