Tác giả: Tiến sỹ Alexander Berzin
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Study Buddhism
Từ thời xa xưa, trước khi người Ả Rập mang Hồi giáo đến Trung Á vào giữa thế kỷ thứ 7, Phật giáo đã cực thịnh ở khu vực này, trước hàng trăm năm. Đặc biệt nổi bật dọc theo Con đường Tơ lụa, là tuyến đường vận chuyển thương mại giữa Ấn Độ và nhà Hán (hoàng triều thứ hai trong lịch sử Trung Hoa), dẫn từ cả hai đến Byzantium, một thành phố Hy Lạp cổ đại và Đế quốc La Mã (Romanum).
Chúng tôi sẽ phác thảo sơ lược từ thời sơ khai về sự truyền bá đạo Phật đến khu vực này, để thể hiểu rõ hơn bối cảnh lịch sử và quá trình truyền giáo.
Địa lý
Xét về các khu vực địa lý hiện tại, các khu vực Phật giáo đầu tiên ở Trung Á bao gồm vào nhiều thời điểm khác nhau:
(1). Kashmir là địa phận ngày nay do Ấn Độ và Pakistan quản lý, Kashmir là khu vực phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, là vùng lãnh thổ thuộc dãy Himalaya tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan.
(2). Các thung lũng miền núi phía Bắc Pakistan, nằm trong khu vực Gilgit-Baltistan, giáp ranh với Trung Quốc và Ấn Độ.
(3). Punjab của Pakistan, bao gồm Thung lũng Swat, và miền đông Afghanistan ở phía nam dãy núi Hindu Kush.
(4). Thung lũng sông Amu Darya ở phía bắc của Hindu Kush, bao gồm cả Afghani Turkistan đến phía nam của sông Amu Darya và miền nam West Turkistan (hướng đông nam Uzbekistan và hướng nam Tajikistan) đến phía bắc của dòng sông.
(5). Đông Bắc Iran và Nam Turkmenistan.
(6). Khu vực giữa sông Amu Darya và Syr Darya, cụ thể là miền trung Tây Turkistan (đông Uzbekistan và tây Tajikistan).
(7). Khu vực phía bắc Syr Darya, cụ thể là phía bắc Tây Turkistan (Kyrgyzstan và phía đông Kazakhstan).
(8). Miền nam Tân Cương (Sinkiang) thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cụ thể là miền nam Đông Turkistan, cả về phía bắc và phía nam của sa mạc Taklamakan xung quanh ngoại vi của lưu vực Tarim.
(9). Phía bắc Tân Cương, giữa Thiên Sơn (T'ian-shan) và dãy núi Altai.
(10). Khu tự trị Tây Tạng, Thanh Hải (Ch'ing-hai), đông nam Cam Túc (Kan-su), tây Tứ Xuyên (Tứ Xuyên), và tây bắc Vân Nam (Vân Nam), tất cả đều thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Trung Quốc.
(11). Nội Mông, tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Mông Cổ (Ngoại Mông Cổ) và Cộng hòa Buryat ở Siberia, Nga.
Địa danh Lịch sử của các Khu vực này:
1. Kashmir, thủ phủ tại Srinagar.
2. Gilgit.
3. Gandhara, với các thành phố lớn là Takshashila ở một phía Punjab Pakistan của Khyber Pass và Kabul thuộc vùng Afghanistan, với Swat được gọi là Oddiyana.
4. Bactria, khoảng cách giữa thung lũng sông Oxus River, với trung tâm của nó tại Balkh, hiện nay là Mazar-i-Sharif.
5. Parthia, sau này là Khorasan, thành phố chính của nó ở Merv, và đôi khi phần ở miền nam Turkmenistan được gọi là Margiana.
6. Sogdia, là Ma Wara'an Nahr sau này, giữa Oxus và sông Jaxartes, với các trung tâm chính của nó, kéo dài chừng từ tây sang đông, tại Bukhara, Samarkand, Tashkent, và Ferghana.
7. Không có tên cụ thể, nhưng với trung tâm chính tại Suyab phía nam của hồ Issyk Kul.
8. Không có tên cụ thể, nhưng với các thành phố ốc đảo chính, các tiểu bang dọc theo mép phía nam của vùng lòng chảo Tarim Basin, đi từ tây sang đông, là Kashgar, Yarkand, Khotan, và Niya, và dọc theo mép phía Bắc, Kucha, Karashahr, và Turfan (Qocho), và với hai tuyến đường nhập vào ở phía đông tại Đôn Hoàng (Tun-huang).
9. Dzungaria, với các thành phố chính tại cửa ngõ phía đông của nó xuyên qua những dãy núi Tianshan từ Turfan là Beshbaliq (Beiting, Pei-t'ing), gần Urumqi ngày nay.
10. Tây Tạng, thủ phủ của nó tại Lhasa.
11. Nước Mông Cổ (Mongolia).
Trong suốt chiều dài lịch sử, mặc dù tên gọi một vài địa danh đã nhiều lần đổi thay, bản thân nó sẽ giới hạn với một phần này để tránh nhầm lẫn. Chúng tôi sẽ đề cập đến các khu vực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngoại trừ Cam Túc, Nội Mông Cổ, vùng dân tộc Tây Tạng, Mãn Châu, và các bộ lạc vùng đồi phía Nam là “Hán Trung Hoa”, quê hương của những người dân tộc Hán.
Chúng ta sẽ sử dụng thuật ngữ “Bắc Ấn” để tham khảo yếu là vùng Đồng bằng Ấn-Hằng, còn được gọi là Đồng bằng sông Bắc Ấn Độ (Indo-Gangetic Plain), không bao gồm phạm vi Jammu và Kashmir, Himachal Pradesh, Indian Punjab, Rajasthan, hoặc bất kỳ tiểu bang nào của nước Cộng hoà Ấn Độ về phía đông của Tây Bengal.
Khi đề cập đến “Iran” hiện nay quốc hiệu là Cộng hòa Hồi giáo Iran, chúng tôi đặt các khu vực hiện ở trong biên giới của Iran, bởi “người dân Ả Rập”, là những người dân thuộc toàn bộ Arabian Peninsula (bán đảo Ả Rập) và phía nam Iraq.
Tây và Đông Turkistan (West and East Turkistan)
Mặc dù có nhiều truyền thống liên quan đến thời đại của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hầu hết các học giả phương Tây chấp nhận rằng đức Phật sống giữa những thập niên 566 và 486 trước Công nguyên.
Đức Phật tuyên thuyết giáo lý từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng vi diệu pháp tại vùng trung tâm của Đồng bằng sông Bắc Ấn Độ (Indo-Gangetic Plain). Dần dần các đại đệ tử của Ngài (Sứ giả Như Lai) truyền bá thông điệp của Ngài đến các khu vực xung quanh, nơi các cơ sở tự viện Phật giáo của Tăng đoàn Phật giáo thanh tịnh hoà hợp phát triển.
Bằng cách này, Phật giáo dần dần phát triển và tổ chức thành các tăng đoàn. Vào giữa thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Phật giáo truyền bá từ bắc Ấn đến Gandhāra, vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan và Kashmir, khu vực phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ xuyên qua những nỗ lực của vị Hoàng đế Ấn Độ Ashoka (A Dục), trị vì Đế quốc Maurya từ năm 273 đến 232 trước Công nguyên. Là một trong những Hoàng đế Ấn Độ kiệt xuất, Vua Ashoka toàn thắng trong một loạt các cuộc chinh phạt và đã cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore. Là một quân vương ủng hộ Phật giáo, ông đã lập nhiều bia đá ghi lại những thánh tích trong cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni, theo truyền thống Phật giáo, danh hiệu của vị vua này gắn liền với việc lưu truyền Phật giáo.
Hai thế kỷ sau, nó tạo ra những sự xâm nhập đầu tiên vào cả Tây và Đông Turkistan khi nó mở rộng từ Gandhāra đến Bactria và từ Kashmir để Khotan trong thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Xuyên qua thời điểm lúc bấy giờ, từ Kashmir đến Gilgit và từ bắc Ấn đến Sindh và Baluchistan ở miền nam Pakistan ngày nay, qua miền đông Iran và vùng trên Parthia.
Theo truyền thống lịch sử đạo Phật, hai thương gia từ Bactria nằm trong số các đệ tử trực tiếp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng về việc họ thiết lập Phật giáo tại quê hương của họ ở giai đoạn đầu.
Vào đầu thế kỷ Công nguyên, giáo lý quý báu của đức Phật đã thâm nhập sâu hơn vào miền Tây Turkistan, lan rộng từ Bactria đến Sogdia.
Trong suốt thế kỷ đó, nó đã mở rộng hơn nữa dọc theo rìa phía nam của vùng lòng chảo Tarim Basin, băng qua từ Gandhara và Kashmir đến Kashgar, và từ Gandhara, Kashmir, và Khotan đến vương quốc của Kroraina tại Niya. Kroraina đã bị bỏ trống với sa mạc trong thế kỷ thứ tư và hầu hết những người dân của nó tái định cư tại Khotan.
Đến thế kỷ thứ hai Công nguyên, Phật giáo đã lan rộng đến rìa phía bắc của lòng chảo Tarim Basin, băng qua từ Bactria đến Tocharian-dân tộc Kucha và Turfan. Thông qua một số tài liệu, những người Tocharians ở đây là con cháu của người Yuezhi, một giống dân da trắng, nói tiếng cổ ngữ Ấn-Âu phương Tây.
Thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, một nhóm người Yuezhi, sau này được biết như là người dân Tocharians, họ đã di cư về phía tây và định cư ở Bactria. Vì thế, Đông Bactria đã được biết đến là “Tocharistan”. Mặc dù cùng tên với nhau, họ không có tồn tại trong sự liên kết chính trị, tuy nhiên là giữa người Tocharians và Đông Bactria và Tocharians của Kucha và Turfan.
Có sự hiện diện văn hóa của người dân Irnan trong nhiều khu vực Tây và Đông Turkistan, đặc biệt tại Bactria, Sogdia, Khotan, và Kucha.
Vì thế, Phật giáo Trung Á đến để kết hợp các đặc điểm của người Zoroastrian với các trình độ khác nhau. Bái hỏa giáo (Zoroastrianism, đạo thờ thần lửa) là tôn giáo cổ của Iran. Các yếu tố học thuyết Zoroastrian đã xuất hiện ở cả hình thức Nhất Thiết Hữu Bộ (一切有部; S: sarvāstivāda) của Phật giáo Nguyên thuỷ đã phát triển mạnh ở Bactria, Sogdia, Kucha, cũng như ở trong Phật giáo Đại thừa đã chiếm ưu thế tại Khotan.
Hán Trung Hoa (Han China)
Từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên đến thế kỷ thứ hai Công nguyên, người Hán (nay nhóm dân tộc lớn nhất ở Trung Quốc) duy trì các đơn vị đồn trú quân sự tại thành phố ốc đảo độc lập của Tarim Basin. Tuy nhiên Phật giáo không truyền bá đến vùng Hán Trung Hoa cho đến khi các thuộc địa này của họ đã giành được độc lập.
Bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ hai Công nguyên, Phật giáo đầu tiên bén rễ vào thời Đông Hán, Phật giáo bắt đầu phát triển mạnh, có ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc tới văn hóa Trung Hoa. Kèm theo Phật giáo còn có nhiều thành tựu văn học, nghệ thuật, thiên văn, y học, logic học … của nền văn minh Ấn Độ cũng truyền vào Trung Hoa.
Sự truyền bá của đạo Phật được mở rộng về sau bởi các vị Sứ giả Như Lai từ các vùng đất Phật giáo khác ở Trung Á cũng như bắc Ấn và Kashmir, khu vực phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, là vùng lãnh thổ thuộc dãy Himalaya tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan gần như ngay sau khi hai nước tuyên bố độc lập.
Các vị Sứ giả Như Lai Trung Á và bắc Ấn đã giúp người Hán dịch Tam tạng Thánh điển Phật giáo từ Phạn ngữ Sanskrit và Gandhari Prakrit sang tiếng Hán, mặc dù bản thân người Trung Á ban đầu ưa thích các phiên bản gốc Ấn Độ cho việc sử dụng cho mục đích cá nhân của họ. Với việc thường xuyên tiếp cận giao lưu chia sẻ với các đoàn lữ hành quốc tế, đến viếng thăm họ dọc theo Con đường Tơ lụa, hầu hết họ đều tiện dụng với các ngôn ngữ nước ngoài.
Tuy nhiên, trong quá trình công việc dịch thuật sang tiếng Hán, người Trung Á chưa bao giờ truyền đạt các tư tưởng Zoroastrian (tôn giáo tiền Hồi giáo cổ đại của Iran với cả yếu tố độc thần và nhị nguyên có thể ảnh hưởng đến các tôn giáo lớn khác). Thay vào đó, Phật giáo của người Hán Trung Hoa đã nhuộm nhiều màu sắc của văn hoá Lão giáo và Khổng giáo.
Vào thời kỳ Six Dynasties (Lục triều 220-589 Công nguyên), người Hán Trung Hoa chia thành nhiều Vương quốc tồn tại trong thời gian ngắn, bị phân hoá giữa phía bắc và phía nam. Sự kế thừa bởi những triều đại phi Hán - là những bậc tiền bối đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, người Tây Tạng, Mông Cổ, và Manchus (Mãn Tộc) - đã xâm lược và cai trị miền Bắc, trong khi miền Nam vẫn duy trì nền văn hiến truyền thống Hán.
Đạo Phật ở miền Bắc theo định hướng, sùng đạo và phục tùng ý tưởng bất chợt một cách trung thành dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền đương thời, trong khi ở miền Nam là độc lập và đặt tầm quan trọng đến việc nghiên cứu triết học.
Do tác động bởi sự ganh ghét, đố kỵ của các quan lại Lão giáo và Khổng giáo về sự ủng hộ của nhà cầm quyền đối với những cơ sở tự viện và tổ chức Tăng đoàn Phật giáo thanh tịnh hoà hợp, tôn giáo của Ấn Độ bị đàn áp ở hai Vương quốc phía Bắc Trung Hoa giữa những thập niên 574 và 579.
Tuy nhiên, Hán Văn Đế (漢文帝, 203-157 trước Công nguyên), vị Hoàng đế nhà Hán thống nhất nhà Hán sau ba phần hai thế kỷ và một nửa thế kỷ bị phân hóa, chia cắt và thành lập triều đại nhà Tùy (589-618), Tuỳ Văn Đế, Hoàng đế nhà Tùy (Trị vì: 581–604) tự xem mình là Nhân Vương Hộ Quốc (护国仁王, Humane King). Tuyên bố rằng, sự cai trị của Trẫm (589-605) sẽ chuyển hoá Trung Hoa thành cõi Cực Lạc “Tịnh Độ” Phật giáo, Tuỳ Văn Đế tuyên bố rằng sự đăng vị của ông là nhờ vào Phật pháp.
Trong chỉ dụ năm 594, nhà vua tuyên bố là đệ tử của đức Phật để chứng tỏ mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà vua và đức Phật, Tuỳ Văn Đế đã làm sống lại nền triết lý đạo Phật Ấn Độ đến một tầm cao mới. Mặc dù nhiều vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Đường (618-906) ủng hộ Đạo giáo, họ cũng tiếp tục hỗ trợ Phật giáo.
Đông và Tây đế chế Thổ Nhĩ Kỳ (Turk Empires) (The Eastern and Western Turk Empires)
Từ đầu thế kỷ thứ năm, Rouran là một trong những dân tộc thiểu số rất quan trọng ở miền bắc Trung Hoa thời cổ đại, họ đã cai trị một đế chế rộng lớn tập trung tại Mông Cổ và kéo dài từ Kucha đến biên giới của Hàn Quốc. Họ đã chấp nhận một sự hoà quyện giữa người Iran-chịu ảnh hưởng các hình thái của người Khotan và Tocharian về Phật giáo và giới thiệu nó với người Mông Cổ. Đế chế Thổ Nhĩ Kỳ cổ đại (Old Turk) sinh sống ở Cam Túc vùng Ruanruan, bị lật đổ sau năm 551. Trong thời gian hai năm, Triều đại Old Turk thành lập phân chia thành hai vùng phía đông và phía Tây.
Người Đông Thổ Nhĩ Kỳ cai trị Mông Cổ và tiếp tục hình thức Rouran của Khotanese / Tocharian. Phật giáo được tìm thấy ở đây, kết hợp với các yếu tố của người Bắc Hán Trung Hoa.
Họ phiên dịch nhiều kinh sách Phật giáo sang ngôn ngữ Old Turk (cổ ngữ Thổ Nhĩ Kỳ) từ nhiều ngôn ngữ địa phương Phật giáo với sự trợ giúp của các vị Sứ giả Như Lai từ bắc Ấn, Gandhāra, vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan và Trung Hoa, nhưng đặc biệt từ cộng đồng Sogdian tại Turfan. Với các thương gia chủ yếu trên chuyến hành trình của Con đường Tơ lụa, người Sogdians đã giáo dục đào tạo những Sứ giả Như Lai thông thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Đặc điểm chính của đạo Phật Cổ Thổ Nhĩ Kỳ là sự hấp dẫn đối với lớp người bình dân, hài hoà cùng với các vị các vị Thiện thần hộ trì Phật pháp, Trời Phạm vương, trời Đế thích, lực sĩ Kim cương, Tứ Thiên vương, trời Hộ thế trấn giữ bát phương mang nhiều tính phổ biến, tôn thờ các vị thần địa phương, bao gồm cả truyền thống Shaman, Tengrian, và những học thuyết Zoroastrian đã phát triển thành tôn giáo chính - về mặt thần học, dân số và chính trị - của Iran và Trung Á trong khoảng từ thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên. Tengrism một tôn giáo có nguồn gốc từ thảo nguyên Á - Âu, là hệ thống niềm tin truyền thống trước Phật giáo của các dân tộc khác nhau của những vùng thảo nguyên Mông Cổ.
Lần đầu tiên người Thổ Nhĩ Kỳ cai trị Dzungaria và miền bắc Tây Turkistan. Vào năm 560, họ chiếm phần phía Tây của Con đường Tơ lụa từ người Hung trắng (Hephthalites) và dần dần di cư đến Kashgar, Sogdia, và Bactria, thành lập sự hiện diện rõ nét tại Afghani Gandhāra. Trong quá trình họ mở rộng, nhiều người dân của họ tự nguyện quy y Tam bảo trở thành phật tử, đặc biệt là hình thức được tìm thấy trong các khu vực mà họ chinh phục.
Vị trí Phật giáo tại West Turkistan ở buổi đầu xuất hiện của người Tây Thổ Nhĩ Kỳ (Western Turks)
Nhiều thế kỷ trước đó, khi người Thổ Nhĩ Kỳ di cư về hướng Tây, dưới sự cai trị kế tiếp của Đế chế Graeco-Bactrians, Shakas, Kushans, Ba Tư Sassanids, và người Hung trắng, miền trung và nam của Tây Turkistan đạo Phật đã hưng thịnh.
Người Hán hành hương đến quê hương đức Phật Ấn Độ, Cao tăng Pháp Hiển (法顯 , 337-422), nhà sư và nhà hành hương nổi tiếng người Trung Hoa, Ngài đã du hành đến Ấn Ðộ và Tích Lan (Sri Lanka) vào đầu thế kỷ thứ năm sau Công nguyên, giữa năm 399 và 415 và đã để lại một ký sự về cuộc chiêm bái của mình. Tuy nhiên, khi người dân Thổ Nhĩ Kỳ hướng Tây đến khu vực này, một thế kỷ rưỡi sau đó, họ đã nhận thấy đạo Phật trên đà suy yếu, đặc biệt là ở Sogdia. Rõ ràng cho thấy nó đã hoang tàn trong thời gian cai trị của Đế chế White Hun (Hung trắng).
Người White Hun (Hung trắng) đa phần là những người trung thành ủng hộ Phật pháp. Ví dụ, vào năm 460, người cai trị của họ đã gửi một mảnh vải từ chiếc áo Cà sa của đức Phật Thích Ca Mâu Ni như là một thánh vật từ Kashgar tặng cho cung điện bắc Trung Hoa.
Tuy nhiên, vào năm 515, Vua của người Hung Nô trắng là Mihirakula (Đại Tộc Vương), dưới tác động ganh ghét của những bè phái không phải Phật giáo trong thời gian cai trị, ông ta đã đàn áp Phật giáo. Ông ta đã tàn phá những tu viện và đã giết chết nhiều tăng sĩ khắp Tây Bắc Ấn Độ, Gandhāra, một vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan, và đặc biệt tại Kashmir. Cuộc bức hại này ít nghiêm trọng trong những vùng thuộc về Nagarahara mà ông kiểm soát.
Con trai của ông sau đó đảo ngược chính sách này và xây những cơ sở tự viện Phật giáo mới trong tất cả vùng này. Thiệt hại tồi tệ nhất là tại các nơi Gandhāra, Kashmir, và một phần phía tây của miền bắc Ấn Độ, và còn nới rộng đến Bactria và Sogdia trên một quy mô hạn chế hơn.
Vào khoảng năm 630, sự kiện nổi bật tiếp theo là nhà chiêm bái, nhà học giả, nhà hùng biện, nhà dịch thuật, nhà trước tác, Tam tạng Pháp sư Trần Huyền Trang (唐三藏 玄奘法師, 602–664) người Hán, hành hương đến Ấn Độ, đã đến thăm Samarkand, thủ đô của Tây Turk tại Sogdia, Ngài đã nhận ra rằng mặc dù có nhiều phật tử, người theo đạo Zoroastrians (thờ Thần lửa) tại địa phương là thù địch với người Phật giáo. Hai tu viện chính của Phật giáo là trống rỗng và khép kín.
Tuy nhiên, năm 622, nhiều năm trước đó khi chuyến hành hương của Tam tạng Pháp sư Trần Huyền Trang đến Samarkand, người cai trị Western Turk là Tongshihu Qaghan đã chính thức tiếp nhận Phật giáo dưới sự hướng dẫn của vị Sứ giả Như Lai đạo hiệu là Prabhakaramitra trong dịp đến thăm miền bắc Ấn Độ. Tam tạng Pháp sư Trần Huyền Trang đã khuyến khích nhà vua mở lại các tu viện Phật giáo bỏ hoang gần thành phố và xây dựng thêm nhiều cơ sở tự viện Phật giáo khác.
Nhà vua và những vị kế tục trên ngai vàng theo lời khuyên của Đường tăng Trần Huyền Trang và kiến tạo nhiều cơ sở tự viện Phật giáo mới ở Sogdia - không chỉ tại Samarkand, nhưng ở thung lũng Ferghana và ngày nay là hướng tây Tajikistan. Họ cũng truyền bá sự hoà quyện giữa các hình thức Sogdian và Kashgari của Phật giáo miền bắc West Turkistan. Nơi đây, họ kiến tạo nhiều cơ sở tự viện Phật giáo mới trong thung lũng Talas River mà ngày nay là miền nam Kazakhstan, thung lũng Chu River ở phía tây bắc Kyrgyzstan, và tại Semirechiye ở hướng đông nam Kazakhstan gần Almaty ngày nay.
Khác hẳn Sogdia, Đường tăng Trần Huyền Trang đã ghi chép sự phát triển nhiều cơ sở tự viện Phật giáo tại Kashgar và Bactria, các khu vực lớn khác được kiểm soát bởi người Tây Thổ Nhĩ Kỳ. Kashgar đã có đến hàng trăm tu viện Phật giáo và hàng vạn tu sĩ, trong khi ở Bactria thì những con số khiêm tốn hơn. Toạ lạc tại Balkh, thành phố chính của Bactria, Tu viện Phật giáo vĩ đại nhất trong toàn vùng là Nava Vihara vừa là ngôi chùa, vừa là trung tâm nghiên cứu Phật Giáo, được sánh ngang với Đại Học Phật Giáo Nālandā (नालंदा), một trung tâm học tập bậc cao thời cổ đại của Ấn Độ thời bấy giờ. Ngôi tu viện quy mô này, phục vụ như là trung tâm chính của việc nghiên cứu Phật giáo cao hơn cho tất cả các khu vực Trung Á, và những tu viện chi nhánh ở Bactria và Parthia cũng được gọi là navaviharas.
Sự hoạt động giống như Đại học Phật giáo, Nava Vihara chỉ chấp nhận những vị tu sĩ, những người đã sáng tác các tác phẩm uyên bác. Nava Vihara nổi tiếng với những pho tượng Phật đẹp tuyệt hảo, phủ ngoài lớp áo cà sa uy đức bi, trí, dũng trang nghiêm và được trang trí bằng các trang sức quý hiếm, phù hợp với phong tục của người theo đạo Zoroastrian tại địa phương. Đặc biệt, nó có sự liên kết với Khotan, nơi giáo dục đào tạo nhiều vị Sứ giả Như Lai. Theo Đường Tam tạng Pháp sư Trần Huyền Trang, Khotan vào thời điểm đó đã có hàng trăm ngôi đại già lam với tăng đoàn Phật giáo hoà hợp thanh tịnh gồm 5.000 (năm nghìn) vị tu sĩ.
Sự suy tàn của Western Turks (The Decline of the Western Turks)
Đến giữa thế kỷ thứ bảy, người Western Turk kiểm soát các khu vực này ở Tây và Đông Turkistan và bắt đầu suy yếu. Đầu tiên, người Turks (Thổ Nhĩ Kỳ ) bị mất vùng Bactria đến Shahis Turki, và người Phật giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ cai trị Gandhāra, một vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan. Đường tăng Trần Huyền Trang đã nhận ra tình hình của Phật giáo tại Gandhāra tồi tệ hơn ở Bactria, mặc dù vào năm 591 người Tây Thổ Nhĩ Kỳ đã thành lập một tu viện Phật giáo ở Kapisha, không xa phía bắc thủ đô Kabul, Afghanistan.
Các tu viện chính ở khu vực Kabul Pass, tu viện Nagara Vihara, ngay phía nam Jalalabad ngày nay, nơi đặt di tích ngọc xá lợi hộp sọ của đức Phật, một trong những địa điểm hành hương chiêm bái thiêng liêng nhất trong thế giới Phật giáo. Tuy nhiên, các vị tu sĩ ở đây đã bị cuốn hút bởi dục vọng, ham hưởng thụ tiền tài vật chất, và đã tính phí du khách thập phương hành hương với giá một đồng tiền vàng để chiêm ngưỡng thánh tích. Trong toàn bộ khu vực này không có trung tâm nghiên cứu Phật học.
Tại vùng Punjabi, các vị tu sĩ chủ yếu bảo quản các quy tắc bởi kỷ luật chốn thiền môn và hầu như họ không dễ dàng để thông suốt Phật học. Ví dụ, trong thung lũng Swat (Oddiyana), Đường tăng Trần Huyền Trang đã phát hiện nhiều cơ sở tự viện Phật giáo hoang tàn đổ nát, và những toà nhà vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, chỉ đơn thuần là thực hiện nghi lễ hầu đạt được sự phù hộ và uy linh từ đấng siêu nhiên. Nơi đây không còn bất cứ truyền thống của sự tu học Phật pháp và tu tập thiền định.
Một vị sư người Hán hành hương chiêm bái sớm hơn là Tống Vân Đại sư (宋雲大師), Cao tăng sống vào đời Bắc Ngụy, người Đôn hoàng, là Sứ thần của vua Hiếu minh đế nhà Bắc Ngụy, đã đến thăm Swat vào năm 520, 5 năm sau cuộc đàn áp của Mihirakula (Đại Tộc Vương). Tống Vân Đại sư đã báo cáo rằng các cơ sở tự viện Phật giáo và đoàn thể Phật giáo hoà hợp thanh tịnh thời điểm đó vẫn còn hưng thịnh. Rõ ràng nhà cai trị người White Hun không thực hiện chính sách hà khắc, hạn chế Phật giáo ở các vùng xa xôi hẻo lánh.
Tiếp theo là vùng Swat, sự suy tàn của các cơ sở tự viện Phật giáo là do thiên tai, nhiều trận động đất nghiêm trọng và lũ lụt xảy ra vào thế kỷ giữa lúc nhị vị cao tăng Phật giáo Trung Hoa hành hương chiêm bái Thánh tích Phật giáo. Với các thung lũng miền núi, người dân nghèo nàn khốn khổ và sự thương mại thông qua Gilgit đến Đông Turkistan đã bị cắt đứt, các cơ sở tự viện Phật giáo của họ đã bị mất hết tất cả những sự hỗ trợ kinh tế, và sự tiếp xúc với nền văn hoá Phật giáo khác. Tại địa phương bao phủ bởi bóng đêm tà kiến, mê tín dị đoan và tín ngưỡng Shamam hỗn hợp với những gì còn lại của sự hiểu biết Phật giáo.
Năm 650, Đế chế Tây Turk Empire suy thoái hơn nữa với sự mất mát của Kashgar với người Trung Hoa, nhà Hán đã mở rộng Đế chế của họ kể từ khi thành lập triều đại nhà Đường năm 618. Trước khi giành quyền kiểm soát của Kashgar, quân lực nhà Đường đã chinh phục Mông Cổ từ Đông Turks và sau đó các thành phố chính dọc theo rìa phía bắc của lòng chảo Tarim Basin. Thực tế, mối đe doạ ngày càng tăng của nhà Hán và sự không có khả năng của Đế chế Western Turks (Tây Thổ Nhĩ Kỳ) yếu đuối để bảo vệ họ, Kashgar và Khotan tự trị ở trên vành đai phía nam đã quy phục một cách hòa bình.
Tây Tạng
Trong giai đoạn tiền bán của thế kỷ thứ bảy, những người Tây Tạng thống nhất đất nước của họ. Vua Songtsen Gampo (སྲོང་བཙན་སྒམ་པོ།; Trị vì: 618?–649), quân chủ vĩ đại nhất của người Tạng, ngoài việc mở rộng lãnh thổ, ông đã rời đô về Lhasa (thủ phủ của Tây Tạng cho đến ngày nay), thiết lập hệ thống luật pháp, chính trị, quân sự và kinh tế, tạo nền móng vững chắc cho sự thịnh vượng của Thổ Phồn, ông thành lập một đế chế trải dài từ miền bắc Myanmar (Burma) đến biên giới của người Hán Trung Hoa và Khotan. Bao gồm Nepal như một quốc gia chư hầu đã bị thu hẹp đến Thung lũng Kathmandu vào thời điểm này.
Sau khi thành lập đế chế của mình, vào cuối những năm 640, Vua Songtsen Gampo người đã đem Phật giáo đến Tây Tạng và đóng vai trò quan trọng trong sự ra đời của chữ Tạng, giúp tiếng Tạng trở thành ngôn ngữ nói và viết chính thức tại cao nguyên Thanh Tạng.
Tuy nhiên, đây là một quy mô rất hạn chế, bởi sự pha trộn các khía cạnh khác nhau từ Hán triều, Nepal, và Khotan. Khi người Tây Tạng đã mở rộng lãnh thổ của mình, vào năm 663, họ chiếm lấy Kashgar từ triều đại nhà Đường, trong cùng năm đó, thiết lập sự cai trị của họ tại Gilgit và Wakhan Corridor trong việc kết nối hướng tây của Tây Tạng với đông Bactria.
Gangetic Ấn Độ
Đạo Phật đã cùng tồn tại hài hòa với Ấn Độ và Kỳ Na giáo (Jainism), trên đồng bằng Gangetic Palain ở bắc Ấn từ giai đoạn sớm nhất. Kể từ thế kỷ thứ tư Tây lịch, những người Ấn Độ giáo (Hindu) coi đức Phật là một trong mười hóa thân (Skt. avatara) của vị thần tối cao Vishnu của họ. Ở mức độ phổ biến, nhiều người Ấn Độ giáo cho rằng đạo Phật như là một thể dạng khác của tôn giáo truyền thống của họ.
Những vị Hoàng đế của thời kỳ Gupta đầu tiên (320-500) thường xuyên bảo trợ những cơ sở tự viện Phật giáo, và các bậc Đạo sư của cả hai tín ngưỡng. Họ đã kiến lập nhiều trường Đại học Phật giáo, nhiều Viện Nghiên cứu Phật học, nơi phát triển nhiều cuộc tranh luận mạnh mẽ, nổi tiếng nhất là Nālandā (tiếng Phạn: नालंदा), một trường đại học Phật giáo rất lớn từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 12. Khu Đại học nổi tiếng vì có 10.000 sinh viên, 2.000 giáo sư và nhiều ngành học, đây cũng là một trong những trường đại học mang tầm quốc tế sớm nhất.
Nālandā thịnh vượng trong những năm đầu tiên nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình của những đại đế triều đại Gupta, đặc biệt là Kumaragupta, Vua Shari (606-647) và các vị vua khác của triều đại Pala.
Họ cũng cho phép các quốc gia Phật giáo khác du lịch hành hương trong lãnh thổ của họ. Ví dụ, Hoàng đế Samudragupta cho phép vua Tích Lan (Sri Lanka), Meghavanna (r. 362-409) xây dựng tu viện Mahabodhi ở Vajrasana (bây giờ là Bodh Gaya), nơi đức Phật đạt được giác ngộ.
Người Hung trắng (White Huns) cai trị Gandhāra và một phần phía tây của bắc Ấn Độ hầu hết toàn bộ thế kỷ thứ sáu. Sự phá huỷ tu viện của vua Mihirakula mở rộng đến Kaushambi, một khoảng cách ngắn đến phía tây của Allahabad ngày nay, thuộc Uttar Pradesh. Với sự khởi đầu của thời kỳ Gupta thứ hai (cuối thế kỷ thứ sáu - 750), những vị Hoàng đế của họ vẫn cố gắng để khắc phục những thiệt hại. Tuy nhiên, Đường Tăng Trần Huyền Trang đã tìm thấy nhiều cơ sở tự viện Phật giáo ở phía tây của Kaushambi hoang tàn trong đống đổ nát khi Ngài đến thăm nơi này. Dù vậy, những tu viện Phật giáo ở Magadha (Ma Kiệt Đà) ở phía đông, chẳng hạn như Đại học Phật giáo Nālandā và Mahabodhi vẫn còn hưng thịnh.
Hoàng đế Harsha (ruled 606-647), vị Gupta bảo trợ đắc lực nhất cho đạo Phật, cúng dường hàng nghìn vị Tăng sinh từ Đại học Phật giáo Nālandā tại triều đình của ông. Ông tôn kính đạo Phật với mức độ cao mà đã được ghi chép rằng, ông đã sờ vào chân của Tam tạng Pháp sư Trần Huyền Trang theo sự biểu lộ của truyền thống Ấn Độ giáo, nhằm tỏ lòng tôn kính khi lần đầu tiên diện kiến vị Cao tăng người Hán này.
Năm 647, Arjuna, một vị quan triều đình chống đối Phật giáo, lật đổ Harsha và nhanh chóng soán ngôi Hoàng đế Harsha. Khi ông ngược đãi sự viếng thăm của Vương Huyền Sách, người Hán, sứ giả của nhà Ðường (655), sang Ấn Ðộ, và hầu hết những người cấp dưới đi theo sứ giả Vương Huyền Sách bị cướp và bị giết, sứ giả Vương Huyền Sách là một vị Tăng sĩ, cũng nhà một phái viên của Đường Thái Tông Hoàng đế 627 - 650) đã trốn thoát đến Nepal. Nơi đây, ông đã yêu cầu trợ giúp của Hoàng đế Tây Tạng Songtsen Gampo, năm 641 vị vua này đã kết hôn với con gái của Hoàng đế nhà Đường, công chúa Văn Thành. Với sự ủng hộ của các chư hầu Nepal, Vua Tây Tạng lật đổ Arjuna và tái thành lập quyền lực Gupta. Sau đó, Phật giáo vẫn tiếp tục tận hưởng một tình trạng đặc sủng ở miền bắc Ấn Độ.
Kashmir và Nepal
Kashmir và Nepal ở miền bắc Ấn Độ, đạo Phật đã phát triển mạnh mẽ ở những địa hạt chính của của Ấn Độ giáo. Tam Tạng Pháp sư Trần Huyền Trang đã báo cáo rằng đạo Phật ở Kashmir chủ yếu đã phục hồi cuộc đàn áp của Mihirakula, đặc biệt là với sự hỗ trợ từ người sáng lập triều đại Karkota Dynasty mới (630 - 856) vào thời điểm đó.
Phương diện khác, Nepal đã thoát khỏi sự cai trị của người Hun Trắng (White Huns). Những nhà cai trị của triều đại Licchavi (386 - 750) liên tục duy trì sự bảo trợ Phật giáo. Năm 643, hoàng đế Tây Tạng, Songtsen Gampo lật đổ Vishnagupta, một kẻ cướp ngôi triều đại này, và phục hồi vua Narendradeva, người đòi lại ngai vàng Nepal đã được chấp nhận tị nạn ở Tây Tạng. Tuy nhiên, biến cố này đã có ít ảnh hưởng về tình trạng Phật giáo Nepal trong thung lũng Kathmandu. Sau đó, Songtsen Gampo kết hôn với công chúa Bhrkuti, con gái vua Narendradeva, củng cố tình hữu nghị, thắt chặt mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Kết luận
Sau đó, đạo nhiệm màu và hạnh đức Như Lai, triết lý đạo Phật, từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng lan toả khắp những vùng của Trung Á, khi người Ả Rập Hồi giáo đến giữa thế kỷ thứ bảy. Đạo Phật đại hùng lực nhất và phổ cập tại các nơi như Bactria, Kashmir, và lưu vực Tarim Basin, nhưng ở Gandhāra và Mông Cổ trình độ hiểu biết về Phật học còn non kém, đạo Phật đã du nhập vào Tây Tạng và được thụ hưởng một sự hồi sinh gần đây tại Sogdia.
Tuy nhiên, đây không phải là đức tin độc quyền của khu vực. Cũng có đạo Zoroastrians, Ấn giáo, Kitô Nestorian, đạo Do Thái, Manichaeans, và những người theo Tengrism, Shamanism, các hệ thống tín ngưỡng bản địa khác không có tổ chức. Giáp biên với Trung Á, đạo Phật hưng thịnh ở Trung Hoa, Nepal, và bắc Ấn Độ, nơi mà các tín đồ của họ cùng hài hoà, chung sống một cách hoà bình với Lão giáo, Khổng giáo, Ấn giáo và Kỳ Na Giáo.
Trước khi Ả Rập Hồi giáo đến Trung Á, Đế chế Shahis Turki cai trị Gandhāra và Bactria, trong khi Tây Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát Sogdia và các vùng phía bắc của Tây Turkistan. Người Tây Tạng chiếm giữ Gilgit và Kashgar, trong khi nhà Đường Trung Hoa kiểm soát phần còn lại của Basin Tarim cũng như Mông Cổ. Đông Nhĩ Kỳ của Mông Cổ tạm thời đình đốn trong giai đoạn lâm thời của sự cai trị người Hán.
Tác giả: Tiến sỹ Alexander Berzin
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Study Buddhism
Bình luận (0)