Trang chủ Bạn đọc Ước vọng của cây cỏ qua Kinh Tứ Niệm Xứ (Phần 2)

Ước vọng của cây cỏ qua Kinh Tứ Niệm Xứ (Phần 2)

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Thích Minh Kính
Tăng sinh Khoa ĐTTX Khóa 7 – Học viện PGVN tại Tp.HCM

Ước vọng của cây cỏ qua kinh Tứ Niệm Xứ

Ước vọng đó, sớm mai chiều thức giấc, rồi sẽ tan theo mây gió mùa đông lạnh cóng. Nó nhận ra, của cải phù du đầy ảo vọng. Thực ra, đời cần chiêm ngưỡng khoảnh khắc tinh khôi, êm đềm như cơn gió mùa xuân, chỉ vậy thôi. Từ đó, nó nhận ra bản thân nó cũng phù phiếm như ngọn đèn chợt tắt, như gió mùa thu qua đi, gió mùa đông mang lại cái lạnh buốt trong tâm hồn những kẻ si mê đầy tham ái, ham muốn không thể dừng lại.

Nó ở đó, nhưng mảnh đời kia còn xa xôi diệu vợi, với đầy cái gọi là mơ ước hạnh phúc phù du mộng ảo. Ước vọng xưa, nay cũng cần chút ánh ban mai như buổi sớm mai. Nó nhận ra, khi được cha mẹ tặng cho nó một tấm thân mới, nó khát vọng bước tới nẻo chân an nhiên, khi nó bắt đầu được vị thầy nhận vào chùa, cho cạo tóc, trao truyền cho nó giới pháp tam quy bát giới của một người tập sự xuất gia.

Nó được thầy Bổn sư đặt Pháp danh là Bá Đạo. Oh, sao sư phụ đặt tên con hay vậy. Nó vui sướng nhảy cẩng lên, cảm ơn Sư phụ đã cho con xuất gia học đạo cùng thầy, đã vậy còn đặt cho con một pháp danh mới, nó nhận ra quá khứ xa xưa nó chỉ là loài cỏ cây, sau khi đủ duyên lành tiến hoá do thập thiện nghiệp của chính nó đã gieo tạo trong mảnh đất lành của tâm nó. Kiếp này, nó được thọ thân người, đầy đủ thiện căn, đã vậy nay được ba mẹ nó đồng ý cho nó đi xuất gia học đạo.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Uoc Vong Co Cay Qua Kinh Tu Niem Xu 1

Sự xuất gia là con đường phạm hạnh cao viễn: “Phù xuất gia giả, xuất túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng…”1 nó biết mình sẽ đảm nhận cái trọng trách lớn lao là “phụng sự chúng sinh, cúng dường chư Phật”, mới xứng đáng cho sự xuất gia và lòng tin mà người thầy đặt cho nó. Với cái tên mới, nó nhận ra tên đời của nó không còn nữa, phải phủi bỏ cái tên tạm bợ ban đầu cha mẹ đặt cho nó. Từ đó, nó nhận được pháp danh và giáo lý cao vời của người xuất gia chính là sự vất bỏ bụi trần đầy ô nhiễm, tục lụy, phiền não, … Chỉ có sự xuất gia mới đạt được sự an tịnh, xa rời nhiễm ô bùn bụi, đạt đến sự cứu cánh cao thượng mà thôi.

Bá Đạo, được thầy dạy rằng: “Khi xưa ta xuất gia, được ông tổ ban tặng cho ta pháp danh Bá Đạo”, học với ngài các pháp duyên sinh, thực hành thiền định qua lời đức Phật dạy trong Kinh Tứ Niệm xứ2. Thầy dạy ta, về sự thực hành “quán thân trên thân …quán thọ trên cảm thọ, quán tâm, quán pháp…” tự ta tự nỗ lực, tinh tấn hành thiền quán ngày đêm để chế ngự các tham ưu ở đời, với sự tỉnh giác chính niệm ngay thực tại ngay trong thân và tâm này. Chính ta, học nơi thầy ta về sự nhìn nhận giáo pháp ngay trong tâm, các khổ não do pháp cấu uế, tạp nhiễm của ái dục, tham, sân trong tâm đều do duyên sinh pháp. Bởi vì, sự thật của niệm, tuệ sẽ giúp ta thấu suốt tất cả pháp trên thân luôn sinh diệt, ngay chỗ sinh diệt ta nhận ra các pháp như lý, tự tại, an yên, khà khà khà! Nay Ta, dạy cho con giáo lý này, để con nỗ lực, tinh tấn thực hành pháp này.

“Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo. Trong các pháp, … Nếu nói hoặc làm với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình”3

Con hãy nỗ lực quán chiếu về thân và tâm con, với sự thực nghiệm châm chính, đầy đủ chính kiến và tuệ giác. Bởi các pháp trong tâm còn vô vàn sai biệt, nhiều sai lầm. Chính con đang u mê trọng vọng thức, vọng tưởng, chấp nhất cái nhìn trong ngũ dục, nên con hãy thực tập hằng ngày quán chiếu các pháp ngay trên cái thân ngũ uẩn đầy tham, sân… chính chính kiến là trạch pháp giúp con tự tại khi các duyên đến đi, con sẽ nhận ra khi con đối diện các trần cảnh bên ngoài, lẫn những vọng tưởng mê lầm trong tâm, hay khi còn nhìn những chiếc xe màu mè sang xịn, bản chất của nó là duyên sinh, khi người ta sử dụng vài năm nó sẽ xuống màu, vài chục năm sau nó sẽ hư, tan lụi theo thời gian.

Cũng vậy, con hãy nhìn lại tấm thân ngũ trược của mình là tạm bợ, được ba mẹ ban tặng và được nuôi lớn qua các thức ăn của thực phẩm chay như rau củ quả. Cũng có thể là thức ăn do ba mẹ phải tự thân dùng tiền của mua được dưới sức lao động miệt mài, đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được. Con hãy ngồi lại với tư thế an ổn nhất chính là thiền tọa nếu mệt con nhãy tản bộ với những bước chân chậm rãi, ở trên thiền đường hay chính điện. Chính sự thực tập hằng ngày của con qua những bước đi, qua từng cử chỉ, lời nói, từng việc làm, từng oai nghi của chính con. Nhưng, con à chỉ có thiền đình với sự thực tập trên thế ngồi kiết già, mới là thế ngồi an trụ, thế ngồi hoa sen mà chính đức Phật cũng tán thán, Nó là phương pháp phù hợp nhất cho chính con trên sự thực tập thiền định (Samadhi) để con an trụ tâm đó Bá Đạo à!

Con hãy thực tập hằng ngày con nhé!

Bá Đạo, hoan hỷ vui vẻ nhận sự chỉ dạy của người thầy, nhưng nó lại thở dài một cái!

Ôi thôi! Con mới xuất gia sao sự phụ nói pháp giáo cao siêu vậy sao con hiểu được, nhưng đó là lời thì thầm trong tâm nó bởi nó mới bước vào cửa đạo, cơm chao đã thấm đâu, cầm chổi quét sân còn chưa sạch, Nó được cha mẹ dẫn vào Chùa cho đi Xuất gia khi nó mới 8 tuổi. Tuổi của nó, những đứa trẻ ngoài kia được đi chơi, chạy thả diều, đá banh, hú hú với nhau rủ rê bắn bi, … nhiều khi nó ước nó lớn lên mới xuất gia. Thế mà, sau khi được tái sinh trở lại làm người, được cha mẹ ban cho tấm thân ngũ uẩn sáng trí, thông minh lanh lợi, rồi cha mẹ hiểu rõ giáo lý nhà Phật, nên dẫn nó vào Chùa cho học đạo xuất gia. Oh, tính ra mình chưa biết cuộc đời bãi bể nương dâu là gì nhỉ, chưa biết thế sự ngoài kia bao thăng trầm. Bá Đạo đang tuổi ăn tuổi tuổi lớn, mê chơi, thế mà thầy lại dạy con pháp duyên sinh của thực tại, ôi sao, có cái gì đó nó sai sai. Bá Đạo, từ giã Sư phụ, với những bước chân đầy ưu sầu như con cua mới sinh, như em bé mới tập tành bước đi dù nó nay đã 8 tuổi.

Sư phụ Bá Đạo! nhìn nó đi cười té ghế, ôi thôi cái thằng bé, mới 8 tuổi như ông già, đi chậm rãi, lặm cặm từng bước, người thầy nhìn nó đi khuất sau cánh cửa thiền đường.

Sư phụ Bá Đạo, ngồi cười nhớ lại khi xưa ta cũng như nó, ba mẹ ta cũng dẫn ta vào chùa cho xuất gia, ta đâu có biết gì, tương đậu rau dưa là những món thanh đạm ta được ông thầy ta nấu cho ta… ôi thôi, nó dở ẹc, nhưng ta không bao giờ dám hé môi nửa lời chê bai… Thế rồi, thầy ta mất, ta nhận ra các pháp có đến có đi, có sinh ắt tự diệt, cái thân ngũ uẩn của thầy ta đã trở về cát bụi xa xăm, thân này rồi cũng già, cũng chết, các pháp hãy nhìn với thực tại, viên dung vô ngại, tùy duyên trong thân và tâm của chính mình trên kinh nghiệm của người thầy dạy ta.

Ngài dạy ta pháp hành thiền quán, ngay trên thân, trên tâm hay trong nội thân, ngoài thân hay qua từng cử chỉ, từng việc làm của chính mình nhìn thấy nó với tâm minh sát tuyệt diệu. Từ đó, ta thực hành và tập trung sự chú tâm về niệm, các cảm thọ lạc, thọ khổ, rồi đến nhìn rõ các pháp để tâm ta an tịnh về thân, tâm. Sau đó, ngài ân cần dạy ta về thiền quán minh sát tâm mình qua Tứ diệu đế, để thấy rõ sự thực của tâm, các nguyên nhân khổ đau, nguyên nhân của các dục, tham ái, sân hận, hay các kiết sử vốn nó là nguyên nhân của khổ đau, cần quán chiếu như thực để nhận rõ thực tại như nó đang là để tiến tới mục đích đoạn tận mọi khổ đau ngay trong đời sống tu hành của mình. Thân này vốn vô thường, tâm ta luôn sinh diệt trong từng ý niệm chấp ngã hay các pháp vốn là vô ngã, vị tha. Con hãy tu tập minh sát với tuệ quán, với chính tri kiến, với chính tuệ, để nhận ra các pháp đem đến khổ đau, phiền não trong tâm hay thân của con Bá Đạo à!

Ngay đây ta hiểu lời thầy ta dạy xưa kia, oh ra thế, nhờ có thằng nhỏ này! Ta cảm nhận được lời dạy xưa kia của ông thầy, chắc giờ này ổng đang ở cảnh giới an yên, vô vi, hoá độ quần sinh trong mười phương pháp giới không thể nào kể xiết. Thầy Bá Đạo! Vuốt lấy bộ râu trắng bạch, hít một hơi thật sâu, thở ra nhẹ như gió mùa xuân, vừa cười khà khà khà!

Tác giả: Thích Minh Kính
Tăng sinh Khoa ĐTTX Khóa 7 – Học viện PGVN tại Tp.HCM

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quy Sơn- Linh Hựu, Thích Hoằng Tán giải thích…, Quy Sơn Cảnh Sách, 2014, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 318.
2. Thích Minh Châu, Kinh Tứ Niệm Xứ trong Kinh Trung Bộ số 10, 2020, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 65-78.
3. Thích Viên Trí, Kinh Pháp cú, Ban GDTNTƯ, 2017, NXB. Phương Đông, tr. 16.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường