Tác giả: MA Basilio Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Buddhistdoor Global - BDG

Toàn cầu hoá là biểu hiện mới nhất của chiến lược phát triển bền vững, dựa trên tăng trưởng kinh tế, tự do hóa thương mại và tài chính. Toàn cầu hóa chính là sự kết nối nền kinh tế trên khắp thế giới về các mảng như: thương mại, đầu tư, lao động, ngân hàng, dịch vụ, con người… Toàn cầu hoá dẫn đến toàn cầu hoá nền kinh tế và đồng nhất về văn hoá. Nó có thể làm xói mòn nền văn hoá địa phương và phá vỡ các mối quan hệ truyền thống trong một xã hội với giả định rằng, thương mại tự do cũng sẽ dẫn đến một xã hội dân chủ hơn.

Đạo Phật hiện đại đã trở thành một phần nội tại của một thế giới toàn cầu hoá. Với triết lý về cuộc sống, nó ở một vị thế đặc biệt trong bản sắc con người và văn hoá. Phật giáo trong thời hiện đại đã kết hợp các truyền thống châu Á chân chính khác hoặc các truyền thống phương Tây và hoà nhập với nền văn hoá – xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới.

Đạo Phật nhấn mạnh nguyên tắc phụ thuộc lẫn nhau, cũng là nền tảng của toàn cầu hoá vì lợi ích kinh tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau (mutual unterdependence) được hiểu là một khái niệm trong kinh tế học và quan hệ quốc tế, chỉ sự phụ thuộc và tương tác song phương giữa các cá nhân, tổ chức, hoặc quốc gia trong một hệ thống.

Trong sự phụ thuộc lẫn nhau, mỗi bên có sự ảnh hưởng và phụ thuộc vào các bên khác, và sự tồn tại và thành công của mỗi bên phụ thuộc vào sự hợp tác và tương tác với những bên khác.

Mở đề (Introduction)

Vấn đề toàn cầu hoá đang ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta. Toàn cầu hoá dẫn đến toàn cầu hóa nền kinh tế và đồng nhất văn hoá. Nó có thể làm xói mòn nền văn hoá địa phương và phá vỡ các mối quan hệ truyền thống trong một xã hội với giả định rằng, thương mại tư do cũng sẽ dẫn đến một xã hội dân chủ hơn. Thật chẳng may, những tác động của toàn cầu hóa kinh tế và thương mại, thường là thảm hoạ đối với các quốc gia kém phát triển. Các quốc gia này cung cấp nguyên liệu và lao động giá rẻ cần thiết, để làm cho quá trình toàn cầu hoá trở nên thịnh vượng hơn đối với các quốc gia phát triển hơn.

Trong quá trình hoàn cầu hoá mặc dù có những thành công, nhưng vẫn còn nhiều tình trạng bất ổn ở các quốc gia nghèo, kém phát triển, nợ nần chồng chất và phải hứng chịu sự xung đột nội bộ, nghèo đói, hạn hán và nạn đói.

Khái niệm toàn cầu hoá rất quan trọng đối với Phật giáo, vì đạo Phật là một nền giáo dục toàn cầu và đức tin thế giới. Phật giáo trong thời hiện đại đã kết hợp với các truyền thống châu Á chân chính khác, hoặc các truyền thống phương Tây và hòa nhập với nền tảng văn hoá xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Đạo Phật nhấn mạnh nguyên tắc phụ thuộc lẫn nhau, cũng là nền tảng của toàn cầu hoá vì lợi ích kinh tế.

Nhận thức Phật giáo về Toàn cầu hoá (A Buddhist Perception of Globalization)

Đức Phật nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta đều có cả những ‘thiện nghiệp và ác nghiệp’ (kusala/akusala mula). Vấn đề quan trọng là thực tế làm thế nào để làm chuyển hoá ác nghiệp và phát triển thiện nghiệp của chúng ta. Quá trình chuyển hoá này được dùng hoa sen để biểu trưng. Mặc dù gốc rễ của sen bám tận đáy ao bùn nhơ, sống trong bùn nhơ nhưng sen vượt lên trên bùn lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống hùng dũng đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết và vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “phấn chấn” trong mọi nghịch cảnh của con người. Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Những đặc tính bất thiện của chúng ta thường được gọi là tam độc ‘tham, sân, si’ (moha, raga, dvesa). Mục tiêu của lối sống Phật giáo là loại bỏ những gốc rễ xấu ác độc hại này, bằng cách chuyển hoá chúng thành những gốc rễ lành mạnh tích cực: tham lam chuyển hoá thành bố thí (Dāna), giận dữ chuyển hoá thành từ bi tâm (ban rải lòng yêu thương, Metta) và si mê chuyển hoá thành trí tuệ (prajna).

Toàn cầu hoá là biểu hiện mới nhất của chiến lược phát triển bền vững, dựa trên tăng trưởng kinh tế và tự do hoá thương mại và tài chính. Điều này dẫn đến sự hội nhập quốc tế của các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng, thông qua dòng chảy thương mại, đầu tư toàn cầu dòng chảy thương mại và đầu tư toàn cầu không bị hạn chế. Cách tiếp cận chủ đạo thường bắt nguồn từ giả thuyết cơ bản rằng toàn cầu hoá mang lại việc làm, công nghệ, thu nhập và của cải cho xã hội. Để thực hiện thành công chiến lược toàn cầu hoá này, tất cả các xã hội phát triển sẵn sàng tuân theo các nguyên tắc của thị trường tự do – giới hạn chi tiêu công, tư nhân hoá các dịch vụ công, dỡ bỏ rào cản đối với đầu tư nước ngoài, sự tăng bền kiểm soát lạm phát và sản xuất, hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ rất khó đạt được trong thời gian ngắn. Thông thường, kết quả là nền sản xuất toàn cầu hoá đã dẫn đến một loạt các khủng hoảng xã hội và sinh thái: nghèo đói và bất lực của đa số người dân, sự tàn phá bởi cộng đồng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường không thể chịu thêm được nữa.

Nỗi ám ảnh về tăng trưởng kinh tế dường như là điều tự nhiên đối với chúng ta, vì chúng ta đã quên mất thứ bậc nhu cầu mà chúng ta thường coi là đương nhiên. Giá trị dự án của riêng mình khi cho rằng con người gặp phải bất hạnh bằng cách duy nhất để trở nên hạnh phúc là bắt đầu công việc hằng ngày mệt mõi đến việc tiêu dùng. Dù cách nào, tầm quan trọng của việc tự giới hạn, hạnh phúc trong đạo Phật là đòi hỏi một mức độ nào đó mà không dính mắc (non-attachment), có nghĩa là ung dung tự tại trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, ở trong khổ đau vẫn thấy an vui, hạnh phúc, đâylà thuộc bản chất của con người để duy trì hạnh phúc theo Phật giáo. Điều này được thể hiện tốt hơn cho thấy ở Phật giáo Tây Tạng. Thế giới đầy sắt, đá bén nhọn do mài dũa (và bây giờ kính, thủy tinh vẫn bị vỡ). Điều này chúng ta nên làm thế nào? Một giải pháp là lát đường toàn bộ trái đất, nhưng một giải pháp thay thế đơn giản là mang giày. Việc lát đường cho cả hành tinh là một phép ẩn dụ, hay cho cách tập thể công nghệ của chúng ta, và dự án kinh tế đang nỗ lực giúp chúng ta hạnh phúc. Nếu không có sự từng trải sự tự giới hạn, chúng ta sẽ không hài lòng ngay cả khi đã sử dụng hết tài nguyên của trái đất. Giải pháp khác nữa là để tâm trí chúng ta học cách đi giày, để mục đích chung của chúng ta trở thành biểu hiện của những phương tiện tái tạo mà chuẩn bị đầy đủ sinh quyển.

Từ góc độ tôn giáo, khi mọi thứ được coi là hàng hoá, chúng sẽ mất đi chiều kích tâm linh. Rõ ràng sự hiểu biết được hàng hoá gây ra sự phân đôi giữa con người và phần còn lại của thế giới. Mội giá trị đều được tạo ra bởi mục tiêu và mong muốn của chúng ta. Phần còn lại của thế giới không có ý nghĩa hay giá trị trừ khi nó phục vụ mục đích của chúng ta. Bây giờ điều này có vẻ khá tự nhiên đối với chúng ta, bởi vì chúng ta đã có điều kiện để suy nghĩ và sống theo cách này. Tuy nhiên, đối với đạo Phật, cách hiểu nhị nguyên như thế là sai lầm. “World Wide Web” (WWW), mạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy cập (đọc và viết) thông tin qua các thiết bị kết nối với mạng Internet; một hệ thống thông tin trên Internet cho phép các tài liệu được kết nối với các tài liệu khác bằng các liên kết siêu văn bản, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin bằng cách di chuyển từ tài liệu này sang tài liệu khác; không có gì thực tế riêng ngoài trang web đó, bởi vì mọi thứ đều phụ thuộc vào mọi thứ khác. Thông thường khái niệm phụ thuộc lẫn nhau thách thức cảm giác tách biệt giữa chúng ta và thế giới. Cảm giác ‘Tôi ở đây và thế giới ở ngoài kia’, là nguyên nhân của nỗi khổ niềm đau và thực tế nó khiến chúng ta xa rời thế giới nơi chúng ta đang sống. Sự phụ thuộc lẫn nhau “bất nhị” (non-dual) của vạn vật này đã được đức Phật trải nghiệm khi Ngài giác ngộ Vô thượng Chính đẳng Chính giác hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Con đường Phật giáo hoạt động bằng cách giúp chúng ta nhận ra sự phụ thuộc lẫn nhau và sống hoà hợp bất nhị với thế giới.

Kết luận (Conclusion)

Phật giáo hiện đại đã trở thành một phần nội tại của một thế giới toàn cầu hoá. Với triết lý về cuộc sống, nó chiếm một vị trí đặc biệt trong bản sắc con người và văn hoá. Một số học giả cho rằng thời kỳ “Hậu Phật giáo” (Post-Buddhism) là một thuật ngữ thích hợp cho việc truyền tải những ý tưởng và thực hành mới trong một thế giới ngày càng toàn cầu hoá. Tuy nhiên, Phật giáo hiện đại đã cho thấy tiềm năng vượt qua những vấn đề cốt yếu của thời hiện đại.

Tác giả: MA Basilio Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Buddhistdoor Global - BDG

***

Tham khảo (References)

Quang, T.T. 2009. Buddhism and Globalization. Bliss and Growth. Blag Biz. Loy, D. 2007. A Buddhist View of Globalization. Buddhist Peace Fellowship. Japan: BunkyoUniversity. Payutto, P.A. 1994. Buddhist Economics: A Middle Way for the Market Place. (translated by Dhammavijaya and Bruce Evans) Second Edition. Bangkok: Buddhadhamma Foundation. Sizemore, R.F., Swearer, D.K., ed. 1990. Ethics, Wealth and Salvation: A Study in Buddhist Social Ethics. Columbia, South Carolina: University of South Carolina. Hodge, H.N. 2009. Buddhism in the Global Economy. Berkeley, US: ISEC. David R. Loy, The Religion of the Market in Visions of a New Earth: Religious Perspectives on Population, Consumption and Ecology, edited by Harold Coward and Dan Maguire (Albany, New York: StateUniversity of New York Press, 1999.