Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Ambedkar và công cuộc hồi sinh Phật giáo Ấn Độ

Ambedkar và công cuộc hồi sinh Phật giáo Ấn Độ

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Quy luật vận động tự nhiên của vũ trụ là thành trụ, hoại không. Phật giáo cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Vào thế kỷ XIII, các trung tâm Phật giáo tại Ấn Độ bị quân đội Hồi giáo tàn phá, nên Phật giáo đã suy tàn, xã hội gần như đã quên lãng nơi đất nước của họ đã có một nền Phật giáo huy hoàng.

Đầu thế kỷ XIX người Anh đã mở màn cho việc nghiên cứu những vấn đề về lịch sử, tôn giáo của Ấn Độ, các học giả Ấn đã tìm ra hình ảnh của một người dân Ấn có tư tưởng vĩ đại và phát hiện ra được Phật giáo là một tôn giáo để sống [1].

Do đó những nhà tri thức lúc bấy giờ trong đó có Ngài Ambedker là một nhân vật xuất chúng trong công cuộc phụng hưng của Phật giáo tại Ấn Độ. Người mà thắp lên ngọn đuốc niềm tin lí tưởng sống cho giai cấp cùng đinh, giai cấp bị bót lột, bị tước đi quyền tự do, bị phân biệt đối xử, thông qua khả năng của bản thân, cũng như vận dụng hết tâm huyết, thao thức, một trái tim đồng cảm, yêu thương, với người cùng khổ. Ngài đã làm cho Phật giáo không chỉ ở Ấn và cả thế giới hồi sinh. Vì vậy bài viết này nhìn lại những “Ambedker và công cuộc hồi sinh Phật giáo Ấn Độ”.

Tag: Ambedker, hồi sinh, phật giáo ấn độ, tâm huyết, đức Phật, Ấn Độ, hồi giáo, giác ngộ, …

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Dong gop cua cu si Ambedkar cho su hoi sinh PG An Do 1

Cuộc đời của Ambedkar

Vimrao Ramji Ambedkar (1891-1956), là người con thứ 14 trong gia đình thuộc giai cấp thấp ở tiểu bang Maharastra, miền Tây Ấn Độ [1].

“Giáo viên của anh, Mahadev Ambedkar, một người Bà la môn, rất thích anh và đã đổi họ của anh từ “Ambavadekar” thành họ của chính anh “Ambedkar” trong học bạ. Năm 1897, gia đình Babasaheb chuyển đến Bombay. Ông kết hôn với Ramabai năm 1906 khi ông 15 tuổi và Ramabai 9 tuổi. Tuy nhiên, điều này đã không ngăn cản ông theo đuổi học tập khi ông vượt qua kỳ thi trúng tuyển năm 1907 và vào trường Cao đẳng Elphinstone vào năm sau, trở thành người đầu tiên trong cộng đồng không thể chạm tới làm được điều đó”[2]. Như “cá vượt vũ môn hóa rồng” ngay từ nhỏ ông đã khẳng định được bản thân mình khác hẵn những người tầm thường khác. Từ cái tên này, người học trò đó đã liên tiếp ghi thành tích tốt trong học tập, Ambedkar đậu vào trường trung học với thành tích xuất sắc. Không dừng lại ở đó ông còn lấy được học bổng và đi du học nước ngoài, lấy bằng tiến sĩ kinh tế danh dự tại Đại học London và Đại học Columbia nổi tiếng trên thế giới.

Sau khi Ông quy y Phật ông dã làm cho nhiều người cũng được quy y như ông và sống một đời sống có ý nghĩa. “B. R. Ambedkar đã qua đời vào ngày 6 tháng 12 năm 1956, ông đã cố gắng hoàn tất tác phẩm “The Buddha and His Dhamma” chỉ cách ba ngày trước sự ra đi mãi mãi của ông.” [3]

Những đóng góp của Ambedkar đối với Phật giáo

Giá trị tư tưởng và tri thức mà ông đem lại cho Phật giáo không hề nhỏ. Vào ngày 14 tháng 10 năm 1956, Ambedkar cùng với khoảng 150.000 cải đạo sang Phật giáo [4]. Cũng chính năm 1956, ông và hơn năm trăm ngàn người cải đạo làm lễ quy y. Sau đó ông tuyên bố:

“Bằng việc từ bỏ tôn giáo cũ và quy y Tam bảo, hôm nay tôi như được tái sinh. Sự quy y hôm nay đã làm tôi hết sức hài lòng và hạnh phúc không thể tưởng tượng. Tôi cảm thấy rằng mình như vừa được giải thoát từ địa ngục vậy. Từ nay tôi không còn thờ các vị thần đạo Hindu nữa mà thực hành theo Chánh pháp. Tôi sẽ sống theo Bát chánh đạo mà đức Phật đã dạy. Phật giáo là một tôn giáo chân chính và tôi sẽ hướng cuộc đời mình dưới sự chỉ dẫn của từ bi, trí tuệ và lẽ phải [5] .” Điều này cho thấy tầm quan trọng trong việc cải đạo không chỉ làm cho cuộc đời ông hồi sinh mà cho cả người dân xứ Ấn đều được như vậy.

“Năm 1949, Ambedkar đã đến tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới (World Buddhist Conference) tổ chức tại Kathmandu, Nepal. Tại hội nghị, ông đã thuyết trình đề tài “Chủ nghĩa Mác so với Phật giáo” (Maxism versus Buddhism). Tháng 12 năm 1950 ông lại tham dự Đại hội “Tình Hữu nghị Phật tử Thế giới” (World Fellowship of Buddhists) do Hội Thanh niên Phật giáo (Young Men”s Buddhist Association) ở Tích Lan tổ chức tại thành phố Kandy. Cũng tại đây, ông kêu gọi những người cùng đinh của Tích Lan hãy trở về với đạo Phật [6]”. Điều này chứng tỏ năng lực của ông không chỉ hạn hẹp trong nước mà có tầm ảnh hưởng đến cả thế giới. Khi ông đã tìm thấy con đường cho bản thân ông đã dẫn dắt bao nhiêu chúng sanh thoát khổ. Đây là một cư sĩ tri thức đúng nghĩa đã làm rạng danh đạo pháp “ích đạo lợi đời”. Một tinh thần nhập thế của đạo Phật. Tiến sĩ Kasare nhận định trong hội nghị Phật giáo lần thứ nhất như sau: “Thế giới đã chứng kiến một sự kiện cải đạo chưa từng có trước đây. Sự kiện lịch sử này cho thấy Ambedkar là một nhà tổ chức vĩ đại của Phật giáo trong thời hiện đại. Ông đã làm nổi bật tầm quan trọng lời Phật dạy. Ông là cứu tinh của giai cấp cùng đinh và mở ra nhiều cánh cửa Phật giáo cho giai cấp nghèo khổ này. Bây giờ, họ không còn mặc cảm và tự ti về thân phận bần cùng của họ.”[7] Qua đoạn trích trên chúng ta hiểu được rằng, tất cả những việc ông làm lợi ích cho số đông, đem lại an vui cho nhiều người, thiết thực hiện tại. Hơn nữa, tinh thần nhập thế của ông rất cao, ông không chấp nhận Phật giáo chỉ bó hẹp trong khuôn viên nhà chùa mà đem ánh sáng giáo pháp đến những nơi u mê tăm tối của xã hội.

Trong một tạp chí của Mahabhodi Society, Ambedkar tóm lượt suy nghĩ của ông về Phật giáo như sau: “Một, xã hội phải hoặc là có sự phê chuẩn của luật pháp hoặc là có sự phê chuẩn của đạo đức để đoàn kết lại với nhau. Nếu thiếu cả hai điều này, xã hội chắc chắn sẽ tan ra thành từng mảnh. Hai, tôn giáo nếu để hoạt động thì phải phù hợp với lí trí (khoa học). Ba, tôn giáo chỉ bao gồm một nguyên tắc thì không đủ, mà quy tắc ấy phải công nhận những điều cơ bản về tự do, bình đẳng và lòng nhân ái. Bốn, tôn giáo không được phê chuẩn hay đề cao sự nghèo khó”. Theo ông, Phật giáo đáp ứng những yêu cầu này, vì vậy giữa các tôn giáo đang tồn tại, Phật giáo là tôn giáo duy nhất mà thế giới có thể có [8].

Tuy nhiên, một số quan điểm bất đồng với ông chỉ ra và cho rằng ông không phải là người ăn nói nhỏ nhẹ, thỉnh thoảng có những điều không hoàn toàn phù hợp,… nhưng ông là một nhân vật xuất chúng trong lịch sử Ấn Độ [9].

Nơi Dr. Ambedkar là cả một dãi quang phổ cho những nền phong hóa tôn giáo. Ông đã vượt lên thân phận của mình và thực hiện cuộc hành hương kỳ vĩ bậc nhất trong đời người. “Nhờ từ bỏ tôn giáo cũ (đạo Hindu, ngày xưa là đạo Bà La Môn), một tôn giáo dựa trên sự bất bình đẳng và áp bức, hôm nay tôi được tái sinh. Tôi không tin vào triết lý thượng đế tái sanh. Thật là một sai lầm và quái gở khi cho rằng đức Phật là hoá thân của Visnu. Tôi không còn là tín đồ của Thượng Đế hay bất cứ Nữ thần nào của Ấn giáo. Tôi sẽ không làm lễ Sraddha nữa… Trí tuệ, từ bi và chánh đạo là các nguyên lý soi đường của Phật giáo”[10]. Vì sao ông nói như vậy, vì “vị chi phối mọi mặt đời sông An Độ. Trong tâm trí của mọi người, đức Phật chỉ là một hóa thân của thần Visnu! Radhakrishnan, một triết gia được học tại Oxford và là tổng thống đầu tiên của Ấn Độ, đã từng nói: “Quan điểm được những người Hindu chấp nhận là vị thần tối cao Visnu hóa thân dưới nhiều hình thức khác nhau để thực hiện những mục đích khác nhau vì lợi ích của nhân loại. Đức Phật cũng được chấp nhận như là một avatara, người đã giành lại những tín đồ Hindu từ những nghi lễ đẫm máu và những tập quán sai trái và thanh tẩy tôn giáo này khỏi vô số những lạm dụng đã xuất hiện trong nó. Học thuyết avatara này giúp duy trì niềm tin vào tổ tiên trong khi tác động đến những cải cách trong đó. Các sách cổ Puranas miêu tả đức Phật như là hóa thân thứ chín của thần Visnu [11].”

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Dong gop cua cu si Ambedkar cho su hoi sinh PG An Do 2

Hơn nữa, Ông đóng góp không hề nhỏ cho Phật giáo “nhờ sự có mặt của Ambedkar, hàng triệu người dân Ấn Độ đã quy y theo Phật giáo, tại Nagpur ngày 14.10.1956, năm trăm ngàn người đã làm lễ quy y trong một lần.”[12]

Không chỉ có vậy, ông bắt gặp tư tưởng nhân bản ở Phật giáo nên ông phát biểu như sau: “Phật giáo là một tiến trình hoạt động dân chủ, Phật giáo giữ gìn dân chủ trong tôn giáo, dân chủ trong xã hội và dân chủ trong chính trị.”[13] Ông chủ trương con người được có nhân quyền, được bình đẳng, nên sau này Tăng đoàn sinh hoạt cũng dựa vào lá phiếu quyết định.

“Chính nhờ nỗ lực và tầm nhìn của Ambedkar mà sự phục hưng Phật giáo ở Ấn Độ và sự phát triển kinh tế-xã hội nơi những người bị ruồng bỏ ở Ấn Độ đã tiến lên một nấc mới. Dân số Phật giáo ở Ấn Độ chỉ có 600 ngàn người theo điều tra vào năm 1956 đã tăng lên 8 triệu người theo điều tra vào năm 2001. Theo quan điểm của Ambedkar, trụ cột chính của phát triển kinh tế-xã hội nơi bất kỳ xã hội nào là giáo dục,… Tỷ lệ biết đọc của những người tiện dân dần được cải thiện. Chỉ 18.3% có thể đọc viết theo điều tra năm 1951 đã tăng lên 56.2% theo điều tra năm 2001. Tất cả sự việc và số liệu ấy nói lên rằng sự hồi sinh của Phật giáo và sự phát triển kinh tế-xã hội của tầng lớp tiện dân sẽ không xảy ra nêu không có Tiến sĩ Ambedkar.”[14]

Theo Ambedkar Phật giáo trong mối quan hệ xã hội thời đức Phật, đức Phật là người tùy thuận theo lợi ích đông đảo, theo đại cuộc. Như kinh Trường A Hàm có đoạn: “Chư Hiền, Như Lai làm lợi ích cho mọi người, đem an lạc cho mọi người; với lòng từ mẫn, Ngài làm lợi ích cho Chư Thiên và nhân loại.”[15]

Tóm lại, Ambedkar là một phật tử nhiệt thành, đem đạo vào đời phục hưng Phật giáo Ấn Độ. Ông là con người đầy ý chí, phi thường, vượt qua bản thân, gia đình và xã hội. Đây là sự quy y không chỉ cho riêng mình ông mà lợi ích ông đem lại cho nhiều người.

“Thật quy y an ổn
Thật quy y tối thượng
Có quy y như vậy
Mới thoát mọi khổ đau.”[16]

Thích Nữ Huệ Cảnh – Học viên Cao học, Học viện PGVN tại Tp.HCM

—————–

CHÚ THÍCH

[1]. Như Nguyệt, “Phật giáo giữa đời thường”, Nxb Tổng Hợp, TP. Hồ Chí Minh, tr.55.
[2]. Tham khảo:https://www.inc.in/en/our-inspiration/dr-b-r-ambedkar. Truy cập 11/11/2020.
[3]. Christopher Queen, Buddhism and World Order: A Turning Point for Humanity in Mungekar and Rathore. 2007, p.25.
[4]. Như Nguyệt (dịch và biên tập), “Từ bi và công bằng xã hội”, Nxb Tổng Hợp, TP. Hồ Chí Minh, 2015, tr.175.
[5]. D. C. Ahir, Buddhism and Ambedkar, Delhi: B. R. Publishing Corporation, 2004, tr. 92.
[6]. Tham khảo: TN Liên Hoa, Cuộc đời và sự nghiệp của Ambedkar, http://daophatngaynay.com/viet/pgtg/nguoi/ambedkar.htm. Truy cập 11/11/2020.
[7]. Nguyên Lộc, Phật tử B.R Ambedkar, http://www.daophatngaynay.com/vn/pg-nganh/xa-hoi/pg-td/26274-phat-tu-b-r-ambedkar.html. Truy cập 11/11/2020.
[8]. Dhananjay Keer, Dr. Ambedkar: Life and Mision (Mumbai: Popular Prakashan, 1990), p.420-21.
[9]. Arun Shourie, Worshipping False Gods: Ambedkar and the Facts Which Have Been Erased, New Delhi: Rupa & Co, 2004.
[10]. Tham khảo: http://daophatngaynay.com/viet/pgtg/nguoi/ambedkar.htm. Truy câp: 11/11/2020.
[11]. John Clifford Holt, The Buddhist Visnu (Columbia University Press, New York 2004), p. 25.
[12]. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Văn học-Hà Nội, 2009, tr,558.
[13]. Thích Phước Sơn, Phật học khái yếu, Văn hóa Sài gòn, 2009, tr.299.
[14]. Tham khảo: http://www.hoangphap.info/Page.aspx?ArticleID=6081&ID=6&SubID=5. Truy cập 11/111/2020.
[15]. Kinh Trường A – Hàm Tập 1, Kinh Điển Tôn, Tuệ Sĩ dịch, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, tr. 154.
[16]. Thích Minh Châu (dịch), Kinh Pháp Cú, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2017, tr.84.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường