Trang chủ Quốc tế Đại học Phật giáo đầu tiên của người Việt tại Hoa Kỳ

Đại học Phật giáo đầu tiên của người Việt tại Hoa Kỳ

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Thu Thủy

Ngày 13 tháng 12 năm 2022, Chính phủ Hoa Kỳ đã cấp phép cho Viện Phật học Bồ đề Phật quốc được hoạt động giáo dục tôn giáo với tên gọi là Sakya Buddha University, đây là Trường Đại học Phật giáo đầu tiên của người Việt tại Hoa Kỳ.

Trường Đại học Phật giáo được lạc thành xây dựng vào ngày 28 tháng 5 năm 2022, công trình được xây dựng trên mảnh đất thuộc khu Santa Ana Mini Mall tại vùng Orange County, diện tích gần 4 ha.

Tapchinghiencuuphathoc.vn Dai Hoc Phat Giao Dau Tien Nguoi Viet O Hoa Ky (3)

Thượng toạ Thích Huyền Châu xuất gia học đạo từ thuở đồng ấu, là trụ trì một ngôi chùa do Quốc Sư Phước Huệ sáng lập. Quốc sư là vị thầy của ba đời vua (Vua Thành Thái, Vua Khải Định và Vua Bảo Đại – Chùa Phước Long tại Tây Sơn, Bình Định, Việt Nam).

Trong hành trình 30 năm tu hành của mình, theo bước vân du hoằng pháp lợi sinh, Thượng toạ Thích Huyền Châu đã đến tại Massachusetts – Hoa Kỳ ngày 29 tháng 5 năm 2013. Năm 2014 đến vùng Orange County và kiến tạo cơ sở đầu tiên vào ngày 3 tháng 6 năm 2015. Đến ngày 29 tháng 5 năm 2016 khai giảng khoá học đầu tiên.

Sau 7 năm chuẩn bị, 3 khóa học đã hình thành, đến nay Đại học Sakya Buddha với 3 chương trình đào tạo thạc sĩ, 1 chương trình tiến sĩ và 4 chương trình ngôn ngữ đã được cấp phép.

Hiện tại về cơ sở vật chất, chưa đủ điều kiện sinh hoạt như các trường đại học khác tại Hoa Kỳ. Vì thế, Trường mong muốn tiếp tục xây dựng nhiều hạng mục khác với ước tính tổng chi phí hơn 25 triệu USD.

Đại học Sakya Buddha với tôn chỉ: “Education must not simply teach work – It must teach life.” Các trương trình đào tạo của Đại học Sakya Buddha chú trọng yếu tố truyền trao thực chứng và kỹ năng nhận thức cho tăng, ni, phật tử, cũng như tất cả những môn sinh thuộc mọi thành phần xã hội yêu thích trí tuệ Phật học tham gia học tập.

Tapchinghiencuuphathoc.vn Dai Hoc Phat Giao Dau Tien Nguoi Viet O Hoa Ky (1)

Các chương trình cấp bằng chính quy:

1. Master of Divinity in Buddhist Studies: Nghiên cứu trí tuệ nghiêm ngặt về lịch sử, triết học, thực hành, ngôn ngữ và truyền thống Phật giáo. Chương trình M.Div này trang bị cho sinh viên các nhiệm vụ học thuật, tâm linh và mục vụ cho các vai trò lãnh đạo Phật giáo và đóng vai trò là bước đệm để xuất gia làm giáo sĩ Phật giáo.

2. Master of Art in Buddhist Philosophy- The Master of Art (M.A) chương trình trong 02 năm: bao gồm các khóa học toàn diện bằng một trong những ngôn ngữ kinh điển chính của Phật giáo và các phân tích chi tiết về tác động của triết học Phật giáo đối với văn hóa, tín ngưỡng và lịch sử trong nhiều thế kỷ.

Học viên được chọn học tập trung bằng tiếng Phạn, tiếng Hán cổ, tiếng Nhật hoặc tiếng Việt và có thể chọn một ngôn ngữ bổ sung (phải được trường đại học chấp thuận) làm môn tự chọn.

Tapchinghiencuuphathoc.vn Dai Hoc Phat Giao Dau Tien Nguoi Viet O Hoa Ky (4)

3. Master of Theology in Buddhist Studies: Nghiên cứu về nguồn gốc thần thoại, lịch sử, trường phái, phong trào đương đại, hướng dẫn, thực hành, cấu trúc và các phân ngành đa dạng của Phật giáo học thuật, cao hơn mức mà M.Div đạt được. Chương trình MTh này hướng đến việc trang bị khả năng cải thiện bản thân thông qua học thuật và chuẩn bị cho nghiên cứu sinh tiến sĩ.

4. Doctor of Philosophy in Buddhist Studies: Chương trình tiến sỹ Ph.D không chỉ trang bị cho Ph.D. các ứng cử viên có trình độ ngôn ngữ và khái niệm thành thạo để tiến hành nghiên cứu các hiện tượng Phật giáo mà còn đưa nghiên cứu của họ vào cuộc đối thoại với các vấn đề khoa học nhân văn.

Chương trình tiến sỹ Ph.D Nghiên cứu Phật học phục vụ các ứng viên có ý định trở thành học giả và giáo sư ở cấp đại học.

Thông tin chi tiết về các khoá học của trường có tại: https://bodephatquoc.org

Tác giả: Thu Thủy

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường