Hình này (chữ Thập khúc cong, 曲十字) dường như lần đầu tiên được sử dụng vào thời đại đồ đá ở lục địa Á-Âu, đại biểu mặt trời di chuyển trên không trung. Cho đến ngày nay, ký hiệu chữ Vạn vẫn là một biểu tượng thiêng liêng trong các tôn giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo và sùng bái Thần Odin (vị thần đứng đầu trong thế giới thần thoại Bắc Âu và cũng là vua của “thị tộc” thần thánh Aesir), có thể thường được nhìn thấy tại các ngôi đền thờ, phòng ốc ở Ấn Độ, Indonesia.

Ký hiệu chữ Vạn đã có lịch sử từ nguồn gốc xa xưa ở châu Âu, biểu tượng này xuất hiện trên các đồ vật tạo tác trong các nền văn hóa châu Âu trước Thiên Chúa giáo. 

Cuối thế kỷ 19, ký hiệu chữ Vạn này được hồi sinh trở lại sau công trình nghiên cứu uyên thâm của doanh nhân kiêm nhà khảo cổ học Đức Heinrich Schliemann (1822-1890) và những nhân vật khác.

Nhà khảo cổ học Heinrich Schliemann đã phát hiện (chữ Thập khúc cong, 曲十字) ở tàn tích thành Troy cổ đại (một công trình rất hoành tráng, bao gồm 9 thành phố khác nhau, được đánh số La Mã từ I – IX, trải qua 3.000 xây dựng). Điều này ông liên kết với những hình dạng tương tự được tìm thấy trên đồ gốm Đức, người ta suy đoán rằng nó là “một biểu tượng tôn giáo quan trọng của Tổ tiên chúng ta”.

Đầu thế kỷ 20, biểu tượng chữ Vạn được thông dụng rộng rãi ở châu Âu. Nó có nhiều ý nghĩa, phổ biến nhất là biểu tượng của vận may và cát tường. Tuy nhiên, công tác của nhà khảo cổ học Heinrich Schliemann đã sớm bị phong trào “chủ nghĩa dân tộc” khai thác, đối với họ, ký hiệu chữ Vạn là biểu tượng của “bản sắc chủng tộc Aryan” và niềm tự hào của người dân Đức.

Giả định này về văn hóa Aryan quan hệ huyết thống của người Đức, đây có thể là lý do tại sao năm 1920, Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Đức (tiếng Đức: Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei - NSDAP) chính thức sử dụng ký hiệu chữ Vạn hoặc Hakenkreuz (tiếng Đức, chữ Thập khúc cong, 曲十字), là biểu tượng của chủ nghĩa Quốc xã, một hệ tư tưởng phát xít và bài Do Thái.

Tuy nhiên, Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Đức không phải là một đảng phái chính trị ở Đức sử dụng ký hiệu chữ Vạn. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, một số phong trào dân tộc cực hữu cũng đã sử dụng ký hiệu chữ Vạn làm biểu tượng của họ. Là một biểu tượng, khởi đầu nó được gắn liều với trạng thái “thuần khiết” của chủng tộc. vào thời điểm Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Đức nắm quyền kiểm soát nước Đức, ý nghĩa của ký hiệu chữ Vạn 卐 đã được cải biên vĩnh cửu. 

Trích một đoạn trong Mein Kamp (我的奋斗), bản tuyên ngôn chính trị do Adolf Hitler viết: “Đồng thời, sau nhiều nỗ lực, cuối cùng bản thân tôi đã khẳng định chọn hình thức: Lá cờ có nền đỏ, vòng tròn màu trắng và ký hiệu chữ Vạn màu đen ở chính giữa.

Sau một thời gian dài thử nghiệm, tôi đã phát hiện ra một tỷ lệ nhất định giữa kích thước của lá cờ và kích thước của vòng tròn màu trắng, và hình dạng cũng như độ dày của hình chữ Thập khúc cong (曲十字)”.

Ký hiệu chữ Vạn 卐 trở thành biểu tượng nổi tiếng nhất trong tuyên truyền của Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Đức, nó không những xuất hiện trên lá cờ mà chính trị gia người Đức gốc Áo Adolf Hitler nhắc đến trong Mein Kamp (我的奋斗), bản tuyên ngôn chính trị, mà còn xuất hiện trên Áp phích quảng cáo, phù hiệu đeo tay, huy chương của quân đội và các tổ chức khác.

Biểu tượng của sự kiên quyết được thiết kế để gợi lên niềm tự hào của người dân Aryan, đồng thời nó gieo rắc nỗi sợ hãi vào tâm thức người dân Do Thái và những người khác bị coi là kẻ thù của Đức Quốc xã. 

Cho dù bắt nguồn từ thời xa xưa, biểu tượng này đã trở nên gắn liền với Đức Quốc xã đến mức hiện nay việc sử dụng nó thường xuyên gây ra nhiều tranh cãi. 

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: 百科全書

***

Tham khảo:

1. Heidtmann, Horst. “Swastika.” In Encyclopedia of the Third Reich, 937-939. New York: Macmillan, 1991.

2. Heller, Steven.The Swastika: Symbol Beyond Redemption? New York: Allworth Press, 2000.

3. Quinn, Malcolm.The Swastika: Constructing the Symbol. London: Routledge, 1994.