Trang chủ Bạn đọc Lan tỏa tình thương trong kỷ nguyên khai sáng toàn cầu

Lan tỏa tình thương trong kỷ nguyên khai sáng toàn cầu

 Câu hỏi được đặt ra là: Giải pháp nào để có thể khai mở và lan tỏa được Tình thương trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu?

Đăng bởi: Phạm Tuấn Minh
ISSN: 2734-9195

Câu hỏi được đặt ra là: Giải pháp nào để có thể khai mở và lan tỏa được Tình thương trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu?

Tác giả: Nguyễn Đình Thắng

Trong cuốn sách Tình thương, tác giả Hà Huy Thanh đã nói đến ba trụ cột của Tình thương là: “Thấu hiểu, chia sẻ và kiến tạo giải pháp”;

Trong thấu hiểu gồm 3 phần “Thấu hiểu bản thân, thấu hiểu người khác và thấu hiểu hoàn cảnh”. Trong nội dung chia sẻ này, tôi xin phép bắt đầu từ “thấu hiểu hoàn cảnhđể định vị chúng ta đang ở đâu?, đang gặp phải những hiểm họa, khó khăn thách thức gì mang tính toàn cầu và đang có cơ hội, thuận lợi gì có thể nắm bắt, phát huy tạo nên sức mạnh để phát triển bền vững?.

Trước hết tôi xin giải thích về ý nghĩa của cụm từ “Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu” là sáng kiến Xã hội trí tuệ nhân tạo (AIWS) vào tháng 11/2017 tại Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF) – thành phố Boston – trung tâm trí tuệ, văn hóa, lịch sử, chính trị, sáng tạo, kinh tế của Mỹ và Thế giới; Tạo dựng Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu là mục tiêu sáng kiến của Liên hiệp quốc 100 năm (UN100), nhằm hướng tới kiến tạo nền kinh tế phát triển bền vững toàn cầu, nền chính trị minh mạch phục vụ hạnh phúc của con người.

Việt Nam nói riêng và toàn Thế giới nói chung đã bước vào Kỷ nguyên Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, đánh dấu mốc đặt biệt khác với tiến trình phát triển tuần tự của các cuộc cách mạng trước, sẽ tạo nên sự thay đổi toàn diện trong mọi lĩnh vực về nhận thức, thể chế, công nghệ, quản trị điều hành, nghiên cứu, sản xuất, thương mại, dịch vụ, tiêu dùng….

Công nghiệp 4.0 mà trọng tâm là số hóa và thông minh hóa (AI) tạo cơ hội cho các quốc gia, các doanh nghiệp, cá nhân có thể cùng bước vào vạch xuất phát điểm của cuộc chạy đua chuyển đổi số nhằm xây dựng nền Kinh tế số, Xã hội số, Văn hóa số, Công dân số hướng đến mục đích kiến tạo nền kinh tế xanh – mô hình phát triển kinh tế bền vững.

I. Chúng ta đang có cơ hội, điều kiện thuận lợi để bứt phá vượt lên, nhưng cũng đang phải đối mặt với các hiểm họa, khó khăn thách thức cần phải vượt qua mang tính toàn cầu:

1. Cơ hội và thuận lợi:

Nhận thức và mong muốn của con người là hòa bình, ấm no và hạnh phúc; Thế giới đã hiểu rõ các tác hại của việc lạm dụng công nghiệp hóa, tàn phá tài nguyên, môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu, gây hậu quả nghiêm trọng đến cuộc sống con người và cân bằng môi trường;

Liên Hợp Quốc đã đề ra 17 mục tiêu toàn cầu nhằm giải quyết các thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường được công bố vào năm 2015 và dự kiến sẽ được thực hiện đến năm 2030; Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là tiến bộ vượt bậc của ứng dụng công nghệ mới để kiến tạo nền kinh tế phát triển bền vững toàn cầu.

Với Việt Nam còn có thêm thuận lợi là khát vọng vươn lên hùng cường của cả dân tộc; nguồn nhân lực trẻ có kiến thức và năng lực nghiên cứu sáng tạo; Nước ta chưa có nền tảng công nghiệp hóa như các nước phát triển lại là lợi thế để chúng ta đi tắt, ứng dụng ngay công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp cao không ô nhiễm, nông nghiệp công nghệ cao…

2. Hiểm họa, khó khăn thách thức:

Thế giới đang phải đối mặt với các hiểm họa, khó khăn thách thức cần phải vượt qua mang tính toàn cầu: Hiện tượng biến đổi khí hậu do khí thải carbon, tàn phá rừng, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên… gây hậu quả, thiệt hại nghiêm trọng do: Bão, lụt, lũ quét, sạt lở đất, sóng thần, sa mạc hóa, xâm thực mặn, thay đổi nhiệt độ vùng, tuyết tan, cháy rừng…; Môi trường sống bị ô nhiễm gây đại dịch làm đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu, suy thoái kinh tế; thiên tai, dịch bệnh, sâu bệnh tàn phá nền kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp;

Xung đột vũ trang nội bộ quốc gia và giữa một số nước gia tăng, có nguy cơ bùng nổ chiến tranh hủy diệt; Mâu thuẫn, không hòa hợp về Sắc tộc, Tôn giáo; Nguy cơ mất cân đối lương thực, năng lượng toàn cầu; Chênh lệch mức sống, y tế, giáo dục của người dân ngày càng cao giữa các nước kém phát triển và các nước phát triển; Lạm dụng công nghệ cao (Ai, Robot…) vì mục đích chiến tranh, phá hoại, lừa đảo, lợi ích nhóm, cá nhân;

Ứng dụng công nghệ cao không bị giới hạn về qui ước, qui định sẽ dẫn tới thảm họa của xã hội về phá vỡ văn hóa truyền thống gia đình, gia tộc, văn hóa dân tộc; nạn thất nghiệp của hàng trăm triệu người, nạn trầm cảm sẽ là nguyên nhân tự tử của hàng triệu người vì mất đi mục đích sống là được làm việc và cống hiến…

Với Việt Nam còn phải đối diện với khó khăn là nền kinh tế mới phát triển, hạ tầng công nghệ còn non trẻ, thiếu nguồn lực.

Hiện tại, chúng ta đang sống trong thế giới được nhà tương lai học Jamais Cascio định nghĩa là: “BANI world”: B – Brittle: Mong manh; A – Anxious: Lo lắng; N – Non-linear: Phi tuyến tính; I – Incomprehensible: Khó hiểu. Vì thế nền kinh tế, doanh nghiệp, con người luôn phải đối phó với những khó khăn, tinh huống xấu không lường trước được, dẫn tới dễ bị tổn thương, suy thoái và thiệt hại nặng nề.

tap chi nghien cuu Phat hoc khoi mo lan toa tinh thuong ky nguyen khau sang toan cau 2

II. Để có thể thay đổi Thế giới hiện tại thành một Thế giới Hòa bình có một nền kinh tế xanh phát triển bền vững cho mỗi quốc gia và toàn Thế giới trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu thì cần phải tìm ra một tiếng nói chung, một chìa khóa quan trọng nhất mở ra cánh cửa chung để mọi người có thể đồng tâm, đồng ý cùng bước vào và cùng nhau “Thấu hiểu, chia sẻ và kiến tạo giải pháp”. Chìa khóa đó chính là “Tình thương” được Khai mở và lan tỏa trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu.

Câu hỏi được đặt ra là: Giải pháp nào để có thể khai mở và lan tỏa được Tình thương trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu? Khi mà Thế giới hiện tại đang chôn vùi tình thương trong đống đổ nát của xung đột vũ trang, trong những mưu mô, toan tính về lợi ích, quyền lực… và sự hủy diệt môi trường sống mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người…

Theo tôi, giải pháp quan trọng nhất là mỗi người chúng ta cần  phải tự soi lại chính minh, thay đổi Nhân tâm để sống có Tình thương, trong Tình thương với sự ban tặng và biết ơn; biết thấu hiểu, chia sẻ và kết hợp với công nghệ 4.0 để cùng kiến tạo giải pháp vì hạnh phúc của con người.

Hoà bình

Hoà bình

“Tình thương là cội nguồn của văn hóa”; Tình thương là tiềm thức trong mỗi con người từ khi con người được sinh ra. Quá trình khai mở Tình thương là sự chuyển hóa trong nội tâm của mỗi con người theo nguyên lý của Tình thương “Thấu hiểu, chia sẻ và kiến tạo giải pháp”.

Tình thương khi được đặt đúng bối cảnh thì giá trị của nó được gấp lên bội phần. Tôi nhất trí với quan điểm đó của Hà Huy Thanh;

Tình thương giúp chúng ta thấu hiểu và chia sẻ với nhau, loại bỏ đi những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích, quyền lực, chủng tộc, tôn giáo.. tạo ra môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ nhau trong quá trình kiến tạo giải pháp để cùng phát triển bền vững, cùng mưu cầu hạnh phúc.

Tình thương sẽ định hướng cho Công nghệ 4.0 trong đó có Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển có trách nhiệm xã hội vì hạnh phúc của con người; (tôi định nghĩ đó là công nghệ Nhân văn, AI nhân văn).

Tình thương sẽ loại bỏ, ngăn chặn các ý đồ xấu xa về sử dụng công nghệ không vì hạnh phúc của con người.

Tình thương sẽ định hướng và dẫn dắt con người và công nghệ trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu đi theo nguyên lý giá trị cốt lõi mà theo quan điểm cá nhân tôi đã viết trên trang bìa cuốn sách “AI trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu – xuất bản năm 2022”, là:  “Mọi giá trị do con người tạo ra nhằm phục vụ hạnh phúc của con người”;

Và Sứ mệnh của Công nghệ 4.0, của giới Khoa học, công nghệ nói riêng và mọi người nói chung cùng kiến tạo giải pháp xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững Toàn cầu, một hành tinh xanh là: “áng tạo – Kết nối – Chia sẻ”; 3 thành tố này xoay quang trục Kiến tạo giải pháp, tác động tương hỗ đa chiều giữa các thành tố tạo nên sức mạnh ngày càng lớn hơn gắn kết với Khai mở và lan tỏa Tình thương để thay đổi Thế giới hiện tại.

Về Sáng tạo: Thứ nhất phải khởi đầu từ tư duy đổi mới sáng tạo về nhận thức, tầm nhìn, chiến lược, kế hoạch và hành động cụ thể nhằm mang lại hiệu quả cao, thiết thực vì tiến bộ của Xã hội và hạnh phúc của con người.

Thứ hai là phải nắm bắt công nghệ, ứng dụng công nghệ cao để nghiên cứu, chế tạo, sản xuất các nguyên vật liệu mới, giống mới, phương pháp mới, thiết bị, sản phẩm mới, ứng dụng mới trong mọi lĩnh vực Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, môi trường.

Thứ ba là Liên hiệp quốc nói chung và các nước nói riêng phải cùng nhau xây dựng, hoàn thiện, ký kết và ban hành các công ước, qui ước về phát triển công nghệ cao, AI nhân văn phù hợp với tiến trình kiến tạo hòa bình, kiến tạo nền kinh tế xanh và hành tinh xanh vì hạnh phúc của con người.

Về Kết nối: Thứ nhất cần phải kiến tạo Thế giới phẳng: bình đẳng về quan hệ quốc tế, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu; kết nối các Cơ sở dữ liệu mở; phổ cập về kiến thức giáo dục đào tạo, chăm sóc y tế, đi lại, giao thương, giao lưu văn hóa, thể thao… trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, văn hóa dân tộc, tín ngưỡng.

Thứ 2 là cần ứng dụng công nghệ thông tin (Intenet, 5G, IoT, AI…) để thu thập, kết nối, xử lý thông tin, dữ liệu thông minh hỗ trợ, tư vấn cho việc hoạch định chiến lược, kế hoạch, giải pháp phục vụ quản lý Nhà nước của Quốc gia, thành phố, địa phương thông minh. Tạo dựng nền tảng công nghệ, ứng dụng công nghệ kiến tạo Hệ sinh thái tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; cung cấp dịch vụ trên nền tảng số lấy con người là đối tượng trung tâm để phục vụ với chất lượng ngày càng tốt hơn trong một môi trường xanh.

Thứ ba là ứng dụng công nghệ: AI, Blockchain, Bigdata, IoT… và các giải pháp công nghệ cao khác để giải quyết bài toán cân đối an ninh lương thực, năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu (Zero Carbon) hướng đến mục tiêu kiến tạo nền kinh tế phát triển bền vững toàn cầu, một hành tinh xanh hạnh phúc và thịnh vượng.

Về Chia sẻ: Nguyên lý của Tình thương có “Chia sẻ”, trong giải pháp kiến tạo cũng cần chia sẻ về: kiến thức, kinh nghiệm, cơ hội, dữ liệu, nguồn lực, lợi nhuận, quyền lợi.. Chỉ có chia sẻ thì chúng ta mới kiến tạo được sự phát triển cân bằng bền vững, hài hòa được quyền lợi của mỗi con người, quốc gia và Toàn cầu.

III. Tác động tương hỗ giữa Khai mở và lan tỏa Tình thương với việc phát triển Công nghệ 4.0 nhân văn trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu:

Tình thương định hướng cho việc phát triển Công nghệ Nhân văn lấy con người là đối tượng phục vụ và tạo môi trường để mọi người được sống, cống hiến theo năng lực của mình trong một Thế giới hòa bình, thịnh vượng và cùng mưu cầu hạnh phúc.

Tình thương được Khai mở và lan tỏa là động lực, có sức mạnh vô hạn thúc đẩy sự “Sáng tạo – Kết nối – Chia sẻ” của từng con người trong xã hội.

Công nghệ 4.0 nhân văn giúp con người tiếp cận, tra cứu thông tin, kiến thức nhanh nhất, đầy đủ nhất trong kho dữ liệu số khổng lồ của nhân loại đã được Trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ phân loại, tra cứu, tổng hợp kiến thức sâu, tư vấn cho con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống; giúp chúng ta chia sẻ thông tin trong một thể giới phẳng; Công nghệ sẽ hỗ trợ và nâng tầm giáo dục thế hệ trẻ và cộng đồng…

Qua tiếp cận thông tin và hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI) thì con người trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu sẽ có kiến thức sâu, rộng hơn, được giáo dục về văn hóa dân tộc, đạo đức nhân văn, kiến thức, có môi trường chia sẻ và sáng tạo ngày càng tốt hơn.

Để thúc đẩy Khai mở và lan tỏa Tình thương trong mỗi con người và trong xã hội, chúng ta cũng cần phải có tổ chức hội tụ các hạt nhân Tình thương để cộng hương và lan tỏa Tình thương, đó có thể là một Diễn đàn Tình thương trên Thế giới – kiến tạo môi trường Kết nối – Chia xẻ cho cộng đồng; vận hành Diễn đàn kết hợp giữa trực tiếp và công nghệ online để Khai mở và lan tỏa Tình thương.

Như vậy, Công nghệ 4.0 nhân văn có tác động tích cực vào quá trình Khai mở, chuyển hóa và lan tỏa tình thương nhanh nhất, rộng nhất, hội tụ sức mạnh của Tình thương là hạt nhân để vận hành các nguyên lý “Thấu hiểu, chia sẻ và kiến tạo giải pháp” quay xung quanh trục Tình thương tạo nên trường lực xoắn ốc với sức mạnh năng lượng vô hạn, có thể  xuyên qua không gian, thời gian, phá vỡ những bức tường thành kiên cố nhất về các xung đột, mâu thuẫn về tư tưởng, quyền lực, lợi ích.. giúp con người vượt qua mọi khó khăn trở ngại để kiến tạo tương lai tốt đẹp.

Khai mở và lan tỏa Tình thương trong Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu là sự kết hợp tương hỗ, bổ trợ nhau giữa Tình Thương và Công nghệ 4.0 nhân văn tạo ra động lực, xung lực, khát vọng cống hiến với nội hàm “ban tặng và biết ơn” trong mỗi con người chúng ta đang và sẽ phấn đấu cho sự kiến tạo, phát triển một Thế giới Hòa bình, một nền kinh tế phát triển bền vững cho mỗi quốc gia nói riêng và Toàn cầu, một Xã hội Siêu thông minh 5.0 (theo triết lý của Cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo) và vì tương lai tươi đẹp cho các thế hệ con cháu chúng ta.

Tác giả: Nguyễn Đình Thắng – Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 8585 2222 – 0914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

Thượng tọa Thích Đạo Thịnh

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 8585 2222 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường