Trang chủ Bài viết nổi bật Ứng dụng đạo đức Phật giáo qua Tứ Nhiếp Pháp

Ứng dụng đạo đức Phật giáo qua Tứ Nhiếp Pháp

Đạo đức Phật giáo qua Tứ nhiếp pháp chính là sự thu phục lòng người trên cơ sở giới, định và tuệ. Bốn phương pháp bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự là sợi dây liên kết giữa con người với con người trên nền tảng đạo đức.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Đạo đức Phật giáo qua Tứ nhiếp pháp chính là sự thu phục lòng người trên cơ sở giới, định và tuệ. Bốn phương pháp bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự là sợi dây liên kết giữa con người với con người trên nền tảng đạo đức.

Tác giả: Thích nữ Thánh Tân (Nguyễn Thị Diệu Tâm)
Học viên Cao học Khóa V – Học viện PGVN tại Tp.HCM

Tóm tắt: Trong Phật giáo, thuật ngữ đạo đức chỉ xuất hiện khi các học giả phương Tây tìm hiểu về đạo Phật với khái niệm về “đạo đức học Phật giáo”. Do vậy, khi tìm hiểu về đạo đức Phật giáo, sẽ không tránh khỏi sự khiếm khuyết về cách sử dụng ngôn ngữ khi phải mượn thuật ngữ của triết học phương Tây để bàn tới những quan điểm về đạo đức trong Phật giáo.

Với giới hạn ở nhiều khía cạnh, trong bài viết này, người viết cố gắng xâu chuỗi mối liên hệ trực tiếp cũng như gián tiếp của đạo đức Phật giáo qua bốn phương pháp thu phục lòng người – Tứ nhiếp pháp.

Từ khóa: Tứ nhiếp pháp, đạo đức.

Con người là một đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên một tổ chức, xã hội, cộng đồng người hay quốc gia. Nhìn vào tổng thể của một tổ chức nào đó, người ta có thể ức đoán được lối sống, quan điểm, khuynh hướng của phần lớn các cá nhân trong đó. Vậy điều gì ở mỗi người quyết định nên sự chung nhất ấy? Đó chính là đức hạnh hay đạo đức của con người. Chính những kỷ luật tự thân hay luật pháp bên ngoài khi con người áp dụng lên chính mình, thúc đẩy bản thân tuân thủ, noi theo, sẽ giúp con người sống có giá trị hơn.

Trong Phật giáo, thuật ngữ đạo đức chỉ xuất hiện khi các học giả phương Tây tìm hiểu về đạo Phật với khái niệm về “đạo đức học Phật giáo”. Do vậy, khi tìm hiểu về đạo đức Phật giáo, sẽ không tránh khỏi sự khiếm khuyết về cách sử dụng ngôn ngữ khi phải mượn thuật ngữ của triết học phương Tây để bàn tới những quan điểm về đạo đức trong Phật giáo.

Với giới hạn ở nhiều khía cạnh, trong bài viết này, người viết cố gắng xâu chuỗi mối liên hệ trực tiếp cũng như gián tiếp của đạo đức Phật giáo qua bốn phương pháp thu phục lòng người – Tứ nhiếp pháp. Cũng qua bài viết, những lời dạy thâm uyên nguyên thủy của đức Phật được hiểu theo cách mới hơn, để tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời, khế xứ của đức Phật được biết đến toàn vẹn nhất.

1. Khái quát về đạo đức và đạo đức Phật giáo

Đạo đức – chỉ hai từ nhưng lại dung hàm rất nhiều điều đối với con người và xã hội. Trong thuật ngữ ý chỉ đạo đức, những học giả thường sử dụng hai từ là ‘Ethics’ và ‘Morality’, hai từ này còn có nghĩa là “luân lý”. Trong khi Ethics có gốc từ Hy Lạp, nói tới sự phân tích mang tính phê bình; Morality lại có nguồn gốc từ La-tin, nói lên chuẩn mực hoặc giá trị của một xã hội như chúng tồn tại ‘trong thực tế’[1].

Từ điển McGraw Hill Book định nghĩa: “đạo đức là môn học đánh giá các hành vi thiện ác của con người biểu hiện qua thân, lời, ý và được thực hiện bởi lý trí, tình cảm và ý chí”[2].

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội.

Theo D. Keown, ba trong số những lý thuyết về đạo đức ảnh hưởng lớn ở phương Tây đó là nghĩa vụ luận, thuyết vị lợi, và đạo đức học đức hạnh. Qua đây, ông khẳng định vị trí, vai trò của đạo đức học đức hạnh đối với Phật giáo. Đồng thời, ông cũng chia đạo đức thành ba nhánh là: đạo đức học mô tả, đạo đức học chuẩn tắc và siêu đạo đức học.

Ông cho rằng đạo đức học Phật giáo chủ yếu liên quan đến đạo đức học mô tả; nghĩa là “đưa ra những giải thích khách quan về những đòi hỏi, quy tắc, giá trị luân lý của một cộng đồng hoặc nhóm, cho thấy làm thế nào những lời dạy và nguyên lý dẫn dắt hành động được áp dụng trong những bối cảnh cụ thể”[3].

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ung dung dao duc Phat giao trong Tu Nhiep Phap 1

Trong khi đó, Christopher Queen lại đưa ra bốn dạng thức Phật giáo bao gồm: đạo đức giới luật, đạo đức đức hạnh, đạo đức vị tha và đạo đức dấn thân. Ba dạng thức đầu tiên được xem là nền tảng cho dạng thức đạo đức thứ tư – đạo đức dấn thân. Gặp nhau ở điểm này,  D.Keown cũng đã đưa ra quan điểm của mình về “Phật giáo dấn thân” ngang qua Mười bốn giới Tiếp hiện của Thiền phái Làng Mai – Thiền phái do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng.

Như vậy, đạo đức được đặt ra cho con người và tương quan trực tiếp với xã hội. Vậy đạo đức Phật giáo được hiểu như thế nào? Theo Damien Keown, trong Phật giáo nguyên thủy không có khái niệm hay thuật từ nào chính xác với nghĩa của đạo đức. Duy chỉ có một thuật ngữ gần nghĩa nhất với đạo đức là Sìla. Sìla là giới và thường được dịch là “luân lý” (morality), với ý nghĩa nghiên về phía hành vi hoặc thu thúc bản thân.[4]

Bàn về đạo đức Phật giáo, có thể điểm qua quan điểm của Kimura Taiken như: “Phật giáo, ngay từ đầu đã là một tôn giáo mà sắc thái luân lý sâu đậm”[5]. Hay như: “Sự tu dưỡng đạo đức, đối với Phật giáo, không phải là mục tiêu thực tiễn toàn thể, nhưng nó cũng lại là một nhiệm vụ căn bản không thể thiếu được”[6].

Và vì rằng: “Đạo đức vô ngã tuy là lý tưởng của Phật giáo, nhưng con đường đạt tới đó thật vô cùng khó khăn. Nếu muốn đạt được con đường đó, điều kiện tiên quyết là phải chuẩn bị ngay từ đạo đức công lợi… nếu muốn hoàn toàn vô ngã, người ta phải coi lợi ích của người khác như lợi ích của chính mình”[7]. Điều này hoàn toàn tương thích với ý nghĩa Bồ-tát. Nếu nhìn nhận vị trí của Tứ nhiếp pháp trong con đường thực nghiệm tâm linh thì sẽ thấy đây cũng là một phần của sự thực hành Bồ-tát.

Có thể nói, hoạt động đạo đức (giữ giới) là một phương pháp đưa đến hoàn bị nhân cách và tư tưởng giải thoát, nhưng không phải là duy nhất và tiên quyết đưa đến sự giải thoát; giải thoát cần phải dựa trên giới – định – tuệ. Qua đó cũng chỉ ra rằng, đạo đức Phật giáo là một quy chuẩn dành cho xuất sĩ cũng như cư sĩ. Tùy theo lý tưởng trong đời sống mà mỗi người có sự thực hành các ‘điều đạo đức’ khác nhau[8].

Nếu căn cứ trên quan điểm về đạo đức vô ngã của Kimura Taiken đã dẫn ở trên, dễ dàng nhìn ra mối liên hệ mật thiết giữa đạo đức Phật giáo và Tứ nhiếp pháp. Đó là sự buông bỏ cái tôi, cái của tôi, sẳn sàng bố thí, cúng dường, đối đãi với tâm công bằng, biết chia sẻ với nhau, đem lại cho những người xung quanh năng lượng bình an từ chính nội tâm vô tranh của mình. Để làm sáng tỏ mối tương quan giữa Tứ nhiếp pháp và đạo đức, thiết nghĩ cần dựa trên chính những lời dạy nguyên thủy của đức Phật.

2. Tứ nhiếp pháp trong kinh văn

Tứ nhiếp pháp 四攝事, tiếng Phạn là Catᴠāri ѕaṃgraha-ᴠaѕtūni, theo cách dịch của các nhà dịch thuật Trung Hoa là Tứ chủng bả-cá pháp, Tứ nhiếp pháp, Tứ nhiếp ѕự, Tứ ѕự nhiếp pháp, Tứ tập ᴠật, haу gọi đơn giản là Tứ nhiếp, Tứ ѕự, Tứ pháp[9].

Trong kinh điển, Đức Phật nói về Tứ nhiếp pháp như sau: “Này các Tỷ-kheo, có bốn nhiếp pháp này. Thế nào là bốn? – Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.”[10] Theo kinh Tướng (DN 30), đức Phật khẳng định vị trí của bốn pháp này chính là được chính đức Phật thực hành thuần thục trong nhiều kiếp quá khứ.[11]

Kinh Trung A-hàm lại định nghĩa: “Có bốn nhiếp sự, như Đức Thế Tôn đã dạy. Một là huệ thí, hai là ái ngôn, ba là lợi hành, bốn là đồng sự.”[12]. Trong khi đó kinh Tạp A-hàm nói đến tầm quan trọng của Tứ nhiếp pháp đó chính là nhiếp thủ đại chúng qua đoạn kinh văn như sau: 若所有法,是眾之所取,一切皆是四攝事。或有一取施者,或一取愛語者,或一取行利者,或一取同利者。過去世時,過去世眾,以有所取者,亦是四攝事。未來世眾,當有所取者,亦是四攝事。或一取施者,或一取愛語,或一取行利者,或一取同利。[13]

Hòa thượng Tuệ Sỹ dịch là:

“Nếu như có pháp nào để nhiếp thủ đại chúng thì tất cả đều ở trong Bốn nhiếp sự. Hoặc một nhiếp thủ là bố thí, hoặc một nhiếp thủ là ái ngữ, hoặc một nhiếp thủ là hành lợi, hoặc một nhiếp thủ là đồng lợi. Ở trong thời quá khứ, những pháp nào đã nhiếp thủ đại chúng trong thời quá khứ cũng không ngoài bốn nhiếp sự.

Những pháp nào sẽ nhiếp thủ đại chúng trong thời vị lai cũng không ngoài bốn nhiếp sự. Hoặc một pháp nhiếp thủ là bố thí, hoặc một pháp nhiếp thủ là ái ngữ, hoặc một pháp nhiếp thủ là hành lợi, hoặc một pháp nhiếp thủ là đồng lợi.”

Ngoài ra, khi diễn giải về Tứ nhiếp pháp, Tạp A-hàm kinh cũng có riêng bài kinh giải thích như sau:

“Bố thí tối thắng, đó là pháp thí. Ái ngữ tối thắng, là khiến thiện nam tử thích nghe, nói pháp đúng lúc. Hành lợi tối thắng là đối với người không có tín khiến có tín, xác lập trên tín; đối với người học giới thì xác lập bằng tịnh giới; đối với người bỏn sẻn thì bằng bố thí; đối với người ác trí tuệ thì bằng chính trí mà xác lập.

Đồng lợi tối thắng là, A-la-hán thì trao cho quả A-la-hán. A-na-hàm thì trao cho A-na-hàm. Tư-đà-hàm thì trao cho Tư-đà-hàm. Tu-đà-hoàn thì trao cho Tu-đà-hoàn. Người Tịnh giới thì trao người khác bằng Tịnh giới”.[14]

Như vậy, ở tầng nghĩa này, Tứ nhiếp pháp được giải thích và hiểu như một cách sống trọn vẹn với sự thực hành giáo pháp. Không còn ở một nghĩa thông thường, đối đãi phổ thông giữa người với người; mà là đạo lộ, duyên lành đưa đến đời sống chính hạnh và xa hơn là sự giác ngộ, chứng đắc.

Liên quan đến luận giải thích kinh có thể điểm qua Thành thật luận, giải thích rằng:

“Như trong kinh đã nói, có Tứ nhiếp pháp đó là Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng lợi. Bố thí là, lúc nào cũng dùng quần áo, đồ ăn thức uống cùng mọi đồ vật kiên trì không ngơi nghỉ đem bố thí để nhiếp phục chúng sinh. Ái ngữ là, lúc nào cũng kiên trì dùng lời nói tùy thuận tình ý đối với chúng sinh để nhiếp phục. Lợi hành là, lúc nào cũng kiên trì vì người khác mà cầu lợi cho họ, nếu có điều kiện giúp đỡ họ hoàn thành công việc.

Đồng lợi là, lúc nào cũng kiên trì ở trong hoàn cảnh, cùng chung một thuyền, có khổ cùng lo, có vui cùng mừng với mọi người. Nếu người nào dùng pháp Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng lợi mà nhiếp phục chúng sinh thì, kết quả đưa đến bất khả hoại.[15]

Qua luận này, Tứ nhiếp pháp lại được hiểu như một cách sống, một hàm ý về cách đối nhân xử thế, và đó cũng là đức hạnh của một con người.

Như vậy, qua các đoạn kinh và luận vừa nêu ở cả hai văn hệ (Pali và Hán cổ), có thể thấy rằng Tứ nhiếp pháp là một nghệ thuật sống mà chư Phật cũng thực hành và nhờ đó mà thành tựu đức hạnh vẹn toàn. Tứ nhiếp pháp có thể chia tách thành hai tầng nghĩa; một là ở tầng nghĩa thông dụng với sự giải thích về cách đối đãi giữa người với người, đó là sự khéo léo ứng xử và nó được xem như là đức hạnh của một con người.

Ở tầng nghĩa thứ hai, Tứ nhiếp pháp được giải thích dựa trên sự thực hành giáo pháp, với sự thực hành ấy đời sống của con người sẽ được thăng hoa hơn và đưa đến kết quả là sự đắm mình trong chính pháp của Như Lai, một đời sống của vị có tâm mong cầu giải thoát. Vậy khi đặt Tứ nhiếp pháp vào trong đạo đức học Phật giáo sẽ có tương quan, bổ trợ như thế nào? Đó là điều sẽ được làm sáng tỏ dưới đây.

3. Đạo đức học Phật giáo từ ứng dụng Tứ nhiếp pháp

Đạo đức là quan yếu của một con người. Trong bối cảnh xã hội đương đại có nhiều tác nhân khiến con người dần xa rời những quy chuẩn đạo đức. Do vậy, tìm hiểu và thực hành đạo đức học Phật giáo là một trong số những giải pháp giúp con người giữ gìn “sợi cương đạo đức”. Ngang qua Tứ nhiếp pháp, đạo đức được diễn bày như sau:

Cho đi là cách nuôi dưỡng và biểu hiện tình thương

‘Cho đi’ là cách diễn giải đơn thuần của thuật ngữ ‘bố thí nhiếp’ hay ‘huệ thí nhiếp’ (Bố thí nhiếp 布/惠施攝, dāna-saṃgraha). ‘Cho đi’ những thứ mình đang có là cách chia sẻ với những người xung quanh và những người kém may mắn hơn mình. Ở một khí cạnh khác ‘cho đi’ lại mang ý nghĩa tạo cảm giác dễ chịu cho mọi người xung quanh. Cho nên, trong cách diễn giải về bố thí có ba loại là: tài thí, pháp thí và vô úy thí.

Nghĩa là cho đi tài vật đang có hay sự hiểu biết của mình với tình thương và sự không chấp thủ; giảng dạy cho người về chính pháp, chính đạo, khiến cho họ được an trú vào pháp Phật; cho đi sự không sợ hãi hay năng lượng tích cực. Trong ba loại bố thí này, đức Phật dạy về sự bố thí thù thắng nhất là pháp thí[16].

Điều này cũng có nghĩa là đối với những ai thường an trú trong chính pháp mới có thể bố thí pháp một cách đúng đắn và trọn vẹn nhất. Ở một tầng nghĩa thông thường, bố thí hay cho đi mang ý nghĩa giúp đỡ vì tình thương, nó mang lại lợi ích có thể thấy tức thì, như cho người đói bữa ăn, người bị rét chiếc áo ấm,…

Nhưng ở một tầng nghĩa cao hơn, bố thí pháp là sự dẫn dắt đi vào con đường của chính kiến, chính tư duy, đưa đến kết quả là hiểu đúng về sự vật sự việc như nó đang là. Lại nữa, bố thí pháp khiến người tin hiểu và thực hành theo giáo lý của đức Phật sẽ đưa đến sự chứng ngộ và giải thoát hoàn toàn.

Như vậy, “bố thí” được hiểu như một phương pháp để đến gần với những người xung quanh. Bởi lẽ, cho đi những thứ mà người đang cần thì khi đó sẽ vừa mang ý nghĩa thiết thực. Người bố thí tài vật cần được xây dựng tài sản trên nền tảng chính nghiệp và chính mạng. Đạo đức của con người được biểu hiện qua bố thí là sự thánh thiện trong tâm hồn, luôn mong cho người an vui, hạnh phúc. Như vậy, cho đi là cách nuôi dưỡng và biểu hiện của tình thương.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ung dung dao duc Phat giao trong Tu Nhiep Phap 2

Lời nói từ hòa đưa đến kết quả tốt đẹp cho chính mình và người nghe

Ở khái niệm “ái ngữ” (Ái ngữ nhiếp 愛語攝, priya-vādita-saṃgraha) được biết đến như phương tiện để thu phục; у cứ ᴠào căn tính, căn cơ của chúng ѕanh bằng ᴠào lời nói từ ái mà an ủi phủ dụ.

Ngoài lời nói từ ái tốt đẹp làm ᴠừa lòng người nghe để thu phục người đi ᴠào đạo một cách ᴠui ᴠẻ ᴠà tự nguуện còn phải tránh хa ᴠà хa lìa những lời nói có lỗi thuộc ᴠề khẩu nghiệp, tức là không nói lời hư dối, không nói lời thêu dệt, không nói lời nói thô ác, không nói lời nói chia rẽ, đâm thọc để gâу chia rẽ, thù hằn ᴠới nhau đưa đến mất lòng tin đối ᴠới mọi người đối ᴠới chính pháp.

Do vậy, đạo đức học Phật giáo ngang qua ái ngữ chính là sự thực hành chính ngữ. Đồng thời, ái ngữ cũng thuộc Trì giới Ba-la-mật và Nhẫn nhục Ba-la-mật.

Trên thực tế, lời nói êm dịu, dễ nghe với chất liệu từ hòa sẽ dễ đi vào lòng người. Một người với tâm sân hận đang khởi lên mà nghe được lời khuyến dụ chân thành, hòa ái, chắc chắn người đó sẽ lắng dịu và lửa sân dễ dàng được dập tắt. Chính bởi lời nói có tính sát thương tâm hồn, do vậy cần phải cẩn trọng trong từng lời nói để không làm tổn thương người khác, như dân gian có câu: lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Lợi ích của ái ngữ không chỉ cho người nghe mà còn cho chính người nói, bởi lẽ trong giao tiếp luôn có sự tương quan hai chiều. Ở điểm này, lời nói từ hòa sẽ dẫn dắt người nghe vào chính đạo mà người nói cũng có phước đức.

Kiên nhẫn, đồng hành là biểu hiện của lòng bao dung

Lợi hành nhiếp (行利攝, artha-caryā-saṃgraha) là vì lòng từ bi, và trên nền tảng của lẽ thiện, thực hiện tất cả những điều lợi ích cho tha nhân; khích lệ người khác tham gia làm việc phúc lợi cho xã hội. Lợi hành nhiếp là làm lợi ích cho người bằng ý nghĩ, lời nói haу hành động, khiến cho người ta ѕinh lòng thân mến mà theo học đạo.

Có nghĩa là tạo thiện hạnh thân, khẩu, ý đem lợi ích cho mọi loài chúng ѕanh, khiến cho họ ѕinh tâm thân ái mà đi ᴠào đạo. Haу khuуên mọi người tu tập theo chính hạnh, hoặc hành thiện từ ba nghiệp của chính mình khởi lên khiến cho mọi người cùng nhau ân triêm lợi ích, tất cả những ᴠiệc làm trên điều gọi là lợi hành cả.

Có lẽ việc khó nhất trong việc đối đãi giữa người với người đó là dù có sự chênh lệch về nhận thức, tình cảm, hay cách ứng xử nhưng vẫn có thể đồng hành cùng nhau và khuyến tấn cùng phát triển. Lợi hành nhiếp không chỉ là phương pháp thu phục người khác bằng việc làm lợi cho người mà còn lợi mình.

Nghĩa là không chỉ vì tình thương với người mà sẳn sàng bỏ ra thời gian, công sức giúp đỡ người khác mà còn cần phải thương chính mình, để mình cũng thăng tiến trên con đường đang đi. Trong các việc khiến người lợi ích, không gì hơn lag hướng người đến sự thuần thiện, tín tâm và thường trú trong chính pháp của Như Lai. Do vậy, lợi hành nhiếp ở đây mang ý nghĩa kiên nhẫn và đồng hành cùng người trong giáo pháp chân thật của bậc Đạo sư.

Đặt mình vào vị trí người khác để thấu hiểu và cảm thông

“Này các Tỷ-kheo, xưa cũng như nay ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ”[17]. Lời dạy này của đức Phật xác định cho sự xuyên suốt và nhất quán của Ngài. Do vậy, tuy tất cả các hình tướng hay cách biện giải về giáo điển có sự sai biệt nhưng vẫn xoay quanh vấn đề giải quyết nổi khổ nhân sinh. Người muốn giúp đỡ người khác thì cần đồng hành để thấu hiểu được nỗi khổ niềm đau của nhau.

Đồng ѕự nhiếp (同事攝, samānārthatā-saṃgraha) là chia sẻ và hòa đồng với người khác trong mọi hoàn cảnh; đặt mình vào hoàn cảnh và công việc của họ để thông cảm họ, cảm hóa họ, dẫn dắt họ đi vào con đường chính. Ở đâу có nghĩa là cùng ѕự nghiệp là chúng ѕanh hữu tình, cùng lợi ích như nhau, cùng công ᴠiệc khổ ᴠui như nhau.

Việc thu phục những đối tượng chúng ѕanh cùng chung ѕự nghiệp, cùng chung lợi ích, cùng chung hoàn cảnh khổ ᴠui, nhờ những cái chung đó mà hành giả có những thuận duуên, những tiếp cận gần gũi để tìm hiểu tâm tư nguуện ᴠọng, lối ѕống từ đó dễ dàng thu phục, hướng dẫn họ trở ᴠề ᴠới chính pháp. Có thể thấy chính sự đồng hành cùng nhau nên con người dễ thấu hiểu và cảm thông cho nhau. Từ đó, đồng sự nhiếp trở thành phương pháp đồng hành và thu phục lòng người.

Trong kinh Sonadanda[18], đức Phật dạy: “Trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh. Giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Ở đâu có giới, ở đó có trí tuệ; ở đâu có trí tuệ, ở đó có giới. Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh”. Quả thật vậy, trí tuệ luôn được con người theo đuổi và hướng tới, nhưng trí tuệ phải được xây dựng trên nền tảng đức hạnh hay đạo đức.

Chính đạo đức làm nền tảng cản bản cho sự học tập và thăng tiến tâm linh. Vai trò của đạo đức đối với xã hội hay với con người là không thể phủ nhận. Trí tuệ như thanh kiếm chặt đứt phiền não, vô minh; đức hạnh sẽ là chiếc áo hoàn bị tư cách của một con người xứng đáng làm tahayf của trời và người.

Kết luận

Tóm lại, đạo đức Phật giáo qua Tứ nhiếp pháp chính là sự thu phục lòng người trên cơ sở giới, định và tuệ. Bốn phương pháp bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự là sợi dây liên kết giữa con người với con người trên nền tảng đạo đức. Con người vì tình thương, ý muốn chia sẻ, bao dung, lắng nghe và mong ước mọi người được an vui hạnh phúc mà từ ý nghĩ, lời nói cho đến việc làm luôn hướng đến sự thánh thiện và không muốn ai phải khổ đau.

Ngoài ra, Tứ nhiếp pháp ở một tầng nghĩa cao quý hơn là luôn khuyến khích người khác đi vào chính đạo, an trú vào chính pháp của Như Lai bằng cách đồng hành trong tu tập, chuyển hóa khổ đau. Bốn phương pháp này vừa là cơ sở lý luận cho đạo đức học Phật giáo, vừa là phương pháp thực hành gần gửi và dễ đi vào nhân sinh.

Tác giả: Thích nữ Thánh Tân (Nguyễn Thị Diệu Tâm)
Học viên Cao học Khóa V – Học viện PGVN tại Tp.HCM

***

THƯ MỤC THAM KHẢO:

1. Thích Minh Châu dịch (2015). Kinh Tăng Chi Bộ, Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo.

2. Thích Minh Châu dịch (2013). Kinh Trường Bộ, Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo.

3. Thích Minh Châu dịch (2012). Kinh Trung Bộ, Hà Nội: NXB Tôn Giáo, 2012.

4. Damien Keown (2016), Dẫn luận về đạo đức Phật giáo, Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức.

5. Kimura Taiken (2012), Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Thích Quảng Độ dịch, Hà Nội: NXB Tôn giáo.

6. Viên Trí, Phật giáo qua lăng kính xã hội, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2014.

7. Tuệ Sỹ dịch (2008). Kinh Trung A-Hàm, Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo.

8. Thích Trí Nghiêm dịch (1970), Thành thật luận, Sài-gòn: nhà in Hạnh Phúc.

CHÚ THÍCH:

[1] Damien Keown (2016), Dẫn luận về đạo đức Phật giáo, Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức, tr.53-54.

[2] Dẫn lại lời của: Viên Trí (2018), Phật giáo qua lăng kính xã hội, Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức, tr. 101.

[3] Damien Keown (2016), Dẫn luận về đạo đức Phật giáo, Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức, tr.43.

[4] Damien Keown (2016), Dẫn luận về đạo đức Phật giáo, Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức.  tr. 53.

[5] Kimura Taiken (2012), Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Thích Quảng Độ dịch, Hà Nội: NXB Tôn giáo, tr. 498.

[6] Sđd, tr. 372.

[7] Sđd, tr.376.

[8] Điều này nhằm nói về sự dị biệt trong giới điều của cư sĩ và tu sĩ. Cư sĩ thọ trì 5 giới, 8 giới, thập thiện giới, Bồ-tát giới dành cho cư sĩ. Trong khi một vị xuất sĩ cần thọ trì 10 giới, 250 giới, 348 giới,…

[9] Trong Tứ nhiếp pháp thì được định nghĩa với sự sai biệt về thuật ngữ, nhưng không sai khác nhiều về nghĩa như: bố thí/huệ thí, ái ngữ, lợi hành/lợi nhân, đồng sự/đồng lợi.

[10] Thích Minh Châu dịch (2015). Kinh Tăng Chi Bộ, Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, tập 1, tr. 597.

[11] “Này các Tỷ-kheo, trong bất kỳ đời trước nào, hiện hữu nào, trú xứ nào, Như Lai đời trước làm Người, được đầy đủ Bốn Nhiếp pháp: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.” Thích Minh Châu dịch, (2013). Kinh Trường Bộ, Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, tr. 599.

[12] Tuệ Sỹ dịch, (2008). Kinh Trung A-Hàm, Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, t.1, tr. 309.

[13] 《雜阿含經》卷26, CBETA 2022.Q3, T02, no. 99, p. 185a14-19.

[14] Kinh 668. Tứ nhiếp sự, Tạp A-hàm.

[15] Thành thật luận, Ma-hê-bạt-ma, Thích Trí Nghiêm (dịch),  Sài-gòn: nhà in Hạnh Phúc, 1970.

[16] “Trên hết trong bố thí, không gì hơn pháp thí”, Tăng nhất A-hàm kinh.

[17] Kinh Trung Bộ, 140.

[18] Kinh Trường bộ, Sonadanda.

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường