Tác giả: 陳一鳴 (Trần Nhất Minh)
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: buddhism.net
Các bạn có thể hỏi, nếu Phật giáo đủ tiện nghi với khoa học như thế, tại sao họ không phát triển các lĩnh vực vật lý, hoá học hay sinh học, và tại sao họ không phát minh sáng chế Kính Thiên văn?
Phật giáo là truyền thống đã mang đến cho chúng ta khoa học hiện đại. Điều quan trọng nhất đã khai sinh ra khoa học hiện đại là thứ mà các sử gia gọi là “Khám phá ra vô minh (Discovery of Ignorance)”.
Phật giáo là truyền thống đầu tiên lớn nhất trên thế giới, giáo lý đạo Phật không phải là nền tảng giáo điều đóng khung cái nhận thức của chúng ta, cũng không phải là sự cứng nhắc, và đặt sự quan sát, điều tra vào trung tâm đạo Phật, vì thế các bạn sẽ nghĩ rằng Phật giáo là người tiên phong tự nhiên trong việc “Khám phá ra vô minh, (Discovery of Ignorance)”. Như vậy thì tại sao khoa học hiện đại không xuất hiện từ nền văn minh Phật giáo?
Lý do chính là những thứ khác cũng cần thiết cho sự xuất hiện của khoa học hiện đại. Trong tác phẩm Sapiens: Lược sử loài người (tiếng Hebrew: קיצור תולדות האנושות, [Ḳitsur toldot ha-enoshut), Thiền giả Yuval Noah Harari, tác giả, nhà sử học người Israel đã xác định ba điều thiết yếu dẫn đến sự trỗi dậy của khoa học hiện đại:
1. Sự sẵn sàng thừa nhận sự Vô minh (Ignoramus). Khoa học hiện đại dựa trên nền tảng của tiếng Latinh ‘Ignoramus, chỉ nhận thức sai lầm về bản ngã và thế giới xung quanh’. Nó cho rằng chúng ta không hiểu biết tất cả mọi thứ. Quan trọng hơn nữa, nó chấp nhận rằng những điều chúng ta nghĩ mình hiểu biết có thể bị chứng minh là sai khi chúng ta có thêm kiến thức. Không có khái niệm, ý tưởng hay lý thuyết nào là thiêng liêng và không thể thách thức.
2. Tình trạng ở trung tâm của quá trình quan sát và toán học. Sau khi thừa nhận sự Vô minh (Ignoramus), khoa học hiện đại hướng đến việc đạt được kiến thức mới. Nó thực hiện điều đó bằng cách thu thập các quan sát và sau đó sử dụng các công cụ toán học để kết nối các quan sát này thành các lý thuyết toàn diện.
3. Việc đạt được những năng lực mới. Khoa học hiện đại không chỉ dừng lại việc tạo ra các lý thuyết sáng tạo. Nó sử dụng các lý thuyết này để được những năng lực mới, và đặc biệt là để phát triển các công nghệ mới nổi.
Ba điều này nghe rất giống Phật giáo, nhưng trong khi quan sát là trung tâm của Phật giáo, toán học thì không, và do đó, Phật giáo chỉ có phần chia đôi. Không cần phải nói, Phật giáo không quan tâm đến. Trong ba điều này, Phật giáo chỉ có một điều rưỡi, và có lẽ là lý do tại sao khoa học hiện đại không xuất hiện từ nền văn minh Phật giáo.
Ngoài ra, đức Phật luôn giữ im lặng đối với những vấn đề siêu hình hay huyền học mà luôn luôn đề cao tinh thần thực tiễn. Trong phép so sánh thiết thực hiện tại qua dụ ngôn “Lá trong bàn tay và lá trong rừng”, đức Phật tuyên thuyết rõ ràng rằng “Những gì Ta biết rõ bằng trí tuệ, giảng dạy dưới hình thức chân lý cho quý vị thật ra chỉ là những chiếc lá có trong lòng bàn tay thôi. Trong khi đó nguồn trí tuệ mà Ta biết, chứng ngộ, thấu hiểu nhiều như là những chiếc lá trong rừng này…”
“Mục đích của đạo Phật là diệt khổ và đem vui cho mọi loài; nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạc và hạnh phúc. Và chỉ có trí tuệ (paññā) mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoát và giác ngộ”. Còn những nguồn trí thức hiểu biết khác, Ngài không cần thiết phải nêu ra. Do đó, là người con Phật chúng ta nên học theo phong cách truyền bá của đức Phật, cái gì thật sự có ích cho mọi người.
Vào thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền pháp, có rất nhiều người đi khắp nơi để thảo luận với người khác về những câu hỏi siêu hình. Đức Phật chỉ im lặng.
Tôn giả Mālunkyāputta hỏi đức Phật về thế giới siêu hình:
Vũ trụ có vĩnh hằng không?
Không phải vũ trụ vĩnh cửu phải không?
Vũ trụ có hữu hạn không?
Có phải vũ trụ là vô hạn?
Cơ thể và tâm trí có giống nhau không?
Thân là vật chất, vậy tâm có phải vật chất không?
Như Lai có tiếp tục tồn tại sau khi chết không?
Như Lai sau khi chết không tiếp tục tồn tại nữa phải không?
Như Lai sau khi chết là vừa tồn tại mà cũng vừa không tồn tại phải không?
Như Lai sau khi chết là vừa không tồn tại và cũng vừa không không tồn tại phải không?
Tại sao? Đức Phật chỉ im lặng. Tại sao? Bởi vì những câu hỏi này không dẫn đến “sự tỉnh ngộ, thoát khỏi dục vọng, sự chấm dứt, sự an tâm, nhận thức trực tiếp, giác ngộ, Niết bàn”. Đây là lý do tại sao đức Phật im lặng. Những điều duy nhất mà Ngài tuyên thuyết là những điều dẫn đến Niết bàn, đây là Tứ Diệu Đế.
Đức Phật hoằng dương một tôn giáo chẳng thể dùng tư tưởng suy lường tri giải.
Lý do rất đơn giản, Ngài cho rằng sự tham cầu tri giải chẳng giúp ích gì đối với khai mở trí huệ. Ví như có người bị trúng mũi tên độc chẳng chịu đưa đi bệnh viện cứu chữa ngay mà muốn đi tìm xem ai là kẻ bắn mũi tên! Thế thì người bị thương sẽ chết trước khi tìm được kẻ bắn vậy.
Có lẽ đây là lý do tại sao các nhà sư Phật giáo không bao giờ phát minh sáng chế ra kính thiên văn. Phật giáo không quan tâm đến siêu hình học, và theo nghĩa mở rộng, nói chung là không quan tâm đến cách mọi thứ hoạt động trong thế giới vật chất. Việc áp dụng phương pháp khoa học của họ hoàn toàn là nội tại, chỉ nhằm mục đích quán chiếu nội tâm để được có nhận thức sâu sắc về những nỗi khổ niềm đau và giải thoát khỏi đau khổ. Bất cứ điều gì khác đều là sự xao lãng.
Tác giả: 陳一鳴 (Trần Nhất Minh)
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: buddhism.net
Bình luận (0)