Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan xuất phát từ ý tưởng và đề xuất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh những năm 1960. Bông hồng là biểu tượng của tình yêu, và sự cao quý Trong nghi lễ Bông hồng cài áo, cảm nhận được sự thiêng liêng, gần gũi khi được đón nhận bông hồng, nâng niu, cẩn trọng cài lên ngực.

Tác giả: TT.Thích Thiện Hạnh Tạp chí Nghiên cứu Phật học - Số tháng 7/2019

Trong buổi lễ thiêng liêng ấy, ai còn cha mẹ sẽ sung sướng được cài lên ngực áo một đóa hoa hồng, ai mất mẹ cài lên ngực đóa hồng trắng buồn thương. Thế nhưng dù còn cha mẹ hay đã mất thì mỗi người con lúc này đang dâng lên một tình cảm biết ơn mẹ cha sâu lắng, và mỗi người tâm niệm sẽ sống hết lòng với bổn phận làm con hiếu của mình.

Thực hành hiếu đạo là con đường đi của bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống thường nhật. Vu Lan là dịp nhắc nhớ tâm tưởng mỗi người đong đầy thêm tình cảm hiếu lễ, lòng biết ơn hướng về cha mẹ.

Với nghi lễ bông hồng cài áo, lễ Vu Lan đã trở thành nét văn hóa truyền thống có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là dịp nhắc nhớ mỗi người con, trong cuộc sống dù bộn bề lo toan nhưng vẫn luôn từng giờ, từng phút không quên báo hiếu với cha mẹ đã vất vả, chắt chiu, hi sinh tất cả vì con.

Bông hồng là biểu tượng của tình yêu, và sự cao quý Trong nghi lễ Bông hồng cài áo, cảm nhận được sự thiêng liêng, gần gũi khi được đón nhận bông hồng, nâng niu, cẩn trọng cài lên ngực. Những người con còn cha mẹ thì cài bông hồng đỏ như một lời nhắc nhở rằng mình vẫn còn cả cha và mẹ, còn cả một bầu trời yêu thương cao rộng để cảm nhận niềm hạnh phúc và tự nhủ luôn biết cố gắng để làm vui lòng cha mẹ. Xin hãy quay về bên cha mẹ để kịp thời

Tại sao các vị tu sĩ cài bông hồng vàng

Các vị tu sĩ đã lìa bỏ đời sống thế tục để sống cuộc sống của người xuất gia. Họ mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để "trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh". Cứu cánh đạt đến sự giác ngộ là cách báo ân tuyệt diệu nhất vì báo hiếu cho cha mẹ hiện đời và cha mẹ ở nhiều đời khác. Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện tiền, việc đó rất là đúng, hợp với trời đất nhưng người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.

Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, khạc nhổ hay làm bất cứ gì...đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là quả vị của những vị Phật tương lai. Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát. Do đó, trong ngày Vu Lan thắng hội nhưng người tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa Vu Lan là sự giải thoát.

Bông hồng tâm linh

Trong ngày lễ Vu Lan, dù cài hoa màu gì thì cũng là tâm hướng về cha mẹ, mong cho cha mẹ những điều an lành, cũng như tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Khi cha mẹ còn trên cõi trần, thì chúng ta phụng dưỡng, vấn an, lo cho từng miếng cơm, chén thuốc, chia sẻ buồn vui. Khi cha mẹ lìa trần, chúng ta vẫn giữ lòng biết ân, hiếu thảo ấy bằng cách hồi hướng những công đức đã tích lũy đến cha mẹ.

Tuy nhiên, màu sắc hoa hồng, trắng hay đỏ chỉ là sự quy ước. Chúng ta cần ý thức rõ ràng rằng, chúng ta sẽ cài vào tâm khảm sâu xa của trái tim hiếu thảo những “bông hồng tâm linh”. Một khi cài hoa lên áo với tâm hiếu thuận trọn vẹn hướng đến cha mẹ thì màu sắc của bông hồng tâm linh sẽ cực kỳ rực rỡ, nhiệm màu. Nghi thức lễ Vu Lan không nên tiếp cận theo góc độ chỉ là thuần túy tín ngưỡng tôn giáo, mà cần thắp lên ngọn đuốc trí tuệ của tình thương yêu. Đó là ý nghĩa đích thực của ngày Vu Lan, là nét đẹp nhân văn trong ứng xử của những người con đại hiếu, bởi sự hiếu thảo không thuộc về bất kì tôn giáo nào. Nó thuộc về điều tốt đẹp vốn có sẵn trong từng trái tim nhân ái của mỗi con người.

Kết luận

Trong cung bậc tri ân và báo ân, Phật giáo đã từ lâu luôn trân trọng và lấy hạnh hiếu làm đầu. Sự tương phùng của tinh thần đó đã dẫn dắt nên những gương hiếu hạnh trong quá khứ cũng như hiện tại, sáng rực và ghi mãi dấu ấn với thời gian.

Vu Lan là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với ngày Rằm tháng Bảy xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. “Trong Đạo Phật chữ hiếu là hạnh lành đứng đầu muôn hạnh, còn theo văn hóa Việt, tâm hiếu thảo là di sản tâm linh trân quý”. Mỗi một việc làm, mỗi một thái độ báo hiếu của người con mang một sắc thái cá biệt, song mục đích cũng vẫn giống nhau: Đền đáp ân đức sinh thành vô cùng cao cả của cha mẹ, tác dụng hiếu hạnh người xưa muôn đời bất diệt được hậu thế mãi truyền tụng, tán dương không ngừng.

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy, ngày báo hiếu, mọi người con Phật dâng hết lòng thành của mình lên đấng sinh thành như cha, mẹ, ông, bà… là những người đã dày công sinh thành nuôi dưỡng, gây dựng cho chúng ta một cuộc đời, một sự sống. Không phải ngẫu nhiên, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm, lễ hội xuất phát từ điển tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Cũng là một trong những ngày lễ trọng đại nhất của giới phật tử chúng ta. Đạo hiếu là nói đạo sống của con người. Dù là tôn giáo nào, ai ai cũng phải lấy hiếu đạo làm gốc.

Tác giả: TT.Thích Thiện Hạnh Tạp chí Nghiên cứu Phật học - Số tháng 7/2019