Tác giả: Julia Culen
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Conscious Consulting Group

Mặc dù  với nhiều người Kinh tế học Phật giáo là một lĩnh vực nghiên cứu vẫn còn mới mẻ, nhưng nó đã phát triển trong vài thập kỷ qua. Phật giáo chỉ có sức mạnh khi được áp dụng vào đúng trọng tâm của cuộc sống hàng ngày, kinh doanh và xã hội.

Nguồn: st
Nguồn: The Conscious Consulting Group

Trong bài khảo luận, tôi xin chia sẻ những quan điểm cá nhân của tôi từ Hội thảo với chủ đề “Giá trị Đạo đức và Kinh tế học Phật giáo - Conference on Buddhist Values and Ethics in Economy” mà chúng tôi đã tham dự và thuyết trình tại Hồng Kông vào tháng 4 năm 2019.

Hội thảo được phối hợp đồng tổ chức bởi các đơn vị Trung tâm Nghiên cứu Phật học (CBS) và Hiệp hội Tâm linh trong Kinh tế và Xã hội Châu Âu (SPES) thuộc Đại học Hồng Kông (HKU). 

Hội thảo với thời gian 2 ngày này là một hội thảo ấn tượng của các học giả, nhà lãnh đạo tâm linh, các nhà nghiên cứu, chính trị gia, doanh nhân, các nhà tài trợ, nhà đầu tư tác động, các chuyên gia thị trường tài chính và các nhà tư vấn chia sẻ tình trạng hiện tại của họ về hiểu biết, ý tưởng và suy nghĩ. Tất cả các video đều có tại đây.

Phần đầu một lưu ý cá nhân: Tôi không tin các giá trị Kinh tế học Phật giáo và kinh tế học gây tổn hại đến nền kinh tế và hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nhưng đây chính là nơi mà nó cần được thể hiện: Hàng ngày trong cuộc sống cá nhân của mỗi người, cũng như trong mỗi doanh nghiệp - công ty, trong kinh tế quốc gia và hành động chính trị.

Phật giáo chỉ có sức mạnh, khi được ứng dụng thực tiễn vào trọng tâm cốt lõi của cuộc sống hàng ngày của doanh nghiệp.

1. Thế nào là Kinh tế học Phật giáo?

Mặc dù với nhiều người Kinh tế học Phật giáo là một lĩnh vực nghiên cứu vẫn còn mới mẻ, nhưng nó đã phát triển trong vài thập kỷ qua.

Kinh tế học Phật giáo (Buddhist economics) là một cách tiếp cận của Phật giáo đối với kinh tế học. Kinh tế học Phật giáo khảo sát đặc điểm tâm lý của trí óc con người, và những ưu tư, khát vọng, và cảm xúc vốn thúc đẩy hoạt động kinh tế.

Nguồn: st
Nguồn: The Conscious Consulting Group

Thuật ngữ “Kinh tế học Phật giáo - Buddhist economics - 佛教經濟學” được nhà kinh tế học người Anh gốc Đức E. F. Schumacher (1911-1977) sử dụng vào năm 1955, khi ông đến Myanmar với tư cách là cố vấn kinh tế cho Thủ tướng Myanmar đầu tiên  U Nu 1907-1995), và sau đó bởi những môn đệ của Schumacher và những tác giả Phật giáo Nam tông như Prayudh Payutto, Phrabhavanaviriyakhun, và Sulak Sivaraksa. E. F. Schumacher, người đã phát triển các khái niệm về “công nghệ trung gian”“nhỏ là đẹp - Small is Beautiful”.

Nhà kinh tế học E. F. Schumacher cho rằng điều cần thiết là một công nghệ trung gian thích ứng với nhu cầu riêng của mỗi quốc gia đang phát triển. Hơn nữa, ông đặt câu hỏi về sự cần thiết của việc tăng trưởng ngày càng tăng, thay vào đó ông thúc giục phát triển một xã hội không thâm dụng vốn, không tiêu tốn nhiều năng lượng. Trong cuốn sách “Nhỏ là đẹp - Small is Beautiful” (1973), ông lập luận rằng chủ nghĩa tư bản mang lại mức sống cao hơn nhưng phải trả giá bằng nền văn hóa suy thoái. Niềm tin của ông rằng tài nguyên thiên nhiên cần được bảo tồn đã khiến ông kết luận rằng sự lớn mạnh - đặc biệt là các ngành công nghiệp lớn và các thành phố lớn - sẽ dẫn đến sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên đó.

Nhà kinh tế học E. F. Schumacher đã thấy trước những vấn đề phát sinh khi quá phụ thuộc vào sự tăng trưởng thu nhập, đặc biệt là làm việc quá sức và cạn kiệt tài nguyên. Ông lập luận về một hệ thống coi trọng sự phát triển tính cách cá nhân và sự giải phóng con người hơn là sự gắn bó với của cải vật chất. 

Theo quan điểm của nhà kinh tế học E. F. Schumacher, mục tiêu của Kinh tế học Phật giáo là “Hạnh phúc tối đa với mức tiêu dùng tối thiểu - the maximum of well-being with the minimum of consumption” (Buddhist Economics, Clair Brown, p. xiii)."

Kinh tế học Phật giáo là sự tích hợp các giá trị đạo đức quan trọng của Phật giáo (như bất bạo động, từ bi, bác ái và trí tuệ) với Kinh tế - ở cấp độ toàn cầu, khu vực và cá nhân.

Từ bi tâm và Chính niệm có thể biến Công việc Kinh doanh của chúng ta Trở thành Niềm vui cho chính chúng ta và là một Món quà cho Nhân viên của chúng ta và Thế giới - Compassion And Mindfulness Can Make Our Businesses A Pleasure For Ourselves And A Gift For Our Employees And For The World.” Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022), một trong những vị thiền sư có ảnh hưởng nhất thế giới, đã truyền đi những thông điệp về chính niệm, từ bi tâm.

Nguồn: st
Nguồn: The Conscious Consulting Group

2. Mục tiêu chính của Kinh tế học Phật giáo là gì?

Kinh tế học Phật giáo (Buddhist Economics) nhằm mục đích thiết lập sự thịnh vượng chung, bền vững trên phạm vi toàn cầu. Chia sẻ có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, mọi người đều được tham gia; nó có thể được đo lường bằng cách phân bổ nguồn lực một cách công bằng. 

Một hệ thống kinh tế bền vững không dựa vào việc khai thác, phá huỷ và tuyệt chủng để thúc đẩy tăng trưởng mà tạo ra những kết quả có lợi cho con người và môi trường. Nó được đo lường bằng mức độ tác động tích cực của các hệ sinh thái. 

Nguồn: st
Nguồn: The Conscious Consulting Group

Sự thịnh vượng cho thấy con người sống hoàn hảo như thế nào, từ việc tập trung vào tăng trưởng kinh tế và những nhu cầu không ngừng nghỉ để Cuộc sống Hoàn hảo (Buen Vivir): Cuộc sống Hoàn hảo dựa trên sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên “Theo Kinh tế học Phật giáo,  Cải thiện Sức khỏe Tinh thần của Con người là một phần trong Cuộc sống của chúng ta - In Buddhist Economics, Taking Care Of Our Human Spirit Is Part Of Our Lifestyle” - nữ cư sĩ Phật tử Clair Brown, một nhà kinh tế học người Mỹ, Giáo sư Kinh tế và Giám đốc Trung tâm Công việc, Công nghệ và Xã hội tại Đại học California, Berkeley, là cựu Giám đốc Viện Quan hệ Công nghiệp (IRLE) tại Đại học California (UC), Hoa Kỳ.

3. Kinh tế học Phật giáo Giải quyết những Vấn đề Vượt qua Thách thức như thế nào?

Sự nóng lên toàn cầu: mối đe dọa phá hủy môi trường.

Bất bình đẳng thu nhập: Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế và đời sống của các vùng quá lớn và quá lâu, cuộc sống thoải mái và hạnh phúc của số đông người, và hầu hết mọi người đau khổ không vì thiếu thốn. Cả hai thách thức này đều liên quan đến với nhau và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi kinh tế. Đi đôi với nhau giữa bất bình đẳng và lượng phát khí thải CO2: Các quốc gia với những người dân giàu có là tác nhân là những tác nhân gây ô nhiễm lớn, trong khi bất bình đẳng là nguồn gốc của những nỗi khổ niềm đau. 

Nguồn: st
Nguồn: The Conscious Consulting Group

Năm 2014, chưa đến 1% người dân sở hữu 48% tài sản toàn cầu trong khi 80% dân số dưới cùng chỉ chia sẻ 5,5% tài sản toàn cầu. (nguồn:Buddhist Economics, Clair Brown) Ngoài ta, mọi người cảm thấy tồi tệ hơn khi bất bình đẳng gia tăng. Vấn đề bất bình đẳng được dẫn giải với câu trích dẫn này của Giáo sư Tiến sỹ Laszlo Zsolnai, Giám đốc Trung tâm Đạo đức Kinh doanh, Đại học Corvinus Budapest Chủ tịch Học viện Châu Âu (European SPES Institute), thành phố Leuven, Bỉ, Lud và Opdebeeck:

Thế giới không chia rẽ giữa 'những người giàu có hoặc có đặc quyền, trái ngược với những người nghèo hoặc thiếu thốn: những người không có gì’ (Haves) và ‘những người nghèo và không có những nhu cầu cơ bản của cuộc sống’ (Have-Nots) mà là giữa đa số những người không có đủ và thiểu số những người có quá nhiều”.

Thực tế là các quốc gia tự chọn mức độ bất bình đẳng và lượng khí thải carbon của họ. Ngay từ đầu vấn đề không chỉ là lấy đi của người giàu sang sẻ cho người nghèo mà còn là đánh bại nguyên nhân gốc rễ và luật pháp vốn dẫn đến bất bình đẳng.

Trong khi những người theo chủ nghĩa tự do xúc tiến thị trường “tự do” (có nghĩa là rất ít có sự can thiệp và chi phối của chính phủ), thì không có cái gọi là thị trường “tự do”, bởi các bạn càng có nhiều thì các bạn càng có nhiều quyền lực. Tất cả chúng ta đều biết động lực của sự độc quyền; người giàu càng giàu hơn và người nghèo càng thêm nghèo. Đây là nơi mà thị trường tự do dẫn đầu, trừ khi có một quyền lực nào cao hơn, được gọi là chính trị. 

Nguồn: st
Nguồn: The Conscious Consulting Group

Các câu hỏi hướng dẫn rất đa dạng:

Làm thế nào để chúng ta có thể tạo ra một hệ thống kinh tế, tránh được sự bất bình đẳng giàu nghèo ngày càng trầm trọng, bùng nổ giới siêu giàu, dân nghèo ngày càng nghèo hơn, Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên, phá hủy các hệ sinh thái và làm tuyệt chủng sinh vật hoang dã và sự bất hạnh bởi dịch bệnh lan truyền nhanh chóng giữa nhiều người trong cùng một nước hay khu vực mặc dù sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)?

Làm thế nào kinh tế thị trường thực sự có thể đóng góp cho phúc lợi và hạnh phúc cho con người?

Chúng ta làm thế nào có thể giải quyết vấn đề kinh tế không chỉ ở cấp độ kỹ thuật, khoa học mà còn ở cấp độ có đức tính cao quý và văn hoá tinh thần?

Các hoạt động chính cần được thực hiện trên cơ sở cá nhân và tập thể như thế nào?

Chúng ta có thể làm thế nào để chuyển từ mô hình tăng trưởng với cái giá phải trả là sức khỏe thể chất và tinh thần của cá nhân, sự ổn định của hệ thống tài chính và hệ sinh thái) sang mô hình thịnh vượng?

4.  Đạo đức và Giáo trị Cốt lõi của đạo Phật là gì?

Đạo Phật không phải là một tôn giáo độc thần, không tuyệt đối hóa một vị giáo chủ, giáo lý Phật giáo không có những tư tưởng kỳ thị các tư tưởng hay tín ngưỡng, tôn giáo khác. Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết và sức mạnh của lý trí để giải quyết vấn đề tâm linh của con người, và những vấn nạn của xã hội mà không dựa vào Thần Linh. Câu hỏi then chốt cơ bản và mục tiêu của Phật giáo chỉ là một câu hỏi:

Tại sao tất cả chúng sinh đều đau khổ, làm thế nào để chúng ta chuyển hoá những nỗi khổ niềm đau?

Các thực hành tâm linh và chiêm nghiệm thiền định nhằm giúp cân bằng các hệ thống của cơ thể, thiền định giúp cải thiện sự chú ý và độ chính xác khi tập trung làm việc, nâng cao khả năng tập trung của bộ não và phát triển trí tuệ, xua tan những ảo tưởng điên đảo (bao gồm cả ý tưởng về một bản ngã riêng biệt) để có thể hành động sáng suốt trong cuộc sống. Mục đích của các vị xuất gia tu sĩ Phật giáo, cơ sở tự viện và giáo lý đạo Phật là vun đắp trí tuệ này, chứ không phải để giữ nó và tách rời cuộc sống với mọi người trong xã hội.  

Sự thừa nhận chính là hầu hết những nỗi khổ niềm đau bởi do chúng ta tự gây ra và do đó có thể tự giải thoát. Đây là cách tiếp cận tự trao quyền cho bản thân hơn là tin vào một sức mạnh cao hơn mà chúng ta phụ thuộc vào tốt hay xấu. Sau đây là một số lời giảng dạy và nguyên tắc liên quan mà tôi thấy phù hợp nhất: 

Tất cả con người đều là đau khổ. Các nguyên nhân đau khổ là:

Si mê: ảo giác về một cái tôi riêng biệt.

Tham lam: cố kiếm cho được đồ vật, ham muốn không bao giờ hết và mù quáng trong sự thèm muốn mọi thứ.

Hận thù: do thiếu từ bi tâm.

Nhà nghiên cứu sinh vật học Hoa Kỳ, Giáo sư Đại học, Chính trị gia, người sáng lập hệ sinh thái hiện đại Barry Commoner, đã thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau này như một trong bốn luật sinh thái: “Mọi thứ đều liên quan với nhau. Có một sinh khí quyển cho tất cả các sinh vật sống và những gì ảnh hưởng đến một, ảnh hưởng đến tất cả”. Khi thiên nhiên bị thoái hóa, và khi con người bị tổn thương, tất cả cuộc sống đều chịu ảnh hưởng. Khái niệm mọi thứ có mặt trong nhau (Inter-Being) cũng được sử dụng trong bối cảnh này. 

Vô thường: Tất cả mọi thứ đều thay đổi. Sự ràng buộc gây ra đau khổ, bởi không có gì tồn tại mãi. 

Sự thừa nhận: Chấp nhận mọi thứ như chúng vốn có và không phải như chúng ta mong muốn chúng theo cách không phán xét, không đánh giá một cách vội vàng hoặc tiêu cực (non-judgmental). Không nên nhầm lẫn với sự buông xuôi. Thay vào đó là điều kiện tiên quyết để có hành động hiệu quả.

Những giá trị và đạo đức quan trọng nhất trong hành vi: Tính hào phóng, bất bạo động, từ bi, sự thân ái, sự mãn nguyện, trí tuệ và chính niệm. Quy tắc thịnh vượng, hạnh phúc là đối xử với mọi người theo cách các bạn muốn mình được đối xử. 

5. Sự khác biệt giữa Kinh tế học phương Tây và Kinh tế học Phật giáo như thế nào?

Nguồn: st
Nguồn: The Conscious Consulting Group

Một bộ các trang trình bày nội dung của buổi thuyết trình (slide) đã được trình chiếu tại Hội thảo Kinh tế học Phật giáo vào tháng 4 năm 2019 và nó tóm tắt những điểm khác biệt chính một cách độc đáo:

Những sự thừa nhận chính của Kinh tế phương Tây: Tối ưu hóa tiềm năng của khuôn khổ tập trung việc tối đa hóa lợi nhuận, niềm mong muốn mãnh liệt, thị trường, sử dụng phương tiện để đem lại năng lực quyền lợi bản thân.

Bất mãn Kinh tế: Những ham muốn không phải để thỏa mãn là sáng tạo, làm tự mãn và mài miệt nghiên cứu. Lợi dụng nhu cầu vô tận của con người. Giá trị của mọi thứ = giá tiền. Giá trị của mọi thứ, kể cả thiệt hại đối với thiên nhiên hay bản thân cuộc sống, đều được thể hiện bằng “giá cả” hoặc tiền. Bởi vì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ sử dụng thu nhập để đo lường tăng trưởng kinh tế, vì thế việc thu nhập đã trở thành trọng tâm hàng đầu của một quốc gia.

Nguồn: st
Nguồn: The Conscious Consulting Group

Nhận thức về con người với cộng đồng xã hội, khủng khiếp (Menschenbild): Động cơ lớn nhất và mạnh nhất của nhân loại là lòng tham kinh tế, nhằm gia tăng của cải vật chất theo cách phản ánh sự tồn tại của sự cạnh tranh và lựa chọn tự nhiên mạnh mẽ nhất. 

Mô hình tiến bộ khoa học và kỹ thuật  thống trị và kìm hãm các chiều kích siêu hình, chiều kích tâm tâm linh và con người.

Chủ nghĩa tân tự do (Neo-Liberalism) & Chủ nghĩa tư bản (capitalism): Tính hay thay đổi là cần thiết để tạo động lực cho mọi người làm việc chăm chỉ và được sự hoàn lại tài sản mất vì những đóng góp của họ cho nền kinh tế. An sinh xã hội và các mạng lưới xã hội khác sẽ làm người dân chiến lợi phẩm. Sự thử thách gay go là một công cụ khuyến khích có chủ đích. Quyền lực tiền bạc có thể chi phối giá trị công dân toàn cầu. Có nghĩa là khẳng định đưa đến kết quả. Ngay cả khi họ tàn nhẫn và bạo lực (chiến tranh).

Mô hình Tách biệt: Bởi tất cả chúng ta đều khác nhau và tách biệt, những nỗi khổ niềm đau của những người ở phương xa không phải là mối quan tâm của tôi. Việc tự tối ưu hóa với cái giá phải trả của người khác là điều có thể chấp nhận được, nếu không muốn nói là cần thiết. 

Cạnh tranh: Thị trường cạnh tranh đảm bảo kết quả tốt nhất có thể, ngay cả khi một số người vẫn đang chết đói.  Viện trợ can thiệp vào thị trường toàn cầu và có thể hậu thuẫn cho tham nhũng, tiêu cực. Do đó, sự bất công không chấp nhận được, không thể dung thứ. Của cải vật chất  mang lại hạnh phúc, an toàn, hạnh phúc và địa vị. Môi trường và từ nước ngoài được coi là nguồn tài nguyên để các quốc gia giàu có thống trị và khai thác. lý thuyết trò chơi và lý thuyết kinh tế, trò chơi có tổng bằng 0: Cái được của những người kia là sự mất mát của tôi, vì thế nó là “thế giới bạn Hoặc tôi” thay vì “thế giới bạn Và tôi”. Tạo ra tình huống thắng thua. Lợi nhuận được cá nhân hoá, chi phí dược phân phối cho xã hội (thiệt hạivề môi trường, cứu trợ. . .).

Sự thừa nhận chính của Kinh tế học Phật giáo: Khung cơ bản giảm đến mức tối thiểu tập trung vào việc giảm thiểu đau khổ, dục vọng, bạo lực, phương tiện để mang lại quyền sử dụng và lợi thế cá nhân của một người. 

Làm sao để làm việc ít và vẫn hiệu quả nhiều:  Vì động lực là nội tại chứ không phải vật chất, nên mức tiêu thụ vật chất thấp, và lối sống giản dị sẽ mở rộng tâm trí cho những điều hoàn hảo về mặt tinh thần. Bản chất của nền văn minh không nằm ở việc nhân lên bởi những mong muốn mà ở thực sự trong sạch hoá nhân cách con người. 

Tính Sung túc (Sufficiency, 充足性): Kinh tế vừa đủ (Economy of enough, SEP – bao nhiêu là đủ?)

Hạnh phúc từ quà tặng cho tha nhân, chứ không phải sở hữu: Hạnh phúc dựa trên sự phát triển bản thân/tự do, một cách tự nhiên - udaimonic), hạnh phúc đến từ việc giúp đỡ người khác, có những mối quan hệ tốt đẹp, một tình cảm gắn kết giữa hai hoặc nhiều người dựa trên tôn trọng, tin tưởng, hỗ trợ và giao tiếp hiệu quả, những cống hiến cho cộng đồng và chăm sóc hành tinh này. Ngược lại, vì sự an lạc hạnh phúc bắt nguồn từ việc tiêu dùng và mua sắm, vì thế nó không tồn tại bền lâu (giả sử rằng các nhu cầu cơ bản được đáp ứng). Kinh tế học Phật giáo không thúc đẩy đói nghèo!

Sự giàu sang phú quý vô tận và có thể đo lường bằng nhiều khía cạnh nội tại như lòng nhân ái, từ bi và trí tuệ. Nó có thể được thăng tiến thông qua việc tu tâm dưỡng tính và thực hành tâm linh. Không cầu sự giàu có bên ngoài cho điều này (Vừa đủ, Just enough). Sự giàu có bên ngoài cũng tốt miễn là chúng ta không bị dính mắc vào của cải, và chia sẻ sự giàu có của mình với người khác.

Nguồn: st
Nguồn: The Conscious Consulting Group

Sự ra ngoài đề để ý đến lý do tại sao hạnh phúc không tăng thêm thu nhập (quốc gia).

Lý do được biết đến gọi là Nghịch lý Easterlin: Khi các nhu cầu cơ bản được đáp ứng, hạnh phúc quốc gia có xu hướng giữ nguyên mức trung bình, trong khi thu nhập quốc gia bình quân đầu người tăng lên. Điều này là do khả năng thích ứng của con người với các tình huống hoặc sự kiện, cả tích cực và tiêu cực. Ngoài ra, con người liên kết chặt chẽ việc tránh thua lỗ với việc đạt được lợi nhuận; các nhà kinh tế gọi đây là “Loss Aversion - Nỗi sợ mất mát của nhà đầu tư”. Ngay cả khi chúng ta tận hưởng một sự kiện hoặc kết quả tốt, chúng ta cũng sớm thích nghi với nó và quay trở lại cảm giác hạnh phúc ban đầu của mình.

6. Thế nào là cơ sở khoa học của Kinh tế học Phật giáo?

Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề “Kinh tế và Giá trị Phật giáo: Đầu tư vào một Tương lai Bền vững - (Buddhist Values and Economics: Investing in a Sustainable Future” đã diễn ra từ ngày 13-14/04/2019, do Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo (the Center of Buddhist Studies-CBS) và Đại học Hồng Kông (The University of Hong Kong-HKU) đồng tổ chức.

Nguồn: st
Nguồn: The Conscious Consulting Group

Hội thảo Khoa học Quốc tế này quy tụ các nhà nghiên cứu và các học giả đương đại. Nữ cư sĩ Clair Brown, Giáo sư Kinh tế học, Chủ nhiệm Trung tâm Việc làm, Kỹ thuật và Xã hội ở trường Đại học California, Berkeley, nhà Kinh tế học tập trung vào sự công bằng trong công việc và kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Quan hệ Công nghiệp (Institute of Industrial Relations), Berkeley, Chủ tịch Hội đồng Chính sách Giáo dục (Committee on Education Policy), thành viên Ban giám hiệu của trường Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ, tác giả quyển sách “Kinh tế học Phật giáo: Phương pháp Tiếp cận và Khai sáng Đối với môn Khoa học Buồn thảm - Buddhist Economics: An Enlightened Approach to the Dismal Science”; Giáo sư Richard Payne, Trưởng khoa Phật học Yehan Numata.

Giáo sư Phật học Nhật Bản thuộc Viện Nghiên cứu Phật học, sau đại học tại Berkeley, California, Hoa Kỳ, Tổng Biên tập The  Oxford Bibliographies in Buddhism, biên soạn Tuyển tập tiểu luận Bao nhiêu là đủ?: "Phật giáo, Chủ nghĩa tiêu dùng và Hoàn cảnh Con người  - the essay collection How Much is Enough?: Buddhism, Consumerism, and the Human Environment”.

Cùng tham dự còn có đại diện đến từ Vương quốc Phật giáo Bhutan, Cư sĩ Phật tử Dasho Karma Ura, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Bhutan & Gross Hạnh phúc Quốc gia, người trong hơn hai thập kỷ đã phát triển và tinh chỉnh chỉ số Tổng hạnh phúc quốc gia - Gross National Happiness của Bhutan (GNH) như một thước đo về tiến bộ quốc gia hơn là tổng sản phẩm quốc nội (GDP);

Ngoài ra, Pháp sư Tiến sĩ Tịnh Nhân (淨因法師), Chủ tịch Ủy ban Chương trình giảng dạy của Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo, Khoa Khoa học Xã hội, Đại học Hồng Kông, Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo, Đại học Hồng Kông đã thuyết trình đề tài “Góc nhìn Phật giáo về Kinh tế Tài Chính - the Buddhist Perspective on Wealth”. Giáo sư  Laszlo Zsolnai, nhà kinh tế học người Hungary, Giám đốc Trung tâm Đạo đức Kinh doanh, Đại học Corvinus Budapest, Hungary, từ năm 2006, người đã xuất bản tác phẩm “Phật giáo và Kinh tế (bằng tiếng Hungary) Buddhism and the Economy, Buddhizmus és gazdaság)”, ông được mời nhưng không thể tham dự vì vấn đề sức khỏe.

7. Tại sao mọi người lại giải quyết những vấn đề khắc nghiệt, chẳng hạn như suy thoái kinh tế và môi trường, với Triết lý Tâm linh?

Nguồn: st
Nguồn: The Conscious Consulting Group

Trong 100 năm qua, chúng ta đã chứng kiến quá trình biến đổi của một nền văn hóa sống tiết kiệm hướng đến tâm linh sang nền văn hoá vật chất được hỗ trợ bởi các phương tiện truyền thông hiện đại. 

Tôi đã từng nghĩ rằng các vấn đề hàng đầu là môi trường, mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu làm mất cân bằng hệ sinh thái. Tôi nghĩ rằng 30 năm khoa học tốt có thể giải quyết được những vấn đề này. Tôi đã bị sai lầm. Các vấn đề môi trường hàng đầu là ích kỷ, tham lam và thờ ơ; để giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần một sự chuyển đổi về văn hoá và tinh thần. Các nhà khoa học chúng tôi không biết cách làm điều đó.” – Luật sư James Gustave Speth, nhà hoạt động môi trường người Mỹ, người đồng sáng lập Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên, 2013.

Nguồn: st
Nguồn: The Conscious Consulting Group

Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề của mình, với cùng một một lối tư duy đã tạo ra chúng, và Kinh tế học Phật giáo mời gọi chúng ta suy ngẫm và chuyển hoá các niềm tin cơ bản, và sự thừa nhận mà hệ thống kinh tế hiện tại của chúng ta đang dựa vào.

Luật sư James Gustave Speth đã chỉ ra, cuộc khủng hoảng môi trường là kết quả của trạng thái tinh thần và văn hoá của chúng ta. 

Hành vi bất lợi và kết quả không mong muốn có thể được coi là kết quả biểu hiện của trạng thái nội tâm như lo lắng, hung hăng, bất mãn, tham lam, căm ghét, sợ hãi và tuyệt vọng. Để giải quyết tình trạng huỷ hoại môi trường và suy thoái kinh tế đòi hỏi phải giải quyết các khía cạnh tinh thần và tâm lý cũng như chưa được đáp ứng của con người về kết nối, an toàn và phát triển cá nhân của con người.

Các yếu tố cảm xúc như sợ hãi và dục vọng mạnh mẽ hơn lý trí, đẩy chúng ta đến những sự tham lam vô độ, khiến kinh tế toàn cầu đối mặt kịch bản tồi tệ nhất, tiêu dùng quá mức và chủ nghĩa vật chất, đồng thời gây tổn hại cho xã hội và huỷ hoại môi trường của chúng ta. Áp dụng Khoa học kinh tế một cách tiếp cận hợp lý, nhưng các vân đề tâm lý sợ hãi và nhu cầu an toàn về mặt cảm xúc cơ bản hơn nhiều.

"Các mô hình lý thuyết vẫn là giải pháp hợp lý cho những vấn đề phần lớn là phi lý.”- Trưởng lão Hòa Thượng Prayudh Payutto (Phra Brahmagunabhorn)

Đề phòng cẩn thận Chủ nghĩa duy vật và Tâm hồn con người (Beware Of Spiritual Materialism)

Có thể chúng ta tự lừa dối mình khi nghĩ rằng, khi đang phát triển về mặt tâm linh, trong khi thay vào đó chúng ta đang củng cố bản ngã của mình thông qua các kỹ thuật tâm linh. Sự biến dạng cơ bản này có thể được gọi là chủ nghĩa duy vật và Tâm hồn con người. 

“Có rất nhiều lối rẽ dẫn đến một phiên bản tâm linh lệch lạc, lấy bản ngã làm trung tâm” - Tôn giả Chögyam Trungpa (1939-1987), người sáng lập Đại học Naropa.

Chúng ta có thể tạo ra một bản ngã tâm linh, với cách nói rằng: “Tâm linh tôi hơn các bạn! Tôi có ý thức và tự nhận mình hơn các bạn.” Sự phán xét, so sánh và sự coi thường và phản tác dụng. 

“Từ bi tâm, chính niệm, sự tập trung và sự nuôi dưỡng của chúng ta, nhưng nó cũng có thể giúp thiết lập lại trạng thái cân bằng của Trái đất. Có thể chúng ta cùng nhau mang lại sự chuyển hoá thực sự cho chính mình và cho thế giới.” -  Thiền sư Thích Nhất Hạnh. 

 8. Có ví dụ thực tế nào không?

Kinh tế Tuần hoàn (Circular Economy): Ngăn ngừa sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên khan hiếm, tái chế chất thải và sử dụng các nguồn năng lượng như gió và mặt trời. 

Nguồn: st
Nguồn: The Conscious Consulting Group

Triết lý kinh tế vừa đủ (Sufficiency Economy Philosophy, SEP) của cố Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej (Rama IX, 1927-2016), được chính phủ và nhân dân Thái Lan ứng thực thực tiễn từ những thập niên 1974: Ba thành phần có liên quan và hai điều kiện cơ bản là trọng tâm ứng dụng thực tiễn Triết lý kinh tế vừa đủ (SEP). Ba thành phần gồm tính hợp lý (hoặc trí tuệ), sự điều độ và sự thận trọng. Hai điều kiện cơ bản thiết yếu là kiến thức và đạo đức. 

Ngược lại với khái niệm rằng nhiệm vụ chính của công ty là đối đa hoá lợi nhuận vì lợi ích của các cổ đông. Triết lý kinh tế vừa đủ (SEP) nhấn mạnh vào việc tối đa hoá lợi ích của tất cả các bên liên quan và tập trung nhiều hơn vào lợi nhuận dài hạn thay vì thành công ngắn hạn. (1):26-27

Một tổ chức phi chính phủ, Quỹ Chaipattana Thái Lan cho biết Triết lý kinh tế vừa đủ (SEP) là “. . . một phương pháp phát triển dựa trên điều độ, thận trọng, và khả năng miễn dịch xã hội, một phương pháp sử dụng kiến thức và đạo đức làm kim chỉ nam trong cuộc sống”. (Nguồn:  Wikipedia)

Vương quốc Phật giáo Bhutan đưa ra Khái niệm Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness - GNH) thay vì Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product, GDP) để đo lường sự thịnh vượng và hạnh phúc của quốc gia. 

Khái niệm Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness - GNH) thiết lập các chuẩn mực đủ đầy, nêu rõ những điều cơ bản mà họ nghĩ rằng mọi người nên có, trong 9 lĩnh vực quan trọng của cuộc sống, bao gồm sức khoẻ tinh thần và thể chất, sức sống cộng đồng và khả năng phục hồi sinh thái, đồng thời sử dụng việc đạt được mức độ đủ đầy trong cách lĩnh vực này, để phân loại mọi người thành bốn nhóm, từ không vui đến cực kỳ hạnh phúc. Vương quốc Phật giáo Bhutan sử dụng Tổng Hạnh phúc Quốc gia (GNH) để tập trung vào các chính sách đảm bảo mọi người đều hạnh phúc sâu sắc hoặc toàn diện.

Một số xã hội, bao gồm Thụy Điển, Phần Lan và Na Uy, đã đưa phúc lợi trẻ em và thịnh vượng chung lên hàng đầu. Những quốc gia này đã đạt được chất lượng thu nhập cao, với mức sống cao cho tất cả mọi người.

Ngược lại, các quy định quốc gia đã làm gia tăng sự bất bình đẳng ở nhiều quốc gia: giảm thuế thu nhập và thừa kế, sự suy yêu của các công đoàn lao động, sự gia tăng nhanh chóng của các nhà tài chính giàu có sau khi bãi bỏ quy định đối với ngành tài chính, sức mạnh thị trường của các công ty tăng lên khi họ hợp nhất. (Buddhist Economics, Clair Brown)

Nền Kinh tế Tiết kiệm (Economy of Frugality)

Tư duy Sinh thái học sâu sắc: Sự đơn giản của phương tiện và sự phong phúc của mẫu còn lại.

Tâm lý Tích cực: Những người đơn giản hóa có vẻ hạnh phúc hơn.

Vui hơn với ít chất liệu hơn.

Tiêu dùng ít hơn - một cách tự nguyện, có thể cải thiện tình trạng sức khoẻ.

9. Ai có thể hành động và thực hiện như thế nào?

Nguồn: st
Nguồn: The Conscious Consulting Group

Tiêu thụ ít hơn, chỉ mua những gì các bạn cần. Biết điều độ là biết bao nhiêu là “vừa đủ”.

Áp dụng lối sống đơn giản hơn: Sự thịnh vượng chung bền vững đòi hỏi người dân ở các quốc gia giàu có phải phát triển lối sống đơn giản hơn, bền vững hơn để người dân ở các nước nghèo có thể sống thoải mái. 

Không làm tổn hại bản thân và các chúng sinh khác (ví dụ như sử dụng hoá chất độc hại, nhựa và nhiên liệu hoá thạch). 

Không mua sản phẩm giá rẻ: Người dân các quốc gia giàu có mua hàng hoá rẻ tiền do công nhân nước ngoài sản xuất, sẽ gây tổn hại cho những người lao động, phải làm việc nhiều giờ trong điều kiện nguy hiểm với mức lương rất thấp. 

Sống chính niệm với tình yêu thương, Từ bi và Trí tuệ.

Cùng nhau Hợp tác và Hành động.

Tiêu dùng có chính niệm là có kinh nghiệm (nó phục vụ cho hạnh phúc thực sự của mỗi người), phi bạo lực (không làm tổn thương chúng sinh khác), và từ bi (giúp người khác thoả mãn nhu cầu của họ). Một ví dụ là mua các sản phẩm địa phương, của các nông nghiệp hữu cơ. 

Triết lý Kinh tế học Phật giáo có thể tạo ra một thế giới lành mạnh hơn, hạnh phúc hơn. 

Những gì Công ty (có thể) Làm:

Patagonia - Nơi khởi nguồn của những truyền thuyết với vẻ đẹp như chốn thần tiên, mà tôi tìm thấy để ứng dụng thực tiễn triết lý Thiền tông (Zen philosophy). 

“Tạo ra sản phẩm hoàn hoàn chỉnh nhất. Không gây nên không cần thiết. Không gây nên tổn hại không cần thiết. Sử dụng kinh doanh để truyền cảm hứng và thực hiện các giải pháp cho cuộc khủng hoảng môi trường. Biết sai để sửa là một hành động cấp tiến.

Nguồn: st
Nguồn: The Conscious Consulting Group

Doanh nghiệp xã hội có chính niệm: Tiến sỹ Quản trị Kinh doanh Dương Tử Giang (楊子江), Chủ tịch Ngân hàng Đài Loan, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công nghiệp và Phát triển Trung Hoa Dân Quốc, cũng là diễn giả tại Hội thảo, người sáng lập Thứ Hai Xanh (Green Monday), nhà đầu tư đầu tiên của công ty sản xuất các sản phẩm thay thế thịt làm từ thực vật nhằm mục đích tái tạo hương vị, kết cấu và lợi ích dinh dưỡng của thịt làm từ động vật (Beyond Meat Inc), là một ngôi sao thực sự trong việc quảng bá thực phẩm bền vững, và kiện toàn sức khoẻ mà không liên qua đến động vật. Tôi rất hiểu anh ấy, và đối với tôi, anh ấy là một trong những doanh nghiệp xã hội có ảnh hưởng nhất, và quan trọng nhất theo nghĩa hoàn hảo nhất, đang cố gắng thay đổi hệ thống và tác động đến các chính sách, với cách đưa ra các giải pháp thay thế thuyết phục cho những người ăn thịt truyền thống.

Có thể các công ty phải liên kết với các mục tiêu về tính bền vững, và bình đẳng. Họ có thể chia sẻ lợi nhuận và dừng ngay việc gây tổn hại đến môi trường. Tất nhiên, rõ ràng có những tổ chức như Tổ chức phi lợi nhuận (nonprofit organization, NPO) và doanh nghiệp xã hội, nhưng họ không thể vượt qua tác động của các công ty vì lợi nhuận. Mỗi tổ chức sẽ phải giải quyết những vấn đề này, nếu không phải vì lợi ích của xã hội thì cũng là vì sự tồn tại của chính họ:

Khách hàng, đối tác với nhân viên (trẻ) sẽ này càng chấp nhận những kẻ gây ô nhiễm vô trách nhiệm, và các tổ chức tạo ra các tầng sinh quyển độc hại về mặt thể chất và tinh thần. Giảm mức lương quá cao của các CEO và giám đốc điều hành khác, có thể là một bước để tăng mức lương cho những người lao động trung bình, để mọi người đều có mức lương đủ sống. (thay vào đó sự hoạt động của người nghèo).

Các nhà ứng dụng thực tiễn Kinh tế học Phật giáo cũng đề cao phong cách lãnh đạo, được thông tin và nuôi dưỡng trí tuệ, từ bi tâm và lòng nhân ái. Không gây tổn hại là chưa đủ; mà còn phải tạo ra những kết quả có lợi và tôn trọng những cơ hội đi kèm với quyền lực và khả năng. 

Thay vì chuyển hoá lương tâm xấu xa, cảm giác tội lỗi và xấu hổ vì đã gây tổn hại thành sự hung hăng và thù hận, có thể chúng ta coi mình là những sinh vật thực sự có thể mang lại lợi ích cho người khác và môi trường. Những người mộng mơ không phải là những người tưởng tượng ra một tương lai khác, mà là những người khiến chúng ta tin rằng bản thân mình có thể tiếp tục con đường hiện tại mãi mãi. 

Tác giả: Julia Culen
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Conscious Consulting Group