Trang chủ Bạn đọc Chương trình Vu Lan – Đạo hiếu & Dân tộc năm 2023: Kết nối tình thân và tinh thần hiếu hạnh

Chương trình Vu Lan – Đạo hiếu & Dân tộc năm 2023: Kết nối tình thân và tinh thần hiếu hạnh

Chương trình Vu Lan “Đạo hiếu và Dân tộc” đã dần trở thành một nét đẹp văn hóa, nơi mà tình cảm hiếu thảo được thể hiện và lan tỏa mạnh mẽ. Về mặt nghệ thuật, chương trình được dàn dựng công phu từ phần nội dung, âm thanh, ánh sáng, được thiết kế chuyên nghiệp, hoành tráng, trang nghiêm và thanh tịnh, giàu ý nghĩa...

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Lễ Vu Lan 2023, Chương trình “Đạo hiếu và Dân tộc” đã dần trở thành một nét đẹp văn hóa, nơi mà tình cảm hiếu thảo được thể hiện và lan tỏa mạnh mẽ. Về mặt nghệ thuật, chương trình được dàn dựng công phu từ phần nội dung, âm thanh, ánh sáng, được thiết kế chuyên nghiệp, hoành tráng, trang nghiêm và thanh tịnh, giàu ý nghĩa…

Tác giả: Thiện Minh

Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu của chúng ta nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các Anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Đây là tính nhân văn sâu sắc nhắc nhở mỗi con người chúng ta luôn nhớ đến bài học về chữ Hiếu thiêng liêng.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Vu Lan Dao Hieu Va Dan Toc 2023 123

Theo giáo lý Phật dạy, việc tỏ lòng thành kính biết ơn đến đấng sinh thành của mỗi người có nhiều cách khác nhau. Vào ngày này, các phật tử thường làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phúc cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng… Nếu ai đó không thương cha, kính mẹ thì còn tệ hơn loài cầm thú. Vì vậy, chúng ta tự nhận mình là người thì phải biết tri ân và báo ân.

Sống ở đời, có lòng hiếu đã khó, thực hiện nó lại càng khó hơn bởi không phải ai cũng có đầy đủ phúc duyên để phụng dưỡng và kính thờ cha mẹ như ý của mình. Biết ân sinh thành là phải thấy được sự có mặt của mình ở cõi đời này là từ đâu.

Trong Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân có chép, có người trong cuộc sống phủ nhận công sinh dưỡng từ cha mẹ, đã bội phản nói rằng tôi từ thần đá, thần đất, thần gió, thần lửa… sinh ra; từ đó đâm ra chửi cha, mắng mẹ, phá tán gia cang làm cho cha mẹ phải đau khổ suốt đời.

Báo ân là phải đáp đền ân đức cha mẹ sinh thành, dưỡng dục cho ta nên người. Chúng ta báo ân bằng cách lo từng miếng ăn, tấm áo, thuốc thang, và đỡ đần khi cha mẹ già yếu. Người theo Phật giáo khi báo ân cha mẹ phải nên hiểu rõ đạo lý báo ân để việc báo ân được kết quả hơn. Cha mẹ sinh ra ta cũng chỉ là người phàm, mắt thịt, nên những sự lỗi lầm, sai quấy xảy ra hằng ngày, đôi khi cha mẹ không thấy ra đó là tội hay phúc, chỉ vì tập quán và hoàn cảnh để sống còn. Nhưng trong tương quan giữa truyền thống với hiện đại. Xã hội dù văn minh đến đâu, dù cuộc sống no đủ thế nào thì mỗi người vẫn phải được cha mẹ nuôi dưỡng để trưởng thành, vì thế đạo hiếu vẫn luôn phải được đề cao.

Năm 2023, tiếp nối chuỗi các chương trình Vu Lan “Đạo hiếu và Dân tộc” đã được thực hiện trong những năm trước, Ban Thông tin Truyền thông T.Ư – GHPGVN, Tạp chí Nghiên cứu Phật học phối hợp cùng Công ty CP Phát triển truyền thông Văn hóa Việt Nam tổ chức Chương trình Lễ Vu Lan 2023 – Đạo hiếu và Dân tộc. Chương trình được tổ chức với mục đích xiển dương đạo pháp, phát huy truyền thống hiếu đạo của dân tộc nói chung và đạo hiếu Phật giáo nói riêng, lan tỏa mạnh mẽ những giá trị tốt đẹp của Đạo hiếu tới cộng đồng phật tử, những người mến mộ đạo Phật trong và ngoài nước. Đồng thời còn là dịp thể hiện tinh thần hiếu hạnh, tôn vinh và kết nối tình cảm đặc biệt giữa con cháu với cha mẹ, gợi nhớ và truyền bá giá trị văn hóa dân tộc.

Mỗi một năm, chương trình lại có chủ đề và điểm nhấn nghệ thuật riêng. Chương trình Vu Lan “Đạo hiếu và Dân tộc” đã dần trở thành một nét đẹp văn hóa, nơi mà tình cảm hiếu thảo được thể hiện và lan tỏa mạnh mẽ. Về mặt nghệ thuật, chương trình được dàn dựng công phu từ phần nội dung, âm thanh, ánh sáng, được thiết kế chuyên nghiệp, hoành tráng, trang nghiêm và thanh tịnh, giàu ý nghĩa, được diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Đây cũng là dịp để các đơn vị, cá nhân và tổ chức thể hiện sự quan tâm bằng những hành động thiết thực, thể hiện tinh thần hòa quyện, gắn bó giữa đạo với đời, giữa Phật giáo Việt Nam với non sông đất nước và thúc đẩy tinh thần hiếu hạnh trong cuộc sống hàng ngày. Nó như một lời nhắc nhở ý nghĩa về tình yêu, sự chăm sóc và tôn trọng cha mẹ. Hãy cùng nhìn lại để cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được sống và thấy bên cạnh cha mẹ, và để khắc sâu trong tâm hồn tinh thần hiếu hạnh truyền thống.

Chương trình có sự góp mặt của những ca sĩ tên tuổi như: Thanh Lam, Việt Hoàn, Ngọc Liên, Ngọc Ngân, Đặng Hồng Nhung, Hồ Quỳnh Hương… với những ca khúc giàu tính nhân văn về tình yêu thương và lòng nhân ái, công dưỡng dục sinh thành, tình yêu quê hương, đất nước, ơn quốc gia nghĩa đồng bào.

Trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức sẽ dành kinh phí tặng quà và sổ tiết kiệm cho một số Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người già neo đơn không nơi nương tựa và các hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, tổ chức lễ dâng hương, viếng Nghĩa trang Côn Đảo và tặng quà cho một số thương, bệnh binh, người già, người có hoàn cảnh neo đơn.

Tác giả: Thiện Minh

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường