Trưởng lão Thích Thông Lạc Trích: Mười hai cửa vào đạo

Tùy pháp nghĩa là gì? Tùy pháp nghĩa là tâm mình biết nhẫn nhục, biết tùy thuận, biết bằng lòng trước các ác pháp. Biết nhẫn nhục, biết tùy thuận, biết bằng lòng trước các ác pháp là biết sắc, thọ, tưởng, các hành, thức là vô ngã. Cho nên, TÙY PHÁP là biết rõ SẮC, THỌ, TƯỞNG, CÁC HÀNH, THỨC không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta.

Bởi vậy, người biết tùy pháp là người giải thoát mọi sự khổ đau theo như lời đức Phật đã dạy: “Ai sống tùy quán VÔ NGÃ trong SẮC, trong THỌ, trong TƯỞNG, trong CÁC HÀNH và trong THỨC, vị ấy liễu tri SẮC, liễu tri THỌ, liễu tri TƯỞNG, liễu tri CÁC HÀNH và liễu tri THỨC. Do liễu tri sắc, thọ, tưởng, các hành và thức nên vị ấy giải thoát khỏi sắc, thọ, tưởng, các hành và thức. Giải thoát khỏi năm uẩn này là giải thoát khỏi sinh, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu não. Ta nói vị ấy giải thoát khỏi đau khổ”. (82 Tương Ưng tập 3)

Đúng vậy, không sai, nếu biết TÙY PHÁP tức là LIỄU TRI các pháp, mà liễu tri các pháp thì tâm THAM, SÂN, SI, MẠN, NGHI bị diệt sạch.

Trưởng lão Thích Thông Lạc Trích: Mười hai cửa vào đạo