Trang chủ Lịch sử - Triết học Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với Đông Nam Á và lịch sử nhân loại?

Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với Đông Nam Á và lịch sử nhân loại?

Nền văn minh Ấn Độ có nhiều ảnh hưởng đến các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, đặc biệt ảnh hưởng rõ nhất là Vương quốc Camphuchia. Văn minh, văn hóa nước Campuchia mang đậm dấu ấn của các tôn giáo du nhập từ Ấn Độ đặc biệt là Hindu giáo và Phật giáo.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Nền văn minh Ấn Độ có nhiều ảnh hưởng đến các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, đặc biệt ảnh hưởng rõ nhất là Vương quốc Camphuchia. Văn minh, văn hóa nước Campuchia mang đậm dấu ấn của các tôn giáo du nhập từ Ấn Độ đặc biệt là Hindu giáo và Phật giáo.

Tác giả: Nguyễn Võ Thị Ánh Tứ (Thích Nữ Hòa Thảo)
Thiền viện Chơn Không Ni – Thành phố Vũng Tàu
Ths Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

1. Nêu lý do chọn đề tài

Nói về văn minh nước Ấn Độ. Ấn Độ là quê hương của đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni – Người mà đã dạy và chỉ rõ giáo lý Ngài cho chúng ta lấy đó làm kim chỉ nam để chúng ta tu hành đến trọn đời chắc hẳn rằng đàn hậu thế tu sĩ như chúng ta ai cũng muốn chọn đề tài này để đào sâu và tìm hiểu kỹ về quê hương đấng Cha lành của mình qua từng trang sử vàng in dấu nơi Ngài được sinh ra, lớn lên và tu hành thành đạo.

2. Đôi nét khái quát về Phật giáo tại nước Ấn Độ

Như chúng ta được biết, ngày nay trên khắp các châu lục người ta đều biết đến Phật giáo là tôn giáo được phát nguyên từ Ấn Độ. Duy có điều để hiểu về quá trình hình thành, truyền bá và phát triển của Phật giáo là như thế nào,thì phải cậy đến sử học.

Muốn hiểu lịch sử của một quốc gia, một tôn giáo… điều cần yếu là sự thật. Nhưng thế nào là sự thật? Nhất là sự thật lịch sử. Bởi thường thì người ta hay đứng trên một quan điểm nào đó để viết sử; nếu thiếu tinh thần khách quan và trách nhiệm, sự thật của lịch sử cũng theo đó mà bị dị dạng!

Nên người Ấn Độ thời ấy – thời đức Phật tại thế – họ không quan tâm đến việc ghi chép các biến cố xảy ra của đất nước họ; đúng hơn, họ không có khái niệm về việc ghi chép lịch sử biên niên. Theo họ, những biến cố của biên niên sử chỉ là chuyện nhất thời và mau chóng qua đi, nó chẳng giúp được gì trong việc thiền quán tư duy và khổ tu để sớm giải thoát kiếp người vô thường giả tạm này, mục đích nhắm tới và cũng là mối bận tâm của họ là tìm về cội nguồn an tịnh của thế giới tâm linh, đó là thể nhập về với đại thể của Phạm thiên nơi cõi vĩnh hằng. Do đó, mà trong cả nghìn năm, lịch sử của đất nước Ấn Độ “cơ hồ như tờ giấy trắng”. Phật giáo Ấn Độ cũng ở trong xu hướng đó.

Phật giáo phát nguyên từ Ấn Độ hơn hai nghìn năm trước, về sau do nhân duyên biến hóa lưu chuyển mà Phật giáo có sự phân chia bộ phái. Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn minh khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc. Điều đó không chỉ là do quá trình phát triển của tôn giáo, mà còn mang ý nghĩa chân chính về văn minh và tư tưởng của nhân loại, xét về mặt lịch sử phát triển.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Van minh An Do anh huong khu vuc Dong Nam A va nhan loai 1

3. Văn minh Ấn Độ đã có ảnh hưởng như thế nào đối với Đông Nam Á?

Khi lịch sử phát triển thì điều đó cũng có nghĩa là: “Văn minh Ấn Độ cũng sẽ có ảnh hưởng đối với Đông Nam Á và đối với lịch sử nhân loại”.

Bởi vì: Đông Nam Á là khu vực có nền văn minh, văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều mối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, sự tiếp thu trong quá trình giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới nói chung và các nước lớn nói riêng như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Phương Tây. Các giá trị văn minh, văn hóa trong quá trình giao lưu đã mang đến cho Đông Nam Á một nền văn minh, văn hóa đa dạng, đặc sắc và ý nghĩa.

Nền văn minh Ấn Độ có nhiều ảnh hưởng đến các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, đặc biệt ảnh hưởng rõ nhất là Vương quốc Campuchia. Văn minh, văn hóa nước Campuchia mang đậm dấu ấn của các tôn giáo du nhập từ Ấn Độ đặc biệt là Hindu giáo và Phật giáo. Suốt chiều dài lịch sử của Campuchia các luồng tư tưởng tôn giáo này chi phối cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ vào mọi mặt của đời sống cả vật chất lẫn tinh thần. Từ những công trình kiến trúc nguy nga lộng lẫy nổi tiếng thế giới như quần thể Angkor – di sản văn hóa, văn minh thế giới cho đến các kiến trúc nhà ở, trường học; từ những điệu nhảy truyền thống trong các ngày lễ hội trọng đại của quốc gia cho đến những bài hát ru con ngủ của các bà các mẹ cũng đậm đà “hương vị” của tôn giáo.

Văn minh Ấn Độ đã ảnh hưởng tới các quốc gia Đông Nam Á ở những lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc – điêu khắc…

– Ví dụ:

+ Trên cơ sở các chữ viết cổ của Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng (ví dụ: chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ…).

+ Các tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo… được du nhập vào Đông Nam Á

+ Cư dân Đông Nam Á xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn, theo phong cách kiến trúc tôn giáo của Ấn Độ.

Ví dụ: Đền Bô-rô-bu-đua (ở In-đô-nê-xi-a); thánh địa Mỹ Sơn (ở Việt Nam)…

3.1. Ảnh hưởng Chữ viết – Văn học và thiên văn học

Ấn Độ đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực khoa học và tri thức. Những nhà khoa học và triết gia Ấn Độ đã phát triển những ý tưởng tiên tiến trong lĩnh vực toán học, y học, thiên văn học và triết học. Các công trình và ý tưởng của họ đã lan truyền ra ngoài Ấn Độ và ảnh hưởng đến sự phát triển của đông nam Á và cả thế giới.

Về chữ viết và văn học của các nước Đông Nam Á là lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng, chi phối lớn của văn minh  Ấn Độ, được thể hiện rõ nét nhất qua chữ viết, các nước Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào đều đang sử dụng tiếng Sanskrit. Đây vốn không phải là ngôn ngữ do họ tự sáng tạo ra mà được vay mượn từ tiếng Ấn Độ. Từ chữ Sanskrit, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Việt Nam vì nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc) sáng tạo ra ngôn ngữ của nước mình.

Về văn học, sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến Đông Nam Á thể hiện cực kỳ rõ nét trong các tác phẩm văn học. Dòng chảy văn học mang đậm đà bản sắc văn hóa dân gian, sử thi như Ramayana (sử thi cổ viết theo thể trường ca bằng tiếng Sanskrit), Mahabharta (một trong hai tác phẩm sử thi nổi tiếng nhất Ấn Độ, là bản trường ca gồm có 200.000 câu thơ riêng lẻ), Jakarta, Panchatantra,.. Văn minh Ấn Độ đã tạo ra một số tác phẩm văn bản và văn học quan trọng. Ấn Độ là một nước có nền văn học rất phát triển. Nhiều tác phẩm văn học viết bằng các phương ngữ: các tác phẩm văn học Ấn Độ đã được dịch và truyền bá rộng rãi trong khu vực Đông Nam Á, góp phần vào việc hình thành và phát triển văn hóa và văn học của các quốc gia này.

Về Thiên văn: về hình học, người Ấn Độ cổ đại đã biết tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác và hình đa giác. Người Ấn Độ cũng đã biết được quan hệ giữa các cạnh của tam giác vuông.

3.2. Ảnh hưởng Về vật lí học, Về y dược học

Về vật lí học: các nhà khoa học kiêm triết học Ấn Độ đã nêu ra thuyết nguyên tử. Người sáng lập trường phái triết học Vaisêsica là Canada cho rằng, vạn vật do các nguyên tử tạo nên, nhưng vật chất sở dĩ khác nhau là do mỗi loại có một thứ nguyên tử khác với loại khác. Còn các nhà triết học đạo Jain thì cho rằng, nguyên tử nào cũng như nhau, chỉ có cách tổ hợp khác nhau mà thôi.

Người Ấn Độ cổ đại cũng đã biết được sức hút của quả đất. Sách Siddhantas viết vào thế kỉ V TCN đã ghi rằng: “Quả đất do trọng lực của nó, hút tất cả mọi vật về nó”.

Về y dược học: Ấn Độ cổ đại có những thành tựu rất lớn và sớm hơn nhiều so với các nước khác. Trong các tập Vêđa đã kể ra rất nhiều thứ bệnh và ngay từ thời bấy giờ, các thầy thuốc Ấn Độ đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Từ thế kỉ VI, V TCN, người Ấn Độ đã biết cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai, lấy sỏi thận v…Những thầy thuốc nối tiếng trong thời cổ đại là Xusruta (Sushruta), Saraca.

3.3. Ảnh hưởng văn hóa, tôn giáo và triết học

Ấn Độ vốn được mệnh danh là đất nước của tôn giáo. Đây được biết đến là cái nôi sản sinh ra những tôn giáo lớn nhất của thế giới hiện nay như Phật giáo, Ấn Độ giáo,… Vì thế, tôn giáo cũng là lĩnh vực mà các nước Đông Nam Á chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Ấn Độ. Phật giáo được du nhập và Đông Nam Á từ khoảng thế kỉ I – II đầu Công Nguyên. Bằng nhiều con đường, nhiều hình thức khác nhau nên Phật giáo du nhập vào từng quốc gia cũng khác nhau và chịu sự ảnh hưởng không đồng nhất. Ấn Độ giáo lại đóng một vai trò quan trọng giúp hình thành các nhà nước ở khu vực này.

3.4. Ảnh hưởng nghệ thuật – Kiến trúc

Nhắc đến sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á, điều đó thể hiện rất rõ trong lối kiến trúc, điêu khắc và các công trình nghệ thuật. Đặc biệt khi bạn càng đi du lịch nhiều ở những đất nước này, bạn sẽ nhận ra một vài điểm chung quen thuộc, thể hiện trong các mảng phù điêu, mô típ điêu khắc chạm trổ, mái ngói, cách trang trí, màu sắc,… đều mang đậm dấu ấn Ấn Độ.

Hầu hết các công trình của mọi nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar,… đều có mục đích tôn giáo, thờ một vị thần cai trị nào đó. Những nét tương đồng mà khi nhìn vào ta dễ dàng nhận ra ngay là ở kiến trúc Phật giáo có mái vòm hình tròn, chiếc bát úp, hình dáng thấp. Kiến trúc Hindu luôn chia làm nhiều tầng với tầng đỉnh tháp nhọn, trang trí phía ngoài là những bức phù điêu.

Không thể không kể đến công trình nổi bật như tháp Chàm, Angkor Wat, Pagan, Borobudur,… Kiến trúc Islam lại nổi tiếng với những ô hình hình vòm thay vì hình vuông như thông thường. Mái ở những công trình này cũng được bo tròn và đặc biệt nhất là sân luôn luôn rộng.

3.5. Ảnh hưởng Lễ hội – Ẩm thực

Bên cạnh tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật hay chữ viết – văn hóa, ẩm thực và lễ hội các nước Đông Nam Á cũng là những khía cạnh chịu sự tác động mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ. Bạn chỉ cần để ý sẽ thấy thời gian tổ chức lễ hội, các khâu tiến hành, mục đích và tính chất lễ hội ở các nước này khá tương đồng nhau. Về ẩm thực, Ấn Độ nổi tiếng với món cà ri. Và bạn không cần phải đến Ấn Độ mới được ăn các món này. Hầu khắp các quốc gia trên thế giới lẫn Đông Nam Á đều đã quá phổ biến trong nhiều nhà hàng, quán ăn.

3.6. Ảnh hưởng kinh tế và thương mại:

Do nằm ở vị trí như vậy, Văn minh Ấn Độ đã có ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế và thương mại của Đông Nam Á. Các quốc gia trong khu vực đã tiếp nhận và phát triển các hình thức kinh tế và thương mại từ Ấn Độ. Ấn Độ là một trong những đối tác thương mại quan trọng của các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

Ấn Độ là một thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm xuất khẩu từ Đông Nam Á, bao gồm hàng hóa như dầu khí, điện tử, ô tô và nông sản.

Các quốc gia Đông Nam Á cũng là đối tác thương mại quan trọng của Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và dịch vụ phần mềm. Ấn Độ là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

Ấn Độ là một trong những quốc gia sản xuất nông sản lớn nhất thế giới, đóng góp quan trọng cho nguồn cung cấp thực phẩm và năng lượng trên thế giới. Ví dụ, các mô hình kinh tế như hệ thống làng nghề và thương mại biển đã được ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.

3.7. Ảnh hưởng xã hội và chính trị:

Văn minh Ấn Độ đã có ảnh hưởng đến xã hội và chính trị của Đông Nam Á. Các nguyên tắc và giá trị xã hội từ Ấn Độ đã được áp dụng và phát triển trong khu vực này. Ấn Độ có một lịch sử chính trị phong phú và đa dạng, với các vương triều và quốc gia độc lập tồn tại từ hàng ngàn năm trước Công nguyên. Các nguyên tắc chính trị và quản lý của Ấn Độ, như quyền tự trị địa phương và quyền dân chủ, đã có ảnh hưởng đến các hệ thống chính trị trên thế giới.

Ấn Độ là một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng hệ thống chính trị dân chủ và tổ chức các cuộc bầu cử đại chúng. Ví dụ, các hệ thống xã hội như hệ thống phân tầng xã hội và hệ thống gia đình mở rộng đã được ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.

3.8. Ảnh hưởng tri thức và học thuật:

Văn minh Ấn Độ đã đóng góp quan trọng vào lĩnh vực tri thức và học thuật. Các nhà triết học, nhà toán học và nhà văn Ấn Độ đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực này. Ví dụ, hệ thống số học Hindu-Arabic đã được phát triển từ hệ thống số La Mã và đã lan truyền đến châu Âu và toàn thế giới.

Môn toán học ở Ấn Độ đã có từ thời Kinh VeDa, khi mà việc xây dựng các đài tế lễ đòi hỏi những sự tính toán chính xác, người có tên tuổi nhất trong môn toán học là Aryabhat (cuối thế kỷ V) ông là người hoàn thiện hệ thập phân mà những đi trước đề xuất. Người Ả Rập thường được coi là đã học của người Ấn Độ về hệ thập phân dùng số (O) và truyền lại các nhà khoa học Châu Âu, như vậy Ấn Độ đã gián tiếp cung cấp nền tảng toán học, một công cụ mà thiếu sót nó sẽ không ra đời nhiều pháp minh khoa học và kĩ thuật quan trọng ở phương tây. Đến bây giờ người ta vẫn chưa biết được chữ viết ra đời trong thời kỳ nào, hoàn cảnh nào và ai là người đã minh ra chữ viết ở Ấn Độ. Người ta chỉ biêta rằng vào khoảng thế kỷ thứ III Tr CN đã có 2 kiểu chữ viết khác nhau được sử dụng, kiểu chữ Kharoshti có nguồn gốc từ Ả Rập được sử dụng ở cực bắc Ấn Độ và nhanh chóng bị bỏ quên, kiểu chữ thứ hai là Brahmi hình như sáng tạo ra từ người Ấn Độ là mẹ đẻ của các loài chữ viết hiện nay còn được dùng từ tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á.

Trong suốt một thời gian dài ai cũng nghĩ tưởng hệ số thập phân mà cả nhân loại đang dùng là do Ả Rập sáng tạo ra, thế nhưng các nhà khoa học khảng định chính người Ấn Độ thời cổ mới là người phát minh ra nó, Ấn Độ đã có công rất lớn đối với việc phát triển khoa học và kỹ thuật của tòan nhân loại.

Người Ấn Độ đã biết và sử dụng số thập phân ngay từ nhưng thế kỷ đầu Công Nguyên. Bia ký liên đại 595 sau Công Nguyên, tìm thấy ở Gutjia, có nói đến hệ số mười chữ số trong đó có số 0. Người Ấn đã biết sử dụng số thập phân rồi trong khi đó thời cận đại người Châu Âu người vẫn còn dùng bảng viết các chữ số rất cồng kềnh và bất tiện của La Mã cổ.

Người ta thường nói rằng Ấn Độ là những nhà đại số học nhiều hơn là hình học thực gia trong tất cả các câu đoạn bình giải về các văn bản của Aryabhta (thế kỷ VI), hình học đều đen lại những úng dụng cho các quy tắc về số học và đại số. Một không gian hình học được dựng, chứng minh tức là trưng bày lời giải là làm cho người ta thấy bằng trưc giác.

Người Ai Cập, người Hy Lạp và người Ấn Độ ngay từ xa xưa đã biết tới những hệ thống tính toán và đo đạt ruộng đất cùng với những nơi để hiến tế các vị thần. Người ẤN Độ còn biết đến số âm và số dương trong một thời gian dài, chữ Ấn Độ và Ả Rập được viết bằng nhiều cách khác nhau trong các thứ bản ở Phương Tây, họ chỉ dành cho các chữ số một cánh tượng trưng và chẳng bao nâu thì làm sai lệch các hình dạng của chúng, sự tiến hoá này.

4. Văn minh Ấn Độ đã có ảnh hưởng như thế nào đối với nhân loại?

Ấn Độ là một trong những đất nước có lịch sử phát triển lâu đời nhất thế giới, Ấn Độ có sức tác động mạnh mẽ đến văn minh nhân loại nói chung và các quốc gia Đông Nam Á nói riêng. Bởi lẽ, bản sắc của khu vực đông dân cư bậc nhất thế giới này là sự tổng hòa và kết hợp của văn minh văn hóa địa phương lẫn văn hóa của các nước du nhập. Hãy cùng xem và tìm hiểu văn minh nước Ấn Độ đã có ảnh hưởng sâu sắc như thế nào đối với nhân loại về các lĩnh vực chữ viết – văn học, kiến trúc, tôn giáo và ẩm thực….để rồi từ đó chúng ta có thể đúc kết lại 1 điều là nền văn minh của nước Ấn Độ tuy đã bao phen phải chịu trân mình trong thăng trầm bão táp mưa sa, nhưng không vì thế mà người dân Ấn Độ lui bước ngã gục, mà luôn vực dậy cố gắng vươn mình đứng lên đạt đến đỉnh điểm vinh quang chiến thắng , để giờ đây nước Ấn Độ đã là 1 nước có nền văn minh, gắn bó, gần gũi và ảnh hưởng đến nhân loại vô cùng to lớn trong rất nhiều lĩnh vực, điển hình như ở 2 nước Việt Nam và Campuchia:

4.1. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Việt Nam

Không nằm ngoài các nước Đông Nam Á, Việt Nam cũng là một quốc gia chịu sự tác động lớn từ văn hóa Ấn Độ.

4.1.1. Ảnh hưởng Tôn giáo

Từ những triều đại xa xưa, Ấn Độ giáo là tôn giáo du nhập vào nước ta từ rất sớm bằng đường biển. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thời gian các nhà Ấn Độ giáo đến Việt Nam là đầu Công nguyên. Từ đó, trung tâm Phật giáo lớn nhất thời bấy giờ là Luy Lâu (nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh được thành lập). Vì du nhập bằng con đường hòa bình nên Phật giáo được người dân đón nhận khá cởi mở, nổi bật nhất là ngay từ thời Bắc thuộc rồi phổ biến rộng rãi cho đến bây giờ.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Du nhap phat giao vao Viet Nam 1

Chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh

Lúc đầu khi mới du nhập vào Việt Nam, Phật giáo trường phái Tiểu thừa Nam tông trội hơn. Về sau, vào khoảng thế kỷ IV – V, trường Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa cũng du nhập. Thời lý – Trần là triều đại cực thịnh của Phật giáo Việt Nam. Điều này thể hiện ở hàng loạt ngôi chùa được xây dựng công phu, tỉ mỉ. Ngày nay, dấu ấn tôn giáo Ấn Độ tại nước ta thể hiện ở công trình kiến trúc vĩ đại thánh đại Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ.

4.1.2. Ảnh hưởng Văn học

Văn học nước ta chịu ảnh hưởng lớn nhất là từ Trung Hoa do điều kiện lịch sử chi phối. Tuy nhiên, văn hóa Ấn Độ cũng đóng góp một phần tác động không nhỏ. Bộ sử thi Ramayana – tác phẩm nổi tiếng nhất của Ấn Độ đã đang và sẽ là món ăn tinh thần nổi tiếng, được truyền bá rộng rãi nhiều đời ở Việt Nam.

4.1.3. Ảnh hưởng Nghệ thuật kiến trúc

Muốn tìm thấy dấu ấn của công trình nghệ thuật Ấn Độ cổ xưa tại Việt Nam không quá khó. Nổi bật nhất chính là thánh địa Mỹ Sơn. Tại đây, nét đặc trưng của tôn giáo như đền, tháp, điều trên trên các bức phù điêu thể hiện rất rõ. Nó vừa mang đậm nét riêng của Ấn Độ nhưng cũng đồng thời dung hòa, linh hoạt biến đổi để hòa nhập với nền văn hóa nước ta. Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng còn thể hiện thông qua các công trình người người Champa (được xây dựng từ nhiều loại vật liệu như gạch và đá).

4.1.4. Ảnh hưởng Lễ hội, ẩm thực

Trong 54 dân tộc anh em, người Chăm là dân tộc chịu tác động lớn và sâu sắc nhất của nền văn hóa Ấn Độ. Hiện nay, họ vẫn còn gìn giữ những lễ hội có nguồn gốc bắt nguồn từ Ấn Độ như lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hằng năm. Về ẩm thực, bạn sẽ không khó để bắt gặp những món ăn Ấn Độ trên mảnh đất hình chữ S. Đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, ngày càng có nhiều nhà hàng Ấn Độ mọc lên như nấm sau mưa nhờ nhu cầu thưởng thức ngày càng cao hơn.

4.2. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Campuchia

4.2.1. Ảnh hưởng Nghệ thuật kiến trúc

Chúng ta nhìn thấy rất rõ kiến trúc Ấn Độ hiện lên đậm nét ở mảnh đất Campuchia chính là đền Angkor Wat. Đây là quần thể đền đài nổi tiếng rộng 162 hecta. Mục đích ban đầu của công trình này là làm đền thờ Ấn Độ giáo của đế quốc Khmer và dần trở thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII như hiện nay.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Van minh An Do anh huong khu vuc Dong Nam A va nhan loai 2

Quần thể di tích đền Angkor, Campuchia

4.2.2. Ảnh hưởng Lễ hội

Cũng như Việt Nam ta, Campuchia cũng là quốc gia có phong tục ngày Tết đón năm mới (gọi là Chon chnam thmay). Thời gian ngày này diễn ra vào tháng 4, tháng 5 dương lịch, gần giống với tết  của người Thái và người Lào. Ngày lễ này bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ. Đây là khoảng thời gian chuyển từ mùa khô sang màu mưa. Người dân tổ chức Chon Chnam Thmay mới mong muốn cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu thông qua tục tế nước vào tượng Phật.

Không một ai có thể phủ nhận tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của văn minh, văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á nói chung và các nước nói riêng, kể cả Việt Nam ta. Từ chữ viết, ẩm thực, lối kiến trúc cho đến cả tôn giáo đều có những nét tương đồng. Quả đúng như tên gọi “Cái nôi của văn hóa, văn minh thế giới”.

5. Kết luận và rút ra bài học ứng dụng cuộc sống

Nước Ấn Độ là một trong những quốc gia lâu đời nhất ở vùng Đông Nam Á, có những trang sử huy hoàng và nền văn minh, văn hóa phong phú đa dạng rực rỡ nhất. Điều đó không chỉ được biểu hiện từ một nền văn minh, văn hóa đặc sắc, từ một bộ kiến trúc tôn giáo đặc trưng, từ tính cách con người bộc trực mà còn từ sự thôi thúc, khơi dậy dòng suy tưởng không nguôi nơi lữ khách xa gần về cuộc đời bất hạnh của dân cư, về số phận của một quốc gia, một dân tộc. Dù Ấn Độ là một nước gần gũi nhất đối với người dân Nam Bộ Việt Nam, song nếu nói rằng chúng ta có thể thấu hiểu cặn kẻ người bạn láng giềng chất phát này thì cũng chưa hẳn, bởi vì còn quá nhiều điều không dễ lý giải.

Mỗi dân tộc đều có một hoàn cảnh riêng của mình, không đâu tránh được tai họa và bão tố. Song hình như nỗi dằng xé giữa niềm tin và số phận đã tạo nên nét bí ẩn về tính cách con người của một dân tộc. Người dân Ấn Độ vốn cởi mở, chan hòa, đầy thiện chí . Một dân tộc sùng kính đạo Phật, lối sống từ bi, từng kiến tạo nên nền văn minh vĩ đại và có tầm ảnh hưởng đối với Đông Nam Á và đối với nhân loại một cách hùng mạnh như thế thì hẳn nhiên nước Ấn Độ cũng bao phen bị rơi xuống vực sâu và  lặng lẽ suy tư  về thời thế thịnh suy, về nhân tình thế thái, về bạn và thù…v…v..nhưng không vì thế mà nước Ấn Độ không ngừng phấn đấu vươn lên vực dậy  để trở thành 1 nước có tầm ảnh hưởng quan trọng đến Đông Nam Á và các nước nhân loại như thế. Cho nên, đất nước và con người Ấn Độ đã khiến cho mọi người trên thế giới không thể không nghiêng mình khuất phục. Đúng như vị Lãnh Tụ Hồ Chí Minh vĩ đại có nói trong bài thơ “Tự khuyên mình” rằng:

“Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.”
(Chủ Tịch Hồ Chí Minh)

Theo định luật biến thiên vô thường của vũ trụ, trải qua bao thời đại thay ngôi đổi vị, Phật giáo Ấn Độ cũng theo đó dập dìu biến động, thăng trầm nghiệt ngã, chung sức với vận mệnh dân tộc thì Phật giáo Ấn Độ đã cùng chung tay xây dựng đất nước, và chấn hưng Phật giáo nước nhà, nhằm thực hiện tinh thần lời dạy của Đức Phật: Vì lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha, phát huy truyền thống yêu nước phụng đạo của lịch sử Phật giáo Ấn Độ trong sự nghiệp bảo vệ đạo pháp và dân tộc, vừa không ngừng đưa Phật giáo Ấn Độ theo kịp xu thế phát triển chung của Phật giáo các nước láng giềng và Phật giáo thế giới mà văn minh Ấn Độ đã có ảnh hưởng  rất lớn đối với Đông Nam Á và đối với lịch sử nhân loại.

Vì vậy, nước Ấn Độ luôn là mảnh đất tuyệt vời, ẩn chứa vô vàn điều kỳ thú và hấp dẫn mà chúng ta không bao giờ khám phá hết tất cả. Nếu có cơ hội chúng ta hãy một lần đặt chân đến đất nước tuyệt vời và độc đáo này.

Tác giả: Nguyễn Võ Thị Ánh Tứ (Thích Nữ Hòa Thảo)
Thiền viện Chơn Không Ni – Thành phố Vũng Tàu
Ths Học viện Phật giáo Việt Nam tại  Hà Nội

***

* Thư mục tham khảo
1. Pháp sư Thánh Nghiêm-Pháp sư Tịnh Hải: Lịch sử phật giáo thế giới, NXB khoa học xã hội, 2008
2. Ấn Độ Chi-na văn minh lịch sử , tr 131-132; Đông Nam Á tế Á đích tông giáo dữ chính trị.
3. Lịch sử Phật giáo Ấn Độ: Pháp sư Thánh Nghiêm – Thích Tâm Trí dịch Nhà xuất Bản Phương Đông 2008
4. Lịch sử văn minh thế giới : (Tái bản lần thứ mười hai)
VŨ DƯƠNG NINH (CHỦ BIÊN) – NGUYỄN GIA PHU
NGUYỄN QUỐC HÙNG – ĐINH NGỌC BẢO
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM 19 – 2010/CXB/336 – 2244/GD
Mã số: 7X171y0 – DAI
PGS. Nguyễn Gia Phu: Bài mở đầu, các chương I, II, III, V, VI.
PGS. PTS. Đinh Ngọc Bảo: Chương IV.
PGS. Nguyễn Quốc Hùng: Chương VIII.
GS. Vũ Dương Ninh (Chủ biên): Chương VII, Kết luận

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường