Nhiều người thắc mắc tại sao phần đông phật tử lại muốn vãng sinh ở cõi Cực Lạc của đức Phật A Mi Đà.
Thông thường, “cõi Cực Lạc” thường ám chỉ “Cõi Cực Lạc của đức Phật A Mi Đà”. Phật A Mi Đà là Đấng Cứu Thế vĩ đại.
*Cõi Cực Lạc của đức Phật A Mi Đà không phải là cõi của hưởng thụ xúc giác, mà là nơi tu tập của chư Phật.
Chư Phật sẽ rời khỏi Cõi Cực Lạc này để bước vào các thế giới khác nhau của tam thiên đại thiên thế giới để cứu độ chúng sinh.
1. Bản chất của luân hồi là đau khổ.
Nếu chúng sinh còn ở trong Luân hồi, thì rất khó để thực hành tất cả các điều kiện có lợi cho đến khi chúng ta đạt được Giác Ngộ.
Cõi Cực Lạc là một nơi trung gian và lý tưởng, nơi có đủ các điều kiện và môi trường thuận lợi cho chúng ta thực hành tu tập.
Khi được vãng sinh ở cõi Cực Lạc của Phật A Mi Đà thì chúng sinh sẽ không còn trôi lăn trong luân hồi đau khổ.
2. Rất khó để tái sinh vào cõi Tịnh Độ của các đức Phật khác.
Nhưng nhờ vào đại nguyện của đức Phật A Mi Đà, Ngài đã nói rằng ngay cả những chúng sinh chân thành tin tưởng vào Ngài, mong muốn được tái sinh vào cõi của Ngài, và xưng gọi Danh hiệu của Ngài, thậm chí chỉ trong mười lần, cũng có thể tái sinh vào cõi Cực Lạc của Ngài.
Nghĩa là việc tái sinh về cõi Cực Lạc của đức Phật A Mi Đà ít khó khăn hơn các cõi của những Phật khác.
Nguyện thứ 18 của Phật A Mi Đà nói rằng: “Lúc tôi thành Phật, mười phương chúng sinh chí tâm tin mộ, muốn sinh về cõi nước tôi nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sinh, (trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng hủy báng Chính Pháp), thì tôi không ở ngôi Chính Giác.”
3. Chúng sinh ở cõi Cực Lạc của đức Phật A Mi Đà sẽ chứng ngộ PHẬT QUẢ và đạt được Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang.
Khi đạt được Giác Ngộ ở cõi Cực Lạc, lúc này chúng sinh có thể giống như chư Phật.
Và sau đó quay trở lại để cứu chúng sinh.
Đức Phật A Mi Đà đã phát bốn mươi tám nguyện lớn rằng khi chúng sinh có lòng tin và nguyện vãng sinh về cõi Cực Lạc thì có thể dựa vào năng lực nguyện ban đầu của đức Phật A Mi Đà để vãng sinh về đó.
4. Cõi Cực Lạc của đức Phật A Mi Đà là một TRƯỜNG HỌC TUYỆT VỜI với những điều kiện hoàn hảo, lý tưởng để xây dựng môi trường tâm linh của chúng ta.
Nơi đây cung cấp những hoàn cảnh lý tưởng, hoàn hảo để tiếp nhận Pháp, giáo lý từ chư Phật và các Bồ Tát.
Còn chúng ta sống và tu tập trong hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn kiếp để tu học và đạt được Giác Ngộ thành Phật.
Tịnh Độ tông là con đường tu tập trực tiếp và đơn giản dẫn đến sự vãng sinh về cõi Cực Lạc của đức Phật A Mi Đà, nơi mà gốc rễ sinh-tử của chúng ta sẽ được chấm dứt vĩnh viễn.
5. Con đường Tịnh Độ được biết đến là CON ĐƯỜNG DỄ DÀNG NHẤT vì chúng sinh không cần phải đạt được Giác Ngộ rồi mới được tái sinh ở cõi Cực Lạc.
Chúng sinh chỉ cần TÍN, NGUYỆN và HẠNH (niệm danh hiệu Phật) để đạt được TÁI SINH ở cõi Cực Lạc của Phật A Mi Đà.
Điều này có thể được thực hiện nhờ vào lời nguyện lớn của đức Phật A Mi Đà. Khi đó, chúng ta có thể gặt hái Phật Quả nhanh hơn nhiều, dễ dàng hơn nhiều ở cõi Cực Lạc.
6. Chúng ta không còn là “chúng sinh phàm tục” nữa. Chúng ta là “Bất thoái chuyển” (Avaivartika).
Từ vô thủy, chúng sinh phàm tục thường gây ra sự vô minh, gian lận, đau khổ, tham lam, giận dữ, giết chóc, cướp bóc và gian dâm...
Họ đã bị lầm đường và lạc lối, rồi gây ra một cuộc sống sai lệch, do sự vô minh và thói quen xấu của họ.
Cuộc sống của họ đầy bóng tối, đau khổ, xung đột, gian lận, lừa đảo…
Hạnh phúc phàm tục là hạnh phúc còn hạn chế.
Nó có thể được tìm thấy trong luân hồi.
Khi chúng ta được vãng sinh ở cõi Cực Lạc thì chúng ta đã thoát khỏi vòng luân hồi sinh-tử. Chúng ta không còn là những chúng sinh phàm phu nữa. Chúng ta là những “Bất thoái chuyển” (Avaivartika).
--
Trong “KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT” (Sutra on the Contemplation of Buddha Amitayus), Hoàng hậu Vi Đề Hi bạch Phật rằng:
”Duy nguyện đức Thế Tôn vì tôi mà nói rộng những xứ không có lo khổ.
Tôi sẽ vãng sinh. Tôi không còn thích cõi Diêm Phù Đề trược ác thế này.
Xứ trược ác này đầy những địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, nhiều khối bất thiện.
Nguyện tôi đời vị lai chẳng nghe danh từ ác, chẳng thấy người ác.
Nay tôi hướng về Thế Tôn năm vóc gieo xuống đất, cầu thương cho tôi sám hối.
Duy nguyện Phật Nhật dạy tôi quán nơi xứ nghiệp hành thanh tịnh".
--
Đức Phật bảo Vi Đề Hi: "Nay Thái phu nhân có biết chăng ?
Phật A Mi Đà cách đây chẳng xa, bà nên nhiếp niệm quán kỹ cõi nước ấy thì tịnh nghiệp được thành.
Nay ta sẽ vì bà mà nói rộng pháp quán, cùng khiến đời vị lai tất cả hàng phàm phu, những người muốn tu tịnh nghiệp được thọ sinh Tây phương Cực Lạc quốc độ.
Này Vi Đề Hi! Người muốn sang nước Cực Lạc ấy nên tu ba phước:
- Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bậc Sư trưởng, có tâm nhân từ, chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.
- Hai là thọ trì tam quy y đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi.
- Ba là phát “tâm Bồ đề”, sâu tín nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa và khuyên dạy sách tiến mọi người tu hành.
Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp.
Này Vi Đề Hi! Nay bà có biết chăng?
Ba tịnh nghiệp ấy là chính nhân tịnh nghiệp của tam thế chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại.
(Trích từ “KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT”-Việt dịch: Hòa Thượng THÍCH TRÍ TỊNH)
*Vì vậy, chúng ta nên hồi hướng công đức của mình để được vãng sinh ở cõi Cực Lạc của Phật A Mi Đà.
WHY WE SHOULD REBIRTH IN THE PURE LAND OF BUDDHA AMITABHA.
Many people wonder why many Buddhists wish to rebirth in the Pure Land of Buddha Amitabha.
Commonly, the “Pure Land” often refers to “Amitabha’s Pure Land”. Amitabha is the great saviour Buddha.
*Amitabha’s Pure Land is not a realm of tactile, sensuous pleasure, but a training place for Buddhas.
The Buddhas will leave the Pure Land to enter the various worlds of the trichiliocosm to save living beings.
1. The nature of Samsara is suffering.
Samsara is difficult for all the beneficial conditions to practice until we attain Enlightenment (become a Buddha).
The Pure Land is an intermediate and ideal place where the conditions and environment are beneficial for us to practise.
Through rebirth in the Pure Land of Amitabha buddha, an ordinary being is no longer subject to this suffering samsara.
2. It is very difficult to rebirth in the Pure Lands of other Buddhas.
But thanks to the great Vows of Buddha Amitabha, who said that even sentient beings who sincerely trust to Him, desire to rebirth in His Land, and call His Name, even ten times, could rebirth in his Sukhavati.
It is less difficult to rebirth in the Pure Land of Buddha Amitabha.
The 18th Vow of Amitabha Buddha states:
“If, when I attain Buddhahood, sentient beings in the lands of the ten directions who sincerely and joyfully entrust themselves to me, desire to be born in my land, and call my Name, even ten times, should not be born there, may I not attain perfect Enlightenment.”
3. Sentient Beings in the Pure Land of Buddha Amitabha will realise BUDDHAHOOD and attain INFINITE LIGHT and LIFE.
When attaining the Enlightenment in the Pure Land, one can be like the Buddhas.
And then come back to save living beings.
Buddha Amitabha made forty-eight great vows that when sentient beings have Faith and Vow to rebirth in the Sukhavati, they can rely on the power of Amitabha's original vows to rebirth there.
4. The Pure Land of Buddha Amitabha is a great SCHOOL with perfect, ideal conditions to build up our spiritual practices, spiritual disciplines.
It supplies the perfect circumstances to gain Dharmas, teachings from Buddhas and Bodhisattvas.
We live and cultivate for 100s or 1000s of eons to practice and attain Enlightenment.
Pure Land Buddhism is a direct and simple practice leading to the rebirth in the Pure Land of Amitabha buddha, where our root of birth and death will be ended forever.
5. The Pure Land path is known as the EASIEST practice because the sentient beings don’t need to obtain Enlightenment to attain Rebirth in the Sukhavati.
Sentient beings only need FAITH, VOW and PRACTICE (Recite Buddha’s name) to attain REBIRTH in the Pure Land of Buddha Amitabha.
This can be fulfilled thanks to Buddha Amitabha’s great vows. Then we can reap Buddhahood much more quickly, easily in the Pure Land.
6. We are no longer the mundane beings. We are Avaivartika.
Since beginningless time, Ordinary mundane beings often cause the ignorance, cheat, affliction, greed, anger, killing, robbery, and adultery. They have been confused and lost, and causing a misrepresented life, due to their ignorance and Bad Habits.
Their lives are filled with darkness, suffering, conflict, Cheat, scams…
Mundane happiness is the limited happiness. It can be found within samsara.
When we are in the Pure Land, we are free from the Cycle of Samsara (The cycle of birth, death, and rebirth). We are no longer the Ordinary Mundane Beings. We are Avaivartika.
--
In the “THE SUTRA ON CONTEMPLATION OF AMITAYUS”, Queen VAIDEHI asked Shakyamuni Buddha,
"I beseech you, World-Honored One, to reveal to me a land of no sorrow and no affliction where I can be reborn.
I do not wish to live in this defiled and evil world of Jambudvipa where there are hells, realms of hungry spirits, animals and many vile beings.
I wish that in the future I shall not hear evil words or see wicked people.
WorldHonored One, I now kneel down to repent and beg you to take pity on me.
I entreat you, O Sun-like Buddha, to teach me how to visualize a land of pure karmic perfection."
--
Then the World-Honored One said to Vaidehi,
"Do you know that Amitayus is not far away?
Fix your thoughts upon and contemplate that Buddha-land, then you will accomplish the pure acts.
I shall describe it to you in detail with various illustrations, so that all ordinary people in the future who wish to practice the pure karma may also be born in that Western Land of Utmost Bliss.
Whoever wishes to be born there should practice three acts of MERIT:
- First, caring for one's parents, attending to one's teachers and elders, compassionately refraining from killing, and doing the ten good deeds;
- Second, taking the three refuges, keeping the various precepts and refraining from breaking the rules of conduct;
- And Third, awakening aspiration for Enlightenment, believing deeply in the law of causality, chanting the Mahayana sutras and encouraging people to follow their teachings.
These three are called the pure karma."
--
The Buddha further said to Vaidehi,
"Do you know that these three acts are the pure karma practiced by all the Buddhas of the past, present and future as the right cause of Enlightenment?"
Vaidehi asks how to visualize the Pure Land.
(“THE SUTRA ON CONTEMPLATION OF AMITAYUS”, This sutra was delivered by Shakyamuni Buddha and was translated into Chinese during the LIU-SUNG dynasty by the Tripitaka Master Kalayashas from Central Asia.
Translated from Chinese by HISAO INAGAKI.
The text follows the Taisho Tripitaka edition, vol. 12, and the passage numbers follow Jodoshinshu Seiten, 1988, pp. 87-117.)
*Therefore, we should dedicate our merits and virtues to rebirth in the Pure Land of Amitabha Buddha.
Bài viết tiếng Việt và tiếng Anh: Diệu Đạo, TP.HCM
Tranh: Guo Tu-C.T MLS
***
Link đối chiếu kinh tiếng Việt: https://www.phapthien.vn/kinh-quan-vo-luong-tho-phat
Link bản dịch kinh “THE SUTRA ON CONTEMPLATION OF AMITAYUS” tiếng Anh:
https://huntingtonarchive.org/resources/downloads/sutras/04amitabhaPureland/Amitayus.doc.pdf
Bạn Trần Hùng Duy Thu nếu bạn cho rằng người bình luận là sân si quy chụp nghĩa là bạn đang "đổ lỗi" cho người khác rồi. Vậy bạn đã áp dụng được điều gì từ bài viết của tác giả? hay bạn chỉ cảm thấy hạnh phúc, thanh tịnh khi toàn nhận lời khen? Vậy bạn đã an lạc thật chưa? Gửi bạn câu này: "Bình yên không có nghĩa là bên ngoài không có biến động mà bình yên là khi bên ngoài biến động, tâm mình vẫn bình yên". Còn bình luận là quyền của mỗi người, những gì không đúng, chưa đúng thì người ta góp ý, bbt nên lắng nghe và tiếp thu ý kiến, đó là tôn trọng mình và tôn trọng người đọc.
Bạn Trần Hùng Duy Thu nếu không thích những bình luận, nó làm bạn không an lạc thì bạn hãy vận dụng câu nói của tác giả "Thiếu yên ổn, khó chịu là do thiếu hiểu biết ở bản thân mình" chứ không phải từ bình luận của người đọc (nếu bạn thấy bài viết này đúng). Chúc bạn vui.
Khi tác giả đưa bài viết ra cộng đồng nhất là trang PG thì phải tạo được sự an bình cho người đọc chứ không phải phê bình, còn khi bạn đã dùng một cái tiêu đề mang tính "phê bình" thậm chí nặng nề với từ "thiếu hiểu biết" thì bạn phải chấp nhận mọi ý kiến phản hồi, phản hồi đóng góp cũng là cách giúp tiến bộ hơn, để nhìn ra khuyết điềm của bản thân chứ không phải chỉ muốn nhận lời khen. Nếu tác già hoặc người đọc đã không chấp nhận được những ý kiến trái chiều, chỉ thích được khen thì bài viết này chỉ là xảo ngôn và không có giá trị. Tôi nghĩ người viết và bbt biết chọn tiêu đề phù hợp hơn, tránh gây phản cảm cho người đọc.
Bài của bạn chỉ áp dụng cho mấy đứa tuổi teen giận hờn linh tinh vớ vẫn thì được, hoặc như mấy thầy chùa chưa hài lòng về chậu cây chậu kiểng trong chùa thôi chứ chưa chạm đến được phạm trù đau khổ đâu, nên đừng dùng cái suy nghĩ đơn giản của mình mà gắn cho người khác "thiếu hiểu biết". Đau khổ không phải điều tiêu cực vì con người mà sống không biết đau khổ thì sao thương được chúng sinh? Dù có cố chứng tỏ mình HP, mình không đau khổ cũng là giả dối thôi. Con vật nó còn biết đau khổ khi con nó mất mà con người cho rằng đau khổ là sai, là xấu? Vậy trái tim con người còn thua cả con vật à? Thế "đau khổ là do thiếu hiểu biết vào bản thân" là cái quái gì vậy? Con bạn bị tai nạn chết, bạn có đau khổ không hay lúc đó chồng bạn, cha mẹ bạn đau khổ bạn đều cho là họ thiếu hiểu biết? Còn nếu bài viết chỉ áp dụng ở một nhóm đối tượng, một số trường hợp đơn giản thì đừng quơ đũa cả nắm với cái tiêu đề "đau khổ là do thiếu hiểu biết ở bản thân" đó là lộng ngôn.
đọc bài viết đang thanh tịnh đọc xuống còm của một số người sao còn sân xi thế không biết bài viết chỉ là một góc của nhận thức cá nhân tác giả vậy mà một số người còm mang tính quy chụp quá
Xuân đến các trang báo đăng bài về xuân, đọc thấy vui vẻ hạnh phúc, trang này nghĩ gì mà cuối năm còn bươi móc đau khổ, rồi lại ngấm ngầm trong đó là phê bình lên án đủ kiểu. Một cái tiêu đề thể hiện sự sân si và thể mình "thượng đẳng" của tác giả. Người ta phản ứng thậm chí công kích là đúng. Người viết bài trên tạp chí còn chưa bỏ được cái tôi thì trách chi người đọc. Năm mới nên sống an vui, nhìn người với người an vui, đoàn kết sum vầy chứ đừng nên mang những điều đau khổ từ nữa. Tạp chí nên đăng bài về xuân sẽ hay hơn.