Phật giáo ở Hoa kỳ mang những nét đặc trưng riêng so với Phật giáo ở châu Á, ít mang tính thần thoại, có tính dân chủ, tính xã hội sâu rộng, chú trọng đến tu Thiền.

Tác giả: Thích nữ An Hưng Học viên Cao học khóa VI, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM

Dẫn nhập

Đức Phật xuất hiện ở đời vì một nhân duyên lớn, “khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”. Tuy nhập diệt hơn hai mươi lăm thế kỷ, nhưng giáo pháp của Ngài vẫn lưu truyền khắp năm châu bốn bể, từ Á sang Âu. Những lời giáo huấn đầy minh triết được xây dựng trên nền tảng đạo đức của một bậc giác ngộ, luôn tồn tại và có sức lan tỏa mãnh liệt vượt cả không gian và thời gian để rồi đến với đất nước Hoa Kỳ.

Giáo pháp ấy xuất hiện như một Viềng sáng ánh sáng châu Á, ánh sáng lan tỏa và thấm nhuần qua từng tư tưởng nếp sống của người dân nơi đây, họ tiếp nhận Phật giáo và phát triển ngày càng rộng lớn. Như vậy, bằng con đường nào giáo lý Phật giáo đã bén rễ đến Hoa Kỳ và có những ảnh hưởng gì đến đời sống tinh thần của người dân nơi đây!

Đó là vấn đề tìm hiểu với nội dung: “Tác động Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Hoa Kỳ” đại diện qua các nhân vật nổi tiếng được tượng trưng như: Anagarika Dharmapāla, Paul Carus, George Washington, Abraham Lincoln và Edwin Arnold.

Với sự cống hiến lớn lao và nhiều đóng góp quan trọng ở những khía cạnh khác nhau, nhưng các vị ấy đã cùng chung lý tưởng làm cho Phật giáo đến nơi này ngày một phát triển, đây là những nhân vật đón nhận được nhiều sự quý mến và biết ơn của người dân nơi đây khi nhắc đến Phật giáo Hoa kỳ.

1. Sơ lược về Hoa kỳ

Nữ Thủ tướng Indra Gandhi đầu tiên của Ấn Độ từng nói Không có lịch sử, chỉ có sự kiện lịch sử. Thật vậy, nhắc đến Hoa Kỳ một đất nước thuộc địa phận châu Mỹ, nhưng sự xuất hiện của nó như là ẩn số, khiến nhiều học giả trên thế giới lần lựa đi tìm và có những thuyết khác nhau. Bên cạnh đó, sự du nhập Phật giáo và những yếu tố đã làm cho Phật giáo phát triển tại Hoa Kỳ luôn là đề tài các nhà nghiên cứu. Thế thì Hoa Kỳ xuất hiện từ khi nào?

Vào năm 1492, Christopher Columbus (1451-1506), một nhà hàng hải người châu Âu đã tìm ra được châu Mỹ bởi chuyến vượt Đại Tây Dương của ông. Đến năm 1761 có người cũng cho rằng mình tìm ra châu Mỹ vào năm 458 (TK-V). Bên cạnh đó có thuyết nói rằng họ dựa vào văn bia khảo cổ học để tìm ra châu Mỹ có Hoa Kỳ “gần đây người ta khám phá ra được 2 di vật lịch sử khiến cho thuyết Hwui Shan là người đầu tiên đến Tân Thế Giới”[1].

Tất cả những ý kiến trên đều cho mình là người tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiều nguồn, nhưng có lẽ dựa vào văn bia khảo cổ học là sự chính xác cũng như độ tin cậy khá cao.

Hoa Kỳ nằm ở khu vực Bắc Mỹ, một cộng hòa Lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong Tây bán cầu và thủ đô Washington D.C. Cuối thế kỷ XVIII Tiểu bang Alaska được Hoa Kỳ mua lại từ Nga năm 1867, Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương gia nhập năm 1959.

Có 14 vùng quốc hải rải rắc trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương với diện tích 9,83 triệu km2, dân số: 322,3 triệu người (2015), đứng thứ ba về diện tích sau Nga và Trung Hoa (tính về phần mặt đất). Một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới. Là quốc gia trẻ trung được thành lập từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, nó trở thành một nước Tư bản độc quyền, đứng đầu hệ thống các nước Tư bản chủ nghĩa trên thế giới.

Trong đó New York là trung tâm thương mại mạnh nhất ở Hoa Kỳ. Cuộc chiến tranh chống lại sự cai trị của người Anh đã diễn ra, họ cho rằng: “Điều này không đúng vì nó dựa trên giả định rằng mọi người sinh ra đều là đầy tớ của một vị vua đã được định trước”[2] cho nên họ đứng lên đấu tranh giành lại chủ quyền, đây là sự thành công đầu tiên của 13 thuộc địa trong lịch sử nước Mỹ và tuyên bố độc lập vào ngày 4/7/1776 với tên gọi “Hợp Chủng Hoa Kỳ”, cũng còn gọi là “Tân Thế Giới”.

Về kinh tế, Hoa Kỳ đứng hạng 8 trên thế giới, bởi nó phát triển Internet, Alexander Graham Bell là người chế tạo điện thoại đầu tiên năm 1876. Đến năm 1897 phim thương mại đầu tiên được chiếu trên màn hình bạc tại New York, là nước luôn đi đầu trong việc phát triển phim trong những thập niên 90. Nói về thế mạnh có lẽ ai cũng biết đó là chính trị, sự phát triển kinh tế dài nhất trong lịch sử vào năm 1991-2001 thuộc hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton.

Cuộc Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2000 gây nhiều tranh cãi. Tại sao nước Mỹ họ chọn Barach Obama? Bởi họ luôn ca ngợi rằng: “Câu hỏi chúng ta phải hỏi là ai đã làm nhiều nhất trong năm vừa qua để tăng cường hòa bình trên thế giới, và ai đã làm nhiều hơn Barach Obama – Thorbjorn Jagland”[3].

Cho nên họ luôn coi trọng và bầu cử ông lên lãnh đạo đất nước. Người ta thường ví von rằng “khi Mỹ hắc xì hơi cả thế giới cảm lạnh”. Có lẽ, Hoa Kỳ trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới ngay ngưỡng cửa của thế kỷ XX.

Nước Mỹ vốn được biết đến là một vùng đất có nhiều màu da và tộc người khác nhau. Bên cạnh màu da sắc tộc còn có các đảng phái và tôn giáo cũng đa dạng như là Kitô giáo 76%, Không tôn giáo 15%, Do Thái giáo 1,2 - 2,2%, Hồi giáo 0,8% và Phật giáo 0,7%.

Thông điệp nước Mỹ muốn gởi đến cho thế giới về chính mình đó là “Giấc mơ Mỹ” trong bài phát biểu “Tôi có một giấc mơ” của Martin Luther King được coi là dấu mốc kinh điển thể hiện nỗ lực hướng tới bình đẳng sắc tộc tại Mỹ. Trong một xã hội thế tục, chuẩn mực đạo đức luôn làm nền tảng để xã hội phát triển và tồn tại, Hoa Kỳ cũng lấy đạo đức trong tôn giáo để dạy dân chúng, biết tôn trọng sự bình đẳng và nhân quyền của con người.

Vậy là sự tương đồng về bình đẳng trong Phật giáo đã xuất hiện, thế thì khi du nhập Phật giáo được tiếp nhận ra sao?

Tòa thị chính New York và các tòa nhà quan trọng khác của thành phố đã được chiếu sáng màu cờ Phật giáo quốc tế nhân Đại lễ Vesak 2024 vừa qua

2. Phật giáo du nhập vào Hoa Kỳ

Nhắc đến Phật giáo Hoa Kỳ chúng ta không thể quên dấu ấn đầu tiên để Phật giáo có mặt vào năm 1794, nhờ ông William Jones là chính yếu, ông biết 28 thứ tiếng và thích nghiên cứu cổ ngữ văn học Sanskrit và Pali, ông đi ngược về Ấn Độ tìm học hai ngôn ngữ ấy. William Jones viết tác phẩm “Thánh Điển Phương Đông” năm mươi tập, trong đó mười tập nói về Phật giáo và đặc biệt có một tập là kinh Pháp Hoa viết bằng tiếng Sanskrit.

Bên cạnh đó cũng có ông Henry David Thoreau bắt gặp bộ kinh Pháp Hoa bằng tiếng Sanskrit và tiếng Pháp, ông đã dịch ra tiếng Anh và hiểu được tư tưởng “Nhất Thừa” trong kinh, cũng như bình đẳng Phật  tính của chúng sinh. Chính điều ấy đã khiến ông cảm thấy cần truyền bá giáo lý Phật giáo nên ông đã mượn phương tiện tạp chí Dial để truyền bá qua.

Như vậy, kinh Pháp Hoa là bộ kinh đầu tiên được truyền vào Hoa Kỳ bằng hình thức qua báo chí, sách vở. Bởi, báo chí là quyền lực mềm, tự do báo chí, tự do ngôn luận, nên đối với người Tây phương họ có quan niệm, muốn trở thành nhà nghiên cứu Phật học thì bắt đầu tìm học về ngôn ngữ cổ.

Năm 1885, Edward P. Vining xuất bản cuốn “Evidence that Hwui Shan and a Party of Buddhist Monks from Afghanistan Discovered America in the Fifth Century A.D”. Tác giả trích dẫn tài liệu báo cáo của Tỳ-kheo Hwui Shan với chi tiết cuộc hành trình đến châu Mỹ, về nếp sống – xã hội – tín ngưỡng… của dân bản xứ. Từ những dấu ấn trên cho thấy Phật giáo được truyền vào Hoa Kỳ khoảng thời gian là hậu bán thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.

Anagarika Dharmapāla (1864 – 1933) tục danh David Hewavitarane, con trai trưởng của một thương gia nổi tiếng từ Matara, nam Tích Lan, đến thủ đô Colombo làm ăn buôn bán. Ông sinh ra trong một gia đình phật tử thuần thành, được giáo dưỡng trong văn hóa Sinhalese xây dựng trên nền tảng nhân sinh Phật giáo.

Mặc dù hằng ngày theo học trường Cơ Đốc giáo nhưng không thấm nhuần giáo lý Thiên chúa và chạy theo những cám dỗ của xã hội tân tiến bấy giờ, ông đã sống một đời trong sạch và bình dị, tránh xa những tội lỗi và bất thiện.

Vào thế kỷ XIX trong thời cận đại, ở Á Đông Phật giáo phần nhiều bị suy tàn, cho nên Dharmapāla quỳ dưới cây Bồ-đề phát nguyện phục hưng Phật giáo. Dharmapāla được đánh giá cao: “Nếu không có tâm huyết và sự nổ lực của những người nặng lòng với Chính Pháp như Anagārika Dharmapāla thì Phật giáo từ Ấn Độ khó thể hồi sinh và phát triển như ngày nay”[4].

Với Dharmapāla, sự xuất hiện của ông như là ánh sáng soi rọi giữa đêm tối đối với các nước Phật giáo bị suy tàn được ông phục hưng. Mọi nơi đều có chung tư tưởng phục hưng, nhưng yếu tố hay bối cảnh mỗi xã hội khác nhau. Khi các nước phục hưng thì Phật giáo cũng bắt đầu xuất hiện ở châu Mỹ vào thế kỷ XIX.

Phật giáo các nước đều trải qua giai đoạn có thịnh, có suy. Nhưng điều đặc biệt hơn so với các nước là Phật giáo Hoa Kỳ không bị suy tàn, chỉ bị gián đoạn do hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thế chiến thứ hai.

Năm 1896, Dharmapāla sang Hoa Kỳ lần hai để thuyết pháp theo lời mời của Paul Carus, cũng trong năm này tại San Franciso thành lập “Hội Thanh Niên Phật Tử” (Young Men Buddhist Association)[5], đồng thời Ngài cũng đã đến thuyết pháp tại các tiểu bang như New York, Chicago, San Francisco, Cincinnati, Minneapolis, Lowa, California Distrct of Columbia ... Ngài nói về sự hòa hợp giữa Phật giáo và Ky Tô giáo.

Năm 1897, Dharmapāla lần đầu tiên tổ chức lễ Phật Đản trên đất Mỹ, trong lễ này có 400 người Phật tử Mỹ đã thành kính lắng nghe Ngài tụng kinh Magala từ bản chép tay trên lá bối[6]. Sau một quá trình truyền bá Phật giáo vào đất nước cờ Hoa, ông đã cảm hóa được rất nhiều học giả trí thức theo Phật giáo. Trong đó, giáo sư William James thuộc đai học Harvard, Walt Whitman và Paul Carus đã theo Phật giáo.

Mặc dù dấu ấn Phật giáo được truyền vào, những yếu tố giúp cho Phật giáo phát triển đã có, nhưng khó tồn tại nếu không có sự ủng hộ đóng góp của những vị cư sĩ phật tử luôn hết lòng vì Phật giáo tại Hoa Kỳ. Vậy những nhân vật đáng được lưu tên trong sử sách ấy là ai?

Paul Carus hay còn gọi là Duy Ma Cật, ông sinh năm 1852 tại Đức quốc, người đã bảo trợ Suzuki suốt 11 năm. Ông là một phật tử, có cha là Mục sư Tin Lành. Ngay từ thuở nhỏ, Paul Carus đã được đào tạo đức tin về Chúa bởi cha của mình, khi tốt nghiệp ông sang Mỹ làm việc cho nhà báo Đức.

Nhưng khi bị mất niềm tin nơi Thiên Chúa và nhân duyên hội ngộ để ông theo Phật giáo, lúc Ðại hội Tôn giáo Hoàn Cầu tại Chicago diễn ra năm 1893, Paul Carus được tiếp xúc và học hỏi với nhiều vị cao Tăng Phật học, ông đã giác ngộ giáo lý Vô ngã của đạo Phật. Nhờ niềm tin chân lý của Phật giáo đã khai mở cho ông bước sang một giai đoạn mới về tâm linh.

Là một người tri thức lại có niềm hăng say khi hiểu ra được giá trị của Phật giáo nên Paul Carus đã dùng hết tâm huyết của mình học hỏi và viết sách, nhằm nâng cao giá trị đạo Phật. Năm 1894 ông viết sách có đoạn: “Phúc âm của Đức Phật sẽ giúp các Phật tử và Kitô hữu thâm nhập vào tinh thần đức tin của họ, để nhìn thấy chiều cao, chiều dài và chiều rộng đầy đủ của chính nó”[7].

Đây chính là giá trị của đạo Phật trong việc đáp ứng nhu cầu tâm linh của người phương Tây. Như vậy, đức tin về Chúa đã không thỏa mãn được mong muốn tìm sự giải thoát chăng! Có phải ông quá cầu toàn mà đi tìm một chân lý mới, trong khi Cơ Đốc giáo ông được theo học từ nhỏ, qua đó cho thấy, sự cố gắng nỗ lực để có niềm an lạc trong cuộc sống của ông là điều chính đáng.

Paul Carus đã nhận ra con đường đúng đắn cho cuộc đời mình và quy y Tam bảo ngay sau khi đại hội bế mạc, ông đã dành trọn phần đời còn lại cho một niềm tin tôn giáo mới. Cuối cùng, ông chợt hiểu Phật giáo mới là con đường để phát triển tâm linh, là tôn giáo thực nghiệm và khoa họ. Sự phản tỉnh về với Phật giáo của Paul Carus đã giúp cho sự thành công vang dội của Dhammapala trong đại hội tôn giáo ở Hoa Kỳ.

George Washington: sinh ngày 11 tháng 2 năm 1731, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799, George Washington có lẽ ông được đặt tên theo luật sư George Eskridge – người đã nuôi nấng mẹ Washington khi bà mồ côi. Tuy nhiên, tôn giáo chỉ đóng vai trò thứ yếu trong cuộc sống của ông. George Washington rất tin về số mệnh, hiếm khi ông nhắc đến Chúa Giê-su mà chỉ nói về Thượng Đế.

Khi đắc cử ông làm Tổng thống đời thứ nhất của Hoa Kỳ, ông là người không Đảng, được dân chúng ví như vị cha già của dân tộc Mỹ, là một nhà lãnh đạo bẩm sinh, mạnh mẽ, can đảm và dũng cảm trong chiến đấu.

Ngày 4/7/1776 bản tuyên ngôn độc lập cho toàn thế giới được đọc trước toàn thể với nội dung: “… rằng mọi con người đều được sinh ra bình đẳng, rằng họ được đấng sáng tạo ban cho những quyền không thể chuyển nhượng, trong đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”[8].

Ông nói lên sự bình đẳng của con người, điều ấy tương đồng với Phật giáo không phân biệt giai cấp mà Đức Thế Tôn đã dạy. Tuy Ông không phải là Phật tử, nhưng luôn nghĩ đến lợi ích cho nhân dân, một con người luôn sống vì người khác không chỉ có riêng mình.

Trong buổi lễ đọc diễn văn nhậm chức, với tư cách là Tổng thống ông đã xây dựng một chính phủ mạnh mẽ và giàu có về tài chính, đưa đất nước tránh được các cuộc chiến tranh, dập tắt nổi loạn. Sau khi qua đời, ông để lại 3,2 hecta đất cho thị trấn Quincy để xây dựng nhà thờ và trường học mới.

Tư tưởng bình đẳng không những có ở George Washington, bên cạnh đó còn có Tổng thống thứ 3 tên là Thomas Jefferson cũng nhấn mạnh: “Tôi đã thề trước bàn thờ Chúa lời thề sẽ mãi mãi căm thù với bất cứ hình thức nào chà đạp lên sự bình đẳng của con người”[9]. Như vậy, ươm mầm Phật giáo đã đâm chồi nảy lộc từ sâu trong tâm thức của các đời tổng thống Hoa Kỳ.

Abraham Lincoln: Sinh ngày 12 tháng 2 năm 1809 tại Nông trại Sinking, Kentuky, Hoa Kỳ, tên ông được đặt theo tên của ông nội, một người luôn sống chính trực ngay thẳng nhưng rất hài hòa dễ gần gũi “là người khiêm tốn tới mức mọi người khó mà giận được ông”[10], được đắc cử làm Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ.

Mặc dù cha mẹ thuộc hệ phái Tin Lành nhưng ông chưa bao giờ tham gia một cách chính thức, trong cuộc vận động tranh cử ông bị buộc tội là “ngang nhiên nhạo báng Kitô giáo” sau khi đắc cử tổng thống ông đáp lại lời buộc tội này trong một bài phát biểu được in trên báo Illinois Gazett thừa nhận rằng ông không thuộc một giáo phái nào.

Trong một bài diễn văn đọc ở Illinois năm 1854, “Ông tuyên bố rằng mọi pháp chế của đất nước phải nằm trong nguyên tắt là chế độ nô lệ phải bị hạn chế và cuối cũng sẽ bị hủy bỏ”[11]. Trong bài phát động chiến dịch tranh cử về mục tiêu của nước Mỹ, ông cũng nói “Một gia đình chia rẽ không thể nào tồn tại. Tôi tin chính quyền này không thể chịu đựng tình trạng nửa nô lệ nửa tự do, tôi không mong đợi liên bang bị tan rã”[12].

Cuối cùng, ông bị ám sát và mất ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Washington, D.C. Hoa Kỳ. Như vậy, Abraham Lincoln đã Tuyên ngôn giải phóng bãi bỏ chế độ nô lệ, qua điều ấy cũng tương đồng với sự bình đẳng trong Phật giáo. Như vậy, điều ấy cho chúng ta thấy ông cũng là người gieo mầm cho hạt giống Phật giáo, xóa bỏ giai cấp đã tồn tại trên đất nước này bấy lâu.

Trong 2 tập sách Lịch Sử Văn Minh Văn Hóa Thế Giới có viết về 5 người được tôn vinh là vĩ đại nhất của thế giới, trong đó có một vị duy nhất thuộc châu Mỹ đó là Abraham Lincoln. Ông không những bãi bỏ chế độ phân biệt giai cấp, màu da, thậm chí còn quan tâm đến sự thành công của người nữ, ông là người đã nêu cao tinh thần bình đẳng trong hệ thống chính trị.

Abraham Lincoln cũng là người tin theo Thiên Chúa, nhưng sau khi biết đến Phật giáo ông đã cải đạo và trở thành nhân vật quan trọng trong việc hoằng pháp, biết cách ứng dụng chuẩn mực đạo đức theo một lối sống trật tự xã hội vào thực tiễn cuộc sống của đất nước Hoa Kỳ.

Khi ông mất đi, người dân Hoa Kỳ tiếc thương cho rằng: “Bên cạnh sự sụp đổ của Liên minh miền Nam, cái chết của Abraham Lincoln là ngày đen tối nhất mà miền Nam từng chứng kiến – Jefferson David”[13], ông xứng đáng là sống để người kính thương, chết để người tưởng nhớ.

Edwin Arnold (1832 - 1904): Một thiên tài văn chương, đã từng sùng bái các tôn giáo phương Đông, thích nghiên cứu về triết lý, làm báo và khảo cổ…, Edwin Arnold chịu ảnh hưởng sâu đậm Phật giáo từ thuở nhỏ. Nên tháng 11 năm 1857 ông sang Ấn Độ làm viện trưởng Decan, trong thời gian này đã giúp ông rất nhiều trong việc phát triển lòng tôn kính các đạo Đông Dương.

Với một tâm hồn thi sĩ và có năng khiếu thiên bẩm về ngôn ngữ học (biết ít nhất là 19 thứ tiếng), đã giúp ông rất nhiều trong sự nghiệp phát triển văn chương sau này. Arnold đã sớm đánh dấu bước ngoặc cho một đời sống tinh thần qua thi tập “The light of Asia - Ánh Sáng Á Châu” vào năm 1879. Có lẽ Phật giáo thời này còn quá xa lạ với người Âu Mỹ vì kinh sách Phật giáo bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ châu Âu còn khan hiếm.

Sự vang dội của tác phẩm được ví như tia chớp, một viềng sáng xuyên qua biên giới, soi sáng con đường du nhập Phật giáo trên miền đất này. Khi nhắc đến người ta luôn ca ngợi và ghi nhận sự đóng góp của ông đối với Phật giáo: “Vào thời điểm hậu bán thế kỷ XIX, Phật giáo còn quá xa lạ với người Âu Mỹ…, thi phẩm “Ánh Sáng Á Châu”… là món quà Pháp bảo quý báu đã góp phần to lớn cho sự truyền bá Phật giáo tại các nước Tây phương”[14].

Tác phẩm có giá trị nên nhiều trí giả đã truyền tải không những trong văn chương mà còn được làm thành phim hay phổ nhạc qua thơ,... Năm 1879, vua Thái Lan cũng viết thư cảm ơn và tán dương công đức đóng góp truyền bá Phật giáo qua tác phẩm “Ánh Sáng Á Châu”, Đức vua đã cấp thưởng cho ông một huân chương “Bạch Tượng – White Elephant”.

Qua đây ta có thể thấy Edwin Arnold biết được ưu điểm của mình, mượn ngòi bút và sự khéo léo để tạo ra từ trường mạnh mẽ, lan tỏa và tồn tại qua những tác phẩm để đời, đặc biệt là thi tập “Ánh Sáng Á Châu”. Ưu thế của đất nước này nhờ vào phần đông là tầng lớp trí thức nên dễ dàng tiếp cận kho tàng triết lý đồ sộ của Phật giáo. Chính vì thế, các công trình trước tác, dịch thuật của các học giả có giá trị và ngày càng lôi cuốn thêm nhiều học giả cùng các nhà nghiên cứu khác.

Qua các đời tổng thống cho chúng ta thấy rằng, nhiều vị đã và đang có được sự tiềm ẩn Phật giáo, như vậy chắc chắn Phật giáo sẽ bén rễ và phát triển ở Hoa Kỳ. Có thể nói, Phật giáo với hệ thống giáo lý thực tiễn và nhân văn của Đức Phật đã được lan rộng ra toàn thế giới là nhờ vào những học giả lỗi lạc có tâm hạnh độ tha giống như những nhân vật trên.

Đặc biệt với hai vị tổng George Washington và Abraham Lincoln được người dân Hoa Kỳ biết ơn ở nhiều khía cạnh và chọn ngày để làm lễ tưởng niệm “vào thứ 2 tuần lễ thứ 3 tháng 2”. Tuy các vị ấy xuất thân trong điều kiện gia đình, xã hội … khác nhau, nhưng họ đã gặp nhau cùng chung lý tưởng và thâm nhập Phật pháp, cùng thực hiện hạnh nguyện của Bồ-tát hoằng truyền Chính pháp để Phật giáo mãi được trường tồn trên đất nước Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung.

3. Sự đa dạng của Phật giáo trên đất Mỹ

Phật giáo đến Hoa Kỳ nhưng người Á Đông lại tạo ra những ngôi chùa và cách hành trì riêng biệt tiêu biểu cho dân tộc mình gọi là “ốc đảo”, trong khi họ đang sống ở Hoa Kỳ, điều ấy khiến cho người dân bản xứ không hiểu được nhất là về ngôn ngữ trì tụng, khiến họ khó thâm nhập. Nên một học giả tên là Tom Savage cho rằng dù là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo phát triển đều không quan trọng về hình thức mà kết quả tu tập hành giả đạt được mới là chính yếu.

Đối với người Mỹ họ không có thói quen rườm rà, cần tính thực dụng, coi trọng sự ngắn gọn, chính xác cẩn thận và quý thời gian, nên đối với họ cách tu tập đơn giản thiết thực, không chấp kẹt vẻ bề ngoài. Họ hiểu giáo lý qua câu “Hãy tự mình thắp duốc lên mà đi” nên họ rất tinh tấn trong việc tu tập để chuyển hóa bản thân. Vì thế ngôn ngữ hay phương tiện đó là điểm mạnh nhưng nó cũng là điểm yếu nếu người sử dụng chưa dùng đúng giá trị của nó.

Qua đó cho thấy, nếu như các ốc đảo biết chuyển mình để hòa nhập, người Á Đông hiểu rõ hơn về văn hóa người bản xứ, thì không những Phật giáo Hoa Kỳ không bị suy tàn mà còn ngày một phát triển nhiều hơn ở tương lai. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo Phật giáo bản xứ họ muốn giữ sự liên hệ chặt chẽ bằng cách thiết lập một con đường mòn tạo ra những trung tâm thiền để các hành giả có cơ hội thực tập hành thiền nếu họ muốn.

Hơn nữa, Phật giáo cũng có sự ảnh hưởng xã hội khi “Thiền” được truyền vào nơi này, đây là một yếu tố giúp cho sự du nhập Phật giáo được thành công. “Thiền” đã xuất hiện năm 1893 ở Hoa Kỳ nhân sự kiện Hội Liên Minh Phật Giáo Thế Giới. Cũng là “Thiền” nhưng theo Việt Nam là “Thiền”, Nhật Bản gọi là “Zen”, Trung Hoa là “Ch”an”, Sanskrit là “Dhyana”, còn Pali thì dùng là “Jhana”.

Tất cả chỉ là Thiền, nhưng đối với nước nào thì nó lại có tên gọi khác nhau. Cho nên ông William Jones có được ưu điểm giỏi về ngôn ngữ và dịch ra để mọi người hiểu, đây là sự thành công của nhà truyền giáo, là điểm mạnh khi họ biết nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Trong cuộc bầu tổng thống Hoa Kỳ tháng 11/1988, ứng cử viên Đảng Cộng Hòa George W. Bush, ông thích nghiên cứu về Thiền học, không ra tranh cử trong cuộc bầu tổng thống mà đã ngồi thiền tư duy quán sát, và ông cũng được ứng cử bầu làm tổng thống.

Xưa kia đức Phật thành đạo, Ngài cũng ngồi tư duy quán sát dưới cội Bồ-đề, như vậy Thiền Phật giáo cũng được len lõi trong tâm thức các đời tổng thống.

Không những thế, Barach Obama đã tuyên bố việc xóa bỏ không phân biệt màu da, ông là người thuộc Đảng Dân Chủ, là người Mỹ nhưng gốc Phi làm tổng thống Hoa Kỳ. Sự không phân biệt này cũng giống như trong Phật giáo, bình đẳng Phật tính của mỗi chúng sinh. Trong số đệ tử xuất gia của Đức Phật có người xuất thân từ dòng tộc vua chúa, cũng có vị xuất thân nghèo khổ như thợ cạo tóc hay người nô tỳ.

Đức Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành”[15], không còn sự phân biệt khi chúng sinh cùng tu tập và hướng đến giải thoát nhờ sự tinh tấn.

4. Nhận định

Có thể nói, Phật giáo ở Hoa kỳ mang những nét đặc trưng riêng so với Phật giáo ở châu Á, ít mang tính thần thoại, có tính dân chủ, tính xã hội sâu rộng, chú trọng đến tu Thiền. Điều đặc biệt hơn so với các nước khác là hình thức hoằng truyền Phật pháp chủ yếu là Phật tử, họ quan tâm đến thực tiễn cuộc sống, giác ngộ Phật giáo qua câu “Con đường đi đến giác ngộ, con đường đi đến giải thoát” để họ có thể tự lực của mỗi cá nhân trong việc tu học.

Nhưng để Phật giáo được trường tồn và phát triển thì phải có tầm nhìn xa trông rộng, không quên những người bên cạnh mình trong cuộc đời, vì thế lý tưởng Bồ-tát đã thể hiện rõ tượng trưng qua những nhân vật tiêu biểu này.

Ánh sáng Phật pháp soi rọi trong tâm thức mỗi người, bằng cách họ ngồi thiền, nghe pháp dù chỉ là 5 phút ngắn ngủi trong lúc làm việc, khi lái xe, v.v... niềm tin giáo lý và sự giác ngộ giải thoát đã thấm nhuần, họ ý thức được giá trị lợi lạc Phật giáo mang đến, muốn cùng nhau chung tay xây dựng để ngôi nhà Phật pháp mãi trường tồn và phát triển.

Trong kinh Trường Bộ Đức Phật dạy “đến để mà thấy”[16], nếu Phật giáo là một tôn giáo chỉ có niềm tin qua sự nghe nhưng không thấy để thực hành và có được niềm an lạc trong hiện tại, niềm hạnh phúc ở tương lai, vậy nó có thể tồn tại mấy ngàn năm chăng!

Tất cả những người trước kia dù chưa theo tôn giáo hay đã theo một tôn giáo nào đó, nhưng khi tiếp xúc và hiểu được giá trị của Phật giáo họ liền quay đầu hướng thượng, và sự thành công nhất của Phật giáo Hoa Kỳ là biết sử dụng ngôn ngữ hợp thời, với nhiều dân cư sinh sống nhưng họ đã tiếp thu rất tốt tinh thần hoằng pháp của Thế Tôn dạy: “Chớ có chấp trước địa phương ngữ, chớ có đi quá xa ngôn ngữ thường dùng”[17].

Vì thế, mỗi người có cách tu tập và hành trì của riêng mình qua sự học hiểu giáo lý Phật giáo.

Kết luận

Nói tóm lại, Phật giáo đến với Hoa Kỳ tuy muộn hơn so với các nước nhưng phát triển nhanh chóng là nhờ vào sự ảnh hưởng Phật giáo mạnh mẽ của người dân Hoa Kỳ, bên cạnh đó họ nhận ra tính thiết thực cũng như sự từ bi và trí tuệ của đạo Phật, nên một đất nước giàu mạnh về kinh tế - chính trị nhưng yếu tố Phật giáo không thể thiếu trong việc điều hành và xây dựng đất nước.

Phần lớn đều nhờ vào các học giả tiêu biểu đó là Paul Carus, George Washington, Abraham Lincoln, Edwin Arnold, Dharmapāla ... họ đã có sức ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Hoa Kỳ. Chính đạo Phật đã hướng dẫn hành giả đến chân lý “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”, đó là điều mà các vị đi trước đã làm và hiện tại người xuất gia tu học cũng đang bước đi trên con đường hướng đến mục tiêu đó.

Sự thật, không có ngôn từ nào để diễn tả hết được những vi diệu trong giáo pháp mà Đức Thế Tôn đã giảng dạy, dù thời gian thay đổi, không gian đổi thay nhưng “Viền sáng của ánh sáng Á châu” luôn soi rọi xuyên qua mọi nẻo đường, mãi mãi giáo lý ấy không bao giờ thay đổi.

Chúng ta chỉ có thể nỗ lực trong việc tu học, mở rộng kiến thức, trau dồi Giới - Định - Tuệ mới xứng đáng là đệ tử của Đức Phật. Không chỉ Hoa Kỳ mà Phật giáo Việt Nam hay các nước khác cũng vậy, muốn phát triển và trường tồn chúng ta phải biết áp dụng tinh thần “tùy duyên” của Phật giáo, cũng như lý tưởng hành Bồ-tát đạo.

Phật giáo có phát triển hay không là nhờ vào những vị tu sĩ trẻ, chịu nắm bắt và bước đi trên con đường mà các bậc thầy tổ đã truyền trao. Có như vậy mới xứng đáng là người tiếp nối mạng mạch của Như Lai,  “Tác Như Lai xứ, Hành Như Lai sự”.

Tác giả: Thích nữ An Hưng Học viên Cao học khóa VI, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM ***

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. HT. Thích Minh Châu dịch, 2017, Kinh Trung Bộ III, Nxb. Tôn giáo.

2. Nhiều tác giả, Việt dịch: Thích Hạnh Bình, Phương Anh, 2017, Khái Luận Lịch Sử Phật giáo Ấn Độ, Nxb. Phương Đông.

3. HT. Thích Minh Châu dịch, 2020, Kinh Trường Bộ, Nxb. Hồng Đức.

4. Thích Minh Châu, 2005, Đức Phật nhà đại giáo dục, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội.

5. HT. Thích Trí Chơn dịch, 2010, Các Học Gia Anh Quốc và Phật Giáo Âu Mỹ, Nxb. Phương Đông.

6. Dịch giả TS Nguyễn Hoàng Diệp, 2016, “44 Đời Tổng Thống Hoa Kỳ”, Nxb. Thế Giới.

7. Nguyên Giác Hạnh, 2017, Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống người dân Hoa Kỳ, Báo Hoa Đàm số 51.

8. GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương, 2018, Đặc trưng văn hóa Mỹ và sự tác động tới chính sách đối ngoại của Mỹ, Nxb. Chính Trị Quốc Gia Sự Thật.

9. Thích Nguyên Tạng, 2006, Phật Giáo Khắp Thế Giới, Nxb. Phương Đông.

10. Nguyễn Viễn, Nguyễn Hồng dịch, 2016, Tổng Thống Mỹ, Những bài viết nổi tiếng, Nxb. Thế Giới.

11. https://vi.wikipedia.org/wiki/Hawaii.

CHÚ THÍCH:

[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Hawaii.

[2] GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương, (2018), Đặc trưng văn hóa Mỹ và sự tác động tới chính sách đối ngoại của Mỹ, Nxb. Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 65.

[3] Dịch giả TS Nguyễn Hoàng Diệp, (2016) “44 Đời Tổng Thống Hoa Kỳ”, Nxb. Thế Giới, tr. 1488.

[4] Nhiều tác giả, Việt dịch: Thích Hạnh Bình, Phương Anh, (2017), Khái Luận Lịch Sử Phật giáo Ấn Độ, Nxb. Phương Đông.

[5] Thích Nguyên Tạng, (2006), Phật Giáo Khắp Thế Giới, Nxb. Phương Đông, tr. 56.

[6] Sdd, tr. 56.

[7] Nguyên Giác Hạnh, (2017), Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống người dân Hoa Kỳ, Báo Hoa Đàm số 51, tr. 49.

[8] Nguyễn Viễn, Nguyễn Hồng dịch, (2016), Tổng Thống Mỹ, Những bài viết nổi tiếng, Nxb. Thế Giới, tr. 13-14.

[9] Nguyễn Viễn, Nguyễn Hồng dịch, (2016), Tổng Thống Mỹ, Những bài viết nổi tiếng, Nxb. Thế Giới, tr. 16.

[10] Dịch giả TS Nguyễn Hoàng Diệp, (2016),“44 Đời Tổng Thống Hoa Kỳ”, Nxb. Thế Giới, Tr. 403.

[11] Sdd, tr. 17.

[12] Sdd, tr. 18.

[13] Dịch giả TS Nguyễn Hoàng Diệp, (2016), “44 Đời Tổng Thống Hoa Kỳ”, Nxb. Thế Giới, Tr. 436.

[14] HT. Thích Trí Chơn dịch, (2010), Các Học Gia Anh Quốc và Phật Giáo Âu Mỹ, Nxb. Phương Đông, tr.16.

[15] Thích Minh Châu, (2005), Đức Phật nhà đại giáo dục, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 109.

[16] HT. Thích Minh Châu dịch (2020), Kinh Trường Bộ, Kinh Xà Ni-Sa, Nxb. Hồng Đức, tr. 337.

[17] HT. Thích Minh Châu dịch (2017), Kinh Trung Bộ III, Kinh Vô Tránh Phân Biệt, Nxb. Tôn giáo, tr. 536.