Trang chủ Văn hóa Xuân về chiêm bái “Tứ động tâm”

Xuân về chiêm bái “Tứ động tâm”

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Xuất hành đầu năm không gì bằng thăm chùa, lễ Phật – đó là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta. Trong mùa xuân này, để tăng thượng duyên cho mỗi cuộc đời con người, bạn và tôi hãy hoan hỷ cùng nhau hành hương chiếm bái. Tứ động tâm, là bốn địa điểm mà mỗi con người nơi thế gian cần “động tâm” hướng tới với niềm tôn kính chân thật – Đó là bốn Thánh tích Phật giáo thiêng liêng nằm trong lãnh thổ nước Cộng hòa Ấn Độ.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2020 Xuan ve chiem bai Tu Dong Tam 1

1. Vườn Lum bi ni (Lâm Tỳ Ni) – tại vùng biên giới Ấn Độ – Nê pan: Nơi đức Phật Thích ca Mâu ni Đản sinh

2. Nơi đức Phật thành đạo: Tại Bodhigaya (Bồ Đề Đạo Tràng)

3. Nơi đức Phật chuyển bánh xe Pháp, gọi là Chuyển pháp luân, tại vườn Nai – cũng gọi là Vườn lộc uyển

4. Nơi đức Phật nhập Niết Bàn ở Kusinara (nay là Kasia)

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2020 Xuan ve chiem bai Tu Dong Tam 2

Bốn địa điểm cần chiêm bái này không phải do con người tôn xưng hoặc tự đề xướng mà do chính đức Phật Thích ca Mâu ni nói lời xác quyết.

Ấy là vào năm 544 (trước Công nguyên), đức Phật bấy giờ đã tròn 80 tuổi. Một hôm trên đường đi truyền Pháp ở Kusinara, sau khi dừng chân nghỉ tại tỉnh Xacapala, đức Phật đã gọi tôn giả Xá lợi Phất cùng các đệ tử dạy rằng: Ba tháng nữa Ngài sẽ nhập Niết Bàn. Tôn giả Xá lợi Phất cùng chư tăng tháp tùng thỉnh xin Phật “sống thêm một kiếp nữa” và đức Phật đã từ chối. Thấy vậy, các đệ tử đã hỏi Ngài về các địa điểm nào liên quan tới đức Phật cần chiêm bái sau này! Đức Phật bèn dạy rằng: có 4 địa điểm cần chiêm bái và tôn kính. Kinh đại Niết bàn ghi lại: “Kẻ thiện tín, cư sỹ cần phải chiêm ngưỡng bốn Thánh tích với niềm suy tư: Đây là chỗ Như Lai đản sinh. Đây là chỗ Như Lại chứng ngộ. Đây là chỗ Như Lai chuyển pháp luân. Đây là chỗ Như Lai nhập Vô dư y Niết Bàn. Người hội đủ duyên lành chiêm bái Tứ động tâm, khi qua đời được phước báo sinh Thiên” (Trường bộ – số 16 – Hòa thượng Thích Minh Châu dịch).

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2020 Xuan ve chiem bai Tu Dong Tam 3

Có đôi lời chia sẻ rằng, đối với quan niệm “người hội tụ đủ duyên lành, chiêm bái Tứ động tâm khi qua đời được phước báo sinh Thiên” mà đức Phật nói tới cũng cần hiểu sâu hơn theo giáo lý NHÂN QUẢ của nhà Phật. Thứ nhất: Người chiêm bái Tứ động tâm ấy phải là người “hội đủ duyên lành”, tức trước đó đã vun bồi công đức thiện lành – rồi lại có thêm một duyên lành kế tiếp là việc chiêm bái Tứ động tâm để “tăng thượng duyên” mới hưởng được quả phúc trọn lành là SINH THIÊN. Cũng như câu nói dân gian “cửa miệng” của người đời: “Buông tay đao là thành Phật!” chỉ là nhằm: Khuyến thiện – Bỏ ác… thì đường tới Phật quả ắt nhanh hơn mà thôi. Rồi khi chiêm bái Tứ động tâm lại chẳng hề “động tâm” thì “cầu” linh nghiệm sao được? Bởi, ngay “phép lạ” cũng không xuất hiện “độc lập”, nó phải nương gá vào một thể tướng hiện hữu nào đấy mới có được sự HỮU DỤNG của nó. Sự linh nghiệm ấy ví như làn sóng điện có chung tần số. Rồi ngay cả người có nhiều công đức phước báo nhưng sau đó lại không tiếp tục nuôi dưỡng, tiếp tục hun đúc nghiệp thiện bằng sự tu học, tạo phước trong cuộc sống hàng ngày và nhất là khi lâm chung với Cận tử nghiệp – là thời gian gần cái chết nhất – rối loạn, mất niềm tin nơi Tam Bảo thì cũng không thể “sinh thiên” được. Vì thế không nên xác định một cách chắc chắn “như đinh đóng cột” rằng chiêm bái Tứ động tâm thì tương lai sẽ được… thế này, thế kia. Mà phải thường xuyên học và tinh tiến trên con đường mà ta đã sáng suốt lựa chọn.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2020 Xuan ve chiem bai Tu Dong Tam 5 Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2020 Xuan ve chiem bai Tu Dong Tam 4

Đó là một cái nhìn Chính kiến, cái nhìn “như thật” về công đức chiêm bái bốn thánh tích Phật giáo được gọi là Tứ động tâm.

Lành thay!

Tác giả: Pháp Vương Tử
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 1/2020

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường